1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi kiểm định Văn 6

4 484 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

ĐỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2006-2007 Môn :Ngữ Văn 6 ( Thời gian 120phút ) Phần I :Trắc nghiệm Đọc kỹ các câu hỏi ,sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi . 1.ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng “Bọc trăm trứng” trong truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” là gì? A. Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc. B . Ca ngợi sự hình thành của nhà nước Văn Lang. C. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam . D. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà. 2. Nhân vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực hoạt động nào của thời kì Hùng Vương dựng nước A. Lao động sản xuất và sáng tạo văn hoá. B. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên. C. Giữ gìn ngôi vua. D. Chống giặc ngoại xâm. 3. Trong các chi tiết sau, chi tiết nào liên quan đến hiện thực lịch sử? A. Đời hùng vương thứ sáu, ở Làng Gióng. B. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên. C. Từ sau lần gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi . D. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là Làng Gióng. 4. Thánh Gióng được coi là biểu tượng gì của tinh thần dân tộc? A. Sức mạnh trỗi dậy phi thường khi vận nước gặp lâm nguy. B. Sức mạnh thần kì của tinh thần và hành động yêu nước. C. Đoàn kết một lòng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. D. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường và tinh thần săn sàng chống ngoại xâm. 5. Trong bốn cách chia từ loại, từ phức sau cách nào đúng nhất? A. Từ phức và từ đơn. B. Từ ghép và từ láy. C. Từ phức và từ láy. D. Từ phức và Từ ghép. 6. í kiến nào dưới đây là đúng khi nói về hai nhân vật Sơn Tinh và Thuỷ Tinh? A. Sơn Tinh là yêu quái trên núi, Thuỷ Tinh là yêu quái dưới nước. B. Sơn Tinh là Thần Núi, Thuỷ Tinh là Thần Nước. C. Sơn Tinh ,Thuỷ Tinh là danh từ riêng. D. Sơn Tinh ,Thuỷ Tinh là danh từ chung. 7. Truyện” Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” phản ánh những nét tâm lí chủ yếu nào của người dân lao động? A. Căm thù sự tàn phá của thiên nhiên. B. Sợ hãi trước sự bí hiểm của thiên nhiên. C. Vừa sùng bái vừa mong ước chiến thắng thiên nhiên. D. Thần thánh hoá thiên nhiên để bớt sợ hãi. 8. Ý nghĩa của chi tiết “Niêu cơm thần kỳ” trong truyện “Thạch Sanh” là gì? A. Coi thường chế giễu kẻ thù. B. Chứng tỏ sự tài giỏi của Thạch Sanh. C. Tượng trưng cho tinh thần nhân đạo, tư tưởng hoà bình của nhân dân ta. D. Thể hiện tình yêu của Thạch Sanh dành cho công chúa. 9. Trong cụm danh từ “Niêu cơm tí xíu” từ nào là từ trung tâm? A. Tí . B. xiu. C. Tí xíu. D. Niêu cơm. 10. Trong câu “Một ngày ,hai ngày, rồi ba ngày cả bọn thấy mệt mỏi, rã rời :từ (bọn ) thuộc từ loại nào ? A. Danh từ chỉ đơn vị. B. Lượng từ. C. Số từ. D. Động từ. 11. Điền vào chỗ trống của câu : “Ông già chậm chạp “ “bước thẳng đến hàng ghế đầu tiên và ngồi xuống” ? A. Lờ đờ B. Lừ đừ C. Mệt mỏi D. Lê lết 12. Vì sao các truyện cười : “Treo biển” , “ Đẽo cày giữa đường “, “ Lợn cưới áo mới” có thể xếp thành nhóm truyện có nhiều đặc điểm nội dung và hình thức gần gũi nhau A. Các nhân vật hành động khác thường. B. Gây cười ,phê phán những thói xấu của con ngườ. C. Nêu bài học ứng xử trong cuộc sống. D. Các nhân vật hành động kỳ quặc. 13. Từ “điên đảo” có thể kết hợp được với từ nào trong các từ sau đây ? A. Học tập. B. Bố mẹ. C. Nhà trường. D. Thời cuộc. 14. Nghệ thuật nổi bật nhất của truyện : “Ông lão đánh cá và con cá vàng “ là gì ? A. Nghệ thuật miêu tả. B. Nghệ thuật kể chuyện. C. Nghệ thuật xây dựng nhân vật. D. Nghệ thuật xây dựng kịch tính. 15. Từ “xanh rờn” có nghĩa gì ? A. Xanh lam đậm đà và tươi ánh lên. B. Xanh thuần một màu trên diện rộng. C. Xanh mượt mà mà của lá cây non. D. Xanh đậm và đều như màu xanh của lá cây rậm rạp 16. Từ “đường Bử”trong câu quả trứng hồng hào thăm thẳm và đương bệ đặt lên một cái mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả cái chân trời mầu ngọc trai nước biển ửng hồng”có nghĩa là : A. Cao và to . B. Lùn và béo . C. V ững vàng. D. Dáng vẻ to lớn, chững chạc, uy nghi. 17. Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô là búc tranh như thế nào ? A .Rực rỡ và tráng lệ B. Dịu dàng và bình lặng C. Duyên dáng và mềm mại D. Hùng vĩ và lẫm liệt 18.Trong hai câu văn “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu đỏ như quả trứng thiên nhiên đầy đặn” .Tác giả đã sủ dụng những biện pháp tu từ nào ? A. So sánh B. Ân dụ C. N hân hoá D. Hoán dụ 19. Cho câu văn :”Rồi tre lớn lên , cứng cáp dẻo dai , vững chắc”. Câu trên có phải là câu trần thuật đơn không ? A.Có. B.không. 20. Yếu tố nào thường không có trong thể kí. A. Sự việc B. Nhân vật người kể chuyện . C. Nhân vật, lời kể . D. Cốt truyện . 21. Văn bản nào sau đây sủ dụng phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm ? A. Mưa . B. Cây bút thần. C. Cây tre Việt Nam. D. Đêm nay Bác không ngủ . 22. Từ miêu tả được dùng với nghĩa nào trong các nghĩa sau ? A. Chỉ thể hiện sự vật bằng nét vẽ . B. Chỉ thể hiện sự vật bằng lời văn . C. Thể hiện sự vật bằng lời văn hay nét vẽ . D. Cả ba phương án trên đều sai . 23. Trong các câu sau,câu nào không sủ dụng phép hoán dụ ? A. Áo chàm đưa buổi phân ly. B. Người cha mái tóc bạc . C. Ngày Huế đổ máu. D. Mồ hôi mà đổ xuống đồng . 24. Tác giả sủ dụng phép tu từ nào trong câu thơ . Vì sao trái đất nặng ân tình . Nhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh A. So sánh B. Nhân hoá C. Ẩn dụ D. Hoán dụ . ĐỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 20 06- 2007 Môn :Ngữ Văn 6 ( Thời gian 120phút ) Phần I :Trắc nghiệm Đọc kỹ các câu hỏi. động? A. Căm thù sự tàn phá của thi n nhiên. B. Sợ hãi trước sự bí hiểm của thi n nhiên. C. Vừa sùng bái vừa mong ước chiến thắng thi n nhiên. D. Thần thánh hoá thi n nhiên để bớt sợ hãi. 8. Ý. hiện sự vật bằng nét vẽ . B. Chỉ thể hiện sự vật bằng lời văn . C. Thể hiện sự vật bằng lời văn hay nét vẽ . D. Cả ba phương án trên đều sai . 23. Trong các câu sau,câu nào không sủ dụng phép

Ngày đăng: 31/10/2014, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w