ĐỔI mới, cải CÁCH ở VIỆT NAM và TRUNG QUỐC

27 1.2K 6
ĐỔI mới, cải CÁCH ở VIỆT NAM và TRUNG QUỐC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, giàu về tài nguyên và dân số cũng rất đông. Do hoàn cảnh lịch sử mà trong đó có một số điều kiện không thuận lợi khi Trung Quốc bước vào thời kỳ công nghiệp hóa cơ bản là điểm xuất phát thấp so với nhiều nước trên thế giới cùng thời, nhất là với các nước phương Tây đó cú bước dài, hàng trăm năm trải qua tiến trỡnh cụng nghiệp húa và cả hiện đại hóa. Hơn thế nữa trong vài thập kỷ trở lại đây, những biến đổi toàn cầu vào cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI diễn ra vô cùng nhanh chóng, thậm chí không thể lường trước được

ĐỔI MỚI, CẢI CÁCH Ở VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC 1. Đổi mới và thành công ở Trung Quốc. * Chủ nghĩa xã hội đặc sắc trung Quốc. Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, giàu về tài nguyên và dân số cũng rất đông. Do hoàn cảnh lịch sử mà trong đó có một số điều kiện không thuận lợi khi Trung Quốc bước vào thời kỳ công nghiệp hóa - cơ bản là điểm xuất phát thấp so với nhiều nước trên thế giới cùng thời, nhất là với các nước phương Tây đã có bước dài, hàng trăm năm trải qua tiến trình công nghiệp hóa và cả hiện đại hóa. Hơn thế nữa trong vài thập kỷ trở lại đây, những biến đổi toàn cầu vào cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI diễn ra vô cùng nhanh chóng, thậm chí không thể lường trước được - nhân loại đã tiến bộ vượt bậc, tạo ra những kỳ tích khoa học công nghệ với tốc độ chưa từng thấy, rút ngắn thời gian và khoảng cách phát triển hàng trăm năm so với trước; đồng thời trên cơ sở đó, không gian trở nên được thu hẹp, hình thành thế giới phẳngggg; và các mối quan hệ tăng lên, gần lại, có sức tác động, lan tỏa nhiều hơn, mạnh hơn. Trong bối cảnh đó, tụt hậu là một khái niệm không thể không nhận thức, đặc biệt đối với các nước chậm phát triển và đang phát triển. Ta, chúng ta đang ở đâu và phải làm gì để phát triển, tiến lên cùng thời đại và tham vọng trở thành nhân tố tiên phong của thời đại? Đó là một câu hỏi lớn và hoàn toàn tích cực đối với Đảng cộng sản và nhân dân trung Quốc Bề dày lịch sử với nền văn hóa lâu đời, rực rỡ của dân tộc Trung Hoa đã có câu trả lời cho riêng mình trước yêu cầu mới của đất nước và thời đại mà nhân tố quan trọng hàng đầu là tìm ra cách thức và lời giải, đó chính là Đảng Cộng sản Trung Quốc với sứ mệnh tiền phong của mình: phải tiến hành cải cách, cải tổ nền kinh tế và đất nước. Quá trình hơn 30 năm tiến hành công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc, vấn đề luôn được Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt ra mang tính cơ sở 1 nhằm hình thành đường lối tổng thể và phát triển đường lối trong từng giai đoạn là trước hết phải giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị, tất cả phải xuất phát từ thực tế. Đây là phương pháp không mới, song Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sáng tạo và có tính đột phá khi vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào tình hình cụ thể, xác lập sự định hướng về cách làm trên cơ sở phát huy nội lực trí tuệ; cũng là phương thức lãnh đạo của Đảng với phương châm: tôn trọng quy luật khách quan, tránh rập khuôn, giáo điều, duy ý chí. Cuộc thảo luận lớn về vấn đề Tiêu chuẩn chân lý năm 1978, do đồng chí Đặng Tiểu Bình lãnh đạo, chủ trì là một biểu hiện rõ nét, chính nó là cơ sở để Hội nghị Trung ương 3, khóa XI của Đảng Cộng sản Trung