ĐỀ CƯƠNG ĐỊA LÝ Câu 1: Dựa vào lược đồ khí hậu châu Á: a) Cho biết đới khí hậu nào ở Châu Á có sự phân hóa thành nhiều kiểu nhất? Giải thích vì sao trong mỗi đới lại có nhiều kiểu khí hậu khác nhau? - Đới khí hậu cận nhiệt ở Châu Á có sự phân hóa thành nhiều kiểu nhất: + Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải + Kiểu cận nhiệt gió mùa + Kiểu cận nhiệt lục địa + Kiểu núi cao. - Trong mỗi đới lại có nhiều kiểu khí hậu khác nhau vì: + Kích thước lãnh thổ châu Á rộng + Châu Á có nhiều núi, sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa. b) Kể tên các kiểu khí hậu gió mùa châu Á, nơi phân bố chủ yếu và nêu đặc điểm chung của các kiểu khí hậu gió mùa châu Á. - Các kiểu khí hậu gió mùa châu Á: + Ôn đới gió mùa: Phân bố ở Đông Á. + Cận nhiệt gió mùa: Phân bố ở Đông Á. + Nhiệt đới gió mùa: Phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á. - Đặc điểm chung của các kiểu khí hậu gió mùa châu Á: + Mùa đông: Gió thổi từ lục địa ra biển và đại dương làm cho khí hậu lạnh, khô, mưa ít. + Mùa hạ: Gió thổi từ biển và đại dương vào đất liền làm cho khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều. Câu 2: Vì sao sông ngòi khu vực Tây Nam Á và Trung Á lại kém phát triển? Sông ngòi khu vực Tây Nam Á và Trung Á kém phát triển vì hai khu vực này thuộc kiểu khí hậu lục địa khô hạn, ít mưa, nguồn cung cấp nước do tuyết, băng tan, càng về hạ lưu lượng nước sông càng giảm. Câu 3: Hãy cho biết dân cư Châu Á thuộc những chủng tộc nào? Mỗi chủng tộc sống chủ yếu ở những khu vực nào? Dân cư châu Á thuộc 3 chủng tộc: - Ơ-rô-pê-ô-it: Phân bố ở Trung Á, Tây Nam Á, Nam Á. - Môn-gô-lô-it: Phân bố ở Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á. - Ô-xtra-lô-it: Phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á. Câu 4: Trình bày, giải thích đặc điểm phân bố dân cư và các thành phố lớn của Châu Á. - Dân cư châu Á phân bố không đều: + Nơi thưa dân: Bắc Á, Trung Á, Tây Nam Á do khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, giao thông không thuận lợi, khí hậu không phát triển ở sâu trong nội địa. + Nơi đông dân: Ở các vùng ven biển, có khí hậu thận lợi, giao thông thuận tiện, địa hình bằng phẳng, kinh tế phát triển. - Các thành phố lớn của châu Á: Tô-ki-ô, Bắc Kinh, Thượng Hải, Mum-bai, Tê-hê- ran… Thường phân bố ở ven biển vì có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi, giao thông thuận tiện, kinh tế phát triển. Câu 5: Trình bày đặc điểm nổi bật của địa hình châu Á. Đặc điểm nổi bật của địa hình châu Á: - Địa hình có nhiều núi, sơn nguyên cao, đồ sộ tập trung ở trung tâm của châu lục làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp. Núi chạy theo hai hướng chính: Bắc Nam (VD: Dãy Đại Hưng An, Dãy Trường Sơn…), Đông Tây (VD: Dãy Côn Luân, Dãy Nam Sơn…). - Đồng bằng tương đối rộng, bằng phẳng, màu mỡ, phân bố ở rìa của lục địa. Câu 6: Dựa vào lược đồ: a) Theo kinh tuyến 80 o Đ, từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo có những đới khí hậu nào?, vì sao châu Á lại có đầy đủ các đới khí hậu đó? - Theo kinh tuyến 80 o Đ từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo có các đới khí hậu: + Đới khí hậu cực và cận cực + Đới khí hậu ôn đới + Đới khí hậu cận nhiệt + Đới khí hậu nhiệt đới + Đới khí hậu xích đạo. - Châu Á có đầy đủ các đới khí hậu đó vì lãnh thổ châu Á nằm trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo. b) Kể tên các kiểu khí hậu lục địa, nơi phân bố chủ yếu và đặc điểm chung của các kiểu khi hậu lục địa châu Á. - Các kiểu khí hậu lục địa: + Ôn đới lục địa: Phân bố ở vùng nội địa. + Cận nhiệt lục địa: Phân bố ở vùng nội địa và Tây Nam Á. - Đặc điểm chung: Mùa đông lạnh, khô ; mùa hạ nóng, khô. Câu 7: Vì sao về mùa xuân vùng trung và hạ lưu sông Ô-bi lại có lũ băng lớn? Về mùa xuân vùng trung và hạ lưu sông Ô-bi có lũ băng lớn vì sông Ô-bi dài, phần hạ lưu thuộc đới ôn hòa, phần thượng lưu thuộc đới lạnh. Vào mùa đông sông bị đóng băng, mùa xuân thượng nguồn băng tan sớm hơn trung và hạ lưu (do trời còn lạnh). Khi nước ở thượng nguồn chảy về lớp băng trên mặt bị dồn ép vỡ ra thành các tảng bị nước cuốn trôi về phía hạ lưu gây ra lũ băng. Câu 8: Ở châu Á có những tôn giáo lớn nào? Hãy cho biết địa điểm ra đời của các tôn giáo đó. Các tôn giáo lớn ở châu Á là: - Ấn Độ giáo: Ra đời tại Ấn Độ vào thế kỉ đầu của thiên niên kỉ I TCN. - Hồi giáo: Ra đời tại A-rập Xê-ut vào thế kỉ VII SCN. - Ki-tô giáo: Ra đời tại Pa-le-xtin vào đầu CN. - Phật giáo: Ra đời tại Ấn Độ vào thế kỉ VI TCN. Câu 9: Gió mùa khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, có đặc điểm gì giống nhau? - Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á là những khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ gió mùa. Mùa đông gió từ lục địa thổi ra biển, hướng Bắc, Đông Bắc với đặc tính chung là: lạnh, khô, ít mưa. Mùa hạ, gió từ biển thổi vào lục địa hướng Nam, Tây Nam với đặc tính chung là nóng, ẩm, mưa nhiều. Nhờ chế độ gió mùa nên hai khu vực này có mưa thuộc loại nhiều nhất thế giới. Câu 10:Kể tên một số dãy núi cao, sơn nguyên và đồng bằng rộng lớn của châu Á. - Một số dãy núi cao: Dãy Hi-ma-lay-a, dãy Côn Luân, dãy Đại Hưng An, dãy An-tai, Dãy U-ran… - Sơn nguyên: Sơn nguyên Tây Tạng, sơn nguyên Đê-can, sơn nguyên Trung Xi-bia, sơn nguyên A-rap… - Đồng bằng rộng lớn: Đồng bằng Tây Xi-bia, đồng băng Ấn Hằng, đồng bằng Tu-ran, đồng bằng Hoa Bắc… Câu hỏi bổ sung: Câu 1: Quan sát lược đồ tự nhiên châu Á hãy cho biết: a) Đặc điểm vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ của châu Á? - Vị trí địa lí: Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Đông giáp Thái Bình Dương, phía Nam giáp Ấn Độ Dương, phía Tây giáp Châu Âu và châu Phi. - Kích thước lãnh thổ: + Là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích 44,4 triệu km 2 (kể cả đảo). + Châu Á nằm trải dài từ vùng cực Bắc (77 o 44’ B) đến vùng xích đạo (1 o 16’B) b) Địa hình và khoáng sản của châu Á có đặc điểm gì? - Khoáng sản: Phong phú, đa dạng, quan trọng nhất là dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, kim loại màu. Câu 2: a) Trình bày đặc điểm dân cư châu Á? b) Kể tên các khu vực đông dân của châu Á? Giải thích tại sao các khu vực đó lại đông dân? Các khu vực đông dân của châu Á là: Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á. Vì có khí hậu thận lợi, giao thông thuận tiện, địa hình bằng phẳng, kinh tế phát triển. Câu 3: Nhận xét sự gia tăng dân số của châu Á theo số liệu dưới đây: Năm 1800 1900 1950 1970 1990 2002 Dân số (triệu 600 880 1402 2100 3110 3776 người) Nhận xét: - Châu Á là một châu lục đông dân nhất thế giới, năm 2002: 3766 triệu người, chiếm 60,6% dân số thế giới. - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,3%, ngang với mức trung bình của thế giới. - Châu Á có tốc độ gia tăng dân số cao chỉ sau châu Phi. - Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình mà tỉ lệ gia tăng dân số đã giảm. Câu 4: Quan sát lược đồ tự nhiên châu Á trả lời câu hỏi: a) Trình bày đặc điểm vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ của châu Á? b) Trình bày đặc điểm khí hậu của châu Á và giải thích các đặc điểm đó ? Đặc điểm khí hậu của châu Á là: * Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khí hậu khác nhau: - Gồm 5 đới khí hậu: + Đới khí hậu cực và cận cực + Đới khí hậu ôn đới + Đới khí hậu cận nhiệt + Đới khí hậu nhiệt đới + Đới khí hậu xích đạo. - Do lãnh thổ châu Á nằm trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo. * Các đới khí hậu của châu Á thường phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau - Mỗi đới khí hậu lại phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau do: + Kích thước lãnh thổ châu Á rộng + Châu Á có nhiều núi, sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa. Câu 5: a) Dân cư châu Á có những đặc điểm gì nổi bật ? - Là châu lục đông dân nhất thế giới - Thành phần chủng tộc đa dạng - Là nơi ra đời của 4 tôn giáo lớn. b) Kể tên 4 thành phố lớn của châu Á? Các thành phố lớn thường phân bố tập trung chủ yếu ở đâu? Vì sao có sự phân bố đó? - Tên 4 thành phố lớn của châu Á: Tô-ki-ô, Bắc Kinh, Thượng Hải, Mum-bai… Các thành phố lớn thường phân bố ở ven biển vì có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi, giao thông thuận tiện, kinh tế phát triển. . khí hậu lục địa, nơi phân bố chủ yếu và đặc điểm chung của các kiểu khi hậu lục địa châu Á. - Các kiểu khí hậu lục địa: + Ôn đới lục địa: Phân bố ở vùng nội địa. + Cận nhiệt lục địa: Phân bố. đặc điểm nổi bật của địa hình châu Á. Đặc điểm nổi bật của địa hình châu Á: - Địa hình có nhiều núi, sơn nguyên cao, đồ sộ tập trung ở trung tâm của châu lục làm cho địa hình bị chia cắt phức. ĐỀ CƯƠNG ĐỊA LÝ Câu 1: Dựa vào lược đồ khí hậu châu Á: a) Cho biết đới khí hậu nào ở Châu Á có sự phân