PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIỒNG TRÔM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - Năm học: 2011-2012 MÔN: Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2 điểm) Truyền thuyết là gì? Kể tên các truyền thuyết mà em đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn lớp 6 ở học kì I. Câu 2: (1 điểm) Thế nào là cụm danh từ ? Tìm cụm danh từ trong câu sau: Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồngthật xứng đáng. (Theo Sơn Tinh, Thủy Tinh) Câu 3: (1 điểm) Từ câu chuyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi, em rút ra bài học gì? Câu 4: (6đ) Kể về những đổi mới ở quê em. HẾT PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIỒNG TRÔM HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học: 2011-2012 MÔN: Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2 điểm) - Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo (0,5 đ). Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.(0,5đ) - Những truyền thuyết em đã được học và đọc thêm trong chương trình ngữ văn lớp 6 học kì I : Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng; Sự tích Hồ Gươm. (1đ) ( HS kể được tên 1 truyền thuyết đạt 0,25 đ; chỉ cần 4 tên truyền thuyết là đạt điểm tối đa phần này.) Câu 2: ( 1 điểm) - Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. (0,5 đ) - HS xác đỉnh được cụm danh từ trong câu trên là: một người chồng thật xứng đáng. (0, 5 đ) Câu 3: (1 điểm) Bài học rút ra: + Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện. (0,5 đ) + Phải xem xét sự vật phù hợp với sự vật đó và phù hợp với mục đích xem xét. (0,5 đ) Câu 4 : (6 điểm) I YÊU CẦU: 1 Kỹ năng: - Kiêu bài: văn tự sự (kể chuyện đời thường). - Bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, trong sáng, văn viết có cảm xúc. - Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Trình bày sạch đẹp, không tẩy xóa. 2. Nội dung: - Kể về những đổi mới trên quê hương em. * Dàn bài chung: 1 Mở bài: Giới thiệu chung về sự đổi mới ở quê em 2. Thân bài: - Kể về những đổi mới ở quê em: + Nhà cửa khang trang, trang thiết bị hiện đại. + Điện thắp sáng + Đường sá đi lại thuận tiện + Những ngôi trường mới trong xã + Hoạt động của trạm y tế + Cảnh quan, cây trồng …………. - Nhận định chung về sự đổi mới ở quê em 3. Kết bài: Tình cảm, suy nghĩ của em với sự đổi mới hiện nay của quê hương. II BIỂU ĐIỂM: - Điểm 5 - 6: Bài làm đủ bố cục 3 phần, đạt khá tốt các yêu cầu trên. Tỏ ra nắm chắc nội dung yêu cầu đề. Văn viết cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, sai lỗi chính tả không đáng kể. - Điểm 3- 4: Bài làm cơ bản đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên ở mức trung bình. - Điểm 1 - 2: Bài viết có nội dung sơ sài, tỏ ra chưa hiểu sâu vấn đề, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt, trình bày cẩu thả. Điểm 0 - 0,5: Lạc đề hoàn toàn hoặc chỉ viết được phần mở bài (0,5 điểm); bỏ giấy trắng (0 điểm). *Lưu ý: - Những.bài làm sáng tạo (có thể khác với đáp án nhưng thuyết phục được người đọc) vẫn cho đến điểm tối đa. - Giám khảo cần có cái nhìn tổng quát đánh giá bài làm của HS, tránh đếm ý cho điểm. ……………. Hết ……………. . KIỂM TRA HỌC KỲ I - Năm học: 2 011 -2 012 MÔN: Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2 điểm) Truyền thuyết là gì? Kể tên các truyền thuyết mà em đã học và. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học: 2 011 -2 012 MÔN: Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2 điểm) - Truyền thuyết là loại truyện dân. CẦU: 1 Kỹ năng: - Kiêu bài: văn tự sự (kể chuyện đời thường). - Bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, trong sáng, văn viết có cảm xúc. - Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Trình