1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TOAN4-T11-CHUAN

13 89 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tuần 11 Ngày dạy:2/11/2009 NHÂN VỚI 10, 100, 1000, CHIA CHO 10, 100, 1000, I.Mục đích, yêu cầu: Giúp HS: - Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, … - Biết cách thực hiện chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, … cho 10, 100, 1000, … - Áp dụng phép nhân số tự nhiên với 10, 100, 1000, … chia các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, … cho 10, 100, 1000, … để tính nhanh. II. Đồ dùng dạy - học III. Hoạt động Dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 2. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết 50. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: - Trong giờ học này các em sẽ biết cách nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, … và chia các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, … cho 10, 100, 1000, … b.Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 10, chia số tròn chục cho 10 : * Nhân một số với 10 -GV viết lên bảng phép tính 35 x 10. -GV hỏi: Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân, bạn nào cho biết 35 x 10 bằng gì ? -10 còn gọi là mấy chục ? -Vậy 10 x 35 = 1 chục x 35. -GV hỏi: 1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu ? -35 chục là bao nhiêu ? -Vậy 10 x 35 = 35 x 10 = 350. -Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10 ? -Vậy khi nhân một số với 10 chúng ta có thể viết ngay kết quả của phép tính như thế nào ? -Hãy thực hiện: 12 x 10 78 x 10 457 x 10 7891 x 10 -2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV. -HS nghe. -HS đọc phép tính. -HS nếu: 35 x 10 = 10 x 35 -Là 1 chục. -Bằng 35 chục. -Là 350. -Kết quả của phép tính nhân 35 x 10 chính là thừa số thứ nhất 35 thêm một chữ số 0 vào bên phải. -Khi nhân một số với 10 ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó. -HS nhẩm và nêu: 12 x 10 = 120 78 x 10 = 780 457 x 10 = 4570 7891 x 10 = 78 910 * Chia số tròn chục cho 10 -GV viết lên bảng phép tính 350 : 10 và yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép tính. -GV: Ta có 35 x 10 = 350, Vậy khi lấy tích chia cho một thừa số thì kết quả sẽ là gì? -Vậy 350 chia cho 10 bằng bao nhiêu ? -Có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia 350 : 10 = 35 ? -Vậy khi chia số tròn chục cho 10 ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào ? -Hãy thực hiện: 70 : 10 140 : 10 2 170 : 10 7 800 : 10 c.Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 100, 1000, … chia số tròn trăm, tròn chục, tròn nghìn, … cho 100, 1000, … : -GV hướng dẫn HS tương tự như nhân một số tự nhiên với 10, chia một số tròn trăm, tròn nghìn, … cho 100, 1000, … d.Kết luận : -GV hỏi: Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, … ta có thể viết ngay kết quả của phép nhân như thế nào ? -Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, … cho 10, 100, 1000, … ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào? e.Luyện tập, thực hành : Bài 1 -GV yêu cầu HS tự viết kết quả của các phép tính trong bài, sau đó nối tiếp nhau đọc kết quả trước lớp. Bài 2 -GV viết lên bảng 300 kg = … tạ và yêu cầu HS thực hiện phép đổi. -GV yêu cầu HS nêu cách làm của mình, sau đó lần lượt hướng dẫn HS lại các bước đổi như SGK: +100 kg bằng bao nhiêu tạ ? +Muốn đổi 300 kg thành tạ ta nhẩm 300 : 100 = 3 tạ. Vậy 300 kg = 3 tạ. -GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại -HS suy nghĩ. -Là thừa số còn lại. -HS nêu 350 : 10 = 35. -Thương chính là số bị chia xóa đi một chữ số 0 ở bên phải. -Ta chỉ việc bỏ đi một chữ số 0 ở bên phải số đó. -HS nhẩm và nêu: 70 : 10 = 7 140 : 10 = 14 2 170 : 10 = 217 7 800 : 10 = 780 -Ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba, … chữ số 0 vào bên phải số đó. -Ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, ba, … chữ số 0 ở bên phải số đó. -Làm bài vào VBT, sau đó mỗi HS nêu kết quả của một phép tính, đọc từ đầu cho đến hết. -HS nêu: 300 kg = 3 tạ. +100 kg = 1 tạ. của bài. -GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách đổi của mình. -GV nhận xét và cho điểm HS. 4.Củng cố- Dặn dò: -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. 70 kg = 7 yến 120 tạ = 12 tấn 800 kg = 8 tạ 5000 kg = 5 tấn 300 tạ = 30 tấn 4000 g = 4 kg -HS nêu tương tự như bài mẫu. Ví dụ 5000 kg = … tấn Ta có: 1000 kg = 1 tấn 5000 : 1000 = 5 Vậy 5000 kg = 5 tấn -HS. Ngày dạy: 3/11/2009 TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN I.Mục tiêu: Giúp HS :-Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân. -Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân để tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất. II. Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ kẻ sẵn bảng số có nội dung như sau: a b c (a x b ) x c a x (b x c) 3 4 5 5 2 3 4 6 2 III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2.KTBC: -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 51.đồng thời kiểm tra VBT ở nhà của một số HS khác. -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: -GV: nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng. b.Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân: * So sánh giá trị của các biểu thức -GV viết lên bảng biểu thức: (2 x 3) x 4 và 2 x (3 x 4) -2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. -HS nghe. -HS tính và so sánh: (2 x 3) x 4 = 6 x 4 = 24 GV yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức, rồi so sánh giá trị của hai biểu thức này với nhau. -GV làm tương tự với các cặp biểu thức khác: (5 x 2) x 4 và 5 x (2 x 4) (4 x 5) và 4 x (5 x 6) * Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân -GV treo lên bảng bảng số như đã giới thiệu ở phần đồ dùng dạy học. -GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức (a x b) x c và a x (b x c) để điền vào bảng. -GV: Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a x b) x c với giá trị của biểu thức a x (b x c) khi a = 3, b = 4, c = 5 ? -GV: Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a x b) x c với giá trị của biểu thức a x (b x c) khi a = 5, b = 2, c = 3 ? -GV: Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a x b) x c với giá trị của biểu thức a x (b x c) khi a = 4, b = 6, c = 2 ? -Vậy giá trị của biểu thức (a x b) x c luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức a x (b x c) ? -Ta có thể viết: (a x b) x c = a x (b x c). -GV vừa chỉ bảng vừa nêu: * (a x b) được gọi là một tích hai thừa số, biểu thức (a x b) x c có dạng là một tích hai thừa số nhân với số thứ ba, số thứ ba ở đây là c. * Xét biểu thức a x (b x c) thì ta thấy a là số thứ nhất của tích (a x b), còn (b x c) là tích của số thứ hai và số thứ ba trong biểu thức (a x b) x c. * Vậy khi thực hiện nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba. -GV yêu cầu HS nêu lại kết luận, đồng thời ghi kết luận và công thức về tính chất kết hợp của phép nhân lên bảng. Và 2 x (3 x 4) = 2 x 12 = 24 Vậy (2 x 3) x 4 = 2 x (3 x 4) -HS tính giá trị của các biểu thức và nêu: (5 x 2) x 4 = 5 x (2 x 4) (4 x 5) x 6 = 4 x (5 x 6) -HS đọc bảng số. -3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính ở một dòng để hoàn thành bảng như sau: -Giá trị của hai biểu thức đều bằng 60. -Giá trị của hai biểu thức đều bằng 30. -Giá trị của hai biểu thức đều bằng 48. -Giá trị của biểu thức (a x b) x c luôn bằng giá trị của biểu thức a x (b x c). -HS đọc: (a x b) x c = a x (b x c). -HS nghe giảng. a b c (a x b ) x c c.Luyện tập, thực hành : Bài 1 -GV viết lên bảng biểu thức: 