Vùng nghiên cứu nằm ở khu vực tây nam vịnh Tiên Yên, là vịnh có vị trí địa lý khá đặc biệt, có ý nghĩa về an ninh quốc phòng và có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh và khu vực Đông Bắc. Tuy nhiên, hiện nay vịnh Tiên Yên đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm do khối lượng chất thải, nước thải, chất thải rắn, rò rỉ xăng dầu…và chất ô nhiễm (kim loại và chất hữu cơ độc hại, rác thải,…) đổ vào môi trường nước, trầm tích ngày càng tăng do khai thác tài nguyên để phát triển kinh tế mạnh (đặc biệt là nuôi trồng thủy sản, đánh bắt thủy sản, phát triển giao thông đường thủy, khu công nghiệp, du lịch, đô thị hóa…). Mức độ thiếu hụt các nguyên tố, và dư thừa các kim loại nặng, mức độ nhiễm mặn… cũng là các vấn đề đáng quan tâm. Do đó những đề tài nghiên cứu về đặc điểm môi trường nói chung và môi trường địa hóa vịnh Tiên Yên là rất cần thiết. Từ việc xác định được tính cấp thiết của đề tài, trên cơ sở nghiên cứu hiện có, sinh viên đã lựa chọn và thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Đặc điểm địa hóa môi trường khu vực tây nam vịnh Tiên Yên – Quảng Ninh”
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Đặc điểm địa hóa môi trường khu vực Tây Nam vịnh Tiên Yên - Quảng Ninh 1 MỞ ĐẦU Vùng nghiên cứu nằm ở khu vực tây nam vịnh Tiên Yên, là vịnh có vị trí địa lý khá đặc biệt, có ý nghĩa về an ninh quốc phòng và có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh và khu vực Đông Bắc. Tuy nhiên, hiện nay vịnh Tiên Yên đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm do khối lượng chất thải, nước thải, chất thải rắn, rò rỉ xăng dầu…và chất ô nhiễm (kim loại và chất hữu cơ độc hại, rác thải, …) đổ vào môi trường nước, trầm tích ngày càng tăng do khai thác tài nguyên để phát triển kinh tế mạnh (đặc biệt là nuôi trồng thủy sản, đánh bắt thủy sản, phát triển giao thông đường thủy, khu công nghiệp, du lịch, đô thị hóa…). Mức độ thiếu hụt các nguyên tố, và dư thừa các kim loại nặng, mức độ nhiễm mặn… cũng là các vấn đề đáng quan tâm. Do đó những đề tài nghiên cứu về đặc điểm môi trường nói chung và môi trường địa hóa vịnh Tiên Yên là rất cần thiết. Từ việc xác định được tính cấp thiết của đề tài, trên cơ sở nghiên cứu hiện có, sinh viên đã lựa chọn và thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Đặc điểm địa hóa môi trường khu vực tây nam vịnh Tiên Yên – Quảng Ninh” Mục tiêu của khóa luận là nghiên cứu đặc điểm địa hóa môi trường nước và trầm tích khu vực tây nam vịnh Tiên Yên nhằm phác họa được bức tranh phân bố của các nguyên tố, xác định được vùng tập trung và vùng thiếu hụt các nguyên tố. Cũng thông qua đó có thể xác định được mức độ ô nhiễm môi trường thông qua ngưỡng địa hóa môi trường và đề xuất một số giải pháp góp phần bảo vệ môi trường khu vực. Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận bao gồm 4 chương như sau: Chương 1: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu Chương 2: Lịch sử nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Đặc điểm địa hóa môi trường nước và trầm tích khu vực tây nam vịnh Tiên Yên Chương 4: Đánh giá mức độ, nguy cơ ô nhiễm nước và trầm tích khu vực nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường. Do những hạn chế về mặt tài liệu, thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu của bản thân, khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn. Hà Nội, ngày 20/5/2010 2 CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý. Vịnh Tiên Yên- Hà Cối nằm ở phía Đông Bắc của đất nước, thuộc tỉnh Quảng Ninh. Diện tích khoảng 400km 2 , độ sâu lớn nhất 15m. Giới hạn tọa độ sau: 21 0 15 ’ 00 ’’ -21 0 30 ’ 00 ’’ Vĩ độ Bắc ; 107 0 27 ’ 00 ” -108 0 21 ’ 35 ’’ Kinh độ Đông. Nguồn tài nguyên của vịnh phong phú và đa dạng. Vịnh có khá đầy đủ các tiêu chí có giá trị vị thế cơ bản của vũng vịnh như: Diện tích mặt nước, tính đẳng thước (tương quan chiều dài và rộng), độ sâu và đặc biệt là mức độ đóng kín vực nước. Mặt bằng bờ vịnh có ý nghĩa lớn đối với xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng khai thác không gian, đáp ứng sự phát triển của thành phố Quảng Ninh. Vùng nghiên cứu nằm ở phía tây nam vịnh Tiên Yên, kéo dài từ cửa sông Tiên Yên đến cửa sông Hà Cối, giới hạn phía ngoài bởi các đảo: Cái Bầu, Vĩnh Thực, Cái Chiên, thuộc địa phận các huyện: Tiên Yên (xã Đông Hải, Đông Ngũ, Hải Lạng, Tiên Lãng, Đồng Rui); Đầm Hà (xã Đại Bình, Đầm Hà, Tân Bình), Hải Hà (Quảng Thành, Quảng Thắng, Quảng Minh, Quảng Phong, Quảng Điền, Phú Hải, Đường Hoa, Tiến Tới). (Hình 1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu). 1.1.2. Khí hậu. Vùng nghiên cứu mang những nét đặc trưng về khí hậu của tỉnh Quảng Ninh (Bảng 1.1) với chế độ nhiệt đới gió mùa, nhiều giông bão, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa nóng ẩm, mưa nhiều, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thường lạnh và hanh khô. Trong các tháng 4 và 10 khí hậu của vùng có tính chuyển tiếp giữa mùa đông và mùa hè. Nằm trong vùng nhiệt đới cận chí tuyến bắc, có lượng bức xạ trung bình hàng năm 115,4 Kcal/cm 2 . Nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 23 o C và thấp nhất vào tháng 1 (15,5 o C), nhiệt độ cao vào mùa nóng (tháng 7 và 8) trung bình vào khoảng 27-28 o C. Ðộ ẩm trung bình năm khoảng 84- 85%, thấp nhất vào khoảng tháng 12 và cao nhất vào tháng 3. Lượng mưa trung bình năm giai đoạn 2004- 2007 3 là 2.316,7 mm (Bảng 1.1) thuộc loại cao của khu vực ven biển vịnh Bắc Bộ. Trung bình mỗi năm có khoảng từ 130- 160 ngày mưa. Mưa thường tập trung vào tháng 6- 9,kèm theo giông bão. Gió Đông Bắc hoạt động từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau với các hướng thịnh hành là đông bắc và bắc, tốc độ trung bình 1,8- 2,7 m/s. Mùa lạnh có đến 20- 25 đợt gió mùa và thường kéo dài. Gió mùa Đông Nam với các hướng thịnh hành là đông nam và nam, tốc độ trung bình 2,2,- 2,7 m/s. Mưa phùn xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 4, tập trung vào tháng 2. Sương mù xuất hiện khoảng 15- 20 ngày/ năm, tập trung vào các tháng 11 đến tháng 4. Mùa nóng thường xảy ra hiện tượng giông, bão và lốc. Hàng năm, vùng bị ảnh hưởng của khoảng 3- 4 cơn bão. Bảng 1: Một số đặc trưng khí hậu của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2004- 2007 Tháng T 0 không khí ( 0 C) Lượng mưa (mm) Độ ẩm (%) 1 15,5 24,3 80 2 17,6 46,7 88 3 19 71 89 4 23,2 68,5 87 5 26,3 240,6 86 6 28,2 333,4 88 7 28,2 723,7 87 8 27,8 519,8 88 9 26,8 174,6 84 10 24,5 36,2 81 11 20,9 61,6 81 12 17,3 16,3 78 TB năm 22,9 2316,7 85 Nguồn: cục thống kê tỉnh Quảng Ninh, 2008 1.1.3. Chế độ thủy- hải văn Hệ thống sông-suối: phần ven bờ vùng nghiên cứu có nhiều hệ thống sông. Tuy nhiên, hầu hết các sông đều có diện tích lưu vực nhỏ, chiều dài sông ngắn, bắt nguồn từ vùng núi ven biển, nên độ dốc lớn (bảng 1.2). Mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ gềnh đá nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. 4 Lưu lượng mùa khô chỉ đạt 1,45 m3/s nhưng mùa mưa có thể lên tới 1.500 m 3 /s chênh nhau 1.000 lần. Bảng 2: Đặc trưng hình thái của một số sông chính đổ vào vùng nghiên cứu Số TT Tên hệ thống sông Diện tích Khu vực (km 2 ) Chiều dài sông (km) Độ dốc bình quân lưu vực (%) Tên cửa sông chính đổ vào vùng 1 Tiên Yên 1.070 82 28,1 Tiên Yên 2 Ba Chẽ 978 78,5 15,4 Voi Lớn, Voi Bé 3 Hà Cối 206 32,0 22,5 Hà Cối 4 Đàm Hà 106 25,0 18,5 Đầm Buông Nguồn:KC.09/06-10 Chế độ dòng chảy: chế độ dòng chảy sông mang tính chất mùa khá rõ: mùa lũ và mùa kiệt phụ thuộc vào lượng mưa nhiều hay mưa ít. Lượng dòng chảy vào mùa mưa chiếm khoảng 75-80% tổng lượng nước cả năm. Sông có lưu lượng lớn nhất là sông Tiên Yên với lượng nước là 660.10 6 m 3 /năm. Thủy triều: Vịnh Tiên Yên có chế độ nhật triều thuần nhất. Độ lớn thủy triều ở khu vực này rất cao, dao động từ 0,1m – 4,9m, trung bình khoảng 2,08m. Độ cao sóng trong vịnh không lớn do hệ thống đảo bao bọc xung quanh. Mùa lạnh độ cao sóng từ 0,25 – 0,70m. Hầu hết các tháng độ cao chỉ dừng lại ở 0,25 – 0,50m. Sóng cao nhất có thể lên tới 2,0 hoặc 2,5m nhưng tần suất thấp và thường vào các tháng 7 và tháng 8. Dòng chảy bị chi phối chính là dòng chảy triều thuận nghịch trong ngày. Tốc độ dòng chảy toàn vịnh không lớn, thường chỉ đạt vận tốc 6 – 10 cm/s. Nhưng tốc độ dòng chảy ở các điểm cửa ra vào thường lớn như tại cửa Đại 49,3 cm/s, cửa Mô 74,2 am/s, cửa sông Tiên Yên 53,9cm/s. 1.2. Điều kiện địa chất khu vực. 1.2.1. Địa tầng Đặc điểm địa tầng vùng vịnh Tiên Yên được mô tả như sau: GIỚI PALEOZOI HỆ ORDOVIC, THỐNG THƯỢNG - HỆ SILUR 1. Hệ tầng Tấn Mài (O 3 -Stm) Jamoida A.I., Phạm Văn Quang (trong Đovjikov A. E. và nnk. 1965). 5 Các thành tạo địa chất trong vùng nghiên cứu được liên hệ và xếp vào hệ tầng Tấn Mài phân bố thành một dải nhỏ hẹp trên đảo Cái Chiên và đáy biển xung quanh hai đảo này. Mặt cắt tại đảo Cái Chiên chỉ gặp phần dưới của hệ tầng nhưng không đầy đủ 5 tập mà chủ yếu gặp đá phiến thạch anh sericit. Chiều dày ~ 200m. HỆ DEVON 2. Loạt Sông Cầu (D 1 sc) Trần Văn Trị và nnk. 1964 –Điệp Sông Cầu. Tống Duy Thanh (1979, 1986,1993)-Loạt Sông Cầu. . Trong phạm vi vùng nghiên cứu trầm tích của loạt Sông Cầu phân bố ở trên các đảo Thoi Xanh, Sậu Nam, Sậu Đông, hòn Dểu, hòn Du, và dưới đáy biển ở khu vực này. Mặt cắt được chia làm hai phần: - Phần dưới là cuội kết hỗn tạp, cát kết xen bột kết màu tím, nâu vàng. - Phần trên là bột kết xen cát bột kết, sạn kết thạch anh silic, cát kết thạch anh, cát kết dạng quarzit và trên cùng là đá phiến sét vôi màu xám đen. Tổng chiều dày là 1200-1300m. Dưới đáy biển gặp tập phản xạ sóng rối đặc trưng cho trầm tích lục nguyên cổ kéo dài từ trên đảo Thoi Xanh xuống được xếp vào loạt này. Quan hệ phủ không chỉnh hợp lên hệ tầng Cô Tô qua tập cuội kết cơ sở. 3. Loạt Bản Páp (D 2 bp) Nguyễn Xuân Bao, 1970 – (hệ tầng). Trong diện tích vùng nghiên cứu, các thành tạo địa chất được liên hệ và xếp vào loạt Bản Páp phân bố rất hạn chế ở đảo hòn Chim, hòn Bé phía nam vùng nghiên cứu và đáy biển khu vực này. Mặt cắt từ dưới lên như sau: - Phần dưới: đá vôi phân lớp mỏng màu xám tái kết tinh - Phần giữa: đá vôi phân lớp trung bình màu xám tái kết tinh có chứa san hô - Phần trên: đá vôi phân lớp trung bình đến dày màu xám nhạt, tái kết tinh yếu. Tổng chiều dày là 650m. 6 GIỚI MESOZOI HỆ TRIAS, THỐNG THƯỢNG, BẬC NORI - RET 4. Hệ tầng Hòn Gai (T 3 n-r hg) Pavlov, Dovjikov A. E, 1965. Phân bố tập trung ở khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả. Mặt cắt tổng hợp gồm 3 phần (không có mặt cắt liên tục): phần dưới lộ ra ở đảo Cái Bầu, phần giữa và trên lộ ở các mỏ than Quảng Ninh (Nguyễn Chí Hưởng, 1990). Trật tự địa tầng của hệ tầng Hòn Gai theo mặt cắt tổng hợp như sau: -Phần dưới gồm 3 tập: +Tập a: Cuội kết, sạn kết, lớp kẹp bột kết và đá phiến sét, chứa hoá thạch Clathropteris meniscioides, Podozamites lanceolatus. Dày 200 m; +Tập b: Cát kết, bột kết, lớp kẹp sỏi kết, sét than, 11 vỉa than ít giá trị công nghiệp, chứa hoá thạch Taeniopteris nilssonioides, Dictyophyllum nathorstii, Thaumatopteris remauryi, Cycadites saladini. Dày 400-450 m; +Tập c: bột kết, cát kết, sét than, 16 vỉa than phần lớn có giá trị công nghiệp, chứa hoá thạch Clathropteris meniscioides, Taeniopteris nilssonioides, Dictyophyllum nathorstii, Taeniopteris jourdyi, Pterophyllum portali, Eoblattina obscura. Dày 650-800m; -Phần giữa gồm 2 tập: Tập d: Sỏi kết, lớp kẹp cát kết, bột kết, sét than, 2-8 vỉa than ít giá trị, chứa hoá thạch Podozamites lanceolatus, Taeniopteris jourdyi, Glossopteris indica, Asterotheca cottoni. Dày 240-500 m; Tập e: cát kết, bột kết, lớp kẹp sỏi kết, 19-23 vỉa than phần lớn có giá trị, chứa hoá thạch Clathropteris meniscioides, Thaumatopteris remauryi, Taeniopteris jourdyi, Taeniopteris spathulata, Pecopteris tonquinensis, Pterophyllum portali, Unionites damdunensis, Songdaella sp. Dày 220-930 m; Phần trên gồm 2 tập: Tập f: cuội kết, cát kết, lớp kẹp bột kết, sét than, chứa hoá thạch Clathropteris meniscioides, Dictyophyllum nathorstii, Taeniopteris jourdyi. Dày 250-300m; 7 Tập g: cuội kết, sạn kết, lớp kẹp cát kết, bột kết, sét than, chứa hoá thạch Clathropteris meniscioides, Podozamites lanceolatus, Dictyophyllum nathorstii, Pterophyllum inconstans. Dày 150-200m. Tổng chiều dày chung của hệ tầng: 2100-3400m. Dựa vào các tài liệu hoá thạch thực vật phong phú trong các tập trên, hệ tầng Hòn Gai được định tuổi Nori-Ret (Trias hạ-trung). Trong diện tích vùng nghiên cứu, các thành tạo của hệ tầng Hòn Gai gặp ở đảo Vạn Mặc, Vạn Vược, hòn Đá Dựng, hòn Vem, hòn Thoi Dây, hòn Đoạn và khu vực núi Vạn Hoa. HỆ JURA, THỐNG HẠ - TRUNG 5. Hệ tầng Hà Cối (J 1-2 hc) Jamoida A. I. 1962 (một phần). Trong diện tích nghiên cứu, các thành tạo hệ tầng Hà Cối phân bố phổ biến trên bờ theo hướng Đông Bắc Tây Nam, dưới đáy vịnh và các đảo nhỏ trong vùng và trong lỗ khoan máy năm 2007 LKQN-2BN ở độ sâu 11,5m. Đặc trưng là các trầm tích lục địa màu đỏ, thường thay đổi nhanh về thành phần độ hạt, thế nằm thoải. GIỚI KAINOZOI HỆ ĐỆ TỨ Kết quả xử lý các tài liệu địa chấn nông độ phân giải cao, tài liệu khoan thực tế (cấu tạo trầm tích, di tích thực vật, các dấu hiệu phong hoá trên bề mặt), kết quả phân tích vi cổ sinh (Bào tử-Phấn hoa, Trùng lỗ, Tảo), kết quả phân tích đồng vị C 14 , kết quả phân tích độ hạt, nhiệt-rơnghen, hoá toàn phần, , đã phân chia các trầm tích Đệ tứ khu vực ven biển vùng nghiên cứu ra các kiểu nguồn gốc khác nhau theo các chu kỳ trầm tích. THỐNG PLEISTOCEN 1 Trầm tích biển (mQ 1 3b ) Gặp lộ thành các chỏm nhỏ dọc ven bờ từ Tiên Yên đến Hà Cối. Thành phần trầm tích: sét, sét bột xám xanh bị phong hoá loang lổ vàng, nâu vàng đến nâu đỏ, đôi chỗ gặp kết vón laterit. THỐNG HOLOCEN 8 Phụ thống hạ - trung Các trầm tích Holocen sớm-giữa gặp khá phổ biến trong các lỗ khoan máy bãi triều, các trạm khảo sát và trên các băng địa chấn nông độ phân giải cao. Gồm 3 kiểu nguồn gốc: nguồn gốc hỗn hợp sông-biển, biển-đầm lầy và nguồn gốc biển. 2. Trầm tích sông-biển (amQ 2 1-2 ) Trầm tích amQ 2 1-2 có thành phần chủ yếu là cát hạt vừa đến nhỏ, độ chọn lọc và độ mài tròn tốt, ít khoáng (thạch anh > 90%); ít hơn là bùn sét pha cát. Chiều dày thay đổi từ 2- 4m. Trầm tích sông biển tuổi Holocen sớm giữa thường gặp các dạng Bào tử- Phấn hoa: Cibotium sp., Cyathea sp., Pteris sp., Pinus sp., Myrica sp., Salix sp., Alnus sp., Magnolia sp., Castanea sp., Quercus sp., Acrostichum sp., Avicennia sp., Tảo nước mặn, nước lợ: Melosira sp., Cyclotella sp., Thalasiosira sp., Clotella striata, Caloneis sp., Coscinodiscus sp., Diploneis sp., Nitzschia sp., Navicula sp. 3. Trầm tích biển-đầm lầy (mbQ 2 1-2 ) Trầm tích biển đầm lầy tương đối phổ biến trong vùng biển nghiên cứu, có thể gặp chúng qua các lỗ khoan bãi triều LKQH-3VN khu vực xã Vạn Ninh thị xã Móng Cái nằm giáp ranh phía Bắc vùng nghiên cứu, ở độ sâu khoảng m,6-2,5m và trong các ống phóng trọng. Thành phần trầm tích chung của tầng gồm bùn sét, bùn cát, sét màu xám tối, xám đen, giàu mùn bã thực vật hữu cơ hoá than. Chiều dày đạt từ 2-10m. Thành phần cấp hạt trung bình dao động là cát: 0-47,25%, bùn sét: 52,7- 99,8%, Md: 0,002-0,09, So:1,05-3,36, Sk: 0,25-2,91. Các khoáng vật sét gặp chủ yếu là: momorilonit 5-7%, hydromica 23%, kaolinit 20%, clorit 10-12%, lượng vật chất hữu cơ 6,8-8,3%, pH: 7,8-8,33, Eh: 49-60, Kt: 1,01-1,45. Trầm tích của tầng có chứa nhiều Bào tử-Phấn hoa của thực vật ngập mặn như các loài: Rhizophora sp., Osmunda sp., Cyathea sp., Polypodium sp., Pinus sp.…Cibotium sp., Angiopteris sp., Myrica sp., Aralia sp., Palmae gen.indet., Acrostichum sp., Avicennia sp., Sphagnum sp., Pteris sp., Juglans sp., Salix sp., Hibiscus sp. Di tích Tảo nước mặn, nước lợ: Melosira sp., Cyclotella sp., Thalasiosira sp., Cylotella striata, Caloneis sp., Coscinodiscus sp., Diploneis sp., Nitzschia sp., Diploneis smithi, Nitzchia cocconeiformis. Trong hầu hết các mẫu ống phóng trọng lực đều gặp được ranh giới giữa tầng trầm tích đang mô tả và trầm tích phủ lên nó. Lớp phủ thường là trầm tích bùn 9 sét, sét bột màu xám xanh giàu vụn vỏ sinh vật dày 0,2-0,6m. Chiều dày theo tài liệu địa chấn 5- 10m. 4. Trầm tích biển (mQ 2 1-2 ) Trong vùng biển vịnh Tiên Yên – Hà Cối trầm tích của tầng không lộ trên mặt biển mà chỉ bắt gặp được trong lỗ khoan LKQH-1TC (hình 1.3) thuộc phường Trà Cổ nằm giáp ranh phía Bắc vùng nghiên cứu và trong các bằng địa chấn nông độ phân giải cao tuyến Tu-3, Tu-4, Tu-6, … Thành phần trầm tích gồm hai phần: phía dưới là cát sạn, sỏi, cát, hoặc cát bùn sạn, cát bùn chuyển lên phía trên là cát bùn, bùn cát, bùn, sét màu sắc từ xám, xám xi măng tới xám xanh và có chứa nhiều vụn sinh vật biển (vụn sò ốc, san hô…). Trầm tích cát bùn, cát bùn sạn, bùn cát, bột cát màu xám xanh giàu vụn vỏ sinh vật (10 - 20% trong mẫu), độ chọn lọc kém; Md: 0,115- 0,564mm, So: 1,38- 2,27. Trong trầm tích cát bùn, bùn cát có chứa các khoáng vật sét, thành phần trung bình như sau: monmonilonit: 8,7%, clorit: 14,18%, kaolinit: 13,79%, hydromica: 23,33%. Trong trầm tích của hai mặt cắt trên đều gặp phong phú các hoá thạch Foraminifera, Diatomeae cho tuổi Holocen sớm giữa (Q 2 1-2 ) môi trường biển nông: Ammonia annectens, Elphidium sp., Bigeneria sp., Quinqueloculina sp.… Diatomea : Thalasiosira sp.; Navicula sp.; Cyclotella sp.; Caloneis sp.; Diploneis sp.; Cocconeis sp.; Coscinodiscus sp.; Nitzschia sp.; Melosira sp ; Cyclotella striata; Navicula sp… Chiều dày chung khoảng 5m. Về quan hệ địa tầng, các trầm tích mQ 2 1-2 phủ trên bề mặt bóc mòn của các trầm tích cát bột kết hệ tầng Hà Cối hoặc trên các thành bột sét gắn kết yếu tuổi, phía trên bị phủ bởi các thành tạo Holocen muộn. Phụ thống thượng Gồm 3 kiểu nguồn gốc: biển, hỗn hợp sông-biển và biển-đầm lầy. Gặp phổ biến trên đáy biển, trong các lỗ khoan bãi triều và trên các băng địa chấn nông độ phân giải cao. 5. Trầm tích sông-biển (amQ 2 3 ) Trầm tích amQ 2 3 gặp được trong các băng địa chấn nông độ phân giải cao tuyến Tu-3 phí Bắc vịnh Tiên Yên – Hà Cối (hình 1.4) và trong các mẫu ống phóng 10 [...]... TRẦM TÍCH KHU VỰC TÂY NAM VỊNH TIÊN YÊN 3.1 Đặc điểm địa hóa môi trường nước khu vực Tây Nam vịnh Tiên Yên 3.1.1 .Đặc điểm thủy hóa 3.1.1.1 Độ muối Vịnh Tiên Yên được tạo nên bởi nhiều đảo lớn nhỏ và tiếp nhận nước của một số sông từ lục địa đổ ra Do vậy, độ muối của nước biển dao động trong phạm vi khá rộng (8.7‰-32.9‰), thấp hơn độ muối trung bình thế giới của Thái Bình Dương (34.87‰) và Đại Tây Dương... nghiên cứu địa hóa môi trường trầm tích Theo từ điển địa chất học của Mỹ (Glossary of Geology) (Tr.216), địa chất môi trường là chuyên ngành khoa học sử dụng nguyên lý và tri thức địa chất giải thích những vấn đề nảy sinh do con người sử dụng, khai thác môi trường tự nhiên Cũng theo công trình này thì địa hóa môi trường được coi là một bộ phận của địa chất môi trường Địa hóa môi trường chuyên nghiên... I Drever, Strakhop, H.E.Raineck, Chlaral G.R Douglas H.k Tại khu vực Đông Nam Á, trong nhiều chương trình hợp tác của CCOP có đề cập đến địa hóa môi trường nước và trầm tích trong khu n khổ các nghiên cứu về ô nhiễm môi trường Ở nước ta từ những năm 90, nghiên cứu về địa chất môi trường được tập trung vào nghiên cứu đặc điểm địa hoá môi trường nước và trầm tích biển nông, đánh giá chất lượng, tiềm... nguyên tố hóa học, chất phóng xạ trong các thành tạo bề mặt (thành tạo biểu sinh) đổi với môi trường sống và con người Cũng có thể quan niệm địa hóa môi trường là chuyên ngành khoa học sử dụng nguyên lý, tri thức của địa hóa học giải quyết các vấn đề nảy sinh do con người chiếm cứ và khai thác môi trường gây ra (Mai Trọng Nhuận, 2001) Trên thế giới, trong các công trình nghiên cứu về địa hóa môi trường. .. Điều tra đánh giá tài nguyên môi trường các vũng vịnh trọng điểm ven bờ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường , mã số: KC.09.05/06-10 do GS.TS Mai Trọng Nhuận chủ nhiệm đã lựa chọn vịnh Tiên Yên – Hà cối là một trong ba vũng vịnh trọng điểm để nghiên cứu, đánh giá tài nguyên môi trường 2.2 Các phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Các phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa a Phương pháp lộ trình... dụng đới duyên hải trên cơ sở khoa học địa chất môi trường Tiêu biểu đó là các nghiên cứu của: Viện Khí tượng Thuỷ (1991 – 1995), “Mạng lưới Monitoring Quốc Gia về môi trường ; Viện Địa lý (1997-2000), “Khai thác hợp lý đất hoang hoá bãi bồi cửa sông”; Trường Đại học Khoa học tự nhiên (1998- 2000), Đặc điểm phân bố và ảnh hưởng của các tai biến môi trường một số khu vực trọng điểm đới duyên hải”… Bên... thành 4 dị thường bậc 1 ở khu vực lạch sông xã Phú Hải, phía bắc Hòn Miều, đông bắc Vạn Cả, lạch sông Tiên Yên Hình 12: Sơ đồ phân bố Sb trong nước biển vùng tây nam vịnh Tiên Yên (Mùa mưa năm 2007) Sb tương quan khá chặt với Pb (R=0.53), tương quan yếu hoặc không tương quan với các nguyên tố còn lại Nguyên tố Thủy ngân (Hg) Hàm lượng Hg trong nước biển tây nam vịnh Tiên Yên dao động trong khoảng 0.01.10-3mg/l... bở rời…); địa hình (địa hình bờ và địa hình đáy biển), rừng ngập mặn, yếu tố khí tượng thuỷ văn – hải văn (khí hậu, mưa, gió, sóng, thuỷ triều, dòng chảy…); các yếu tố ảnh hưởng chất lượng môi trường do hoạt động nhân sinh; môi trường địa hoá và tiềm năng ô nhiễm (ô nhiễm kim loại nặng, xạ, chất thải rắn, dầu…) và các dạng tai biến địa chất Đặc biệt trong khu vực nghiên cứu là vịnh Tiên Yên có đề tài... biển vịnh Tiên Yên dao động trong khoảng 1.48- 1.88 NTU, và khá ổn định trong nước (V=5.9%) Theo kết quả quan trắc vùng vịnh Tiên Yên, độ đục dao động trong khoảng không lớn từ 1.58- 1.85NTU Trong thời gian quan trắc độ đục tăng cao tại các trạm QTY1/3 (19h-3/6/2007) 1.80NTU, QTY9 (9/6/2007) 1.81NTU, QTY10 (10/6/2007) 1.85NTU Bảng 5: Giá trị độ đục của môi trường nước Tây Nam vịnh Tiên Yên Khu vực Tham... Sậu Nam Hệ thống đứt gãy phương tây bắc – đông nam bao gồm 2 đứt gãy Cái Chiên- Thoi Xanh, là hệ thống đứt gãy trượt tạo điều kiện cho các khối tảng dịch chuyển Các đứt gãy này có phương kéo dài gần song song với bờ biển hiện đại 1.3 Đặc điểm dân cư, kinh tế- xã hội Vịnh Tiên Yên có vị trí địa lý khá đặc biệt, có ý nghĩa về an ninh quốc phòng cũng như phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh và khu vực . tài Đặc điểm địa hóa môi trường khu vực tây nam vịnh Tiên Yên – Quảng Ninh Mục tiêu của khóa luận là nghiên cứu đặc điểm địa hóa môi trường nước và trầm tích khu vực tây nam vịnh Tiên Yên nhằm. TÀI TỐT NGHIỆP Đặc điểm địa hóa môi trường khu vực Tây Nam vịnh Tiên Yên - Quảng Ninh 1 MỞ ĐẦU Vùng nghiên cứu nằm ở khu vực tây nam vịnh Tiên Yên, là vịnh có vị trí địa lý khá đặc biệt, có ý. Đặc điểm địa hóa môi trường nước và trầm tích khu vực tây nam vịnh Tiên Yên Chương 4: Đánh giá mức độ, nguy cơ ô nhiễm nước và trầm tích khu vực nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi