Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
35,58 KB
Nội dung
Du kích Đồng Nai Kính tặng anh Chín Quỳ - người chỉ huy du kích Đồng Nai. Chiến khu Đ có từ thuở ấy Có một anh đồng chí Sau Nam Kỳ khởi nghĩa năm bốn mươi Đưa chi bộ về rừng Đồng Nai Lập chiến khu nuôi chí lớn. Nước ngọt, dân thương, rừng rộng Tiếng súng đêm đêm phá mộng bọn lính, tề Bạn với núi rừng, trái cam, măng le. Đêm lắng nghe gió trời muôn dặm: Thuyền Hít-le chìm đắm. Biển Liên Xô sóng đỏ dâng trào Pháp mở cửa Đông Dương quỳ gối Rước Nhật vào Hơn hai triệu đồng bào chết đói Chi đội vũ trang mới tròn tiểu đội Cơ sở nhân dân chỉ nội huyện Tân Uyên. Phải chống ngụy, tề bố ráp ngày đêm Suất năm năm, hai chính quyền Pháp, Nhật. Ngày đói ăn rau, đêm lo thao thức Mỗi năm thêm nấm mộ giữa rừng: Ba Tôn, Bảy Chiếp, Út Liễng, Tư Mừng Bỗng một chiều sương Gió thu đang tơ vàng lá cám. Động bước chân ai, giật mình rừng thẳm. Anh Giỏi về, người thợ xưởng Ba Son. Lá cờ son Tay anh hé mờ Lệ du kích Đồng Nai thấm vào vải đỏ. Giữa mùa thu mà hoa nở thình lình. Đọc truyền đơn như đọc bức thư tình Từng chữ một đánh vần đến thuộc Chiến khu xanh đêm vui đỏ đuốc Suối mừng reo, tiếng guốc nhịp đều đều. Chợ Tân Uyên bỗng lên giá lụa điều Mua lụa đỏ cũng bị tra, bị đánh. Cờ Việt Minh, ngôi sao năm cánh Như tim vàng ngự giữa lòng son. Cách mạng đến giữa mùa trăng tháng Tám Chiến khu Đ, rừng vắng bóng tưng bừng. Sợi dây thừng thắt bao đạn quanh lưng Áo rách vai, đầu trần, đi khởi nghĩa. Những tròng mắt bừng bừng ánh lửa Gót chân chai giậm vỡ nhựa đường. Cờ đỏ sao vàng Đã ngập trời Nam Bộ: Những đoàn người như thác đổ Tiếng hò reo đất lở nghiêng trời Bọn giặc Nhật rụng rời Quỳ dâng lại Sài Gòn và lục tỉnh Người du kích Đồng Nai gác tòa thị sảnh Ngỡ từ nay hết nghe lạnh rừng sâu. Bắc Sơn 1954 Đường về Xe cũ quá kêu vang trên đường sắt, Núi sầu che, mút mắt núi sầu che. Xe chở lòng hay lòng đã chở xe? Nghe ngóng quá, lòng ơi sao nặng quá! Phải ta cứ ở nhà mơ ước nữa, Đi làm chi mà về với đau thương. Máu đào tuôn, cứ để máu đào tuôn Trên đường ấy để lần sau tránh bước. Ôi đau đớn! Chưa đi đà biết trước: Bước lên đường là tan một giấc mơ. Đi gặp nhau để hết nhớ mong chờ, Tình thú vị chỉ trong thơ qua lại. Đã lỡ bước, nên đến không muốn thấy Nhác trông cây không trái với không chim. Để tìm gì trong bạn chút phần tim Người đã hứa tặng ta từ xa cách. Nào đâu những hoa vàng chào chim khách, Tấm khăn tình phơ phất đón sân ga. Đâu môi duyên cười đón bạn phương xa Và lòng mở, tim run, tay siết chặt? Ta chỉ gặp lạnh lùng trong giếng mắt Trên đường về xe gầm thét kêu thương Ta lặng yên, nén lệ, ngắm mây ngàn. Sài Gòn 1938 Giữ bí mật