Quốc được tổ chức vào 12/1978 đi đến kết luận là phải tạo ra một bước ngoặt lịch sử: Thực hiện bước chuyển vĩ đại trong lịch sử phát triển kể từ khi thành lập nước, mở ra thời kỳ lịch sử mới cải cách, mở cửa. Tiến trình lịch sử cải cách, mở cửa của Trung Quốc không chỉ dừng lại ở việc xác lập đường lối đúng đắn mà còn đòi hỏi ý chí thực hiện với sự nhất trí cao về chính trị và tinh thần, trước hết là trong nội bộ Đảng và đến toàn xã hội. Đây là một điểm nổi trội trong lãnh đạo về công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ngay từ đầu, đồng chí Đặng Tiểu Bình đã thể hiện hết sức quyết liệt: Nếu như bây giờ không thực hiện cải cách, thì sự nghiệp hiện đại hóa và sự nghiệp xã hội chủ nghĩa của chúng ta sẽ bị chôn vùi. Càng cải cách mở cửa, Đảng Cộng sản Trung Quốc càng không ngừng nghiên cứu, khảo sát để tổng kết thực tiễn, nâng thành lý luận, phổ biến lý luận và nâng tầm lý luận. Nhờ đó, trên hầu hết các lĩnh vực cơ bản đều xác lập quan điểm, hình thành hệ thống lý luận với tên gọi đã trở nên phổ biến là Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Hệ thống lý luận này có cơ sở tư tưởng và được kế thừa, phát triển ở Trung Quốc là Chủ nghĩa Mác, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng Ba đại diện Giang 2 Trạch Dân, quan điểm phát triển khoa học Hồ Cẩm Đào; nhưng điều quan trọng hơn cả là nó không thoát ly mục tiêu của lý luận Mác xít, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân Trung Quốc đã được xác định ngay từ đầu trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa: Thực hiện đất nước phồn vinh giàu mạnh và nhân dân cùng giàu có. Tất cả điều đó, đã toát lên tinh thần nhân văn, tính nhân bản, có ý nghĩa bản chất của hệ thống lý luận là lấy con người làm gốc. Thực tiễn đã kiểm nghiệm chân lý, đã khẳng định tính khả thi, sức sống mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực của hệ thống lý luận CNXH đặc sắc Trung Quốc của đất nước bạn trong quá trình thực hiện cải cách mở cửa. Đó là: - Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng vượt bậc, vươn lên trở thành nền kinh tế đứng hàng thứ ba trên thế giới. Gắn liền với thành tựu ấy, đời sống của nhân dân đã được cải thiện rõ rệt, diện mạo đất nước thay đổi chưa từng có. Tôi thật sự ấn tượng với thành phố Bắc Kinh hiện đại, trong lành và thoáng đãng, hệ thống vận tải hành khách công cộng nườm nượp nhiều tầng với tốc độ cao; nhiều khu vực nông thôn ven đô trở nên khang trang khá giả; hàng hóa phong phú, dồi dào và có vẻ như dư thừa - Thực tế có những điều Trung Quốc mong muốn những chưa đạt được, như muốn xoá bỏ: tình trạng phân hóa giàu nghèo; chênh lệch mức sống giữa thành thị - nông thôn; chênh lệch giữa các vùng; vấn đề sử dụng tài nguyên và xử lý môi trường sinh thái Tuy nhiên qua trao đổi với giảng viên, chúng tôi được biết, các vấn đề, nhất là mặt chưa được đều đã được nhìn nhận thật rõ ràng và đang đề ra cách thức giải quyết; điều này thể hiện tinh thần quyết tâm, sự kiên trì làm theo các đường lối, quan điểm mà hệ thống lý luận đã đề ra. Một trong những vấn đề mới rất chú trọng như: + Xây dựng kinh tế làm trung tâm, phát triển toàn diện, nhịp nhàng, bền vững, đi theo con đường công nghiệp hóa kiểu mới, xây dựng nông thôn mới 3 XHCN; xây dựng xã hội với mô hình tiết kiệm tài nguyên, thân thiện với môi trường; +Xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, trong đó lấy chế độ công hữu làm chủ đạo; thực hiện chế độ phân phối kết hợp giữa phân phối theo lao động