1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đáp án địa lí hsg12 daklak vòng 2_20112012

4 254 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 132,49 KB

Nội dung

1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI ĐẮK LẮK DỰ THI QUỐC GIA NĂM HỌC 2011 - 2012 MÔN : ĐỊA LÍ 12 - THPT HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Nội dung Điểm Câu 1 3,0 a) Kinh độ, vĩ độ địa lí -Kinh độ (λ) là góc nhị diện tạo bởi mặt phẳng kinh tuyến gốc và mặt phẳng kinh tuyến đi qua điểm đó. Có kinh tuyến Đông (λ Đ) và kinh tuyến Tây (λ T) -Vĩ độ (φ) của một điểm là góc tạo bởi giữa phương của đường dây dọi đi qua điểm đó với mặt phẳng xích đạo. Có vĩ tuyến Bắc (φ B) và vĩ tuyến Nam (φ N). b) Xác định tọa độ địa lí của thành phố Henxinki -Xác định vĩ độ (φ) + Vì thành phố có góc nhập xạ 52 0 57’ ở ngoại chí tuyến nên có vĩ độ bắc. + Công thức tính vĩ độ là: φ = (90 0 - h 0 ) + α Thay số liệu vào, có φ (Henxinki) = (90 0 - 52 0 57’) + 23 0 27’ = 60 0 30’B -Xác định kinh độ (λ) + Vì giờ của thành phố Henxinki sớm hơn giờ kinh tuyến gốc nên có kinh độ đông + λ (Henxinki) = 1 h 59’ x 15 0 = 29 0 45’Đ -Tọa độ của thành phố Henxinki 29 0 45’Đ 60 0 30’B 0,5 0,5 0,75 0,75 0,5 Câu 2 2,0 a) Nhận xét - Tổng sản lượng thủy sản thế giới thời kì 1950 - 2010 tăng nhanh và liên tục. Trong vòng 60 năm sản lượng tăng 7,4 lần (từ 19,8 triệu tấn lên 147 triệu tấn). - Sản lượng khai thác tăng nhanh từ giữa thế kỉ XX và có chiều hướng chững lại và suy giảm từ đầu thế kỉ XXI. Trong vòng 50 năm (1950 - 2000) sản lượng khai thác tăng 5,0 lần (từ 19,2 triệu tấn lên 96,7 triệu tấn). Trong 10 năm đầu thế kỉ XXI sản lượng giảm sút 6,9 triệu tấn - Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh và ổn định. Sau 60 năm sản lượng tăng 95,3 lần (từ 0,6 triệu tấn lên 57,2 triệu tấn). Đặc biệt tăng nhanh từ năm 2000 trở lại đây. b) Giải thích -Thủy sản là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao nên có nhu cầu khai thác, nuôi trồng và tiêu thụ mạnh. - Sản lượng khai thác thủy sản thế giới tăng nhanh trong thời kì trên do cơ sở vật chất, kĩ thuật đồng bộ và hiện đại (đội tàu lớn, thiết bị đánh bắt, thăm dò hiện đại, dịch vụ hậu cần phát triển ). - Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh nhờ ứng dụng thành tựu kĩ thuật và công nghệ mới, nhu cầu tiêu thụ cao. - Sản lượng khai thác tự nhiên đang có xu hướng chững lại và suy giảm, báo hiệu sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên thủy sản. 1.0 1.0 Câu 3 3,0 - Lượng mưa bị chi phối bởi độ cao, hướng núi và hướng sườn địa hình. - Các vùng núi có độ cao trên 2000m lượng mưa trung bình năm đạt trên 3000 mm 0,5 0,5 2 (Bạch Mã, Ngọc Lĩnh, Tây Côn Lĩnh ). - Hướng núi của nước ta chủ yếu là tây bắc - đông nam, nên tùy theo mùa gió mà có lượng mưa khác nhau ở hai sườn. + Dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió đông bắc, gây nên hiện tượng mưa lớn (trên 1200 mm) vào đầu mùa đông, trong khi sườn tây bắc có lượng mưa thấp (dưới 400 mm). + Núi cao ở biên giới Việt - Lào và Trường Sơn Bắc, chắn gió tây nam gây ra hiện tượng fơn vào đầu mùa hạ (vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ). - Các dãy núi đâm ngang ra biển như Hoành Sơn, Bạch Mã, Vọng Phu làm cho mùa đông có mưa ở sườn bắc và mùa hè có mưa ở sườn nam. - Đồng bằng ít có sự chi phối về độ cao nên địa hình không đóng vai trò phân hóa lượng mưa. 1,0 0,5 0,5 Câu 4 3,0 - Mật độ dân số trung bình là 429 người/km 2 , nhưng phân bố không đồng đều. - Ven sông Tiền và sông Hậu: +Mật độ trung bình đạt từ 501 - 1000 người/km 2 , cao nhất vùng. +Vì đây là vùng đất phù sa tốt, được khai thác từ lâu, đã tiến hành thâm canh và có năng suất cao +Nơi đây tập trung nhiều thị trấn, thành phố - Phía Tây và Tây Nam (vùng Đồng Tháp, U Minh, Hà Tiên, Đảo Phú Quốc) +Mật độ 50 - 100 người/km 2 +Vì vùng có nhiều vùng trũng, đầm lầy (Đồng Tháp, Hà Tiên), nhiều rừng (U Minh) hay ở đảo xa. - Phía đông bán đảo Cà Mau +Mật độ dân số thấp 101 - 200 người/km 2 +Do đầm lầy và đất mặn - Phần còn lại +Mật độ đạt từ 101 - 500 người/km 2 +Là vùng có độ cao trung bình, phần lớn là đất phèn 0,5 1,0 0,5 0,5 0,5 Câu 5 3,0 a) Tính giá trị xuất nhập khẩu Lập bảng giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 - 2009. (Đơn vị: triệu đô la Mĩ) Năm 1990 1992 1995 1999 2002 2005 2009 Giá trị XK 2386 2580,7 5448,9 11541,4 16706,1 32447,1 57096,3 Giá trị NK 2770,4 2540,7 8155,4 11742,1 19745,6 36761.1 69948,8 b) Nhận xét - Lập bảng cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 - 2009 (Đơn vị: %) Năm 1990 1992 1995 1999 2002 2005 2009 Xuất khẩu 46,3 50,4 40,1 49,6 45,8 45,6 44,9 Nhập khẩu 53,7 49,6 59,9 50,4 54,2 54,4 55,1 - Tổng giá trị xuất nhập khẩu của nước ta thời kì 1990 - 2009 không ngừng tăng lên, trong đó xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu. - Cán cân xuất nhập khẩu có sự chuyển biến: + Từ 1990 đến 1992 cán cân xuất nhập tiến tới cân bằng, riêng năm 1992 xuất siêu + Từ 1992 đến nay vẫn tiếp tục nhập siêu nhưng bản chất khác trước (chủ yếu là nhập tư liệu sản xuất). - Cơ cấu xuất nhập khẩu có sự thay đổi, tỉ trọng xuất khẩu tăng, tỉ trọng nhập khẩu 1,0 1,0 3 giảm (dẫn chứng bằng số liệu). c) Giải thích: - Kết quả trên đạt được do nước ta đẩy mạnh đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu. - Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chủ lực (nông lâm thủy sản, dệt may, điện tử ). - Đa phương hóa thị trường xuất nhập khẩu. - Đổi mới cơ chế hoạt động ngoại thương. * Tồn tại: Mất cân đối giữa xuất và nhập khẩu, nhập siêu kéo dài. 1,0 Câu 6 3.0 Các điều kiện để Hà Nội trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước a) Vị trí địa lí thuận lợi: - Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ và là địa bàn tăng trưởng kinh tế, du lịch phía Bắc. - Là thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. b) Tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng. - Tài nguyên du lịch nhân văn: + Hà Nội là thủ đô nước ta qua nhiều triều đại phong kiến và cả hiện nay. + Tập trung nhiều di tích lịch sử, lễ hội (dẫn chứng). + Có nhiều làng nghề, nhiều đặc sản nổi tiếng (dẫn chứng). - Tài nguyên du lịch tự nhiên: + Có nhiều danh thắng nổi tiếng. + Là trung tâm kết nối các vùng du lịch với các tỉnh lân cận (dẫn chứng). c) Cơ sở vật chất hạ tầng: - Mạng lưới giao thông phát triển và thuận tiện. - Hệ thống thông tin, điện nước đảm bảo nhu cầu du khách. - Hệ thống khách sạn đa dạng, có nhiều khác sạn 5 sao. - Hệ thống công ty du lịch lữ hành đa dạng, đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp. d) Các nhân tố khác: - Chủ trương của thành phố coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn - Hoạt động liên kết, liên doanh được đẩy mạnh - Hoạt động quảng bá được coi trọng 0,5 0,5 0,5 1,0 0,5 Câu 7 3,0 -Phân tích giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp Năm 2000 2005 2007 Giá trị sản xuất (tỉ đồng) 18505 26108 29196 Tỉ trọng trong nông nghiệp (%) 19,3 24,7 24,4 - Trong 7 năm (2000 - 2007) giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng 1,6 lần (từ 18505 tỉ đồng lên 29196 tỉ đồng) - So với yêu cầu tốc độ tăng trưởng nhìn chung chưa cao - Tỉ trọng giá trị ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp hiện vẫn thấp, xu hướng có tăng nhưng chậm (19,3% lên 24,4%) -Phân tích cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2000 - 2007 (Đơn vị: %) Năm 2000 2005 2007 Gia súc 66,0 71,0 72,0 Gia cầm 18,0 14,0 13,0 Sản phẩm không qua giết thịt 16,0 15,0 15,0 - Chăn nuôi đại gia súc chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị của ngành chăn nuôi (chiếm 66% năm 2000 và tăng lên 72% năm 2007). 1,5 1,5 4 - Cơ cấu có sự thay đổi nhưng chậm (tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc tăng 6%, gia cầm giảm 5%, sản phẩm không qua giết thịt giảm 1%). - Nguyên nhân: +Nhu cầu tiêu thụ và tác động của dịch bệnh lên chăn nuôi gia cầm. +Chuyển dịch của chăn nuôi trong ngành nông nghiệp có chuyển biến nhưng chậm. Hết . đoạn 1990 - 20 09. (Đơn vị: triệu đô la Mĩ) Năm 1990 19 92 1995 1999 20 02 20 05 20 09 Giá trị XK 23 86 25 80,7 5448,9 11541,4 16706,1 324 47,1 57096,3 Giá trị NK 27 70,4 25 40,7 8155,4. sản xuất nông nghiệp Năm 20 00 20 05 20 07 Giá trị sản xuất (tỉ đồng) 18505 26 108 29 196 Tỉ trọng trong nông nghiệp (%) 19,3 24 ,7 24 ,4 - Trong 7 năm (20 00 - 20 07) giá trị sản xuất ngành. ĐẮK LẮK DỰ THI QUỐC GIA NĂM HỌC 20 11 - 20 12 MÔN : ĐỊA LÍ 12 - THPT HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Nội dung Điểm Câu 1 3,0 a) Kinh độ, vĩ độ địa lí -Kinh độ (λ) là góc nhị diện tạo

Ngày đăng: 31/10/2014, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w