Bình Dương là tỉnh ở phía Tây khu vực Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Bình Phước, phía Nam và phía Tây Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp Tây Ninh, phía Đông giáp Đồng Nai. Tỉnh lị của Bình Dương hiện nay là thị xã Thủ Dầu Một, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km. Bình Dương nằm trên vĩ độ 110o52’ đến 120o18’ Bắc và trên kinh độ từ 106o45’ đến 107o 67’30”.
Trang 1Lê Hải Lâm
Võ Dương Lâm
ĐỊA CHẤT VIỆT NAM
ĐỀ TÀI:
ĐỊA CHẤT BÌNH DƯƠNG
Trang 2Bình Dương là tỉnh ở phía Tây khu vực Đông
Nam Bộ, phía Bắc giáp Bình Phước, phía Nam
và phía Tây Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp Tây Ninh, phía Đông giáp Đồng Nai Tỉnh lị của Bình Dương hiện nay là thị xã Thủ Dầu Một, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km Bình Dương nằm trên vĩ độ 110o52’ đến 120o18’ Bắc và trên kinh độ từ 106o45’ đến 107o 67’30”
Trang 3 Diện tích tự nhiên 2681,01km² (chiếm 0,83% diện tích cả nước và xếp thứ 42/64 về diện tích tự nhiên)
nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế đất bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc phổ biến là những dãi đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ cao trung bình 20 – 25m so với mặt biển, độ dốc 2 – 5º và
độ chịu nén 2kg/cm² Đặc biệt có một vài đồi núi thấp nhô lên giữa địa hình bằng phẳng như núi Châu Thới (Dĩ An) cao 82m và ba ngọn núi thuộc huyện Dầu Tiếng là núi Ông cao 284,6m, núi La Tha cao 198m và núi Cậu cao 155m.
Trang 4Từ phía Nam lên phía Bắc, theo độ cao được chia
ra 3 vùng địa hìnhnhư sau:
Vùng thung lũng bãi bồi, phân bố dọc theo các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé Đây là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, cao trung bình 6 – 10m
Vùng địa hình bằng phẳng, nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi, địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc 3 – 12º, cao trung bình từ 10 – 30m
Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu, nằm trên các nền phù sa cổ, chủ yếu là các đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc 5 – 12º, độ cao phổ biến từ 30 – 60m
Trang 5 Các nhà thổ nhưỡng đã tìm thấy ở Bình Dương 7 loại đất khác nhau, nhưng chủ yếu là đất xám và đất đỏ vàng (chiếm 76,5% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh) Đây là hai loại đất rất thích hợp với các loại cây lâu năm và cây ăn quả.
Với địa hình trung bình từ 6 – 60m, nên chất lượng
và cấu trúc đất Bình Dương không chỉ thích hợp với các loại cây trồng mà còn rất thuận lợi đối với việc xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các khu công nghiệp.
Trang 6Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có nhiều sông lớn chảy qua, nhưng quan trọng nhất là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai Sông Đồng Nai là một trong những sông lớn của Việt Nam, có tổng chiều dài 450km, trong đó chảy qua Bình Dương 84km.
Trang 7 Hệ tầng Bửu Long(T 2abl)
Hệ tầng Châu Thới(T 2 act)
Hệ tầng Củ Chi, trầm tích sông( aQIII 3 cc)
Holoxen hạ - trung, trầm tích sông aQIV 1-2
Trang 8Hệ tầng lộ ra ở Châu Thới chỉ ở tập 1.
Tập 1:Cuội tảng kết vói thành phần cuội tảng có diorite,
plagioclagranit biotit, ryolit ryodacit porphyry, đá sừng
thạch anh fenpath gnies, silic, đá phiến thạch anh mica, đá hoa…
Tập 2:Cát kết ackos hạt vừa đến có chứa nhiều mảnh dăm là tufl của phun trào felsit.
Trang 9 Hệ tầng Châu Thới thoạt tiên được mô tả với mặt cắt gồm 3
phần:cuội-tảng kết ở dưới, cát kết arkos ở giữa, đá phiến bột kết ở trên.Nay các trầm tích thô thuộc trầm tích thô thuộc phần dưới và giữa được tách ra thành hệ Bửu Long, hệ tầng Châu Thới chỉ còn phần trầm tích nhỏ hạt ở trên.
Tại đồi Châu thới, hệ tầng nằm chỉnh hợp trên các lớp cát kết arkos của hệ tầng Bửu Long Mặt cắt của hệ tầng gồm các lớp sét kết,sét- bột kết, bột kết và cát bột kết màu xám đen, phân lớp mỏng xen kẽ nhau, có lớp chứa vôi dày 160m.
Trang 10Lộ chủ yếu ở phần thấp Núi Ông
Mặt cắt chủ yếu gồm cát kết đa khoáng
màu xám, trắng, nâu đỏ,bột kết đỏ,và silic trắng.