và nhiều loại hình thức phân phối khác; + Thực hiện bồi dưỡng con người mới bốn có (có đạo đức, có trình độ, có sức khoẻ, có tinh thần dân tộc) làm mục tiêu xây dựng hệ thống giá trị hạt nhân xã hội chủ nghĩa. + Xây dựng xã hội lấy dân sinh làm trọng điểm, kiện toàn cơ chế an sinh xã hội phủ khắp thành thị và nông thôn, hoàn thiện sự nghiệp phúc lợi xã hội và sự nghiệp từ thiện, làm tốt việc quản lý xã hội, giữ gìn ổn định xã hội, thúc đẩy xã hội công bằng chính nghĩa; + Đi theo con đường phát triển hòa bình, thuận theo trào lưu thời đại hòa bình, phát triển hợp tác, thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình độc lập tự chủ, cùng với nhân dân các nước trên thế giới thúc đẩy xây dựng thế giới hài hòa, hòa bình lâu dài, cùng phồn vinh; + Dựa vào công nhân, nông dân, trí thức để xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, các tầng lớp xã hội mới hình thành trong cải cách mở cửa cũng là người xây dựng sự nghiệp chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, tôn trọng người lao động, tôn trọng tri thức, trọng người tài nhằm huy động rộng rãi nhất, đầy đủ nhất mọi nhân tố tích cực tham gia vào cuộc cải cách mở cửa; + Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản với tinh thần cải cách sáng tạo, tăng cường ý thức cầm quyền, cải cách phương thức cầm quyền, nâng cao năng lực cầm quyền, thúc đẩy cầm quyền khoa học, cầm quyền dân chủ, cầm quyền theo pháp luật, cầm quyền tốt, nắm quyền vì nhân dân; 4 Nhờ có hệ thống quan điểm toàn diện đối với các vấn đề cơ bản và kể cả nhiều vấn đề mới phát sinh trong quá trình thực hiện, theo đó mà công cuộc cải cách mở cửa đã đạt được những thành tựu và hiệu quả. Việc kiên trì các quan điểm chủ yếu của hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thực tiễn đã có ý nghĩa đích thực trong xây dựng và phát triển đất nước Trung Quốc đương đại. - Nội hàm của hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc chứa đựng tính chất phát triển, vì nó mang tính kế thừa và là hệ thống mở, được định vị bằng cụm từ quan điểm phát triển khoa học trong nội dung khái quát. Trong Báo cáo Đại hội XVII, Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định: Quan điểm phát triển khoa học, ý nghĩa quan trọng hàng đầu là phát triển, hạt nhân là lấy con người làm gốc, yêu cầu cơ bản là toàn diện, nhịp nhàng, bền vững, phương pháp căn bản là tính toán tổng thể chiếu cố các bên. Lý luận này có cội nguồn từ nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, nay được thể hiện sát thực hơn trước hiện thực phong phú của đất nước Trung Quốc. Theo đó, lĩnh vực trước tiên và căn bản là phát triển kinh tế, bởi lực lượng sản xuất là lực lượng quyết định cuối cùng đối với sự phát triển của xã hội loài người, sản xuất vật chất là cơ sở để xã hội loài người tồn tại và phát triển. Do vậy, việc nắm chắc tư tưởng xây dựng kinh tế là trung tâm, không ngừng giải phóng và phát triển sức sản xuất của xã hội, đồng thời thực hiện tốt chiến luợc: khoa học giáo dục chấn hưng đất nước, chiến lược nhân tài làm lớn mạnh đất nước, chiến lược phát triển bền vững, tập trung nắm bắt quy luật phát triển, chuyển biến phương thức phát triểnnnnđã phá bỏ những khó khăn, trở ngại trong phát triển, nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển, thực hiện phát triển vừa tốt vừa nhanh, đặt nền tảng vững chắc cho phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. * Trung Quốc - 30 năm với những thành tựu cải cách 5 Kiến trúc sư của chính sách cải cách táo bạo này là nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình. Ông đã mạnh dạn quay lưng lại với chế độ bao cấp, thay những khẩu hiệu cũ bằng những khẩu hiệu mới: “bất chấp mèo trắng hay mèo đen, chỉ cần nó biết bắt chuột”, “làm giàu là vinh quang”, hoặc “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Kết quả là, từ một nước nghèo, Trung Quốc dần trở thành một quốc gia hiện đại và có ảnh hưởng toàn cầu. Trong ba thập kỷ qua, Trung Quốc luôn duy trì tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở mức cao, trung bình 9,8%/năm, gấp ba lần so với mức tăng trưởng trung bình của thế giới, và gần 240 triệu người ở nông thôn đã thoát khỏi cảnh nghèo đói. Năm 1986, Trung Quốc triển khai chính sách cải cách mở cửa, cải cách các doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng năng lực cạnh tranh. Nhiều đặc khu kinh tế được mở ra như Thâm Quyến, Hạ Môn, Chu Hải để thu hút đầu tư nước ngoài, giúp tạo ra động lực phát triển cho toàn bộ đất nước. Tháng 9/1995, Trung Quốc đã quyết định chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch sang cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cuối năm 2001, Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chính thức trở thành một thành viên trong hệ thống thương mại đa phương toàn cầu. Tháng 8/2008, Trung Quốc đã tổ chức thành công Đại hội Olimpics, được đánh giá là đại hội quy mô hoành tráng và thành công nhất trong lịch sử các kỳ đại hội. Trung Quốc dần khẳng định vị trí trong top 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Lễ kỷ niệm 30 năm thực hiện chính sách cải cách và mở cửa đất nước được Trung Quốc tổ chức trọng thể hôm qua chính là sự ghi nhận của toàn thể nhân dân Trung Quốc về tầm quan trọng và những thành tựu to lớn mà công cuộc cải cách đã mang lại, đúc kết các kinh nghiệm và củng cố lập 6 trường tiếp tục đưa đất nước đi tiếp con đường chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc. Vẫn còn những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt trong tương lai, như khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, tốc độ mở rộng sản xuất và đô thị hóa tăng nhanh kéo theo những vấn đề về môi trường và xã hội khác. Làn sóng lao động từ nông thôn đổ về thành thị Trung Quốc đang tăng mạnh và các nhà phân tích dự đoán là sẽ kéo theo những hệ quả như sự bùng nổ phát triển về giao thông lớn nhất trong lịch sử. Trong khi đó, báo chí Trung Quốc gần đây nói có tới hơn 10 triệu lao động di cư đã mất việc tại nước này, trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng của cơn bão khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo tăng trưởng Trung Quốc trong năm 2010 có thể chỉ còn khoảng từ 5% đến 6% thay vì 8,5% như dự kiến trước đây, nhưng Ngân hàng Thế giới (WB) vẫn ca ngợi Trung Quốc cho tới lúc này đã thực hiện những bước đúng đắn để ổn định nền kinh tế của chính mình. * Thành tựu của Trung Quốc qua những con số Kinh tế: Hiện Trung Quốc đang trên đường vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Năm 1978, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc ở mức 364,5 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 52 tỷ USD). Đến năm 2007, con số này đã gấp 68 lần, lên 25,1 nghìn tỷ Nhân dân tệ (khoảng 3.540 tỷ USD). Cơ quan tình báo quốc gia Mỹ đã dự đoán đến năm 2025, Trung Quốc có khả năng vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Thậm chí, nhiều nhà phân tích trong nước còn cho rằng đến năm 2038, Trung Quốc có thể sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ngoại thương: Năm 1978, tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc với bên ngoài là 20,6 tỷ USD và thâm hụt thương mại là 1,1 tỷ USD. Năm 7 2007, kim ngạch thương mại đã tăng lên 105 lần, đến 2,17 nghìn tỷ USD, và thâm hụt đã biến thành khoản thặng dư khổng lồ là 262 tỷ USD. Giáo dục: Năm 1978, có 9 người tốt nghiệp đại học có chứng chỉ cao học. Năm 2007, con số này đã tăng lên 311.839. Dân số: Khi cải cách bắt đầu, Trung Quốc có số dân lớn nhất thế giới, 963 triệu người. Hiện dù vẫn là một nước đông dân nhất thế giới (1,32 tỷ năm 2007), nhưng có khả năng trong vài thập kỷ nữa Ấn Độ sẽ qua mặt. Chính sách một con đã giúp nước này kiểm soát được tỷ lệ tăng dân số ở mức 0,5% hiện nay từ 1,2% năm 1978. Thu nhập: Người dân ở cả thành thị và nông thôn đều được hưởng lợi từ cải cách. Năm 1978, thu nhập trung bình hàng năm của mỗi hộ dân thành phố là 343,4 Nhân dân tệ (khoảng 45 USD), đến năm 2007 đã gấp 40 lần - lên 13.786 nhân dân tệ (khoảng 1.810 USD). Đối với hộ nông thôn, mức tăng là 31 lần, từ 133,6 Nhân dân tệ lên 4.140 Nhân dân tệ. Tuổi thọ: Năm 1981, tuổi thọ trung bình của nữ giới Trung Quốc là 69,3 và đến năm 2000 là 73,3. Với nam giới, con số này là 66,3 trong năm 1981 và 69,6 năm 2000. * VÌ SAO CẢI TỔ Ở LIÊN XÔ THẤT BẠI CÒN CẢI CÁCH Ở TRUNG QUỐC LẠI THÀNH CÔNG? vì sao Liên Xô sụp đổ? Trước hết, cần thấy mặt hạn chế cùng những khuyết tật của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị khủng hoảng, thường được gọi là "mô hình cổ điển" hay "mô hình Xô Viết"; khái quát lại là: - Về cơ sở kinh tế của xã hội: Chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa với hai hình thức sở hữu : sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, chưa tìm được những hình thức kinh tế đa dạng để tạo nên sự gắn bó mật thiết sở hữu xã hội với sở 8 hữu cá nhân của người lao động. Đã thế lại xem những hình thức cụ thể của chế độ công hữu theo mô hình Xô Viết mới là "đích thực xã hội chủ nghĩa", nếu làm khác đi là đi chệch khỏi quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội! Vì thế, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trở nên cứng nhắc và trở thành cản trở đối với sự phát triển kinh tế khi lực lượng sản xuất đạt bước phát triển cao hơn; điều đó càng tai hại trong điều kiện kỷ nguyên cách mạng khoa học và công nghệ. Việc đối lập tuyệt đối kinh tế kế hoạch hóa xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường khiến cho kế hoạch hóa trở thành tập trung quan liêu. Từ đó đã hình thành cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu. Hậu quả của cơ chế đó là nhiều động lực phát triển kinh tế và xã hội bị triệt tiêu. Sự trì trệ trong sự phát triển kinh tế làm cho tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội dần dần bị lu mờ và đặt Liên Xô vào thế bất lợi trong cuộc cạnh tranh với siêu cường Mỹ. - Về lĩnh vực chính trị, tinh thần: Hệ thống chính trị của xã hội càng thích ứng với cơ chế kinh tế tập trung, càng trở nên xơ cứng. Quan liêu hóa vốn là nguy cơ của mọi nhà nước; điều này đã được các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học hết sức quan tâm. Nhưng trên thực tế cho đến cuối đời của V.I.Lênin vẫn còn là vấn đề nan giải. V.I.Lênin cảnh báo: Nếu có cái gì đó làm nguy ngập chế độ Xô Viết thì đó là anh chàng quan liêu! Sự lãnh đạo của đảng cộng sản là nguyên tắc quan trọng hàng đầu của nền chính trị vô sản, nhưng lý luận về xây dựng đảng đã không đáp ứng yêu cầu thực tiễn về tổ chức và phương thức lãnh đạo trong điều kiện đảng cầm quyền. Tình trạng "nhà nước hóa" đảng (thiên về mệnh lệnh hành chính) và "đảng hóa" nhà nước (đảng bao biện làm thay) đã xảy ra. Vì vậy, khi bệnh quan liêu của nhà nước càng nặng thì nguy cơ thoái hóa của đảng càng tăng; 9 bởi vì, việc giành các chức vụ trong tổ chức đảng biến thành điều kiện để nắm quyền lực nhà nước. - Về nhân tố con người: V.I.Lênin đã từng chỉ rõ sự quan tâm lợi ích vật chất thiết thân của người lao động là cơ sở bảo đảm thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong trạng thái xã hội có những khiếm khuyết nêu trên, quyền làm chủ của nhân dân đã thiếu bảo đảm vững chắc về cơ sở kinh tế (sở hữu cá nhân đối với tư liệu sản xuất), lại bị hạn chế bởi cơ chế quản lý kinh tế và xã hội của nhà nước quan liêu. Cái nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đã ngày một bị xói mòn. Như vậy, sau một thời gian xây dựng và trưởng thành, yêu cầu cải tổ đối với chủ nghĩa xã hội hiện thực đã trở nên tất yếu và cấp bách. Song, chủ nghĩa chủ quan và duy ý chí đã cản trở quá trình đó. Trong tình hình đó, quy luật khách quan phải "tự mở đường đi cho mình", như Ph.Ăngghen đã cảnh báo, đó là khủng hoảng. Khủng hoảng kinh tế - xã hội không phải hoàn toàn có ý nghĩa tiêu cực; nó buộc con người phải nhận thức và tôn trọng quy luật khách quan. Việc nhận ra và sửa chữa sai lầm lại mở đường cho sự phát triển. Thành công hay thất bại trong việc sửa chữa sai lầm tùy thuộc vào nhân tố chủ quan, trước hết là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Nhưng sự suy yếu về tư tưởng và tổ chức của Đảng Cộng sản Liên Xô khiến cho khuynh hướng cơ hội tiểu tư sản thắng thế, nắm được quyền lãnh đạo cao nhất rồi đưa công cuộc cải tổ đi theo đường lối sai lầm và thảm bại. Như vậy, trong sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, nếu như sự trì trệ của kinh tế là nguyên nhân sâu xa, sự tấn công của chủ nghĩa đế quốc là nguyên nhân bên ngoài, thì sự suy thoái của Đảng Cộng sản là nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu nhất. 10 [...]... 12 Ngay từ đầu, Trung Quốc đã chủ trương cải cách toàn diện Lãnh tụ Trung Quốc Đặng Tiểu Bình người được coi là kiến trúc sư của công cuộc cải cách của Trung Quốc nói : " Cải cách là toàn diện, bao gồm cải cách thể chế kinh tế, cải cách thể chế chính trị và cải cách các lĩnh vực tương ứng khác" Trung Quốc tuy chủ trương cải cách toàn diện, song khi thực hiện phải có trọng điểm tập trung sức lực Trọng... cải cách không chỉ giúp ích cho sự phát triển tiếp theo của Trung Quốc trên con đường tiến vào thế kỷ mới mà còn có giá trị tham khảo bổ ích cho các quốc gia đang có hướng phát triển tương tự 2 Đổi mới và thành công ở Việt Nam * Đặc điểm, nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới ở việt Nam Từ năm 1986, Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước So với công cuộc cải tổ, cải cách và chuyển đổi. .. đó Thế nhưng cải cách thị trường của Trung Quốc đã chứng minh điều ngược lại Ngay từ những ngày đầu, cải cách của Trung Quốc đã cải thiện về kinh tế và cuộc sống cho nhân dân, và cho đến nay vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao" Vì sao lại như vậy, và có thể rút ra được những bài học gì từ "cuộc cách mạng thứ hai" vĩ đại này của người Trung Quốc 1 Cải cách toàn diện, song phải coi trọng cải cách kinh tế... trung sức lực Trọng điểm chính là cải cách thể chế kinh tế Sở dĩ Trung Quốc cải cách thành công vì trong