2 x 5 x 4 -GV hỏi: Biểu thức có dạng là tích của mấy số ? -Có những cách nào để tính giá trị của biểu thức ? -GV yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức theo hai cách. -GV nhận xét và nêu cách làm đúng, sau đó yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại của bài. Bài 2 -GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? -GV viết lên bảng biểu thức: 13 x 5 x 2 -Hãy tính giá trị của biểu thức trên theo hai cách. -GV hỏi: Theo em, trong hai cách làm trên, cách nào thuận tiện hơn, Vì sao ? -GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài. -GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 3 -GV gọi một HS đọc đề bài toán. -Bài toán cho ta biết những gì ? -Bài toán hỏi gì ? -GV yêu cầu HS suy nghĩ và giải bài toán bằng hai cách. -GV chữa bài, sau đó nêu: Số học sinh của -HS đọc biểu thức. -Có dạng là tích có ba số. -Có hai cách: +Lấy tích của số thứ nhất và số thứ hai nhân với số thứ ba. +Lấy số thứ nhất nhân với tích của số thứ hai và số thứ ba. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. -HS làm bài vào VBT, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. -Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất. -HS đọc biểu thức. -2 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện theo một cách: 13 x 5 x 2 = (13 x 5) x 2 = 65 x 2 = 130 13 x 5 x 2 = 13 x (5 x 2) = 13 x 10 = 130 -Trong hai cách trên cách thứ hai thuận tiện hơn vì khi tính theo cách này ở các bước nhân thứ hai chúng ta thực hiện nhân với 10, kết quả chính bằng tích của lần nhân thứ nhất thêm một chữ số 0 vào bên phải. -3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. -HS đọc. -Có 8 lớp, mỗi lớp có 15 bộ bàn ghế, mỗi bộ bàn ghế có 2 học sinh. -Số học sinh của trường. -2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Bài giải Bài giải Số bộ bàn ghế có tất cả là: Số học sinh của mỗi lớp là: 15 x 8 = 120 (bộ) 2 x 15 = 30 (học sinh) Số học sinh có tất cả là: Số học sinh trường đó có là: 2 x 120 = 240 (hoc sinh) 30 x 8 = 240 (học sinh) trường đó chính là giá trị của biểu thức 8 x 15 x 2, có hai cách tính giá trị của biểu thức này và đó chính là hai cách giải bài toán như trên. 4.Củng cố- Dặn dò: -GV tổng kết giờ học. -Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. -HS. Ngày dạy: 4/11/2009 NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0 I.Mục tiêu: Giúp HS: -Biết cách thực hiện phép nhân với các số có tận cùng là chữ số 0. -Áp dụng phép nhân với số tận cùng là chữ số 0 để giải các bài toán tính nhanh, tính nhẩm. II. Đồ dùng dạy học : III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2.KTBC: -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết 52, đồng thời kiểm tra vở của một số HS khác. -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: -Trong giờ học này các em học cách thực hiện phép nhân với số tận cùng là chữ số 0. b.Hướng dẫn nhân với số tận cùng là chữ số 0 : * Phép nhân 1324 x 20 -GV viết lên bảng phép tính 1324 x 20. -GV hỏi: 20 có chữ số tận cùng là mấy ? -20 bằng 2 nhân mấy ? -Vậy ta có thể viết: 1324 x 20 = 1324 x (2 x 10) -Hãy tính giá trị của 1324 x (2 x 10) -Vậy 1324 x 20 bằng bao nhiêu ? -GV hỏi: 2648 là tích của các số nào ? -Nhận xét gì về số 2648 và 26480 ? -Số 20 có mấy chữ số 0 ở tận cùng ? -2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. -HS đọc phép tính. -Là 0. -20 = 2 x 10 = 10 x 2. -1 HS lên bảng tính, HS cả lớp thực hiện vào giấy nháp: 1324 x (2 x 10) = (1324 x 2) x 10 = 2648 x 10 = 26480 -1324 x 20 = 26480. -2648 là tích của 1324 x 2. -26480 chính là 2648 thêm một chữ số 0 vào bên phải. -Có một chữ số 0 ở tận cùng. -Vậy khi thực hiện nhân 1324 x 20 chúng ta chỉ thực hiện 1324 x 2 rồi viết thêm một chữ số 0 vào bên phải tích 1324 x 2. -GV: Hãy đặt tính và thực hiện tính 1324 x 20. -GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép nhân của mình. -GV yêu cầu HS thực hiện tính: 123 x 30 4578 x 40 5463 x 50 -GV nhận xét. * Phép nhân 230 x 70 -GV viết lên bảng phép nhân 230 x 70. -GV yêu cầu: Hãy tách số 230 thành tích của một số nhân với 10. -GV yêu cầu HS tách tiếp số 70 thành tích của một số nhân với 10. -Vậy ta có: 230 x 70 = (23 x 10) x (7 x 10) -GV: Hãy áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân để tính giá trị của biểu thức (23 x 10) x (7 x 10). -GV: 161 là tích của các số nào ? -Nhận xét gì về số 161 và 16100 ? -Số 230 có mấy chữ số 0 tận cùng ? -Số 70 có mấy chữ số 0 tận cùng ? -Vậy cả hai thừa số của phép nhân 230 x 70 có tất cả mấy chữ số 0 ở tận cùng ? -Vậy khi thực hiện nhân 230 x 70 chúng ta chỉ việc thực hiện 23 x 7 rồi viết thêm hai chữ số 0 vào bên phải tích 23 x 7. -GV: Hãy đặt tính và thực hiện tính 230 x 70. -GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép nhân của mình. -GV yêu cầu HS thực hiện tính: 1280 x 30 4590 x 40 2463 x 50 c.Luyện tập, thực hành : Bài 1 -HS nghe giảng. -1 HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp làm vào giấy nháp. -HS nêu: Nhân 1324 với 2, được 2648. Viết thêm một chữ số 0 vào bên phải 2648 được 26480. -3 HS lên bảng đặt tính và tính, sau đó nêu cách tính như với 1324 x 20. -HS đọc phép nhân. -HS nêu: 230 = 23 x 10. -HS nêu: 70 = 7 x 10. -1 HS lên bảng tính, HS cả lớp làm vào giấy nháp: (23 x 10) x (7 x 10) = (23 x 7)x (10 x 10) = 161 x 100 = 16100 -161 là tích của 23 x 7 -16100 chính là 161 thêm hai chữ số 0 vào bên phải. -Có một chữ số 0 ở tận cùng. -Có một chữ số 0 ở tận cùng. -Có hai chữ số 0 ở tận cùng. -HS nghe giảng. -1 HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp làm vào giấy nháp. -HS nêu: Nhân 23 với 7, được 161. Viết thêm hai chữ số 0 vào bên phải 161 được 16100. -3 HS lên bảng đặt tính và tính, sau đó nêu cách tính như với 230 x 70. -GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó nêu cách tính. Bài 2 -GV khuyến khích HS tính nhẩm, không đặt tính. Bài 3 -GV gọi HS đọc đề bài. -Bài toán hỏi gì ? -Muốn biết có tất cả bao nhiêu ki-lô-gam gạo và ngô, chúng ta phải tính được gì ? -GV yêu cầu HS làm baì. -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4 -GV yêu cầu HS đọc đề bài. -GV yêu cầu HS tự làm bài. -GV nhận xét và cho điểm HS. 4.Củng cố- Dặn dò: -GV tổng kết giờ học. -Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. -3 HS lên bảng làm bài và nêu cách tính, HS dưới lớp làm bài vào vở. -HS đọc. -Tổng số kí-lô-gam gạo và ngô. -Tính được số kí-lô-gam ngô, số kí-lô- gam gạo mà xe ô tô đó chở. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. -HS đọc. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Bài giải Chiều dài tấm kính là: 30 x 2 = 60 (cm) Diện tích của tấm kính là: 66 x 30 = 1800 (cm 2 ) Đáp số: 1800 cm 2 -HS. Ngày dạy: 5/11/2009 ĐỀ - XI - MÉT VUÔNG I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS: - Biết dm 2 là đơn vị đo diện tích của hình vuông. - Biết đọc, viết dúng các số đo diện tích theo đơn vị đề-xi-mét vuông. - Biết được 1dm 2 = 100 cm 2 . bước đầu biết chuyển đổi từ m 2 sang dm 2 , cm 2 . - HS khá, giỏi làm bài tập 4, 5. - HS có ý thức học tốt toán, vận dụng trong thực tiễn. II. Đồ dùng dạy - học: - GV vẽ sẵn trên bảng hình vuông có diện tích 1dm 2 được chia thành 100 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông có diện tích là 1cm 2 . - HS chuẩn bị thước và giấy có kẻ ô vuông 1cm x 1cm. III. Hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới : - 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. a.Giới thiệu bài: - ghi đề b.Ôn tập về xăng-ti-mét vuông : - GV: Vẽ một hình vuông có diện tích là 1cm 2 . - GV hỏi: 1cm 2 là diện tích của hình vuông có cạnh là bao nhiêu xăng-ti-mét ? c.Giới thiệu đề-xi-mét vuông (dm 2 ) * Giới thiệu đề-xi-mét vuông - GV treo hình vuông có diện tích là 1dm 2 lên: Để đo diện tích các hình người ta còn dùng đơn vị là đề-xi-mét vuông. - Hình vuông trên bảng có diện tích là 1dm 2 . - GV yêu cầu HS thực hiện đo cạnh của hình vuông. - GV: Vậy 1dm 2 chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dm. - GV: Xăng-ti-mét vuông viết kí hiệu như thế nào ? - GV: Dựa vào cách kí hiệu xăng-ti-mét vuông, nêu cách kí hiệu đề-xi-mét vuông ? - GV: Đề-xi-mét vuông viết kí hiệu là dm 2 . - GV viết: 2cm 2 , 3dm 2 , 24dm 2 và yêu cầu HS đọc các số đo trên. * Mối quan hệ giữa xăng-ti-mét vuông và đề-xi-mét vuông - GV: Hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 10cm. -10cm bằng bao nhiêu đề-xi-mét ? -Vậy hình vuông cạnh 10cm có diện tích bằng diện tích hình vuông cạnh 1dm. - Hình vuông cạnh 10cm có diện tích là bao nhiêu ? - Hình vuông có cạnh 1dm có diện tích là bao nhiêu ? - Vậy 100cm 2 = 1dm 2 . - GV yêu cầu HS vẽ hình vuông có diện tích 1dm 2 . c.Luyện tập, thực hành : Bài 1 - GV viết các số đo diện tích có trong đề bài và một số các số đo khác Bài 2 - GV lần lượt đọc các số đo diện tích có trong bài và các số đo khác, yêu cầu HS viết theo đúng thứ tự đọc. - HS nghe. - HS vẽ ra giấy kẻ ô. - HS: 1cm 2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm. - Cạnh của hình vuông là 1dm. - Là cm 2 . - Là kí hiệu của đề-xi-mét viết thêm số 2 vào phía trên, bên phải (dm 2 ). - Một số HS đọc trước lớp. - HS tính và nêu: 10cm x 10cm = 100cm 2 -10cm = 1dm. - Là 100cm 2 . - Là 1dm 2 . - HS đọc: 100cm 2 = 1dm 2 . - HS vẽ vào giấy có kẻ sẵn các ô vuông 1cm x 1cm. - HS thực hành đọc các số đo diện tích có đơn vị là đề-xi-mét vuông. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - HS nhận xét bài làm trên bảng của - GV chữa bài. Bài 3 - GV yêu cầu HS tự điền cột đầu tiên trong bài. - GV viết lên bảng: 48dm 2 = … cm 2 - GV yêu cầu HS điền số thích hợp vào chỗ trống. - GV hỏi: Vì sao em điền được 48dm 2 = 4800cm 2 ? - GV nhắc lại cách đổi trên - GV viết tiếp lên bảng: 2000cm 2 = … dm 2 - GV yêu cầu HS suy nghĩ để tìm số thích hợp điền vào chỗ trống. - GV hỏi: Vì sao em điền được: 2000cm 2 = 20dm 2 - GV nhắc lại cách đổi - GV yêu cầu HS tự làm phần còn lại của bài. Bài 4 HS khá, giỏi làm - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Muốn điền dấu đúng, chúng ta phải làm như thế nào ? - GV viết lên bảng: 210cm 2 … 2dm 2 10cm 2 - GV yêu cầu HS điền dấu và giải thích cách điền dấu của mình. - GV yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại. Khi chữa bài GV yêu cầu HS giải thích cách điền dấu của mình. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 5 HS khá, giỏi làm - GV yêu cầu HS tính diện tích của từng hình, sau đó ghi Đ (đúng), S (sai) vào từng ô trống. - GV nhận xét và cho điểm HS. bạn và đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. - HS tự điền vào vở: 1dm 2 =100cm 2 100cm 2 = 1dm 2 - HS điền: 48 dm 2 = 4800 cm 2 - HS nêu: Ta có 1dm 2 = 100cm 2 Nhẩm 48 x 100 = 4800 Vậy 48dm 2 = 4800cm 2 - HS nghe giảng. - HS điền: 2000cm 2 = 20dm 2 - HS nêu: Ta có 100cm 2 = 1dm 2 Nhẩm 2000 : 100 = 20 Vậy 2000cm 2 = 20dm 2 - HS nghe giảng. - HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu <, >, = vào chỗ chấm. - Phải đổi các số đo về cùng đơn vị, sau đó so sánh chúng với nhau. - HS nêu: 2dm 2 10cm 2 = 210dm 2 (vì 2dm 2 = 200cm 2 ; 200cm 2 + 10cm 2 = 210cm 2 ) -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - HS tính: Diện tích hình vuông là: 1 x 1 = 1 (dm 2 ) Diện tích hình chữ nhật là: 20 x 5 = 100 (cm 2 ) 1dm 2 = 100cm 2

Ngày đăng: 27/10/2014, 23:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w