CHÍ PHÈO. (Tác giả) (NAM CAO) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Nắm được những nét chính về con người, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính, sự nghiệp sáng tác và phong cách nghệ thuật của Nam Cao. 2.Về kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa, tóm tắt và phân tích văn bản. 3. Về thái độ: - Trân trọng yêu mến Nam Cao và di sản văn học của ông. B. GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG: - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, nhận thức về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực của Nam cao trong tác phẩm, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người; khao khát hoàn lương của Chí Phèo. - Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về cá tính sắc nét, về bản chất của đời sống xã hội trong nhân vật Chí Phèo, về phong cách nghệ thuật của Nam Cao trong tác phẩm. C. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - SGK, SGV ngữ văn lớp 11. - Giáo án, sách chuẩn kiến thức kĩ năng ngữ văn lớp 11. - Một số tranh ảnh về chân dung Nam Cao. D. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: - Phương pháp đọc - hiểu, phân tích, tổng hợp. - Định hướng tìm hiểu nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi bài tập. E. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nêu những đặc trưng của thơ, các kiểu loại thơ và yêu cầu về đọc thơ. - Tóm lược đặc trưng của truyện, các kiểu loại truyện và yêu cầu về đọc truyện. 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: Nam Cao là nhà văn hiện thực, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Sáng tác của ông đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc. Cả cuộc đời Nam Cao là quá trình phấn đấu không khoan nhượng cho một nhân cách cao đẹp - nhân cách trong cuộc đời và nhân cách trong sáng tạo. Để làm rõ về vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu về tác giả Nam Cao. b. Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1 GV hướng dẫn HS tìm hiểu SGK, Cho 1 HS đứng lên tóm tắt phần tiểu dẫn. GV đặt câu hỏi. ? Em hãy trình bày những nét chính về cuộc đời Nam Cao. ? Theo em những yếu tố nào ảnh hưởng đến sáng tác của ông. ( sinh ra trong một gia đình đông con, tại một làng quê nghèo nên ông ý thức được việc sống và viết thế nào cho đúng.) PHẦN 1: TÁC GIẢ I.Vài nét về tiểu sử và con người: 1.Cuộc đời: - Nam Cao ( 1917-1951) tên khai sinh Trần Hữu Tri. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, đông con. - Quê quán: làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam -> vùng đồng chiêm trũng, nghèo đói, cường hào nặng nề. - Những hoạt động chính: + Học hết bậc Thành chung, vào Nam kiếm sống nhưng lại phải về quê vì ốm yếu. Dạy học tư, viết văn viết báo ở Hà Nội. Tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc và khởi nghĩa tháng 8-1945 ở quê nhà. Lên Việt Bắc làm báo phục vụ kháng chiến. + Tháng 11-1951 trên đường vào công tác ? Con người Nam Cao có những điểm gì đáng chú ý. Hoạt động 2 GV giảng cho HS hiểu Nam Cao là một nhà văn rất tự giác trong lao động nghệ thuật, có những suy nghĩ nghiêm túc, chính chắn về "sống và viết" -> quan điểm nghệ thuật tiến bộ. ? Nam Cao quan niệm như thế nào về sáng tạo nghệ thuật GV lấy một số tuyên ngôn về nghệ thuật của Nam Cao ở một số tác ở vùng địch hậu Liên khu III, ông bị giặc Pháp phục kích và sát hại. + 1996 ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh. 2. Con người: - Nhìn bề ngoài có vẻ lạnh lùng, vụng về ít nói nhưng đời sống nội tâm phong phú. -Tâm trạng bất hoà sâu sắc đối với XH đương thời , nỗi bi phẫn của người trí thức có ý thức về sự sống mà không được sống. -Tinh thần đấu tranh trung thực để tự vượt mình, cố khắc phục tâm lí, lối sống tiểu tư sản -> vươn tới hoàn thiện nhân cách, sống cuộc sống có ý nghĩa. - Tấm lòng đôn hậu, chứa chan tình yêu thương con người đặc biệt là sự gắn bó ân tình sâu nặng, thiết tha đối với bà con nông dân ruột thịt ở quê hương nghèo. II.Sự nghiệp văn học: 1. Quan điểm nghệ thuật: * Trước cách mạng: - Tự giác về quan điểm nghệ thuật, suy nghĩ nghiêm túc về "sống và viết" -> quan điểm sáng tác tiến bộ. Đó là: + Nhà văn không nên chạy theo cái đẹp thơ mộng mà quay lưng với hiện thực rồi viết ra những cái giả dối, phù phiếm. + Văn chương chân chính là văn chương thấm đượm lí tưởng nhân đạo, mang nỗi phẩm cụ thể để tăng thêm tính thuyết phục trong bài giảng ( quan điểm trong “Giăng sáng” Ông viết "Chao ôi! Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối! Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than". Còn trong “Đời thừa”: "văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có", hay "sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương rồi, còn sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện" ? Những đề tài nào thể hiện trong tác phẩm của Nam Cao, nội dung, đối tượng chính của các đề tài này? HS trả lời GV nhắc và nhấn mạnh, minh họa bằng một số tác phẩm tiêu biểu. đau nhân tình, tiếp sức mạnh cho con người. + Cuộc sống phải đặt trên văn chương, văn chương phải vì con người, nhà văn chân chính phải là con người chân chính có tình thương, nhân cách. +Bản chất văn chương là sáng tạo, không chấp nhận rập khuôn và sự dễ giải: không tìm tòi sáng tạo thì không có văn chương. + Người cầm bút phải có lương tâm -> viết cẩu thả là bất lương đê tiện. * Sau cách mạng: - Tích cực tham gia kháng chiến, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết và vẫn sáng tác theo quan điểm đúng đắn. 2. Các đề tài chính: * Trước Cách mạng: Nam Cao tập trung vào 2 đề tài chính: người trí thức nghèo, người nông dân nghèo. - Đề tài trí thức nghèo: + Nội dung: miêu tả sâu sắc tấn bi kich tinh thần của những người trí thức nghèo trong xã hội cũ.Họ có hoài bão, lí tưởng, tài năng nhưng bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh xã hội bóp nghẹt, trở thành những người thừa, sống mòn. - Các tác phẩm tiêu biểu: “ Trăng sáng”, Tìm hiểu phong cách nghệ thuật của Nam Cao. ?Phong cách nghệ thuật của Nam Cao có những đặc điểm chủ yếu gì? HS: bàn bạc thảo luận, trả lời. “Đời thừa”, “Mua nhà” … - Đề tài người nông dân + Nội dung : Một bức tranh chân thực về nông thôn VN nghèo đói, thê thảm những năm trước 1945. Nhà văn đặc biệt chú ý hai đối tượng : những người thấp cổ bé họng bị chà đạp nhẫn nhục và những người bị đẩy vào tình trạng bần cùng hóa bị tha hóa, lưu manh hóa. Nhà văn đi sâu miêu tả tâm lí để khẳng định bản chất lương thiên của họ. - Các tác phẩm tiêu biểu: “ Lão Hạc”,” Chí Phèo”, Dì Hảo” * Sau cách mạng tháng Tám, ông có các tác phẩm: “ Nhật kí “Ở rừng”, truyện ngắn “ Đôi mắt”, kí sự “ Chuyện biên giới” 3.Phong cách nghệ thuật: - Luôn hướng tới đời sống tinh thần của con người, “con người trong con người”, nhà văn có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật. - Thường viết về cái nhỏ nhặt, bình thường, nhưng có sức khái quát lớn và đặt ra những vấn đề xã hội lớn lao, nêu những triết lý nhân sinh sâu sắc, quan điểm nghệ thuật tiến bộ. - Giọng văn tỉnh táo, sắc lạnh mà nặng trĩu suy tư; buồn thương chua chát mà đằm thắm yêu thương. Ngôn từ sống động, tinh tế mà giản dị, gần gũi. 4. Củng cố: Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, ông có quan điểm nghệ thuật sâu sắc tiến bộ, ông thành công khi viết về 2 đề tài chính: người trí thức nghèo, người nông cùng khổ. Bên cạnh đó Nam Cao là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo. 5. Hướng dẫn tự học: - Bài cũ: ôn lại phần cuộc đời và con người Nam Cao, nắm được những đề tài chính, những quan điểm nghệ thuật tiến bộ, phong cách nghệ thuật độc đáo. - Bài mới: đọc trước bài “ Phong cách ngôn ngữ” (tt). 6. Rút kinh nghiệm: Đăktô, ngày 11 tháng 11 năm 2011. Duyệt của GVHDCN Người soạn Trương Văn Trị. Nguyễn Thị Hồng Diệu . CHÍ PHÈO. (Tác giả) (NAM CAO) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Nắm được những nét chính về con người, quan. những nét chính về cuộc đời Nam Cao. ? Theo em những yếu tố nào ảnh hưởng đến sáng tác của ông. ( sinh ra trong một gia đình đông con, tại một làng quê nghèo nên ông ý thức được việc sống và. thế nào cho đúng.) PHẦN 1: TÁC GIẢ I.Vài nét về tiểu sử và con người: 1.Cuộc đời: - Nam Cao ( 1917-1951) tên khai sinh Trần Hữu Tri. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, đông con. -