khi cải cách tất cả các lĩnh vực, họ đã kiên trì coi cải cách kinh tế làm trọng điểm Một số quốc gia khác cải cách thất bại, bởi vì cải cách kinh tế chưa có kết quả gì rõ rệt, đã vội vã chuyển trọng điểm sang lĩnh vực khác, làm cho chính trị không ổn định, mà cải cách kinh tế cũng bị buông lỏng,... về đổi mới và giai đoạn áp dụng lý luận đó vào thực tế, mà là quá trình vừa khái quát lý luận từ thực tiễn đổi mới, vừa áp dụng lý luận ấy vào cuộc sống Đổi mới ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến đổi lớn lao, hầu như tất cả các nước đều có sự điều chỉnh chính sách của mình Những kinh nghiệm cải tổ, cải cách của các nước cũng là sự gợi mở cho Việt Nam trong sự tìm tòi con đường đổi. .. các "cú sốc" được tạo ra bởi các chính sách và biện pháp điều chỉnh vĩ mô quá cứng rắn và duy ý chí của bộ máy lãnh đạo "phía trên" như ở một số nước khác Đó là đặc điểm nổi bật của quá trình đổi mới ở Việt Nam Nói một cách khái quát, đặc điểm nổi bật của quá trình đổi mới ở Việt Nam là, vừa có sự sáng tạo của nhân dân ở cơ sở, vừa có sự lãnh đạo từ trên xuống Do vậy, đổi mới ở nước ta đã dẫn đến những... định như thời gian cải cách tương đối dài, tác dụng tiêu cực của thể chế cũ kéo dai dẳng, song cuộc cải cách được thúc đẩy trong điều kiện xã hội tương đối ổn định, tuyệt đại đa số nhân dân được hưởng lợi ích của cải cách Cải cách theo phương thức tiến dần của Trung Quốc thể hiện ở mấy phương diện quan trọng sau : - Sau khi cải cách ở nông thôn thu được những kết quả thực tế mới mở rộng ra thành phố,... việc đổi mới tư duy"(8) * Thành tựu công cuộc đổi mới ở Việt Nam Trên cơ sở đổi mới tư duy lý luận, nhận thức rõ hơn về CNXH và về thời kỳ quá độ lên CNXH, dựa vào những kết quả bước đầu của sự đổi mới từng 20 phần, lắng nghe, tổng kết sáng kiến, kinh nghiệm của nhân dân, của các địa phương và cơ sở, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) đã hoạch định đường lối đổi mới... một cách tiên tiến - Trong mở cửa đối ngoại, mở đầu là xây dựng các đặc khu kinh tế, các thành phố ven biển, sau đó dần dần mở cửa sâu vào nội địa, và đến nay mới hình thành cục diện mở cửa ra mọi hướng, mọi cấp độ 3 Xử lý đúng dắn quan hệ biện chứng giữa cải cách, phát triển và ổn định 15 Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cải cách của Trung Quốc tương đối thành công là trong tiến trình cải. .. tư tưởng cho cán bộ và nhân dân Trung Quốc Đại hội Đảng CSTQ lần thứ XIV lại đề ra "lấy xây dựng kinh tế thị trường XHCN làm mục tiêu của cải cách thể chế kinh tế", cuộc cải cách theo hướng thị trường hoá càng được thúc đẩy nhanh chóng Thể chế kinh tế mới đã có vai trò ưu thế trong vận hành kinh tế 2 Kiên trì sách lược cải cách kiểu tiến dần từng bước - Ngay từ khi mới bắt đầu cải cách, Trung Quốc . ĐỔI MỚI, CẢI CÁCH Ở VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC 1. Đổi mới và thành công ở Trung Quốc. * Chủ nghĩa xã hội đặc sắc trung Quốc. Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, giàu về tài nguyên và dân. Đổi mới và thành công ở Việt Nam. * Đặc điểm, nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới ở việt Nam. Từ năm 1986, Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. So với công cuộc cải tổ, cải. Quốc nói : " Cải cách là toàn diện, bao gồm cải cách thể chế kinh tế, cải cách thể chế chính trị và cải cách các lĩnh vực tương ứng khác". Trung Quốc tuy chủ trương cải cách toàn diện,

Ngày đăng: 29/10/2014, 14:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan