SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG THPT ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 2 MÔN VẬT LÝ 12 NC Thời gian làm bài: 45 phút; (25 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 209 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Hai điểm M và N (MN = 20 cm) trên mặt chất lỏng phát dao động cùng tần số 50 Hz, cùng pha, tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1 m/s. Trên đoạn MN số điểm dao động với biên độ cực tiểu là: A. 18 điểm B. 20 điểm C. 21 điểm D. 19 điểm Câu 2: Hai điểm A và B trên mặt nước phát dao động cùng tần số 15 Hz, cùng biên độ và ngược pha nhau, tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 22,5 cm/s. AB = 9 cm. Trên mặt nước số gợn lồi quan sát được trừ A và B là: A. 13 B. 10 C. 11 D. 12 Câu 3: Một vật dao động điều hòa với phương trình lần lượt là x 1 = 2cos(8πt + π/3) cm và x 2 = 3cos(8πt + π/3) cm. Quãng đường lớn nhất vật đi được trong T/6 s là: A. 2,5 cm B. 1,34 cm C. 5 cm D. 4,33 cm Câu 4: Đối với âm cơ bản và họa âm bậc 2 do cùng một cây đàn phát ra thì A. họa âm bậc 2 có cường độ lớn hơn cường độ âm cơ bản. B. tần số họa âm bậc 2 gấp đôi tần số âm cơ bản. C. độ cao âm bậc 2 gấp đôi độ cao âm cơ bản. D. tốc độ âm cơ bản gấp đôi tốc độ họa âm bậc 2. Câu 5: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai A. trong chất khí và chất lỏng, sóng âm là sóng dọc B. sóng âm truyền trong chất khí chỉ có thể là sóng ngang C. trong chất rắn, sóng âm gồm cả sóng ngang và sóng dọc D. sóng âm là những dao động cơ học lan truyền trong môi trường vật chất Câu 6: Một lò xo treo thẳng đứng đầu dưới treo vật m có khối lượng 250 gam, vật dao động điều hòa với phương trình x = 5cos(20t + π) cm. Chọn trục tọa độ hướng lên trên, lấy g = 10 m/s 2 . Thời gian từ lúc dao động đến khi lò xo không biến dạng lần đầu tiên là: A. 0,105 s B. 0,628 s C. 0,314 s D. 0,209 s Câu 7: Một chiếc ô tô đang chạy lại gần một người đang đứng yên bên đường với tốc độ 72 km/h, phát ra âm có tần số 100 Hz, tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. người đứng bên đường sẽ nghe được âm có tần số A. 94,44 Hz B. 94,11 Hz C. 106,25 Hz D. 105,88 Hz Câu 8: Con lắc đơn có chu kỳ dao động 2s. Nếu tăng chiều dài thêm 21cm thì chu kỳ dao động là 2,2s. chiều dài ban đầu của con lắc là: A. 1 m B. 1,21 m C. 1,79 m D. 2,1 m Câu 9: Một con lắc đơn dài 25 cm, treo vào đầu dưới hòn bi có khối lượng 10g mang điện tích q = 10 -4 C. cho g = 10 m/s 2 . Treo con lắc giữa hai bản kim loại song song thẳng đứng cách nhau 20 cm. đặt hai bản dưới hiệu điện thế một chiều 80 V. Chu kỳ dao động của con lắc với biên độ nhỏ là: A. 0,96 s B. 0,99 s C. 0,86 s D. 0,44 s Câu 10: Hai nguồn phát sóng cùng tần số, cùng pha cách nhau 20 cm, có bước sóng 2 cm. khoảng cách gần nhất giữa điểm dao động cùng pha với trung điểm của hai nguồn thuộc đường trung trực đến nguồn phát sóng là: A. 11 cm B. 21 cm C. 2 11 cm D. 12 cm Trang 1/3 - Mã đề thi 209 Câu 11: Một nguồn âm có công suất phát âm P = 0,1256W. Biết sóng âm phát ra là sóng cầu, cường độ âm chuẩn I 0 = 10 -12 W/m 2 Tại một điểm trên mặt cầu có tâm là nguồn phát âm, bán kính 10m (bỏ qua sự hấp thụ âm) có mức cường độ âm: A. 70dB B. 60dB C. 90dB D. 80 dB Câu 12: Dao động cơ điều hòa đổi chiều khi A. lực tác dụng có độ lớn cực tiểu B. lực tác dụng đổi chiều C. lực tác dụng có độ lớn cực đại D. lực tác dụng bằng không Câu 13: Trong dao động điều hòa chu kỳ của vận tốc bằng: A. chu kỳ gia tốc B. chu kỳ thế năng C. chu kỳ cơ năng D. chu kỳ động năng Câu 14: Trong thí nghiệm với con lắc đơn đã làm, khi thay quả nặng 50g bằng một quả nặng 200g thì: A. tần số của con lắc giảm đi nhiều B. tần số của con lắc hầu như không đổi. C. chu kỳ của con lắc giảm đi rõ rệt D. chu kỳ của con lắc tăng lên rõ rệt Câu 15: Một vật dao động điều hòa với chu kỳ 2s. thời gian ngắn nhất để vật đi từ li độ -A/2 theo chiều hướng về vị trí cân bằng đến li độ A/2 là: A. 1 s B. 4/3 s C. 1/6 s D. 1/3 s Câu 16: Hộp cộng hưởng có tác dụng A. làm tăng tần số âm B. làm giảm độ cao của âm C. làm giảm bớt cường độ âm D. làm tăng cường độ âm Câu 17: Chọn công thức đúng trong các công thức sau (đối với CLLX) A. 2 2 4 . g f l π = ∆ B. 2 2 4 g f l π = ∆ C. 2 . g f l π = ∆ D. 2 g f l π = ∆ Câu 18: Một con lắc lò xo được treo thẳng đứng, đầu dưới được gắn vật m làm lò xo giãn ra 4 cm. cho g = 10 m/s 2 . Chu kỳ dao động của vật là: A. 0,2 s B. 4 s C. 1,27 s D. 0,4 s Câu 19: Hai con lắc đơn dao động với chu kỳ lần lượt là 2s và 2,5s trên hai mặt phẳng song. Tại một thời điểm t 0 hai con lắc cùng qua vị trí cân bằng theo cùng một chiều. thời điểm gần nhất sau đó hai con lắc lại cùng qua vị trí cân bằng theo chiều như tại thời điểm t 0 là: A. 5s B. 20s C. 10s D. 8s Câu 20: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động với biên độ 4 cm, chu kỳ 0,5 s. khối lượng quả nặng 600g, lấy π 2 = 10, g = 10 m/s 2 . Giá trị cực đại của lực đàn hồi tác dụng vào quả nặng. A. 6,56 N B. 2,56 N C. 1,44 N D. 0 N Câu 21: Một sợi dây dài 0,5 m có thể phát ra âm có tần số cơ bản là bao nhiêu nếu tốc độ truyền âm là 340 m/s A. 170 Hz B. 340 Hz C. 680 Hz D. 136 Hz Câu 22: Một vật dao động điều hòa có phương trình x = Acos(ωt + φ). Gọi v và a lần lượt là vận tốc và gia tốc của vật. Hệ thức đúng là: A. 2 2 2 2 4 a A v ω + = ω B. 2 2 2 2 2 v a A + = ω ω C. 2 2 2 2 4 v a A + = ω ω D. 2 2 2 4 2 v a A + = ω ω Câu 23: Khi nói về dao động cưỡng bức, câu nào sau đây sai A. biên độ dao động cưỡng bức tỷ lệ thuận với biên độ ngoại lực và tần số ngoại lực B. trong giai đoạn chuyển tiếp biên độ dao động là lớn nhất C. tần số dao động cưỡng bức bằng tần số ngoại lực D. dao động cưỡng bức là dao động điều hòa Câu 24: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 10cos(4πt + π/3) cm. quãng đường vật đi được từ lúc dao động đến lúc vật đi qua vị trí x = 5 cm lần thứ 2011 là: A. 804,4 m B. 402,1 m C. 402,3 m D. 201,6 m Câu 25: Hai con lắc đơn có chu kỳ dao động lần lượt là T 1 = 2,5 s và T 2 = 2 s. Tính chu kỳ con lắc đơn có chiều dài bằng hiệu chiều dài của hai con lắc trên là: Trang 2/3 - Mã đề thi 209 A. 1,56 s B. 1,5 s C. 0,5 s D. 3,2 s HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 209 . GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG THPT ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 2 MÔN VẬT LÝ 12 NC Th i gian làm b i: 45 phút; (25 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 20 9 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Hai. gần nhất giữa i m dao động cùng pha v i trung i m của hai nguồn thuộc đường trung trực đến nguồn phát sóng là: A. 11 cm B. 21 cm C. 2 11 cm D. 12 cm Trang 1/ 3 - Mã đề thi 20 9 Câu 11 : Một nguồn. đơn có chu kỳ dao động 2s. Nếu tăng chiều d i thêm 21 cm thì chu kỳ dao động là 2, 2s. chiều d i ban đầu của con lắc là: A. 1 m B. 1, 21 m C. 1, 79 m D. 2 ,1 m Câu 9: Một con lắc đơn d i 25 cm, treo