GPHI mon Mi thuat

13 241 0
GPHI mon Mi thuat

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHO   !"#$"% Ng&'(%)#*+,-#. Tô/0#1%#2345 N67#8-%9::;<9:=: - 1 - RÈN CHO HỌC SINH CÁCH VẼ HỌA TIẾT TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC Ở LỚP 5 I / ĐẶT VẤN ĐỀ : ó thuật là một môn học chính thức trong chương trình giáo dục tiểu học. Môn học này tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen với cái đẹp của thiên nhiên và các tác phẩm Mỹ thuật, đồng thời giúp học sinh tập tạo ra cái đẹp và áp dụng vào cuộc sống, góp phần xây dựng môi trường thẩm mó cho xã hội. Bởi vậy mỗi giáo viên phụ trách môn Mỹ thuật phải nhận thức đúng tầm quan trọng và vò trí vai trò của bộ môn Mỹ thuật ở tiểu học, để từ đó có thể tìm ra những phương pháp mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển toàn diện cho học sinh. M Nghệ thuật trang trí có tác động lớn đến đời sống xã hội, góp phần dẫn dắt, xây dựng lối sống và nhân cách của con người một cách toàn diện, thông qua cách ăn mặc, nếp sống, tiện nghi sinh hoạt,…có thể đánh giá được chất lượng, thò hiếu và phong cách sống của con người. Trang trí là làm đẹp mắt, làm cuộc sống thêm tươi vui, cổ vũ lao động sản xuất, nâng cao ý thức thẩm mó. Học tập phân môn vẽ trang trí có tác dụng giáo dục cho học sinh ý thức về sự bài trí như thế nào là đẹp mắt, thuận tiện, ngăn nắp, gọn gàng, về cách giữ gìn vệ sinh nhà ở, trường lớp, phòng học, … Đặc biệt ở khối lớp 5: phân môn Vẽ trang trí có 2 bài Vẽ trang trí: Vẽ họa tiết trang trí đối xứng qua trục và bài trang trí đối xứng qua trục. Nếu học tốt 2 bài này, nắm chắc được các nguyên tắc vẽ trang trí ở ngay 2 bài này thì học sinh sẽ dễ dàng vận dụng tốt kiến thức vào tất cả các bài trang trí ứng dụng và trang trí cơ bản sau này. Đây là điều mà nhiều GV bộ môn quan tâm. bài vẽ trang trí: vẽ họa tiết đối xứng qua trục này giáo viên phải đầu tư nhiều vào các phương pháp mới, phong phú, lôi cuốn, dễ hiểu nhằm giúp HS tự tìm tòi, phát hiện cái đẹp trong tự nhiên, biết vận dụng, cách điệu những đồ vật, con vật, hoa lá trong thiên nhiên một cách linh hoạt để đưa vào trang trí, biết sắp xếp hoạ tiết đối xứng qua các trục một cách đơn giản. Thiên nhiên có rất nhiều những hình bông hoa, chiếc lá hay con vật đẹp, có hình dạng đối xứng. Ví dụ như bông hoa sen, hoa cúc, con bướm, lọ hoa, con cá,… khi vận dụng vào các bài ta cũng phải vẽ đối xứng vào các đường trục như: trục dọc, trục ngang, trục chéo. Các đường trục này tượng trưng cho tấm gương để soi, để thấy được vẻ đẹp của mặt trái hay mặt phải. Mọi hình ảnh khi đảo ngược lại qua một trục, hoạ tiết (màu sắc) này hỗ trợ làm tôn thêm vẻ đẹp cho hoạ tiết (màu sắc) kia. Từ đó giúp HS thấy được, hiểu được cách vẽ hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục quan trọng như thế nào trong phân môn Vẽ trang trí. Nó được sử dụng trong tất cả các bài vẽ trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật hay đường diềm và cả trang trí ứng dụng cũng có thể vận dụng. Ngoài ra khi HS hiểu được qui luật của nó, biết cách vẽ đối xứng qua trục, học sinh còn có thể vận dụng tốt vào các môn học khác. Chính vì lẽ đó mà tôi muốn tìm tòi, học hỏi để tìm ra nhiều biện pháp hiệu quả giảng dạy tốt phân môn Vẽ trang trí nhất là phần hướng dẫn HS cách vẽ họa tiết trang - 2 - trí đối xứng qua trục đạt kết quả cao hơn ở trường Tiểu học Liên Đầm I, giúp HS cảm nhận được cái đẹp trong cuộc sống, góp phần xây dựng môi trường thẩm mó cho xã hội. II/ THỰC TRẠNG : hực tế hiện nay, qua nhiều năm dạy bộ môn Mó thuật tôi nhận thấy HS trong trường, nhất là HS lớp 5, học trang trí đối xứng qua trục yêu cầu đòi hỏi phải cao hơn về kiến thức và kó năng mà sự nhận biết cũng như sự hiểu biết về nguyên tắc trong trang trí nhiều em chưa nắm chắc được các nguyên tắc trang trí, chưa nắm bắt được bố cục trang trí là sự sắp xếp các yếu tố trang trí (hình mảng, đường nét, đậm nhạt, màu sắc,…) theo những nguyên tắc của trang trí để tạo ra những sản phẩm trang trí có giá trò thẩm mó. Đa số các em chỉ hiểu nôm na là vẽ họa tiết và vẽ màu vào là đẹp mà chưa hiểu được mỗi phân môn đều có một qui luật, bố cục, cách sắp xếp hình mảng, đường nét, màu sắc, các bước tiến hành vẽ khác nhau. T 1. Về cách sắp xếp hình mảng, đường nét :  Muốn bài trang trí có họa tiết chính phụ cân đối, có hình mảng phải theo các bước là phác mảng chính, phụ, mảng lớn mảng nhỏ cho cân đối bằng nét thẳng rồi mới tìm họa tiết trang trí đối xứng qua các trục cũng bằng các nét phác thẳng, mờ. Sau đó mới sửa hình hoàn chỉnh bài vẽ. Nhưng 1 số em lại không tìm mảng chính phụ mà vẽ ngay họa tiết bằng các nét cong vào bất kỳ vò trí nào trong bài trang trí. Làm cho bài vẽ họa tiết bò méo mó, các họa tiết không cân đối với nhau. Không rõ họa tiết chính, phụ.  1 số em thì yếu về đường nét: khả năng cách điệu họa tiết cho đẹp mà không mất đi đặc điểm vốn có của nó để phù hợp với các bài trang trí. HS vẽ họa tiết quá đơn giản như HS lớp 1, bài vẽ đơn điệu. Vì vậy các em vẫn còn hay bắt chước bài mẫu, bài của các bạn.  Hiện tại học sinh vẫn còn nhiều em yếu về mặt sắp xếp hình ảnh, họa tiết đối xứng qua trục. HS không làm theo các bước vẽ họa tiết đối xứng qua trục, chính xác hơn là các em chưa hiểu được vẽ đối xứng qua trục là phải vẽ như thế nào cho đúng với qui luật nên HS thường vẽ bò ngược, sai, không cân đối, không đều giữa các hoạ tiết giống nhau. Cũng có khi HS vẽ bên này trục là hình cánh hoa, qua trục bên kia lại là hình con cá,… 2. Về cách sắp xếp đậm nhạt, màu sắc : Đó là về vẽ hoạ tiết, sau khi HS vẽ xong hoạ tiết đến bước vẽ màu. Phần này số ít em là vẽ màu đúng theo qui luật, màu sắc đẹp, hài hòa, có đậm có nhạt, biết sử dụng màu nóng lạnh. - Một số HS thích vẽ theo sở thích là vẽ nhiều màu và vẽ màu nào vào chỗ nào cũng được, khi hướng dẫn là hoạ tiết giống nhau phải vẽ cùng màu thì HS chỉ vẽ đúng hoạ tiết đơn giản. Nhưng khi hoạ tiết phức tạp hơn và hướng dẫn là vẽ màu đối xứng qua trục thì HS lại không làm chính xác được. Họa tiết giống nhau nhưng bên trái trục có khi là màu đỏ, qua bên phải trục học sinh lại vẽ thành màu xanh. - Còn 1 số ít HS vẽ màu chưa có độ đậm, nhạt, chưa có cách sắp xếp màu nóng, lạnh - 3 - để cho bài vẽ rõ mảng chính, phụ. Cũng có em vẽ màu ẩu, lem ra ngoài nhiều do tính không cẩn thận. Do sự hiểu biết về nguyên tắc trang trí đối xứng qua trục còn hạn chế nên kết quả học tập của các em còn thấp : VD : Cuối năm học 2008 – 2009 về phân môn vẽ trang trí ở lớp 5 còn rất thấp : Hoàn thành tốt : 15 % ; hoàn thành : 78 % ; chưa hoàn thành : 07 % Trước tình hình như vậy, tôi tham khảo tư liệu cùng với kiến thức có được và một ít kinh nghiệm của bản thân. Tôi mạnh dạn áp dụng một số phương pháp khác vào giảng dạy trang trí đối xứng qua trục ở lớp 5. Không ngoài mục đích giúp các em học tốt hơn, có thêm sự hiểu biết về vẽ hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục ở lớp 5 mà còn giúp học sinh thích thú học tập vì nó gắn liền với cuộc sống học tập, vui chơi của các em. Nó phát huy tính độc lập trong suy nghó, tìm tòi, giúp các em tìm hiểu thêm những kiến thức cơ bản của Mó thuật và ứng dụng hiệu quả vào sinh hoạt hằng ngày. III/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : 1.Cơ sở lí luận : iệc giáo dục cho học sinh có một kiến thức, kó năng vững chắc trong các bài vẽ trang trí, sự hiểu biết về nguyên tắc vẽ hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục ở lớp 5 và vận dụng một cách chủ động, sáng tạo là một việc hết sức khó khăn, không thể ngày một ngày hai là làm được mà phải từng bước thông qua nhiều hướng, nhiều biện pháp tích cực và phải có thời gian, có sự kiên trì bền bỉ, thường xuyên. Vận dụng nhiều biện pháp hỗ trợ phù hợp cho từng em yếu về từng mặt nào đó để kòp thời khắc phục. V - Trang trí đối xứng qua trục là một trong những nội dung của phân môn Vẽ trang trí. Nội dung khá đơn giản nhưng học sinh phải hiểu được qui luật và nguyên tắc vẽ trang trí thì mới phát huy hết tác dụng của nó, dễ dàng vận dụng cách trang trí vào tất cả các bài vẽ trang trí khác. - Trang trí đối xứng qua trục có tác dụng giáo dục cho học sinh ý thức về sự bài trí như thế nào là đẹp mắt, thuận tiện, học sinh vận dụng các nguyên tắc trang trí một cách chặt chẽ khi vẽ hình mảng, họa tiết và vẽ màu trong trang trí cơ bản. Từ trang trí họa tiết đối xứng qua trục thành thạo ở các bài trang trí cơ bản học sinh có thể vận dụng vào trang trí ứng dụng. Giúp học sinh vận dụng các nguyên tắc trang trí một cách linh hoạt hơn vì hình thức trang trí phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của đồ vật để đáp ứng yêu cầu của từng loại. - Tất cả những việc đó cho thấy học vẽ trang trí là rất cần thiết và có ảnh hưởng tích cực đến lónh vực học tập và tình cảm của học sinh. Có thể đánh giá được chất lượng, thò hiếu và phong cách sống của con người. 2. Cơ sở thực tiễn : Trong chương trình học phân môn vẽ trang trí ở lớp 5 có 2 bài vẽ trang trí : + Bài 6 : Vẽ họa tiết trang trí đối xứng qua trục + Bài 10 : Trang trí đối xứng qua trục - 4 - Cả 2 bài đều nhằm mục đích giúp học sinh biết cách vẽ họa tiết trang trí đối xứng qua trục. Khi học sinh nắm chắc nguyên tắc vẽ trang trí đối xứng qua trục có thể vận dụng tốt các bài trang trí khác. Vì vậy tôi nhận thấy phải có những giải pháp tích cực phù hợp đối với các bài vẽ trang trí đối xứng qua trục. - Khi hỗ trợ cho học sinh các giải pháp khác nhau phù hợp với các yếu điểm của từng em thì học sinh sẽ nắm bắt nguyên tắc và nhớ lâu. Khắc phục được những nhược điểm của bản thân một cách tích cực. Tuy cùng một loại bài tập, cùng một người thể hiện,… nhưng bài trước, bài sau mỗi bài đều có một vẻ đẹp riêng. Từ những thực tiễn trên tôi học hỏi, tham khảo và vận dụng một số phương pháp vào giảng dạy. Sau đây là một số biện pháp nhỏ nhằm hỗ trợ thêm cho các em còn yếu về 1 số mặt nêu trên : 2.1. Biện pháp chung : a. Giáo viên : - Phải nắm chắc được nội dung phân phối chương trình phân môn vẽ trang trí của từng khối lớp cũng như tính chất đồng tâm của môn Mó thuật ở lớp 5. Từ đó biết dạy học sinh những gì cần thiết cho các em. Nghóa là phải biết học sinh mà mình đang dạy đã học được những gì rồi, mình cần phải cung cấp thêm những gì. - Hơn nữa vẽ đối xứng trong vẽ trang trí là vấn đề khó trong Mó thuật, giáo viên phải có kiến thức, sự hiểu biết thật sâu và chuẩn về bố cục trang trí có sự tương quan như thế nào, sự tương phản màu sắc, cách sắp xếp hoạ tiết trong một bài trang trí. - Phải có sự đầu tư hợp lý có tính kiên trì, bền bỉ, thường xuyên. - Biết áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy, nghiên cứu kó chuẩn KTKN và tham khảo chương trình BDTX. Chuẩn bò ĐDDH đầy đủ, phong phú, phù hợp trước khi lên lớp. b. Học sinh : - Phải có đầy đủ đồ dùng học tập của môn học, ham học hỏi, ý thức tự giác cao. - Trong giờ học phải chú ý vào bài học, chòu khó thực hành tại lớp cũng như rèn thêm ở nhà. - Biết vận dụng những cái cũ, cái đã học vào bài mới, vào thực tế một cách sáng tạo, hiệu quả. - Tự tìm tòi, khám phá để tìm ra cái đẹp trong các tranh vẽ của hoạ só và thiếu nhi. - Quan sát tốt hơn những đồ vật, con vật, hoa lá có hình đối xứng trong thiên nhiên để vận dụng tốt vào các bài vẽ trang trí. - Biết giúp đỡ bạn bè và học hỏi từ bạn những điều hay ý tốt của môn học. - Điều quan trọng hơn cả là sự quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ nhiệt tình cho việc học tập môn Mó thuật của gia đình. 2.2. Biện pháp cụ thể : a . Đối với 1 số em yếu về hình mảng, đường nét : - Trước hết giáo viên phải chuẩn bò thật nhiều họa tiết rời được cách điệu đẹp và màu sắc đẹp. - 5 - Ví dụ : Một số họa tiết dùng để trang trí. - Một số hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật được kẻ trục và chia mảng lớn nhỏ khác nhau: * Để giúp các em yếu về cách sắp xếp mảng chính phụ: - Giáo viên cho HS yếu tự sắp xếp họa tiết vào trong hình tròn (hình vuông) một hình chia mảng chính phụ cân đối trước, 2 hình không chia mảng chính phụ, không kẻ các đường trục ngang, dọc, chéo. Hoặc có kẻ trục nhưng bò lệch : -Yêu cầu HS sắp xếp họa tiết xong nhận xét xem bài nào có bố cục họa tiết chính, phụ cân đối, đẹp. Bài nào có bố cục lệch, chưa cân, chưa được chỗ nào ? - Khi các em nhận ra bài vẽ nào đẹp bài nào chưa cân thì GV có thể hỏi : H : Em có biết tại sao mà các bài vẽ trang trí lại như vậy không ? - Lúc này GV chỉ cho HS nguyên nhân tại sao bài vẽ của các em có bố cục chưa cân. Là do các em không làm bài theo các nguyên tắc trang trí mà lại vẽ ngay họa tiết vào khi chưa phác mảng chính phụ hoặc kẻ các đường trục bò lệch. GV yêu cầu HS làm lại từ đầu theo các bước vẽ. - Giáo viên dùng thêm cách khác với các em vẽ hình mảng chưa rõ, chưa có sự sắp xếp phù hợp : Muốn rõ mảng to phải có mảng nhỏ để so sánh và thấy được tương quan. - Giáo viên sử dụng các yếu tố có tính chất đối lập nhau để cái nọ tôn cái kia lên. - 6 - Dùng mảng lớn đặt vào giữa hình vuông (hình tròn, chữ nhật,…) và yêu cầu học sinh xếp mảng nhỏ vào cho cân đối. - Cho HS nhận xét và chỉ ra cho học sinh thấy bài vẽ cần có mảng lớn là chính, ở giữa, mảng nhỏ là phụ thì bài vẽ mới có hình mảng đẹp, có sự tương quan. Tuy đây là một số bước GV phải làm khi hướng dẫn cách vẽ trang trí nhưng 1 số em lại chủ quan không làm theo nên GV cần có thêm thao tác này đối với các em HS yếu mặt nêu trên nhằm giúp các em khắc sâu kiến thức, kó năng cho các bài sau. * Với những em yếu về đường nét : - Giáo viên phải kết hợp nhiều dạng nét phong phú để khắc phục sự đơn điệu khi sử dụng nhiều đường nét. Cần có nét cong, nét thẳng, nét xiên, nét lượn, nét gấp khúc,… - Với những học sinh này giáo viên hỗ trợ thêm cho các em bằng cách dùng những họa tiết có nhiều nét khác nhau yêu cầu học sinh chỉ ra ở họa tiết đó có những nét gì. - Đưa ra những bài trang trí cho HS nhận ra những nét được dùng trong bài trang trí. - Cho HS nhận xét xem vận dụng nhiều nét khác nhau như vậy thấy bài vẽ thế nào ? Ví dụ : - Cho HS so sánh 2 bài trang trí. Một bài dùng ít nét đa số là nét cong và một bài vẽ trang trí có sử dụng nhiều nét khác nhau xem bài vẽ nào đẹp mắt. Từ đó giúp học sinh ý thức được cần phải dùng nhiều nét khác nhau để có bài vẽ đẹp. - Sau đó giáo viên nhấn mạnh cho học sinh thấy bài trang trí đối xứng qua trục cần sử dụng nhiều nét khác nhau để tránh sự đơn điệu, bài vẽ sẽ đẹp. - Với các em vẫn còn hay bắt chước bài mẫu, bài của các bạn. Giáo viên cần gợi ý để các em suy nghó cách thêm bớt họa tiết, chuyển cách sắp xếp, tô màu hoặc đậm nhạt khác nhau để có những bài tập khác nhau. * Đối với các em còn yếu về cách sắp xếp họa tiết đối xứng qua trục. - GV có thể dùng họa tiết rời có tỉ lệ khác nhau. GV có thể sắp xếp một họa tiết bên trái trục dọc, yêu cầu học sinh lên tìm họa tiết ghép vào cho đúng đối xứng qua trục dọc, họa tiết phải bằng nhau, giống nhau và cùng màu. - Sau đó giáo viên hướng dẫn thêm trong phần hướng dẫn cách vẽ họa tiết trang trí đối xứng qua trục ( Bài 6 . Vẽ trang trí : Vẽ họa tiết trang trí đối xứng qua trục ) giáo viên dùng họa tiết rời đặt bên trái trục dọc (hoặc trên trục ngang) sau đó hướng dẫn cách vẽ họa tiết qua bên phải trục dọc ( bên dưới trục ngang) : bên trái họa tiết là con cá muốn vẽ đối xứng qua trục phải vẽ ngược lại giống như là 2 hình đang soi gương. - 7 - - Giáo viên vừa giảng vừa lật ngược họa tiết qua bên kia trục cho học sinh nhìn thấy là qua bên kia trục họa tiết sẽ có hình như thế nào. - Nếu học sinh chưa rõ giáo viên có thể dùng 2 họa tiết rời úp vào nhau đặt bên trái hướng dẫn muốn vẽ qua trục thì họa tiết sẽ ngược lại, lúc này giáo viên giữ một họa tiết ở nguyên bên trái, họa tiết thứ 2 dùng tay lật qua bên phải của trục, lúc này 2 họa tiết được tách ra làm 2. Nhìn 2 họa tiết cho các em nhận xét xem sau khi vẽ qua trục họa tiết có còn giống nhau không ? - Với những em vẽ họa tiết không đều về tỉ lệ, giáo viên sau khi hướng dẫn xong cho các em nhận xét xem, khi vẽ qua trục họa tiết có thay đổi về tỉ lệ không ? bây giờ học sinh dễ dàng nhận ra là một họa tiết muốn vẽ đúng phải vẽ như thế nào. - Khi học sinh nhận ra cần phải vẽ như thế nào thì giáo viên chốt lại họa tiết khi vẽ qua trục phải bằng nhau về tỉ lệ, giống nhau cả về màu và về hình vẽ. Hiểu được điều đó học sinh không còn bò tình trạng vẽ sai mỗi bên trục là một họa tiết khác nhau. Hay bò méo mó, vẽ bò ngược nữa. - Giáo viên có thể hỗ trợ thêm 1 số em khi thực hành còn lúng túng, vẽ ngược. Giáo viên sửa sai cho học sinh bằng cách dùng bàn tay đặt bên trái trục dọc, chỉ cho HS thấy ngón út ở sát đường trục còn ngón cái phía ngoài. Khi đối xứng qua bên kia trục ( GV lật bàn tay qua bên kia trục ) thì ngón út vẫn sát với đường trục còn ngón cái nằm phía ngoài ngược lại với họa tiết bên kia giống như soi gương. - Họa tiết là hình con vật hay hoa lá cũng vậy, học sinh vẽ giống như cách làm vẽ bàn tay là dễ hiểu. Ví dụ :  b. Với những học sinh yếu về màu sắc, đậm nhạt : - Cũng cách làm như hướng dẫn các em yếu về cách sắp xếp họa tiết đối xứng qua trục. Giáo viên có thể áp dụng cho những học sinh vẽ sai về màu, không vẽ màu đối xứng qua trục ở những họa tiết khó, phức tạp. - Giáo viên cho học sinh thực hiện thao tác với các họa tiết có màu sắc phức tạp hơn, để giúp các em nhận ra khi vẽ màu cũng phải vẽ đối xứng qua trục như là soi gương, học sinh thấy được màu ở họa tiết giống nhau bên trái trục hay bên phải trục đều giống nhau. Ví dụ : - 8 - - Với những em bài vẽ chưa có đậm nhạt thì giáo viên dùng nhiều bài vẽ có họa tiết đậm nhạt khác nhau, đưa ra xa cho các em nhận xét xem nhìn bài vẽ nào thì đẹp, rõ mảng chính phụ, rõ họa tiết, -Khi các em thấy được sự tương quan giữa các màu sắc, thấy được bài vẽ có màu đậm, nhạt khác nhau thì sẽ rõ mảng chính, rõ họa tiết chính, phụ, bài đẹp hơn nhiều so với những bài vẽ màu quá nhạt hoặc màu ở họa tiết và màu nền đều giống nhau không tách ra làm cho bài vẽ không đẹp. - Cho học sinh tự sắp xếp lại màu nóng đặt cạnh màu lạnh, màu đậm đặt cạnh màu nhạt, nhất là chú ý đến màu ở mảng chính, không chỉ họa tiết chính phải rõ hơn mà màu cũng rõ hơn mảng phụ. - Hướng dẫn cho học sinh biết dùng màu họa tiết so với màu nền, cái này đậm thì cái kia nhạt và ngược lại. Chúng ta chưa hướng dẫn các em những quy luật hòa sắc nhưng cần hướng dẫn các em nhận biết màu nóng, màu lạnh, màu đậm, màu nhạt để các em làm bài hiệu quả hơn. Ví dụ: IV/ KẾT LUẬN : ua nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn Mó thuật ở bậc tiểu học, tôi nhận thấy việc rèn cho học sinh cách vẽ hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục ở lớp 5 là một việc hết sức khó khăn, phức tạp. Đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, nhiệt tình, vững kiến thức. Phải đầu tư thật nhiều cho chuyên môn thì mới có được thành công. Q Trong năm học 2009 – 2010 tôi trực tiếp giảng dạy lớp 5, có cả học sinh dân tộc và học sinh kinh. Tôi đã thử dạy theo một số biện pháp mới như nêu trên về việc rèn cho học sinh cách vẽ hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục ở lớp 5, thì kết quả cuối học kì I đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Cụ thể : Hoàn thành tốt : 20 % ; Hoàn thành : 80 % ; Chưa hoàn thành : 0 % V/ RÚT KINH NGHIỆM : ua học mó thuật nói chung, học trang trí đối xứng qua trục nói riêng, các em cảm thụ, đánh giá được cái đẹp trong cuộc sống, hình thành ở các em thò hiếu và cảm xúc nghệ thuật. Từ đó dần dần các em hình thành hành động đúng, hành động theo tiêu chuẩn cái đẹp và hạn chế được cái không đẹp. Nhiệm vụ của giáo viên mó thuật là phải biết vận dụng các hình thức dạy mó thuật để giáo dục thẩm mó cho học sinh. Đồng thời dạy- học trang trí phải phát huy được tác dụng thiết thực đối với các em trong học tập, sinh hoạt như trang trí sách vở, góc học tập, làm báo tường,… Q - 9 - * Để làm được điều đó giáo viên cần lưu ý : _ Sưu tập nhiều bài vẽ trang trí khác nhau về bố cục, về màu sắc để học sinh thấy được sự phong phú, điều đó sẽ kích thích sự sáng tạo ở các em. _ Luôn luôn khuyến khích các em có những sáng tạo để giờ học trang trí đạt hiệu quả. * Đối với học sinh tiểu học, nhất là học sinh lớp 5 những yêu cầu cơ bản đối với giờ học trang trí là : _ Biết tự tô màu vào các hình mảng họa tiết trong bố cục. _ Biết sắp xếp các họa tiết, hình mảng vào bài vẽ trang trí như trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, đường diềm,… _ Nắm được một số hình thức cơ bản của trang trí như trang trí cân đối, cân xứng, cách đều,… _ Biết độc lập suy nghó. Yêu cầu đối với một bài vẽ trang trí ở lớp 5 là : Hình vẽ rõ ràng, màu sắc tươi tắn, trong sáng, có đậm nhạt và hình mảng hài hòa. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã và đang thực hiện về việc “ Rèn cho học sinh cách vẽ hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục ở lớp 5”. Rất mong được sự góp ý và bổ sung của Hội đồng giám khảo cho giải pháp được hoàn thiện hơn, nhằm giúp học sinh khám phá cái đẹp trong cuộc sống, góp phần xây dựng môi trường thẩm mó cho xã hội ngày càng đẹp hơn. Nhận xét của hội đồng xét duyệt Di linh, ngày 06 tháng 01 năm 2010 SKKN _ GPHI. Trường Tiểu học Liên Đầm I Người viết Đỗ Thò Bích Việt - 10 - . thực hiện về việc “ Rèn cho học sinh cách vẽ hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục ở lớp 5”. Rất mong được sự góp ý và bổ sung của Hội đồng giám khảo cho giải pháp được hoàn thiện hơn, nhằm giúp. hội ngày càng đẹp hơn. Nhận xét của hội đồng xét duyệt Di linh, ngày 06 tháng 01 năm 2010 SKKN _ GPHI. Trường Tiểu học Liên Đầm I Người viết Đỗ Thò Bích Việt - 10 - MỤC LỤC I / ĐẶT VẤN ĐỀ II/

Ngày đăng: 01/11/2014, 02:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan