Đề thi hs giỏi Lịch sử 9

4 305 0
Đề thi hs giỏi Lịch sử 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINH * ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN: LỊCH SỬ ( BẢNG A ) Ngày thi: 24/3/2011 Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề) ( Đề thi này có 01 trang ) A.LỊCH SỬ THẾ GIỚI ( 8,0 ĐIỂM) Câu 1: ( 4,5 điểm) Chứng minh rằng: từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, khoa học - kỹ thuật và đối ngoại ? Ý nghĩa của những thành tựu đó ? Câu 2: ( 3,5 điểm) Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau ? Quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu diễn ra như thế nào ? B.LỊCH SỬ VIỆT NAM ( 12,0 ĐIỂM) Câu 3: ( 5,0 điểm) Em hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Câu 4: (5,0 điểm) Nêu những hoạt động yêu nước của tư sản dân tộc từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ? Câu 5: (2,0 điểm) Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng trong kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) được cụ thể hóa ra sao ? Hết ( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ) Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Họ và tên, chữ ký của giám thị số 1: …………………… …………………… …… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINH * KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010 - 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 ( BẢNG A ) NĂM HỌC 2010 - 2011 ( Đề thi chính thức) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 1 (4,5 điểm) 1.Thành tựu: (3,75 điểm) a.Kinh tế : (1,0 điểm) Trong 2 thập niên 50 và 60 của thế kỷ XX, nền kinh tế Xô viết tăng trưởng mạnh mẽ : - Sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,6%. - Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ, chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp toàn thế giới. b.Khoa học - kỹ thuật : (1,5 điểm) - Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. - Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu Phương Đông, đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất; đồng thời cũng là nước dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ. c. Đối ngoại : (1,25 điểm) - Chủ trương duy trì hòa bình thế giới, quan hệ hữu nghị với các nước. - Tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của các dân tộc bị áp bức. - Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới. 2.Ý nghĩa : (0,75 điểm) - Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ. - Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. - Nâng cao đời sống nhân dân 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,75đ 0,75đ 0,5 đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Câu 2 (3,5 điểm) 1.Nguyên nhân dẫn đến sự liên kết khu vực các nước Tây Âu: (1,25 điểm) - Các nước Tây Âu có chung một nền văn minh, kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu có mối quan hệ mật thiết với nhau. - Nhằm mở rộng thị trường, giúp các nước tin cậy nhau hơn, khắc phục những nghi kị, chia rẽ đã xảy ra trong lịch sử. - Các nước đều muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ 2.Quá trình liên kết : ( 2,25 điểm) - Tháng 4 - 1951, “Cộng đồng than, thép Châu Âu” ra đời gồm 6 nước: Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua. - Tháng 3 - 1957, sáu nước trên thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên 0,5đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ tử châu Âu” rồi “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC) - Tháng 7 - 1967, ba cộng đồng trên sáp nhập với nhau thành Cộng đồng châu Âu (EC) . - Tháng 12 - 1991, đổi tên là Liên minh Châu Âu (EU). - Hiện nay, EU là một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới. 0,5đ 0,5đ 0,25đ LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 3 (5,0 điểm) Thái độ chính trị, khả năng cách mạng của các giai cấp : 1.Giai cấp địa chủ phong kiến: (1,0 điểm) - Ngày càng câu kết chặt chẽ với thực dân Pháp, chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, bóc lột, đàn áp nông dân. - Địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước nên tham gia vào phong trào yêu nước khi có điều kiện. 2.Giai cấp tư sản: (1,0 điểm) Phân hóa thành hai bộ phận: - Tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ về chính trị với chúng. - Tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có tinh thần chống đế quốc và phong kiến nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp. 3.Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: (1,0 điểm) - Bị tư bản Pháp chèn ép, bạc đãi, khinh rẻ, đời sống bấp bênh, dễ bị xô đẩy vào con đường phá sản, thất nghiệp. - Bộ phận trí thức, sinh viên, học sinh có điều kiện tiếp xúc với các trào lưu tư tưởng văn hóa tiến bộ bên ngoài nên có tinh thần hăng hái cách mạng và là lực lượng trong quá trình cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta. 4.Giai cấp nông dân: (0,75 điểm) - Chiếm 90% dân số, bị thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề bằng các thủ đoạn sưu cao, thuế nặng, cướp đoạt ruộng đất. - Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng. 5.Giai cấp công nhân: (1,25 điểm) - Ra đời trong thời kì khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp, phát triển nhanh trong thời kì khai thác lần thứ hai cả về số lượng và chất lượng. - Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng: bị ba tầng áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến, tư sản người Việt; có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân; kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc. - Trên cơ sở đó, giai cấp công nhân Việt Nam nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,75đ 0,25đ Câu 4 (5,0 điểm) Những hoạt động yêu nước của tư sản dân tộc từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời : 1.Giai đoạn 1919 - 1925: (1,75 điểm) - Tư sản dân tộc nhân đà làm ăn thuận lợi sau chiến tranh muốn vươn lên giành vị trí khá hơn trong nền kinh tế Việt Nam. 0,25đ - Năm 1919, họ phát động phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá; - Năm 1923, đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp. - Dùng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình. - Thành lập Đảng lập hiến để tập hợp lực lượng đấu tranh 2.Giai đoạn 1926 - 1930: (3,25 điểm) (Thể hiện qua sự thành lập của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái) a.Việt Nam Quốc dân đảng: (1,25 điểm) - Hoàn cảnh: cơ sở hạt nhân là nhà xuất bản Nam Đồng thư xã và ảnh hưởng của chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn (ở Trung Quốc). - Thời gian thành lập: tháng 12- 1927 - Lãnh đạo: tư sản dân tộc, tiêu biểu là Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính. - Địa bàn hoạt động: Bắc Kì. - Mục tiêu của đảng: đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập dân quyền. b.Khởi nghĩa Yên Bái: (2,0 điểm) - Nguyên nhân: sau vụ ám sát trùm mộ phu Ba-danh, thực dân Pháp đàn áp, bắt bớ, phá vỡ nhiều cơ sở đảng các nhân vật còn lại quyết định khởi nghĩa. - Diễn biến: đêm mùng 9-2-1930 khởi nghĩa ở Yên Bái, sau đó là Phú Thọ, Hải Dương, Hà Nội, Thái Bình. - Kết quả: thất bại - Nguyên nhân thất bại: Về khách quan, đế quốc Pháp rất mạnh; về chủ quan: Việt Nam Quốc dân đảng non yếu - Ý nghĩa: cổ vũ lòng yêu nước của nhân dân 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25 đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ Câu 5 (2,0 điểm) Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng được cụ thể hóa: - Kháng chiến toàn dân bởi cuộc kháng chiến này là cuộc kháng chiến do toàn dân tham gia chiến đấu, chủ yếu là lực lượng vũ trang của ba thứ quân ( bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích ). - Kháng chiến toàn diện được thể hiện: Cuộc kháng chiến diễn ra trên các mặt trận ( quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao), nhưng chủ yếu và quyết định là trên mặt trận quân sự. - Trường kì: cuộc kháng chiến lâu dài, vừa đánh giặc, vừa xây dựng phát triển lực lượng. - Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế: dựa vào sức người sức của của chúng ta, không trông chờ ỷ lại vào bên ngoài, nhưng tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Hết * Lưu ý khi chấm: Trong quá trình làm bài, học sinh có thể không trình bày y như đáp án trên mà có cách diễn đạt khác nhưng vẫn đảm bảo chính xác nội dung theo đề bài yêu cầu. Vì vậy tuỳ từng bài cụ thể của thí sinh mà giám khảo chấm và cho điểm linh hoạt. Tổng điểm bài thi: 20 điểm. Phần lẻ tính đến 0,25 điểm, không làm tròn điểm. . QUẢNG NINH * KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010 - 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 ( BẢNG A ) NĂM HỌC 2010 - 2011 ( Đề thi chính thức). GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINH * ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN: LỊCH SỬ ( BẢNG A ) Ngày thi: 24/3/2011 Thời gian làm bài: 150. bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề) ( Đề thi này có 01 trang ) A.LỊCH SỬ THẾ GIỚI ( 8,0 ĐIỂM) Câu 1: ( 4,5 điểm) Chứng minh rằng: từ năm 195 0 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX,

Ngày đăng: 29/10/2014, 01:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan