1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

DE - DAP AN THI THU TN LAN 1 (2010-2011 )

4 278 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 81,14 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TAO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGÔ TRÍ HOÀ KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 1 NĂM 2011 MÔN THI : ĐỊA LÍ - GIÁO DỤC THPT ( Thời gian làm bài : 90 phút, không kể thời gian giao đề ) I . PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 8,0 điểm ) : Câu I ( 3,0 điểm ) : 1/ Trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta, giai đoạn Tiền Cambri có đặc điểm và ý nghĩa như thế nào ? 2/ Trình bày hoạt động gió mùa mùa hạ ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân mùa khác nhau giữa các khu vực. 3/ Chứng minh rằng nước ta là nước đông dân và gia tăng dân số vẫn còn nhanh. Câu II ( 2,0 điểm ) : Cho bảng số liệu về Tình hình sản lượng ngành thuỷ sản ở nước ta giai đoạn 1990 – 2007. ( Đơn vị : nghìn tấn ) Năm 1990 2000 2005 2007 Tổng sản lượng 890,6 2250,5 3474,9 4197,8 Khai thác 728,5 1660,9 1987,9 2074,5 Nuôi trồng 162,1 589,6 1487,0 2123,3 1/ Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển ngành thuỷ sản của nước ta giai đoạn 1990-2007 2/ Nhận xét sự phát triển ngành thuỷ sản của nước ta trong thời gian qua. Câu III ( 3,0 điểm ) : 1/ Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy : Xác định các mỏ khoáng sản lớn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Nêu những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng. 2/ Chứng minh rằng : Sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của vùng Đông Nam Bộ. II . PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN ( 2,0 điểm ) : Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu IVa hoặc câu IVb ). Câu IVa: Theo chương trình Chuẩn. ( 2,0 điểm ) Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy : Kể tên các vùng có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực thuộc loại cao nhất, thấp nhất. Giải thích vì sao Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng trồng nhiều lúa nhất nước ta. Câu IVb: Theo chương trình Nâng cao. ( 2,0 điểm ) Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng gồm những ngành công nghiệp nảo ? Phân tích tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp dệt ở nước ta. ( Thí sinh được mang Atlát Địa lý Việt Nam vào phòng thi ) ===================== Hết ======================= Giám thị không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh Số báo danh Chữ ký của giám thị 1 Chữ ký của giám thị 2 2 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TAO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGÔ TRÍ HOÀ KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 1 NĂM 2011 MÔN THI : ĐỊA LÍ – GIÁO DỤC THPT ( Thời gian làm bài : 90 phút, không kể thời gian giao đề ) ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM I . PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 8,0 điểm ) I (3 điểm) 1/ * Đặc điểm giai đoạn Tiền Cambri : - Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lónh thổ Việt Nam, diễn ra ở nước ta trong suốt thời gian khoảng 2 tỉ năm và kết thúc cách đây 542 triệu năm. - Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay, chủ yếu ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn và Trung Trung Bộ. - Các điều kiện cổ địa lý còn rất sơ khai và đơn điệu, lớp khí quyển ban đầu rất mỏng gồm các chất khí amôniac, điôxit cacbon, nitơ, về sau Ôxi. Các sinh vật còn sơ khai như tảo, động vật thân mềm. * Ý nghĩa: Đây là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ nước ta. 1,0 điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 2/ * Hoạt động của gió mùa mùa Hạ ở nước ta: - Nguồn gốc : Từ các cao áp Nam bán cầu. - Hướng gió : Tây Nam. - Thời gian và tính chất : từ tháng V đến tháng X có 2 luồng gió cùng hướng Tây nam thổi vào nước ta. + Đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập gây mưa cho Nam Bộ và Tây nguyên, khi vượt qua dãy Trường Sơn trở nên khô và nóng. + Vào giữa và cuối mùa hạ: gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh lên, gây mưa lớn cho vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên, kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho cả 2 miền. * Hệ quả: Mang theo mưa, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên vào tháng 5,6,7 có gió Lào khô nóng cho Trung Bộ. 1,25 điểm 0,5 0,5 0,25 3/ Chứng minh rằng nước ta là nước đông dân và gia tăng dân số vẫn còn nhanh. - Theo số liệu thống kê, số dân nước ta là 85,17 triệu người (năm 2007), đứng thứ 3 Đông Nam Á, thứ 13 thế giới. - Dân số còn tăng nhanh đặc biệt là nửa cuối thế kỉ XX, đã dấn đến hiện tượng bùng nổ dân số. - Giai đoạn 2002-2005, gia tăng dân số trung bình vẫn còn ở mức cao 1,32 %. - Mỗi năm dân số nước ta tăng thêm hơn một triệu người. 0,75 điểm 0,25 0,25 0,25 II (2 điểm) 1/ Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển ngành thuỷ sản của nước ta giai đoạn 1990-2007 : - Biểu đồ cột chồng liên tiếp. ( thể hiện cả 2 thành phần và tổng ) - Yêu cầu : Vẽ đẹp, chính xác số liệu, đầy đủ những thông tin trên biểu đồ. 1,0 điểm 2/ Nhận xét và giải thích nguyên nhân sự phát triển của ngành thuỷ sản nước ta trong thời gian qua : * Nhận xét : - Tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta từ 1990 đến 2007 tăng 3307,2 nghìn tấn ( 4,7 lần ) , trong đó : + Sản lượng khai thác thuỷ sản tăng 1346 nghìn tấn ( 2,8 lần ) + Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng 1961,2 nghìn tấn ( 13,1 lần ) 1,0 điểm 0,75 0,25 3 - Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản có tốc độ tăng nhanh hơn đánh bắt thuỷ sản. III (3 điểm) 1/ Xác định các mỏ khoáng sản lớn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Nêu những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng. * Các mỏ khoáng sản lớn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ : - Khu Đông Bắc : + Than : Vùng than Quảng Ninh lớn nhất nước ta, sản lượng khai thác hơn 30 triệu tấn/ năm. + Sắt : Thái Nguyên, Yên Bái. + Thiếc – Bôxit : Cao Bằng. + Kẽm – Chì : Bắc Cạn. + Đồng – Vàng : Lào Cai. + Apatit : Lào Cai : (trữ lượng khoảng 500 triệu tấn, được khai thác để sản xuất phân lân). - Khu Tây Bắc : + Đồng – NiKen : Sơn La. + Đất hiếm : Lai Châu * Những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản : + Thuận lợi: Tập trung nhiều khoáng sản nhất cả nước, khoáng sản đa dạng: có cả khoáng sản nhiên liệu, kim loại, phi kim, vật liệu xây dựng => phát triển được nhiều ngành CN. + Khó khăn: Khoáng sản phân bố không tập trung, quy mô nhỏ, phân bố ở nơi khó khai thác cần có phương tiện hiện đại và chi phí cao. 1,75 điểm ( 0,75 đ ) 0,5 0,25 ( 1,0 đ ) 0,5 0,5 2/ * Chứng minh rằng : Sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của vùng Đông Nam Bộ. - Việc đẩy mạnh khai thác dầu khí, phát triển CN lọc hoá dầu và các ngành dịch vụ dầu khí đã tác động mạnh đến sự phát triển của vùng. Trong CN làm xuất hiện thêm nhiều ngành CN hoá dầu, từ đó thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hoá lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ. - ĐNB đã và đang phát triển mạnh mẽ ngành du lịch biển, với trung tâm Vũng Tàu và các điểm du lịch như Côn Đảo, Long Hải… Du lịch đang từng bước trỏ thành ngành kinh tế quan trọng của vùng. - Việc mở rộng cảng biển, hiện đại hoá hệ thống cảng sông Sài Gòn sẽ tác động mạnh đến các ngành giao thông vận tải, phát triển ngành dịch vụ hàng hải, cơ khí sữa chữa và đóng mới tàu… - Việc khai thác tài nguyên sinh vật biển phát triển đòi hỏi sự hoàn thiện công nghiệp đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản, mở rộng công nghiệp chế biến. => Tóm lại, việc khai thác tổng hợp kinh tế biển ở ĐNB sẽ làm tăng cường thêm sức mạnh kinh tế của vùng, đồng thời tạo ra nhịp điệu tăng trưởng mới cho cả vùng và toàn quốc. 1,25 điểm 0,5 0,25 0,25 0,25 II . PHẦN RIÊNG ( 2,0 điểm ) : Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài . IVa (2 điểm) Kể tên các vùng có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực thuộc loại cao nhất, thấp nhất : * Kể tên … - Các vùng có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực thuộc loại cao nhất (trên 90%) là Đồng bằng Sông Cửu Long và một số tỉnh của Đồng bằng Sông Hồng. - Các vùng có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực thuộc loại thấp nhất (dưới 60 %) là các tỉnh vùng cao của trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, một số tỉnh của Đông Nam Bộ. * Đồng bằng SCL là vùng trồng nhiều lúa nhất vì: - Đây là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta. 1,0 điểm 0,5 0,5 1,0 điểm 4 - Đất đai màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt ven sông Tiền, Sông Hậu. - Khí hậu nóng ẩm quan năm, lượng mưa dồi dào. - Nước: sông Mê Công và hệ thống kênh rạch chằng chịt, đảm bảo nguồn nước tưới. - Người dân có kinh nghiệm trồng lúa. IVb (2 điểm) * Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng gồm những ngành công nghiệp : - Dệt – may , dày – da , giấy , in , văn phòng phẩm. 0,25 điểm * Phân tích tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp dệt ở nước ta : - Dệt là nghề truyền thống có từ lâu đời, sự ra đời nhà máy dệt Nam Định được coi là mốc đầu tiên trong phát triển ngành công nghiệp dệt ở nước ta. - Ngành dệt ở nước ta dựa vào thế mạnh chủ yếu là lao động và thị trường rộng lớn. - Trải qua nhiều thăng trầm đến nay ngành dệt đã có nhiều khởi sắc. Sản phẩm chính của ngành dệt nước ta là vải lụa, sợi, các sản phẩm vải bạt, vải màu, thảm len, sản phẩm dệt kim. - Phân bố : Hầu hết các cơ sở dệt quan trọng phân bố ở thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nam Định, Hải Phòng, Đà Nẵng… 1,75 điểm 0,5 0,25 0,5 0,5 ============= Hết ============= . lần ) , trong đó : + Sản lượng khai thác thu sản tăng 13 46 nghìn tấn ( 2,8 lần ) + Sản lượng nuôi trồng thu sản tăng 19 61, 2 nghìn tấn ( 13 ,1 lần ) 1, 0 điểm 0,75 0,25 3 -. 3474,9 419 7,8 Khai thác 728,5 16 60,9 19 87,9 2074,5 Nuôi trồng 16 2 ,1 589,6 14 87,0 212 3,3 1/ Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển ngành thu sản của nước ta giai đoạn 19 9 0-2 007. NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGÔ TRÍ HOÀ KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 1 NĂM 2 011 MÔN THI : ĐỊA LÍ – GIÁO DỤC THPT ( Thời gian làm bài : 90 phút, không kể thời gian giao đề ) ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Ngày đăng: 28/10/2014, 09:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w