1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

De thi Thu TN.THPT 2010

4 237 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

SỞ GD & ĐT BÌNH DƯƠNG ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010. THPT TÂN BÌNH MÔN: HOÁ HỌC. GV: Phạm Đức Nhạn. Thời gian: 60 phút. (không tính thời gian giao đề) Mã đề thi: 128 Họ, tên thí sinh…………………………………………………… Số báo danh……………………………… Cho biết khối lượng nguyên tử (theo u) của các nguyên tố: H=1 ; Li =7; C =12; O=16; N=14; Al=27; S =32 ; Cl =35,5 ; Mg=24; Ca=40 ; Na=23; K=39; Cr=52; Fe=56; Cu =64 ; Zn=65; Ag =108; Ba =137. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (32 câu, từ câu 1 đến câu 32) Câu 1: Khi thủy phân hoàn toàn a gam một trieste(X) trong môi trường kiềm thu được 0,92 gam glixerol, m gam natrioleat (C 17 H 33 COONa) và 3,06 gam natristearat (C 17 H 35 COONa). Giá trị của m là A. 4,56. B. 6,08. C. 1,52. D. 3,04. Câu 2: Thuỷ phân hỗn hợp 2 este: etyl fomat; etyl axetat trong dung dịch NaOH đun nóng, sau phản ứng ta thu được A. 1 muối; 2 ancol. B. 1 muối; 1 ancol. C. 2 muối; 1 ancol. D. 2 muối; 2 ancol. Câu 3: Để trung hoà lượng axit tự do có trong 14 gam một mẫu chất béo cần 17,5ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của mẫu chất béo trên là A. 7,0. B. 6,0. C. 5,5. D. 4,8. Câu 4: Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO 3 trong dung dịch NH 3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của dung dịch glucozơ đã dùng là A. 0,02M. B. 0,01M. C. 0,20M. D. 0,10M. Câu 5: Trong những kết luận sau: (a). Peptit là những hợp chất được hình thành từ 2 đến 50 gốc (đơn vị) α-amino axit. (b). Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure. (c). Từ 2 α-amino axit tạo ra nhiều nhất 2 đipeptit có mặt đồng thời cả hai α-amino axit. (d). Khi đun nóng lòng trắng trứng (anbumin) sẽ xảy ra sự đông tụ. Số kết luận đúng là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 6: Qúa trình kết hợp các phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời có sự tách loại ra những phân tử nhỏ (như nước; ammoniac; hiđroclorua) được gọi là gì? A. Sự peptit hoá. B. Sự tổng hợp. C. Sự polime hoá. D. Sự trùng ngưng. Câu 7: Cho 20 g hổn hợp gồm 3 amin đơn chức, đồng đẳng kế tiếpnhau tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M, rồi cô cạn dung dịch thu được 31,68g hổn hợp muối. Giá trị của V là A. 200 ml. B. 100 ml. C. 320 ml. D. 50 ml. Câu 8: Đun 12 gam axit axetic với một lượng dư ancol etylic có xúc tác H 2 SO 4 đặc. Đến khi phản ứng dừng lại thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng là A. 50%. B. 91,67%. C. 62,5%. D. 75%. Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng sau: Tinh bột → X → Y → CH 3 COOH. Các chất X, Y trong sơ đồ lần lượt là A. fructozơ, etanol. B. glucozơ, etanol. C. glucozơ, axit etanoic. D. saccarozơ, etanol. Câu 10: (X) là một hổn hợp phenol và anilin. Để tách ra hai chất riêng biệt có thể dùng các hóa chất nào sau đây? A. Dung dịch brom. B. CO 2 và NaOH. C. NaOH và NH 3 . D. HCl và CO 2 . Câu 11: Trong các chất sau: CH 3 CH 2 CHO (1), CH 3 COOCH 3 (2), H 2 NCH 2 COOH (3), C 6 H 5 OH (4), CH 3 COOH (5), C 6 H 5 NH 2 (6). Những chất tác dụng được (có phản ứng) với natri kim loại là A. (4), (5), (6). B. (3), (4), (5). C. (2), (3), (5). D. (1), (2), (3). Câu 12: Hệ số trùng hợp của tơ nilon-6,6 (có phân tử khối trung bình bằng 25312) là A. 112. B. 122. C. 212. D. 123. Trang 1/4_Mã đề: 128 Câu 13: Hai chất hữu cơ X 1 và X 2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 u. X 1 có khả năng phản ứng với Na, NaOH, Na 2 CO 3 . X 2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng với Na. CTCT của X 1 , X 2 lần lượt là: A. CH 3 COOH, CH 3 COOCH 3 . B. (CH 3 ) 2 CHOH, HCOOCH 3 . C. CH 3 COOH, HCOOCH 3 . D. HCOOCH 3 , CH 3 COOH. Câu 14: Cho các cặp oxi hoá- khử sau: Fe 2+ / Fe, Cu 2+ / Cu, Fe 3+ /Fe 2+ . Tính khử của dạng khử giảm dần theo thứ tự là A. Cu, Fe, Fe 2+ . B. Fe, Fe 2+ , Cu. C. Fe 2+ , Cu, Fe. D. Fe, Cu, Fe 2+ . Câu 15: Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Fe, Cu, Ag thì dùng dung dịch nào sau đây? A. HCl. B. HNO 3 đậm đặc. C. Fe(NO 3 ) 3 . D. NH 3 . Câu 16: Cấu hình electron của cation R 3+ có phân lớp ngoài cùng là 2p 6 . Nguyên tử R là A. S. B. Al C. N. D. Mg. Câu 17: Cho m (g) hỗn hợp 2 ancol tác dụng hoàn toàn với Na dư được 2,24 lít H 2 (đktc) và 12,2 g hỗn hợp muối. Giá trị của m là A. 7,8. B. 8,2. C. 4,6. D. 3,9. Câu 18: Kim loại không khử được nước ở nhiệt độ thường là A. Na. B. Ca. C. Be. D. Cs. Câu 19: Dẫn V lít khí CO 2 (đktc) vào 100 ml dung dịch Ca(OH) 2 1M thu được 6 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, lấy nước lọc đun nóng lại thu được kết tủa. Giá trị của V là A. 3,36 lít hoặc 1,12 lít. B. 1,344 lít. C. 1,344 lít hoặc 3,136 lít. D. 3,136 lít. Câu 20: Lấy thanh kim loại M hóa trị (II) nhúng vào 250 ml dung dịch CuSO 4 1,4 M. Sau khi phản ứng hoàn toàn nhận thấy khối lượng thanh kim loại M giảm 0,35 gam. Kim loại M là A. Zn. B. Fe. C. Mg. D. Cr. Câu 21: Cho phản ứng: a Al + b HNO 3 → c Al(NO 3 ) 3 + d NO 2 + Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Thì tổng (a + b) bằng e H 2 O A. 9. B. 4. C. 7. D. 11. Câu 22: . Để tinh chế Al 2 O 3 từ hỗn hợp Al 2 O 3 , Fe 2 O 3 , SiO 2 , người ta chỉ cần dùng hóa chất (điều kiện có đủ) A. dung dịch HNO 3 loãng. B. dung dịch HCl và khí CO 2 . C. dung dịch NaOH và khí CO 2 . D. dung dịch H 2 SO 4 đặc. Câu 23: Cho sơ đồ phản ứng sau: Fe → X → Y → FeCl 3 . X, Y (lần lượt) có thể là cặp chất nào sau đây? A. Fe(OH) 2 , Fe(OH) 3 . B. Fe(NO 3 ) 3 , Fe(OH) 3 . C. FeSO 4 , Fe 2 O 3 . D. Fe(NO 3 ) 3 , FeO. Câu 24: Cho dãy các ion: Ca 2+ , Al 3+ , Fe 2+ , Fe 3+ . Ion trong dãy có số electron độc thân nhiều nhất là A. Al 3+ . B. Ca 2+ . C. Fe 2+ . D. Fe 3+ . Câu 25: Trong dung dịch có cân bằng: Cr 2 O 7 2- + H 2 O ' CrO 4 2- + 2H + (da cam) (vàng) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch kiềm (OH - ) vào dung dich K 2 Cr 2 O 7 ( màu da cam), dung dịch chuyển sang A. màu vàng. B. màu đỏ. C. không màu. D. Không đổi màu. Câu 26: Cho dung dịch gồm các muối: FeCl 2 , MgCl 2 , AlCl 3 tác dụng hoàn toàn với dd NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nhiệt phân trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn là ? A. FeO, MgO. B. Fe 2 O 3 , MgO, Al 2 O 3 . C. FeO, MgO, Al 2 O 3 . D. Fe 2 O 3 , MgO. Câu 27: Cho 25 gam hỗn hợp bột gồm 5 oxit kim loại ZnO, FeO, Fe 3 O 4 , MgO, Fe 2 O 3 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 2M. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch, lượng muối khan thu được là A. 39,6 gam. B. 38 gam . C. 36 gam. D. 39,2 gam. Câu 28: Để nhận ra anion NO 3 − (chứng tỏ sự có mặt của nó trong dung dịch) ta dùng cách nào sau đây? A. Cho kim loại Al vào dung dịch cần xác định. B. Cho kim loại Cu vào dung dịch cần xác định. C. Cho kim loại Na vào dung dịch cần xác định. D. Cho kim loại Cu và dd H 2 SO 4 (vài giọt) vào dung dịch cần xác định. Câu 29: Cho các chất sau: NaOH, NaHCO 3 , KCl, Ca(OH) 2 , Ca(HCO 3 ) 2 , CaO, Al, Al 2 O 3 , Al(OH) 3 , CrO 3 , Cr(OH) 3 . Có bao nhiêu chất có tính lưỡng tính? A. 4. B. 3. C. 6. D. 5. Câu 30: Chỉ dùng hóa chất nào sau đây có thể phân biệt được các chất rắn mất nhãn: Al, FeO, Al 2 O 3 ? A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch HNO 3 . D. Dung dịch HN 3 . Trang 2/4_Mã đề: 128 Câu 31: : Dãy các hiđroxit được sắp xếp theo thứ tự tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là A. NaOH, Mg(OH) 2 , Al(OH) 3 . B. NaOH, Al(OH) 3 , Mg(OH) 2 . C. Mg(OH) 2 , NaOH, Al(OH) 3 . D. Mg(OH) 2 , Al(OH) 3 , NaOH. Câu 32: Cho m gam Al ,Fe tác dụng NaOH thu được 6,72 lít H 2 (đktc).Cũng mg đó tác dụng HCl thu được 8,96 lít H 2 (đktc). Khối lượng Al , Fe trong m gam hổn hợp ban đầu lần lượt là A. 5,4gam ; 5,6gam. B. 5,4gam ; 2,8gam. C. 10,8gam ; 5,6gam. D. 5,4gam ; 8,4gam. II. PHẦN RIÊNG (thí sinh chỉ được chọn một trong hai phần để làm) A. Theo chương trình Chuẩn (từ câu 33 đến câu 40) Câu 33: Chất nào không có khả năng tham gia phản ứng thủy phân? A. Xenlulozơ. B. Tinh bột. C. Saccarozơ. D. Fructozơ. Câu 34: Metyl amin tác dụng được với tất cả các chất nào sau đây? A. NaOH, CH 3 OH, FeCl 3 , CH 3 COOH. B. H 2 SO 4 , CuCl 2 , KOH, CH 3 OH. C. HCl, CH 3 COOH, FeCl 3 , Al(NO 3 ) 3 . D. Dung dịch Br 2 , HNO 3 , FeCl 2 , CH 3 Cl. Câu 35: Cho các dung dịch sau: saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, glixerol, etilenglicol, axetilen, fructozơ. Số dung dịch có thể tham gia phản ứng tráng bạc là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 36: Miếng chuối xanh tác dụng với dung dịch iot cho màu xanh lam. Nước ép quả chuối chín có phản ứng tráng bạc. Hiện tượng đó được giải thích là A. chuối xanh có xenlulozơ, khi chuối chín sinh ra glucozơ. B. chuối xanh có tinh bột, khi chuối chín sinh ra glucozơ. C. chuối xanh có xenlulozơ, khi chuối chín sinh ra saccarozơ. D. chuối xanh có tinh bột, khi chuối chín sinh ra fructozơ. Câu 37: Dẫn luồng khí CO dư đi qua ống đựng hỗn hợp gồm Fe 3 O 4 , CuO, nung nóng cho đến khi kết thúc phản ứng, thu được 2,32 gam chất rắn. Toàn bộ khí thoát ra dẫn qua dung dịch Ca(OH) 2 dư, thu được 5 gam kết tủa trắng. Khối lượng hỗn hợp 2 oxit ban đầu là A. 3,21 gam. B. 3,12 gam. C. 4 gam. D. 4,2 gam. Câu 38: Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây? A. Zn, Al 2 O 3 , Al. B. Mg, K, Na. C. Mg, Al 2 O 3 , Al. D. Fe, Al 2 O 3 , Mg. Câu 39: Mưa axit gây ra rất nhiều tổn hại (ảnh hưởng tới đất, nguồn nước, cây cối, vật nuôi, con người, công trình xây dựng…). Những khí thải nào sau đây gây ra mưa axit nhiều nhất? A. SO 2 , NO 2 . B. NH 3 , CFC. C. CO 2 , O 3 . D. Cl 2 , CO 2 . Câu 40: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 2,24 lít H 2 (ở đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là A. 6,4. B. 3,4. C. 5,6. D. 4,4. B. Theo chương trình Nâng cao (từ câu 41 đến câu 48) Câu 41: Hợp chất X đơn chức có công thức đơn giản nhất là CH 2 O. X tác dụng với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng với Na. CTCT của X là A. CH 3 CH 2 COOH. B. HCOOCH 3 C. CH 3 COOCH 3 . D. OHC-CH 2 OH. Câu 42: Khi cho glyxin tác dụng với dung dịch chất X thấy có khí N 2 được giải phóng. Chất X là A. HCl. B. NaNO 3 . C. HNO 2 . D. NaOH. Câu 43: Nhựa phenol-fomanđehit được điều chế bằng cách đun nóng phenol với dung dịch A. HCHO trong môi trường axit. B. CH 3 COOH trong môi trường axit. C. CH 3 CHO trong môi trương axit. D. HCOOH trong môi trường axit. Câu 44: Cho 22,050 gam một -amino axit X (mạch thẳng, chứa một nhóm NHα 2 ) tác dụng hết với HCl thu được 27,525 gam muối. Mặt khác cũng lượng amino axit trên tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch NaOH 0,75M. X là A. CH 3 -CH(NH 2 )-COOH. B. NH 2 -CH 2 -COOH. C. HOOC-CH 2 -CH 2 -CH(NH 2 )-COOH. D. HOOC-CH(NH 2 )-COOH. Câu 45: Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuCl 2 , c) FeCl 3 , d) HCl có lẫn CuCl 2 . Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là Trang 3/4_Mã đề: 128 Trang 4/4_Mã đề: 128 A. 0. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 46: Ngâm một thanh sắt vào dung dịch chứa một trong những hoá chất sau: FeCl 3 , AlCl 3 , CuSO 4 , Pb(NO 3 ) 2 , NaCl, AgNO 3 , H 2 SO 4 (đặc nóng), NaNO 3 . Phản ứng hoàn toàn, lấy thanh sắt ra, số trường hợp phản ứng tạo ra muối Fe (II) là A. 5. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 47: Khi đốt cháy các nhiên liệu (Than đá, than cốc; Khí thiên nhiên; Củi, gỗ; Xăng, dầu) để cung cấp năng lượng cho sinh hoạt và sản xuất. Nhiên liệu được coi là sạch, ít gây ô nhiễm môi trường nhất là A. than đá, than cốc. B. củi, gỗ. C. xăng, dầu. D. khí thiên nhiên. Câu 48: Khi cho 41,4 gam hỗn hợp X gồm Fe 2 O 3 , Cr 2 O 3 và Al 2 O 3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc (dư), sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng 16 gam. Để khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm, phải dùng 10,8 gam Al. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Cr 2 O 3 trong hỗn hợp X là (giả thiết hiệu suất của các phản ứng là 100%) A. 50,67%. B. 20,33%. C. 66,67%. D. 36,71%. Hết Ghi Chú: Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn. . & ĐT BÌNH DƯƠNG ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010. THPT TÂN BÌNH MÔN: HOÁ HỌC. GV: Phạm Đức Nhạn. Thời gian: 60 phút. (không tính thời gian giao đề) Mã đề thi: 128 Họ, tên thí. trường kiềm thu được 0,92 gam glixerol, m gam natrioleat (C 17 H 33 COONa) và 3,06 gam natristearat (C 17 H 35 COONa). Giá trị của m là A. 4,56. B. 6,08. C. 1,52. D. 3,04. Câu 2: Thu phân hỗn. 19: Dẫn V lít khí CO 2 (đktc) vào 100 ml dung dịch Ca(OH) 2 1M thu được 6 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, lấy nước lọc đun nóng lại thu được kết tủa. Giá trị của V là A. 3,36 lít hoặc 1,12 lít.

Ngày đăng: 26/10/2014, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w