1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo khoa học đề tài kỹ thuật chiết cành cổ thụ cây mai vàng

10 1,1K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 364,5 KB

Nội dung

Cây mai vàng là một loài thực vật có hoa đẹp. Một loài hoa truyền thống được người dân Việt Nam và người dân các nước lân cận như Trung quốc, Thái Lan, Myanma., trưng bày trong nhà vào mỗi dịp tết. Đối với người Miền Nam, ngày xuân trong nhà không có cành mai thì chưa phải là tết. Giá trị của cây mai củng dao động vô chừng, từ cành mai chỉ đáng giá vài trăm nghìn cho đến gốc bonsai đáng giá hàng tỉ đồng. Nhu cầu hoa mai của người dân là rất lớn, do vậy có nhiều người cất công sưu tầm những cây mai to, có thế đẹp đem về tạo dáng, ghép hoa theo ý mình. Trong quá trình tạo dáng cây mai từ những cây cổ thụ bứng trong vườn, nghệ nhân thường phải cắt bỏ những càng nhánh để tạo cho cây có dáng đẹp hơn. Điều đáng tiếc là các cành nhánh bị cắt bỏ thường có kích thước to, hoặc có dáng rất đẹp. Ai củng mong muốn biến các cành bị cắt bỏ thành những cây kiểng mới. Do đó, đã có nhiều người bỏ công sức và thời gian để chiết cây mai nhưng đều nhận lấy thất bại, vì cây mai là một cây rất khó ra rễ và rễ tơ dù có mọc ra thì củng rất yếu. Qua tham khảo kinh nghiệm của các nghệ nhân, muốn chiết cây mai phải dùng thuốc kích thích ra rễ và mất thời gian từ 5 đến 6 tháng, nhưng tỉ lệ thành công củng không cao. Từ vấn đề nêu trên chúng em đặt ra câu hỏi làm thế nào có thể chiết được cây mai trong thời gian ngắn và cho tỉ lệ thành công cao. Nếu đề tài thành công các nhà vườn, nghệ nhân, người chơi hoa mai nói chung có thể giữ lại những đoạn thân cây đẹp, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị, mang lại hiệu quả trong kinh doanh. Người bán cây có thể bán được giá cao trong khi người mua cây vẫn thu được lợi nhuận từ rất nhiều các cành chiết ra từ cây cổ thụ khi bứng về.

CẤU TRÚC BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Trang bìa Cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2013-2014 Tên dự án dự thi KỸ THUẬT CHIẾT CÀNH CỔ THỤ Ở CÂY MAI VÀNG (Ochna integerrima) Lĩnh vực dự thi SINH LÍ THỰC VẬT Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở THPT Trang 1 2. Mục lục Trang 1. Trang bìa 1 2. Mục lục 2 Trang 2 3. Lời cảm ơn 3 4. Tóm tắt nội dung dự án 3 5. Giới thiệu và tổng quan về vấn đề nghiên cứu 3 6. Giả thuyết khoa học và phát biểu mục đích nghiên cứu 4 7. Phương pháp nghiên cứu (tài liệu và thực nghiệm) 4 8. Số liệu/ kết quả nghiên cứu 5 9. Phân tích số liệu/ kết quả và thảo luận 5 10. Kết luận 5 11. Tài liệu tham khảo 6 Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở THPT Trang 2 3. Lời cảm ơn Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn đã tận tình chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn, chỉ bảo chúng em trong quá trình tiến hành thí nghiệm. Chúng em cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường và ban chấp hành đoàn đã tài trợ kinh phí để chúng em mua vật liệu làm thí nghiệm. Cảm ơn sự ủng hộ và cổ động của các bạn tập thể lớp I- k 11 . 4. Tóm tắt nội dung dự án Chúng em muốn nghiên cứu để tìm ra giải pháp, kỹ thuật để chiết các loại cây khó ra rễ. Trong dự án này chúng em chọn đối tượng nghiên cứu là cây mai vàng (Ochna integerrima). Dự án của chúng em gồm 2 phần: Phần I: Tìm hiển về các kỹ thuật nhân giống vô tính Tìm hiểu về các kỹ thuật chiết, ghép đã được áp dụng trên cây mai vàng. Phần II. Bố trí thí nghiệm Chúng em bố trí 2 nghiệm thức. Nghiệm thức đối chứng: (thực hiện kỹ thuật chiết giống như hướng dẫn của các nghệ nhân). Nghiệm thức thứ 2: (thực hiện kỹ thuật chiết theo giải pháp chúng em đưa ra). Về thời gian: chúng em dự định thời gian bố trí thí nghiệm và thu kết quả trong 3 tháng. 5. Giới thiệu và tổng quan về vấn đề nghiên cứu Cây mai vàng là một loài thực vật có hoa đẹp. Một loài hoa truyền thống được người dân Việt Nam và người dân các nước lân cận như Trung quốc, Thái Lan, Myanma., trưng bày trong nhà vào mỗi dịp tết. Đối với người Miền Nam, ngày xuân trong nhà không có cành mai thì chưa phải là tết. Giá trị của cây mai củng dao động vô chừng, từ cành mai chỉ đáng giá vài trăm nghìn cho đến gốc bonsai đáng giá hàng tỉ đồng. Nhu cầu hoa mai của người dân là rất lớn, do vậy có nhiều người cất công sưu tầm những cây mai to, có thế đẹp đem về tạo dáng, ghép hoa theo ý mình. Trong quá trình tạo dáng cây mai từ những cây cổ thụ bứng trong vườn, nghệ nhân thường phải cắt bỏ những càng nhánh để tạo cho cây có dáng đẹp hơn. Điều đáng tiếc là các cành nhánh bị cắt bỏ thường có kích thước to, hoặc có dáng rất đẹp. Ai củng mong muốn biến các cành bị cắt Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở THPT Trang 3 bỏ thành những cây kiểng mới. Do đó, đã có nhiều người bỏ công sức và thời gian để chiết cây mai nhưng đều nhận lấy thất bại, vì cây mai là một cây rất khó ra rễ và rễ tơ dù có mọc ra thì củng rất yếu. Qua tham khảo kinh nghiệm của các nghệ nhân, muốn chiết cây mai phải dùng thuốc kích thích ra rễ và mất thời gian từ 5 đến 6 tháng, nhưng tỉ lệ thành công củng không cao. Từ vấn đề nêu trên chúng em đặt ra câu hỏi làm thế nào có thể chiết được cây mai trong thời gian ngắn và cho tỉ lệ thành công cao. Nếu đề tài thành công các nhà vườn, nghệ nhân, người chơi hoa mai nói chung có thể giữ lại những đoạn thân cây đẹp, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị, mang lại hiệu quả trong kinh doanh. Người bán cây có thể bán được giá cao trong khi người mua cây vẫn thu được lợi nhuận từ rất nhiều các cành chiết ra từ cây cổ thụ khi bứng về. 6. Giả thuyết khoa học và phát biểu mục đích nghiên cứu Có một số vấn đề khó khăn trong quá trình chiết cành cây mai theo cách đang được các nghệ nhân áp dụng. Cây mai rất khó ra rễ, nếu sử dụng thuốc kích thích thì củng phải mất một thời gian tương đối dài: từ 5 – 6 tháng. Rễ các rễ tơ mọc ra từ càng chiết rất mỏng manh, không đủ sức hút nước và chất dinh dưỡng nuôi đoạn thân to phía trên. Rễ mọc ra ở những vị trí không mong muốn, làm cây mất đẹp. Giả sử ta chiết mai vào thời điểm thuận lợi là tháng một hoặc tháng hai thì đến tháng 6 - 7 mới cắt đem trồng, thời điểm này cây mai ra rễ rất yếu, tỉ lệ sống thấp. Để giải quyết các khó khăn trên chúng em đưa ra giải pháp ghép rễ cho cành mai. Nếu ghép rễ thành công ta có thể giới hạn số lượng rễ, chọn được vị trí đẹp cho rễ, rút ngắn thời gian chiết cành. Cành ghép có tỉ lệ sống cao. 7. Phương pháp nghiên cứu (tài liệu và thực nghiệm) Kỹ thuật chiết cành. Dùng dao bén khoanh hai đường cách nhau 3 cm vùng quanh thân cây, rạch một đường dọc rồi bóc bỏ phần vỏ giữa hai đường khoanh. Ta nên nạo tới gỗ đễ tránh sự tái sinh da non. Để hai đến 3 ngày cho khô nhựa, sau đó ta quấn bọc nilon quanh vết khoanh để che ánh sáng, sau 3 tuần ta bôi thuốc kích thích ra rễ và bó bầu để tạo điều kiện cho cây ra rễ. Hổn hợp nguyên liệu bó bầu gồm 1/3 đất mùn + 1/3 xơ dừa + 1/3 phân bò đã xử lí. Độ ẩm của hổn hợp được kiểm tra bằng cách: nắm chặt một nắm hổn hợp trong lòng bàn tay, thấy nước rỉ qua khe các ngón tay là đạt. Kỹ thuật ghép. Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở THPT Trang 4 Có nhiều kỹ thuật ghép khác nhau, tuy vật chỉ cần đáp ứng đúng nguyên tắc để mô phân sinh của phần mắt ghép hay cành ghép tiếp xúc với mô phân sinh của gốc ghép là được. Trong trường hợp ghép rễ cho cây mai ta sử dụng phương pháp ghép nêm. Chọn rễ của cây mai 2 – 3 năm tuổi, có đường kính khoảng 2 – 3 mm, rửa nhẹ cho sạch đất rồi thấm khô bằng giấy thấm. Dùng dao cắt một đoạnh 10 cm vạt một bên rễ, chiều dài đường vát khoảng 2 cm. khoanh vỏ cây như kỹ thuật chiết nói trên. Dùng dao rạch hai đường song song cách nhau 3 mm dọc theo thân cây ở vị trí muốn ra rễ. Nghiêng nhẹ lưởi dao để tách phần vỏ giữa hai đường rạch, sau đó đặt rễ vào vị trí giữa hai đường rạch. Thực hiện ghép các vị trí còn lại, khoảng 3 – 4 đoạn rễ trên một thân, sau đó dùng băng ghép quấn chặt các đoạn rễ với đoạn thân cần chiết. Chúng ta nên phun thuốc kích thích ra rể lên các đoạn rễ vừa ghép. Thực hiện bó bầu như kỹ thuật chiết cây bình thường để nuôi các rễ mới ghép, và tạo điều kiện thuận lợi giúp chúng ra rễ. 8. Số liệu/ kết quả nghiên cứu Lô thí nghiệm Số lượng cành Tỉ lệ sống của rễ ghép Tỉ lệ cành ra rễ con sau 2 tháng Tỉ lệ cành sống sau khi vô bầu Chiết theo kỹ thuật phổ biến (lô đối chứng) 5 không không Chiết theo kỹ thuật ghép rễ hỗ trợ 10 97,5% 100% 90% 9. Phân tích số liệu/ kết quả và thảo luận Tỉ lệ sống của rễ ghép là rất cao. Khả năng ra rễ của của các rể ghép rất tốt, đủ sức để nuôi cành ghép. Rút ngắn đáng kể thời gian chiết cành. Tuy thời điểm tiến hành thí nghiệm là tháng chín, lúc này cây mai rất khó ra rễ nhưng do sử dụng rễ của các cây con nên vẫn đạt hiệu quả. Với kết quả đạt được trên cây mai vàng mở ra triển vọng áp dụng kỹ thuật ghép rễ này trên các đối tượng cây trang trí hoặc cây ăn trái có chung đặc điểm khó ra rễ. 10. Kết luận Sử dụng phương pháp ghép trễ để hỗ trợ chiết cành ở cây mai vàng đạt hiệu quả rất cao, rút ngắn đáng kể thời gian chiết cành. Thời gian tiến hành chiết cành được mở rộng cho đến khoảng giữa Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở THPT Trang 5 năm. Thời gian chiết cành tốt nhất là ngay sau tết âm lịch. 11. Tài liệu tham khảo Huỳnh Văn Thới, Kỹ thuật trồng và ghép mai, NXB trẻ, 2002. http://comaihoadailoc.blogtiengviet.net/ Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở THPT Trang 6 12. Phụ lục hình ảnh Ảnh 1. Đoạn thân được chiết sau khi trồng trong bầu đất 2 tháng Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở THPT Trang 7 Ảnh 2. Vị trí rễ ghép Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở THPT Trang 8 Ảnh 3. Bộ rễ của cành chiết bằng phương pháp ghép rễ Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở THPT Trang 9 Ảnh 4. Chiết bằng phương pháp thông dụng có sử dụng chất kích thích, sau 2 tháng cành chiết chưa ra rễ. Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở THPT Trang 10 . TRÚC BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Trang bìa Cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2013-2014 Tên dự án dự thi KỸ THUẬT CHIẾT CÀNH CỔ THỤ Ở CÂY MAI VÀNG (Ochna. trợ chiết cành ở cây mai vàng đạt hiệu quả rất cao, rút ngắn đáng kể thời gian chiết cành. Thời gian tiến hành chiết cành được mở rộng cho đến khoảng giữa Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật. ghép Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở THPT Trang 8 Ảnh 3. Bộ rễ của cành chiết bằng phương pháp ghép rễ Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở THPT Trang 9 Ảnh 4. Chiết bằng phương pháp

Ngày đăng: 20/10/2014, 13:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w