PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011-2012 Môn: Sinh học- Lớp 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2điểm) a. Nêu nguyên nhân sinh ra các tật, bệnh di truyền ở người. b. Làm thế nào để nhận biết các tật, bệnh di truyền ở người? Lấy ví dụ cụ thể. Câu 2: (2 điểm) Phân biệt thường biến với đột biến. Câu 3: (2 điểm) Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ bằng nhau? Câu 4: (2 điểm) Giải thích cơ sở khoa học của quy định: Những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời thì không được kết hôn với nhau. Câu 5: (2 điểm) a. Một đoạn phân tử ADN có A= 600 Nu, X= 2 3 A. Tìm số lượng Nucleotit loại T, G ? b. Tính chiều dài của phân tử ADN trên. Hết Họ và tên thí sinh: SBD: ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011- 2012 Môn: Sinh học- Lớp 9 Câu Đáp án Biểu điểm Câu 1 (2điểm) a. Nêu nguyên nhân: Các bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh ở người do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí và hóa học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trao đổi chất nội bào. 1.0 điểm b. Nhận biết các tật, bệnh di truyền ở người: có thể nhận biết các tật, bệnh di truyền ở người qua hình thái * Ví dụ: Người bị bệnh Đao có biểu hiện: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn. (Học sinh lấy ví dụ khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa) 1.0 điểm Câu 2 (2điểm) Thường biến Đột biến - Thường biến biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh - Đột biến xuất hiện riêng lẻ trên từng cá thể không theo hướng xác định, không tương ứng với điều kiện ngoại cảnh 0.75 điểm - Thường biến không di truyền được do không liên quan gì đến sự biến đổi của kiểu gen - Đột biến di truyền được do liên quan đến những biến đổi trong vật chất di truyền (kiểu gen) 0.75 điểm - Thường biến có lợi, giúp cho sinh vật thích nghi với môi trường - Đột biến đa số là có hại, chỉ có một số ít là có lợi hoặc trung tính 0.5 điểm Câu 3 (2điểm) Trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ bằng nhau, vì: - Ở người, do người nam tạo ra 2 tinh trùng với tỉ lệ ngang nhau là X và Y. - Hai loại tinh trùng kết hợp với 1 loại trứng duy nhất đều mang X ở người nữ với xác suất ngang nhau. - Tuy nhiên tỉ lệ này còn cần được đảm bảo với điều kiện các hợp tử mang XX và XY có sức sống ngang nhau, số lượng thống kê phải đủ lớn. - Sơ đồ minh họa Bố mẹ: Nữ XX X Nam XY Các giao tử: X X, Y Con: 1 XX : 1 XY Tỉ lệ giới tính: 1 Nữ : 1 Nam 1.0 điểm 1.0 điểm Câu 4 (2điểm) Giải thích cơ sở khoa học: - Hôn nhân giữa những người có huyết thống gọi là hôn phối gần, điều này thì bị pháp luật cấm vì thường các đột biến gen lặn có hại khi xuất hiện đều không biểu hiện nếu ở trạng thái dị hợp (Aa). - Tuy nhiên nếu hôn phối gần sẽ tạo điều kiện cho các gen lặn tổ hợp tạo thể đồng hợp biểu hiện kiểu hình gây hại và đây cũng là nguyên nhân làm suy thoái nòi giống. - VD: Aa ( tính trội) X Aa (tính trội) F1 : 4 1 aa ( tính lặn xấu) 1.0 điểm 1.0 điểm Câu 5 (2điểm) a. Số lượng các loại Nu là: Ta có: A= 600 Nu, X= 2 3 .A => X= 2 3 . 600= 900Nu. => A=T= 600 Nu, G=X= 900Nu b.Chiều dài của gen : Lg = 1500 x 3,4 A 0 = 5100 A 0 1.0 điểm 1.0 điểm . Sơ đồ minh họa Bố mẹ: Nữ XX X Nam XY Các giao tử: X X, Y Con: 1 XX : 1 XY Tỉ lệ giới tính: 1 Nữ : 1 Nam 1. 0 điểm 1. 0 điểm Câu 4 (2điểm) Giải thích cơ sở khoa học:. ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2 011 - 2 012 Môn: Sinh học- Lớp 9 Câu Đáp án Biểu điểm Câu 1 (2điểm) a. Nêu nguyên nhân: Các bệnh di truyền và dị tật bẩm. GD&ĐT HẢI LĂNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2 011 -2 012 Môn: Sinh học- Lớp 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2điểm) a. Nêu nguyên nhân sinh ra các tật, bệnh