Trang 11 Hệ tầng Đăk Bùng được thành lập trong quá trình hiệu đính loạt các tờ bản đố địa chất 1:200 000 miền Nam Việt Nam, trên cơ sở tách ra phần hạt thô ở dưới của hệ tầng Đray Linh nằm trên.Hệ tầng được xem như phần thấp nhất của loạt Bản Đôn.
Thành phần chủ yếu là cuội kết và cát kết.Hệ tầng Đăk Bùng đã được xếp vào hệ tầng thấp nhất của Jura hạ.
Trang 12Hệ tầng Đray Linh là một phần của loạt trầm tích Jura hạ-trung Mặt cắt chuẩn của hệ tầng được
nghiên cứu ở chân thác Dray Linh thuộc tỉnh Đak Lăk, hệ tầng lộ ra thành các dảy hẹp nằm dưới các lớp phủ trầm tích và phun trào Kainozon ở hạ lưu sông Bé và song Đồng Nai.
Trang 13 Các trầm tích lục địa màu đỏ được xếp vào
hệ tầng Đăk Rium có thé nằm thoải và chỉ
lộ ra hạn chế ở thung lũng s ô ng Buông, ở gần chân núi Châu Thới Chúng ta còn gặp trong các lỗ khoan ở vùng Bến Cát.
Hệ tầng Đắk Rium ở đây chưa thấy được
phần dưới và chỉ gồm có bột sét, sét bột
kết màu đỏ, phân lớp dày hoặc dạng
khối.Về phía trên, hệ tầng Đăk Rium bị các trầm tích và bazan Kainozoi phủ lên.
Trang 14Trên vùng đo vẽ, hệ tầng Bà Miêu lô khá rộng rãi trên mặt ở các gò đồi sót(vùng xóm Bà Miêu, Thủ Đức), dạng sườn xâm thực(Tân Ba, Tân Uyên, Bến Cát, Rạch Sơn, thị xã Thủ Dầu Một, đoạn Phước Tân-Long Thành) Ngoài ra chúng còn gặp hầu hết trong các lổ khoan ở những độ sâu khác nhau.
Bao gồm 2 tập từ dưới lên như sau:
-Tập 1:cuội, sạn cát,từ thô đến trung bình,chọn lọc kém
-Tập 2 :cát bồn lẫn sạn sỏi,các lớp sét màu nâu vàng
Bề dày chung chủa hệ tầng Bà Miêu thay đổi từ 10 đến 90m.
Trang 15 Mặt cắt chi tiết được đo vẽ tại vùng Đất Cuốc, Tân Uyên tỉnh Bình Dương.Hệ tầng Đất Cuốc phân bố dạng dải hẹp(rộng 3-8 km) kéo dài theo phương tây bắc – đông nam, từ bắc Bến Cát đến Hố Nai với bề mặt địa hình khá bằng phẳng, hơi nghiêng về phía tây nam, nằm ở độ cao 40-50m (tương đương bậc thềm III).
Trang 16Hệ tầng bao gồm: dưới là cát, cuội, sỏi đá khoáng chuyển lên cát, bột, sét kaolin chứa ít mảnh tetit
nguyên dạng.Bề dày trầm tích thay đổi 4-40m.Tại Đất Cuốc, Tân Uyên thấy hệ tầng nằm trên bề mặt phong hóa phát triển trong các đá phiến sét, bột kết, cát kết thuộc hệ tầng Đray Linh(J 1 đl), cũng có nơi chúng phủ không chỉnh hợp lên hệ tầng Bà
Miêu(khu vực Hố Nai, Long Bình).Về phía trên
chúng bị hệ tầng Thủ Đức(Q II-III td) phủ không chỉnh hợp lên.
Trang 17 Hệ tầng Thủ Đức trên vùng đo vẽ phân bố dạng
dải kéo dài theo phương tây bắc- đông nam, tạo
nên bề mặt khá bằng phẳng(chia cắt yếu).
Hệ tầng bao gồm bên dưới là cát, cuội, sỏi nhiều thành phần, trong đó có cuội tectit mài tròn.Phía trên chủ yếu là cát sạn chúa kaolin Có nơi cuội sỏi hoặc kaolin tập trung thành cá thấu kính với kích thước khác nhau có ý nghĩa về mặt khoáng sản.
Bề dày trầm tíchthay đổi 4-30m.
Hệ tầng Thủ Đức phủ không chỉnh hợp lên các đá
có tuổi cổ hơn, phía trên ở nhiều nơi quan sát thấy
hệ tầng Củ Chi(aQIIIcc) phủ không chỉnh hợp lên nó.
Trang 18Hệ tầng Củ Chi có tuổi Pleistocen giữa muộn gồm 3 phần: dưới là cát ,cuội, sỏi ,kaolin , giữa là laterit , trên là cát bột màu xám
Phân bố ở vùng Tân Uyên –Bình Dương.
Trang 19Holoxen hạ - trung, trầm tích sông
Trang 20Phức hệ định quán:( γδJ3đq):J3đq):Đá lộ ra hạn chế, dưới dạng các khối nhỏ,với diện tích từ 1-kmnh khu vực đông Phú Giáo và bắc Tân Uyên Đá bao gồm:
GranoDiorit Biotit Hordlend, ít hơn có
MonzoDiorit Đá mạch có Granit aplit.Tuổi Jura
muộn.
Trang 21 Hệ thống đứt gãy theo phương Tây bắc đông nam: đứt gãy sông Sài Gòn, đứt gãy Châu
Thới sông Thị Vải.Tất cả các đứt gãy này thể hiện hoạt động ở thời kì Kanozoi.Hướng cắm của mặt trượt về phía Tây Nam,gốc dốc gần
cánh nâng là đông bắc.
có lớp phủ Kanozoi mỏng và trên nửa diện tích có lộ ra các đá thuộc 3 tập hợp kiến tạo trước Kanozoi,hơn nữa ở dây bề mặt mỏng, móng kết tinh khá nong khoảng 1,2 km
Trang 22Bình Dương có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng, nhất là khoáng sản phi kim loại có nguồn gốc
magma, trầm tích và phong hoá đặc thù Đây là nguồn
cung cấp nguyên liệu cho những ngành công nghiệp truyền thống và thế mạnh của tỉnh như gốm sứ, vật liệu xây dựng, khai khoáng.
Kết quả thăm dò địa chất ở 82 vùng mỏ lớn nhỏ, cho thấy Bình Dương có 9 loại khoáng sản gồm: kaolin; sét; các loại
đá xây dựng (gồm đá phun trào andezit, đá granit và đá cát kết); cát xây dựng; cuội sỏi; laterit và than bùn
Trang 23 Thuộc nhóm nhiên liệu cháy, phân bố dọc theo
thung lũng các sông Sài Gòn, Đồng Nai, Thị Tính với trữ lượng không lớn, chất lượng thấp (nhiệt
lượng thấp, tro cao), có thể sử dụng chế biến phân bón vi sinh thích hợp hơn là dùng làm chất đốt Có
7 vùng mỏ, riêng vùng mỏ Tân Ba có trữ lượng
0,705 triệu m3.
Trang 24Có 23 vùng mỏ với tiềm năng từ 300 - 320 triệu tấn, trong đó 15 vùng đang được khai thác cung cấp
nguyên liệu cho ngành gốm sứ và làm chất phụ gia công nghiệp cho các cơ sở sản xuất trong và ngoài tỉnh Những mỏ có trữ lượng lớn và được nhiều nơi biết đến là Đất Cuốc, Chánh Lưu, Bình Hoà.
Kaolin Bình Dương có chất lượng trung bình do
hàm lượng sắt cao, hàm lượng nhôm thấp
Trang 25 Có 23 vùng mỏ với tổng tài nguyên trên 1 tỷ m3, sét có nguồn gốc
từ trầm tích và phong hoá với trữ lượng phong phú và phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh.
Phần lớn các mỏ sét có chất lượng tốt, ngoài dùng để sản xuất
gạch ngói thông thường còn có thể dùng để sản xuất các loại sản phẩm có giá trị cao hơn như gạch ngói trang trí, gạch lát sàn, bột màu, làm phối liệu cho ngành gốm sứ, chất độn cho nhiều ngành sản xuất khác.
Hiện có một số doanh nghiệp khai thác ở quy mô công nghiệp tại các mỏ Mỹ Phước, Tân Phước Khánh, Phước Thái, Khánh
Bình bên cạnh đó vẫn còn phổ biến khai thác nhỏ, khai thác tận thu trong dân
Trang 26Đá xây dựng phun trào đã được thăm dò và khai thác ở Dĩ An với trữ lượng khoảng 30 triệu m3.
Đá xây dựng granit được phát hiện ở Phú Giáo gần đây với tổng tiềm năng khoảng 200 triệu m3 và còn
có thể phát hiện thêm ở một số nơi khác.
Đá xây dựng cát kết trong hệ tầng Dray Linh đã
được thăm dò và khai thác ở Tân Uyên
Trang 27Phát triển theo các sông Sài Gòn, Đồng Nai và Thị Tính với tổng tiềm năng khoáng sản gần 25 triệu m3, trong đó 20% có thể dùng cho xây dựng, 80% dùng cho san nền Cát xây dựng đang được khai thác ở khu vực cù lao Ruà, cù lao Bình Chánh