Bắt được anh du kích Thằng Tây xồm vểnh râu Tuốt dao găm hăm dọa Hỏi dồn dập mấy câu: “Mầy ăn gì để sống, Đánh với ông bấy lâu Chiến khu bị phong tỏa Gạo, cơm hết còn đâu? Mầy ăn gì để sống? Trâu bò chết hết rồi Cầy bừa bị đốt sạch Đập nát hết lúa rồi. Mầy ăn gì để sống? Củ chụp hay củ nần Ăn cái gì là chính Sống được mãi trong rừng. Nói thì ông sẽ thả. Không thì đừng trách trời Dao găm này mổ bụng Cũng lòi ra mà thôi ”. Anh du kích không nói. Răng cắn chặt lấy môi Trước mưa roi đẫm máu Miệng anh cứ như cười. Thằng Tây càng căm tức: “Tao quyết sẽ giết mầy, Khám phá điều bí mật. Mổ bụng mầy rõ ngay. Anh du kích không nói Dao găm rạch dạ dày Thằng Tây trợn mắt trắng. Nhìn mấy mảnh khoai mì! Anh du kích đã chết rồi Đồng bào thương tiếc, cúng xôi mỗi mùa. Bình Định 1953 Hình ảnh Bác Hồ trong lòng Nam Bộ. Nhớ ngày sau kháng chiến. Giữa thành phố Sài Gòn Một chiến sĩ bị thương. Lấy máu mình đang chảy Tô lên tường năm chữ “Thành phố Hồ Chí Minh” Rồi mới đành lòng tắt thở Cuộc kháng chiến bắt đầu từ đó Sử Việt Nam, thêm một trang đỏ anh hùng. “Thành phố Hồ Chí Minh” Một lời thề thiêng liêng Khắc sâu bằng chữ đỏ Trong lòng người Nam Bộ Như máu thắm lòng tim. Giặc phá hủy miếu đình Đốt nhà thờ, trường học Không làm sao đốt được Hình ảnh Bác trong lòng dân Hình ảnh Bác khắp nơi Theo dân đi kháng chiến Khắp bưng biền, rừng thẳm Thờ bên ảnh đức Chúa Trời Bên cạnh Phật Thích Ca Trong ba lô chiến sĩ Trong cặp vở học trò Trong bức tranh họa sĩ Trong vần điệu nhà thơ Giữa cơ quan, đơn vị Sao mắt Bắc sáng ngời Truyền niềm tin, dũng khí. Khẩu hiệu thành tiếng sét Kết thúc những mít tinh “Hồ Chí Minh muôn năm!” Khẩu hiệu thành khúc hát Mẹ ru con giữa rừng. “Hồ Chủ tịch muôn năm!” Quyết thành câu khai báo Khi bị giặc khảo tra. Cũng là lời trăn trối Khi sắp sửa lìa đời. Bao năm trời khói lửa Chỉ mong có mặt ngày Bác vào thăm Nam Bộ. Nước reo vui Đổng Nai. Vinh quanh thay anh thợ sơn Ngày giải phóng Sài Gòn Trèo lên cổng thành phố Tô vàng son năm chữ “Thành phố Hồ Chí Minh”. Hà Nội, 19-02-1960 Lời chim Hỡi Thượng đế, Người ban cho đôi cánh, Con mừng thầm tưởng tránh khỏi trần ai. Cho ăn trái, tưởng khỏi phiền tranh cạnh Với lòng tham vô tận của người đời. Con cứ tưởng: phước trời riêng con hưởng Khi mới bay chập chững dưới chân đồi. Con cứ tưởng: khi tập tành hát xướng Rằng đời chim chỉ để hát ca thôi. Nhưng Đông đến, mùa trời khe khắt quá, Lá hoa rơi trơ trọi nhánh cây ngàn. Mải mê hát khi cây còn quả đỏ Nên bao lần đói lạnh lúc Đông sang! Người ta lại theo con lên núi đỏ. Vào rừng xanh phá ổ, đốn cây cao Họ giành giựt cùng con từng trái nhỏ, Để đem về làm vui miệng cho nhau. Chịu sao nổi nỗi