1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

meo xinh

5 305 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 27,42 KB

Nội dung

Ngày 1: Đề tài: MÈO TRÈO CÂY CAU  Mục đích u cầu: - Trẻ thuộc bài hát rõ lời, đúng giai điệu bài hát. -Trẻ biết gõ theo tiết tấu chậm bài “Con mèo trèo cây cau” -Phát triển tai nghe, khả năng cảm thụ âm nhạc -Giáo dục trẻ u q vật ni  Chuẩn bị: -Máy cassett, bài hát: “Con mèo tréo cây cau” -Trống lắc, phách tre…  Tiến trình: • Hoạt động 1 :Trò chuyện - Cơ đọc câu đố về con mèo: “Con gì có bộ ria dài Trong veo đơi mắt, đơi tai tinh tường Bước đi êm ái nhẹ nhàng Chuột mà thấy bóng vội vàng trốn mau ?” - Ở nhà các con có ni mèo khơng? - Cơ mời trẻ tả về con mèo. - Thế các con có biết mèo có tài gì? Gợi trẻ nhớ và hát lại bài hát: “Con mèo trèo cây cau” • Hoạt động 2 : Nào cùng vỗ - Cho trẻ vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát : “Con mèo trèo cây cau” - Cho trẻ vỗ theo tập thể lớp, nhóm, cá nhân - Dùng các loại dụng cụ gõ đệm như trống lắc, phách tre,… để vỗ. Cho trẻ vận động tự do, sáng tạo theo tiết tấu chậm. Khuyến khích trẻ biểu diễn theo hứng thú, sáng tạo. • Hoạt động 3 :Tạo dáng mèo - Con mèo thường làm những gì?( trẻ kể ra mèo bắt chuột, mèo trèo cây, mèo ngủ, …) - Cô cho trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa đọc thơ : “con mèo mà trèo cây cau” khi nghe hiệu lệnh thì trẻ đứng lại tạo dáng mèo tuỳ thích. Ngày 2: Đề tài: MÈO THÍCH ĂN GÌ?  Mục đích u cầu: - Trẻ hiểu nội dung bài thơ “Mèo đi câu cá”. Trẻ đọc thể hiện nhòp điệu bài thơ phù hợp với nội dung - Biết mèo là vật nuôi trong nhà và có lợi cho con người - Biết chăm sóc, yêu thương vật nuôi - Trẻ biết tự hóa trang, đóng kịch - Phát triển ngơn ngữ mạch lạc cho trẻ - Giáo dục trẻ chăm lao động, không ỷ lại vào người khác chăm chỉ hồn thành nhiệm vụ  Chu ẩn bị: - Tranh vẽ về bài thơ - Trang phục hóa trang, mũ mèo, giỏ câu cá. - Một số cá nhựa, cá bằng giấy,…  Tiến trình • Hoạt động 1 :Trò chuyện - Hát: “Chú mèo con” - Bé vừa hát bài hát nói về con gì? Mèo kêu làm sao? Nơi sống? - Thức ăn? Ích lợi của mèo? - Bé có thích ăn cá không? Cá giàu chất gì? - -Trò chuyện về các thức ăn của mèo. • Hoạt động 2 : Đọc thơ: “ Mèo đi câu cá” - Cho trẻ xem tranh mèo đi câu cá - Cơ đọc lần 1 - Lần 2 : giải thích nội dung bài thơ - Đàm thoại: + Bài thơ tên gì? của tác giả nào? +Bài thơ nói về ai? +Qua bài thơ, con thấy anh em mèo như thế nào? +Mèo anh có câu được con cá nào khơng? vì sao? +Mèo em có câu cá khơng? vì sao? +Hai anh em mèo có cá ăn không? Vì sao? - Cho trẻ đọc thơ diễn cảm theo nhóm, cá nhân. - Giáo dục trẻ phải biết làm việc vừa sức, không ỷ lại vào người khác, biết tự phục vụ bản thân - Thể hiện: Đi câu cá (2 đội câu ở 2 ao, thi đua đội nào câu được nhiều cá đội đó thắng. Khi câu cá phải phát âm đúng chữ mới được bỏ vào giỏ) • Họat động 3:Đóng kịch - Trẻ tự hóa trang thành mèo anh, mèo em, nhóm bạn,… - Trẻ tập đóng kịch theo nội dung bài thơ; “Mèo đi câu cá” - Khuyến khích trẻ tập nói lời thoại rõ ràng, mạch lạc Ngày 3: Đề tài: NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA MÈO  Mục đích yêu cầu: -Nhận biết, phát âm chữ cái và các dấu thanh trong chữ, từ có ý nghĩa (p,q) -Trẻ biết sao chép tên các con vật. - Phát triển tính tò mò, ham hiểu biết - Phát triển óc quan sát, khả năng phán đoán, so sánh nhận xét -Giáo duc trẻ biết thể hiện tình cảm với con vật, với sự vật hiện tượng xung quanh.  Chuẩn bị : -Tranh ảnh các con vật -Tên các con vật  Tiến trình: • .Hoạt động 1: Xem trình chiếu+ Đàm thoại - Cho trẻ xem trình chiếu về nơi ở của mèo -Mèo sống chung với ai? -Cho trẻ xem tranh các con vật sống chung với mèo -Trò chuyện về tên gọi, đặc điểm, hoạt động của những người bạn của mèo • .Hoạt động 2: Trò chơi: Giải mã -Mời trẻ lên giải mã tên từng con vật -Trẻ tìm chữ cái đã học -Cô lần lượt giới thiệu các chữ cái mới: “p,q” -Cô phát âm mẫu rồi cho trẻ phát âm lại, mô tả cách phát âm. -Cô giới thiệu các hình thức viết chữ p,q viết thường, in thường, in hoa. -Nhận xét về các dấu thanh trong thẻ tên các con vật. • Hoạt động 3: Sao chép từ -Cho trẻ kết nhóm theo yêu cầu của cô. Cô phát cho mỗi nhóm các thẻ tên các con vật . Các nhóm đồ chữ p,q có trong thẻ tên và sao chép lại các từ có trong thẻ tên. • Hoạt động 4: Về đúng chuồng -Cho trẻ chọn hình con vật mà trẻ thích -Trẻ đi vòng tròn và vận động tự do theo nhạc bài: “Gà trống, mèo con, và cún con”. - Khi nhạc dứt, trẻ chạy về đúng chuồng con vật của mình. Ngày 4: Đề tài: CHÚ MÈO XINH  Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết các phần chính của mèo -Trẻ biết mèo có nhiều màu lông khác nhau - Củng cố kĩ năng lăn dài tròn, xoay tròn, vuốt nhọn - Đính thêm các chi tiết vào hình nặn. - Phát triển kỹ năng tạo hình, phân bố bố cục cân đối theo đúng quy luật - Giáo dục trẻ yêu thích, tham gia các hoạt động  Chuẩn bị: - Đất nặn, bảng nặn, khăn lau tay. - Mẫu nặn - Tranh về chú mèo - Nhạc, máy catsset.  Tiến trình: • Hoạt động 1 : Xem tranh ảnh - Cho trẻ xem tranh ảnh về các con mèo mà trẻ đã sưu tầm được - Trò chuyện về các phần của các con mèo, các tư thế khác nhau của mèo. - Con thích con mèo nào nhất? Vì sao? • Hoạt động 2 : Xem mẫu con mèo và trò chuyện về vật mẫu - Cô con con gì đây? - Con mèo này đang làm gì? Tư thế của nó như thế nào? - Cái đầu hình gì? Hai cái tai như thế nào? - Các con quan sát cô nặn con mèo như thế nào nhé. - Cô hướng dẫn cho trẻ các nặn từng phần của con mèo. (Cô cho trẻ làm động tác trên không) - Sau khi nặn các phần của con mèo. Cô hướng dẫn cách gắn phần lại với nhau - Cho trẻ thực hiện • Hoạt động 3 : Trưng bày sản phẩm, nhận xét. Ngày 5: Đề tài: HỌ HÀNG NHÀ MÈO  Mục đích u cầu: -Trẻ biết đếm đến 8 -Nhận biết nhóm có số lượng 8- nhận biết mối quan hệ hơn kém, thêm bớt trong phạm vi 8 -Phát triển sự mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động -Giáo dục trẻ biết u q và bảo vệ vật ni  Chuẩn bị: -Bài hát, thẻ số -Hình con mèo, con hổ  Tiến trình: • Hoạt động 1 : Trò chuyện -Hát: Ta đi vào rừng xanh Trò chuyện về nội dung bài hát, các con vật họ hàng với mèo, thức ăn, nơi sinh sống… • Ho ạt động 2: Nào cùng đếm Cho trẻ tìm nhóm con mèo con hổ và đếm số lượng (6, 7) Làm tiếng kêu của các con vật (6, 7) - Xếp số Mèo ra - Xếp số hổ ra: Có bao nhiêu con hổ? - Hai nhóm như thế nào so với nhau? - Nhóm nào nhiều (ít) hơn? Nhiều (ít)hơn là mấy? - Muốn số mèo và số hổ bằng nhau và bằng với số mèo phải làm sao? - Đếm lại số hổø - 7 thêm 1 là 8 - Đếm lại số hổø, số mèo. Đếm theo các hướng - Số mèo và số hổ như thế nào so với nhau? Đều bằng mấy? - Để chỉ số lượng 8 con mèo, 8 cái hổ cô dùng số mấy? Phân tích số 8 - Có bao nhiêu mèo? 1 chú mèo đi chơi còn mấy? ( đếm ngược đến hết) - Có bao nhiêu chú hổ? 8 bớt 1 còn 7… • Ho ạt động 3: TC: Đếm tiếp - Cô bắt chước tiếng kêu của các con vật, trẻ đếm nhẩm và kêu tiếp cho đủ 8 - Cơ bắt chước các động tác của mèo như vuốt râu, cào, ngửa cổ,…Để trẻ đếm nhẩm và làm tiếp cho đủ 8 . và cún con”. - Khi nhạc dứt, trẻ chạy về đúng chuồng con vật của mình. Ngày 4: Đề tài: CHÚ MÈO XINH  Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết các phần chính của mèo -Trẻ biết mèo có nhiều màu lông khác

Ngày đăng: 01/11/2014, 06:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w