tham tàn nhân loại, Cánh chim non dễ bay thấu tận trời, Trí chim kém dễ gì qua cung bẫy, Lời đau thương nào thấu được tai ai. Đã bao phen con ước mong bay thẳng Đến thiên cung xin đổi số phần con, Xin Thượng Đế cho chim ăn mây trắng Và cho chim lót ổ giữa trăng tròn. Nhưng kiếp này vì yêu thương đã lỡ Nên con đành vương nặng nợ trần ai. Chung số phận cùng con bao thi sĩ Mộng đài trăng gác lại để thương người. Sài Gòn 1945 Nhờ Bà Cô Giặc về lấy miễu Bà Cô Đóng đồn kiểm soát đôi bờ sông xanh. Bắt dân đắp lũy xây thành Giết người ngay giữa sân đình sớm trưa. Đồng bào bàn tán xôn xao: “Bà Cô thiêng lắm, lẽ nào sợ Tây Quân ta muốn đánh bót này Xin bà phò hộ trở tay dễ dàng ”. Xóm trên, xóm dưới luận bàn Trăm mưu, ngàn kế trung đoàn tấn công. Người thì chỉ cách qua sông Đường đi nước bước thuộc lòng từng ly. Người xin mở cửa thép gai Người thề cướp súng cối xay cạnh đình. Buồng thờ chúng nhốt tù binh “Tượng bà, chúng bện bù nhìn gác sông”. Tình hình nắm vững ngoài, trong Trung đoàn quyết định tấn công bất ngờ. Đêm qua súng nổ vang bờ Nhiều người van vái Bà Cô dậy làng. “Lạy bà phù hộ trung đoàn Chiếm đồn giết giặc cho làng nước yên!” Rực trời lửa bốc cháy lên Trẻ già mừng rỡ reo vang đôi bờ: “Nhờ Bà Cô, nhờ Bà Cô!” Nhưng trung đoàn biết là nhờ nhân dân! Trận xong giải thích cả tuần Đồng bào mới chịu chính mình thắng Tây. Chiến khu Đ 1949 Lời chim Hỡi Thượng đế, Người ban cho đôi cánh, Con mừng thầm tưởng tránh khỏi trần ai. Cho ăn trái, tưởng khỏi phiền tranh cạnh Với lòng tham vô tận của người đời. Con cứ tưởng: phước trời riêng con hưởng Khi mới bay chập chững dưới chân đồi. Con cứ tưởng: khi tập tành hát xướng Rằng đời chim chỉ để hát ca thôi. Nhưng Đông đến, mùa trời khe khắt quá, Lá hoa rơi trơ trọi nhánh cây ngàn. Mải mê hát khi cây còn quả đỏ Nên bao lần đói lạnh lúc Đông sang! Người ta lại theo con lên núi đỏ. Vào rừng xanh phá ổ, đốn cây cao Họ giành giựt cùng con từng trái nhỏ, Để đem về làm vui miệng cho nhau. Chịu sao nổi nỗi tham tàn nhân loại, Cánh chim non dễ bay thấu tận trời, Trí chim kém dễ gì qua cung bẫy, Lời đau thương nào thấu được tai ai. Đã bao phen con ước mong bay thẳng Đến thiên cung xin đổi số phần con, Xin Thượng Đế cho chim ăn mây trắng Và cho chim lót ổ giữa trăng tròn. Nhưng kiếp này vì yêu thương đã lỡ Nên con đành vương nặng nợ trần ai. Chung số phận cùng con bao thi sĩ Mộng đài trăng gác lại để thương người. Sài Gòn 1945 Rừng đẹp Rừng đẹp như một bài thơ cổ Cành cao vượn hú Ríu rít tổ chim. Bờ suối đỏ hoa sim Thảm cỏ xanh điểm vàng quả bứa. Đêm trăng một người một ngựa Lỏng cương cho gió ráo mồ hôi. Hội nghị giữa trời Chim, lá cũng góp lời góp ý. Mắc võng cây này qua cây ấy Củi khô lửa cháy ấm đêm đông. Tắm, ăn nước suối một giòng. Chung cho cả ngựa, người, trên, dưới. Củ mì luộc chia đôi chấm muối Mặn bùi tình nghĩa anh em. Cửa mở suốt đêm Doanh trại, nhà dân, cơ quan chính phủ Chung một mái tranh Cởi mở tâm tình Rách lành manh áo che thân Không phân biệt nhân dân, cán bộ. Rồi những chiều nào đó Kháng chiến thành công Giữa cảnh ngựa xe thành phố Gặp lại bạn bè hay với con, với vợ Ngồi kể lại chuyện rừng xanh núi đỏ Tình chiến khu còn đậm mãi ấm chè thơm. Chiến khu Đ - 1951 Sông Đồng Nai Đồng Nai sông nước anh hùng. Nguồn xa, xa tận núi rừng hoang vu. Lệ tiên kết đọng hồ sâu Còn mơ cao rộng nhớ màu gió trăng Xông pha vượt núi băng ngàn, Gặp Là Ngà nghĩa bạn vàng kết đôi Thề: “Dù trắc trở núi đồi Cũng liều sống thác tìm trời tự do ” Đôi lòng nặng chí giang hồ Ngàn thu say bước trở về biển xanh. Đường xa lên thác xuống gành Ruộng đồng lưu luyến thị thành mến ưa. Lệ đời tràn ngập hồn thơ Bao phen lũ hận bẻ bờ đau thương. Gió ngang, thuyền ngược trăm đường Đồng Nai hòa Thái Bình Dương dâng trào. 1940 Mất Tân Uyên Chỉ có mây bay lên trên trời vắng! Đáy sông xanh đâu còn bóng lầu son. Tiếng xe ngựa vang xa trong dĩ vãng Đây tro tàn, gạch nát, ôi tang thương. Nhớ Tân Uyên thuở thanh bình yêu mến Gái nhà quê hợp chợ má hồng tươi Thuyền bốn phương về đây lưu luyến bến Dòng sông xanh êm thắm nhẹ nhàng trôi. Chiến tranh đến chuyển rung trời đất Việt Mẹ lo buồn rười rượi trước ngày mai. Lệnh Nguyễn Bình vừa oai nghiêm, tha thiết: “Đồng bào ơi! Ta quyết chiến phen này!”. Lệnh truyền xuống tiếng reo hò vang dậy, Lửa Tân Uyên cao ngọn đuốc tưng bừng Ra mặt trận chen chân trai lẫn gái Mang trầu cau mẹ bám gót dân quân. Trận Tân Uyên cuối mùa Đông năm ấy Lần đầu tiên giặc Pháp nếm chua cay. Lần đầu tiên đạo viễn chinh lừng lẫy Phải lui về bỏ lại mấy trăm thây. Rồi từ đó Tân Uyên thành chiến địa Máu quân thù tiếp tục chảy không thôi Dòng sông xanh đã nhuộm màu máu tía, Thuyền bến xưa phiêu bạt bốn phương trời. Và từ đó dân Tân Uyên anh dũng Vào chiến khu dựng lại mái lều tranh Quyết kháng chiến cho đến ngày toàn thắng Bóng cờ son in lại đáy sông xanh. Chiến khu Đ 1949 Mẹ Nam con Bắc Mẹ bắt được lá thăm Cầm lo le, bối rối Nhờ cán bộ đọc giùm Tên đứa con bộ đội. “Anh tên Nguyễn Văn Đối Quê quán ở Hưng Yên Sở cao su Thuận Lợi Nhập ngũ cướp chính quyền”. Mẹ mừng rơi nước mắt, Khoe khắp cả xóm làng: Được đứa con người Bắc Chiến sĩ của trung đoàn. Được phép về nhìn mẹ Đối mừng, kể đuôi đầu. Mẹ bảo: “Nói chậm nhé Má nghe chẳng kịp đâu”. Mẹ làm gà hái bưởi Bảo ăn, Đối chối từ Mẹ giận: “Mày chê hả? Tao đánh đòn bây giờ”. “Má có gì ăn nấy Mới là tình mẹ con Ăn xong tao vá áo Mới cho về trung đoàn”. Một hôm đi công tác Đối bị bắt vào đồn. Mẹ thương con đứt ruột Chạy sứt cả da chơn. “Con mày sao người Bắc? Thằng Tây trợn mắt nhìn Mẹ vừa kể vừa khóc Ứớt cả mắt ngụy binh. “Chúng tôi vào Nam Bộ Từ thuở nọ lâu rồi. Con tôi, tôi biết rõ Áo ba lỗ vá vai Nhà tôi nó trồng khoai Bây giờ đang có củ. Cả làng ai cũng rõ Ông hỏi lại mà coi!”. Một ngụy binh người Bắc Đi điều tra việc này Trở về: “Thưa quan sếp Lời bà nói không sai”. Anh Đối được thả ngay Cả làng cười khúc khích. Bỗng hôm nào mẹ chết Vì mảnh đạn ca nông. Chết không chịu nhắm mắt Vì đợi mãi đứa con. Ba ngày anh Đối khóc Đầu quấn chiếc khăn tang Tình mẹ Nam con Bắc Rào rạt lòng trung đoàn. 1953 Giữa năm 1946, ở Biên Hòa có tổ chức phong trào mẹ chiến sĩ. Đồng bào mỗi xã bắt thăm được tên cán bộ hay chiến sĩ nào thì nhận người ấy làm “con kháng chiến” (Ghi chú của tác giả) Đám ma nghèo [...]... trận đã thành thơ Máu quân thù chảy đỏ quê hương yta Còn vần thơ nào hay hơn nữa Bạn dừng ngại vì người thơ mê ngủ Quên cuộc đời,tìm mộng để làm thơ Bạn đừng lo tôi say máu quân thù Quên ghi chép những vần thơ huyền diệu có chiến đấu thơ mới thêm vần điệu Càng hát ca gươm càng sắc bén thêm Nợ kiếm cung nghiên bút biết sao đền Nếu không biết vừa làm thơ, giết giặc gửi lại bạn những vần thơ trên cát Và... nước cướp cả quyền mực giấy Sách chợ đời chưa thấy một vần thơ Thơ yêu nước đọng đáy lòng thi sĩ Như nguồn sâu chờ gặp biển bao la Vì thế, biết bao đêm buồn trở giấc Nhớ vần thơ nhốt giữa lòng thổn thức Nên đêm đêm đành đứng ngắm trời đông Để ánh muôn sao chói cõi lòng! Sài Gòn 1937 Trả lời thơ Lan “ Không đâu em, lòng anh nào đã chết Và nguồn thơ nào đã cạn bao giờ Anh còn đây, còn yêu mến ước mơ Và... lỡ: Bỏ quên ống ngoáy trầu Chiến khu Đ 1947 Mộng làm thơ Chàng chỉ muốn làm thơ bằng máu Trên mây hồng cho gió rải cùng trời Để những người đau khổ khắp nơi nơi Ngừng than thở Và thương nhau khi trông hàng chữ máu Nhưng e rằng chữ biến khi mây tan Câu thơ mình thiên hạ cũng dần quên, Chàng lại muốn, ôi điên cuồng thay thi sĩ Lấp muôn sao nên vần thơ chàng nghĩ Để trên trời ngàn thế kỷ không phai Người... Nam tươi mát Đồng lúa thơm, vườn bưởi đường, cam mật Tiếng trẻ thơ cười hát sân trường, Hồi chuông chùa êm gõ sườn non Mái tranh vàng khói cơm chiều quyến luyến Thuyền dưới bến dập dìu buồm cánh én Xe trên đường lẻng kẻng nhạc ngựa vang Ôi! Tân Uyên quê mẹ đẹp muôn vàn Bắc Sơn 1954 Ngày hội Biên Hòa đã mất Chiến khu Đ cờ vẫn đỏ ngọn cao Du kích Tân Uyên ngày đào đắp chiên hào Đêm tập một, hai vang trường... lẻo chiếc quan tài Người vợ kêu trời khan cả giọng Ẵm con thơ lần bước dưới mưa rơi Sau góa phụ còn hai con trẻ dại Dắt díu nhau, nheo nhóc khóc không thôi Và sau nữa không còn ai nữa hết Bầy chó theo sủa mãi đám ma côi Biên Hòa 1938 Em bé liên lạc Nhà em ở xóm Cây Dâu Trước kia ở đợ giữ trâu cho người Nay em đánh giặc được rồi Một mình bảo đảm thơ từ qua sông Ngày đêm nước lớn, nước ròng Em ôm thân... Uyên quê mẹ đẹp muôn vàn Bắc Sơn 1954 Ngày hội Biên Hòa đã mất Chiến khu Đ cờ vẫn đỏ ngọn cao Du kích Tân Uyên ngày đào đắp chiên hào Đêm tập một, hai vang trường Đất Cuốc Già, trẻ, gái, trai rộn ràng tập hát Tiến quân ca Anh Nguyễn Bình cũng đã về đây Xem địa thế thấy sông dài rừng thẳm Tình quân dân đầm ấm Anh xuống ngựa buộc cương Đồng bào mừng, thầm gọi “ông Trung ương” “Của Bác Hồ gửi cho Nam Bộ”... phảng phất hương sầu riêng Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên Chinh Nam say bước quá xa miền Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm Muốn trở về quê, mơ cảnh tiên Chiến khu Đ 1946 Trong một ghi chép khác, tác giả ghi bài thơ là “Tiễn bạn về Bắc”, viết ở Sài Gòn năm 1940, có thêm một đoạn: Ai đi về Bắc xin thăm hỏi Hồn cũ anh hùng đất Cổ Loa Hoàn Kiếm từ xưa linh quy hỡi Bao giờ mang trả kiếm dân ta Rừng nhớ người đi ... mang nhớ thương Ba thu sầu rụng lá muôn vàn Bốn phương lửa khói tung mù mịt Rừng ngại ngùng cho cánh phượng hoàng 1947 Bên bờ sông xanh Bờ sông xanh hôm nay buộc ngựa Kiếm gối đầu theo gió thổi hồn cao Thơ tôi đây cũng hoa bướm muôn màu Lòng tôi đây ,cũng vui sầu như bạn Tôi cũng biết nhớ thương tơ tưởng Nào chỉ là võ tướng hay thi nhân Tôi là người lăn lóc trên đường trần kông phân biệt lúc mài gươm... Bưng Còng Còn đây Bến Sắn thành công mới rồi Trảng Bom lửa cháy ngập trời Là Ngà xe giặc, tơi bời giữa trưa Còn đây là trận GÒ Dưa Lệnh kèn chưa dứt, giặc thua tan tành Máu thù mã tấu còn tanh Súng còn thơm khói, đôi chân ướt lầy Vết thương Mỹ Quới còn đây Nhăn nheo da ngực khác gì huân chương” Mẹ hôn vết thương con Như lễ gắn huân chương cho mẹ Hôn báng súng như dâu hiền mới cưới Bàn tay gầy, vuốt mãi . Lòng ta say chiến trận đã thành thơ Máu quân thù chảy đỏ quê hương yta Còn vần thơ nào hay hơn nữa Bạn dừng ngại vì người thơ mê ngủ Quên cuộc đời,tìm mộng để làm thơ Bạn đừng lo tôi say máu quân. những vần thơ huyền diệu có chiến đấu thơ mới thêm vần điệu Càng hát ca gươm càng sắc bén thêm Nợ kiếm cung nghiên bút biết sao đền Nếu không biết vừa làm thơ, giết giặc gửi lại bạn những vần thơ trên. mực giấy Sách chợ đời chưa thấy một vần thơ Thơ yêu nước đọng đáy lòng thi sĩ Như nguồn sâu chờ gặp biển bao la. Vì thế, biết bao đêm buồn trở giấc Nhớ vần thơ nhốt giữa lòng thổn thức Nên đêm đêm