Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 149 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
149
Dung lượng
2,01 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC DỰ ÁN PT GIÁO DỤC TRUNG HỌC TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH GDPT MÔN VẬT LÍ CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Người biên soạn: Nguyễn Văn Nghiệp Nguyễn Trọng Thủy Trần Văn thành Hà Nội, tháng 8 năm 2010 1 Danh mục các chữ viết tắt PPDH: phương pháp dạy học KTĐG: kiểm tra đánh giá KTKN: kiến thức, kĩ năng THCS: Trung học cơ sở CT-SGK: chương trình - sách giáo khoa SGK: sách giáo khoa HS: học sinh GV: giáo viên 2 LỜI NÓI ĐẦU Để hiểu và vận dụng được chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí cấp THPT trong quá trình dạy học theo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ giáo dục và Đào tạo, chúng tôi biên soạn Tài liệu tập huấn giáo giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông. Tài liệu gồm các phần chính sau đây: Phần thứ nhất : Những vấn đề chung 1. Giới thiệu chương trình và tài liệu tập huấn giáo giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông. 2. Khái quát về tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông. Phần thứ hai: Tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng thông qua các kĩ thuật dạy học tích cực 1. Những thuận lợi và khó khăn trong giảng dạy Vật lí cấp THPT hiện nay. Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện. 2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học và hướng dẫn thực hiện trong đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá. 3. Giới thiệu một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực 4. Qui trinh soạn bài vận dụng các kĩ thuật học tập tích cực và qui trinh soạn câu hỏi KTĐG theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. 5. Thực hành đổi mới PPDH theo chuẩn kiến thức, kĩ năng 6. Thực hành KTĐG theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Phần thứ ba: Hướng dẫn tổ chức tập huấn tại các địa phương Tài liệu tập huấn giáo giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí thể hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, làm cơ sở định hướng cho giáo viên thực hiện dạy học một cách sáng tạo, linh hoạt có hiệu quả trong những điều kiện cụ thể của địa phương. Điều quan trọng là giáo viên phải hiểu được các chuẩn kiến thức, 3 kĩ năng của môn học đã quy định trong chương trình giáo dục phổ thông, biết vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực một cách linh hoạt, có hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất ở địa phương để nâng cao chất lượng giảng dạy, coi học sinh là trung tâm của sự nhận thức, khắc phục tình trạng dạy học theo kiểu “thầy đọc, chò chép”, “học thuộc lòng mà không hiểu bài”, không phát huy được tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập và kiểm tra Đây là tài liệu biên soạn lần đầu nên không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi chân thành cảm ơn những ý kiến góp ý của bạn đọc và các đồng nghiệp. Các tác giả 4 Phần thứ nhất NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 1. Mục tiêu tập huấn: Sau khi tập huấn, học viên sẽ đạt được: a. Về kiến thức: - Hiểu được mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng của từng chủ đề trong tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông. - Hiểu được các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. - Biết được thực trạng của việc kiểm tra đánh giá hiện nay ở trường phổ thông, những định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Hiểu được mối liên hệ chương trình, sách giáo khoa trong việc dạy học và kiểm tra đánh giá cũng như kế hoạch tập huấn và phương pháp tập huấn để triển khai công tác tập huấn tại địa phương. b. Về kĩ năng: - Biết cách xác định được mức độ cần đạt được của từng đơn vị nội dung kiến thức của các chủ đề bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông để dạy học. - Biết cách vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong việc thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. - Biết cách biên soạn câu hỏi và bài tập, vận dụng vào kiểm tra, đánh giá bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông. - Biết cách lập kế hoạch tập huấn và vận dụng được phương pháp tập huấn để triển khai công tác tập huấn tại địa phương. c. Về thái độ 5 - Tích cực, chủ động, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm, sự hợp tác trong đợt tập huấn cũng như khi tổ chức lớp tập huấn tại địa phương. - Tin tưởng vào việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, thay SGK của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Tích cực, gương mẫu tuyên tuyền, vận động giáo viên, học sinh thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. - Tích cực vận dụng có hiệu quả, sáng tạo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, đổi mới kiểm tra, đánh giá trong việc dạy học và đánh giá bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng. 2. Nội dung tập huấn 1. Giới thiệu nội dung chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học. 2. Hướng dẫn tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học qua áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực. 3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. 4. Hướng dẫn tổ chức công tác tập huấn tại các địa phương. II. KHÁI QUÁT VỀ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 1. Lí do biên soạn tài liệu Chương trình GDPT đã được ban hành và triển khai đến tất cả các trường và giáo viên phổ thông. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học, một bộ phận giáo viên vẫn chưa căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình, mà chủ yếu căn cứ vào nội dung SGK dẫn đến quá tải về nội dung dạy học. Điều đó làm hạn chế đổi mới về phương pháp dạy học. Tình trạng ôm đồm, quá tải về nội dung kiến thức vẫn còn diễn ra trong các tiết dạy Vật lí ở trường phổ thông. Trong quá trình dạy học nhiều giáo viên trong tổ bộ môn chưa thống nhất trong việc dạy như thế nào? dạy những nội dung gì? rèn luyện những kĩ năng gì đối với học sinh? và dẫn đến tình trạng chưa thống nhất về kiến thức và kĩ năng trong từng mục, từng chương, từng bài của môn học, cấp học. 6 Trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên trong tổ bộ môn cũng chưa thống nhất hoàn toàn trong việc kiểm tra nội dung kiến thức về khối lượng cũng như mức độ kiến thức của các đơn vị kiến thức, kĩ năng. Trong dự giờ thăm lớp, giáo viên bộ môn cũng như các cấp quản lí giáo dục cũng chưa thống nhất tiêu chí đánh giá trong việc xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng của giờ dạy. Để khắc phục những tồn tại nêu trên, giáo viên cần được hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT trong quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá thống nhất trong các trường trung học phổ thông. 2. Mục đích biên soạn tài liệu - Khắc phục tình trạng dạy học chưa bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình Giáo dục phổ thông, tình trạng dạy học quá tải về nội dung kiến thức. - Giúp giáo viên kết hợp sử dụng có hiệu quả giữa Chương trình Giáo dục phổ thông, SGK, SGV và các loại tài liệu tham khảo. - Tạo sự thống nhất về mức độ yêu cầu trong việc dạy học về kiến thức và kĩ năng trong từng mục, bài, chương của lớp học, cấp học. - Là căn cứ để kiểm tra, đánh giá nội dung kiến thức về khối lượng cũng như mức độ kiến thức của các đơn vị kiến thức, kĩ năng 3. Cấu trúc tài liệu Tài liệu hướng dẫn có cấu trúc như sau: Phần thứ nhất : Những vấn đề chung 1. Giới thiệu chương trình và tài liệu tập huấn giáo giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông. 2. Khái quát về tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông. Phần thứ hai: Tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng thông qua các kĩ thuật dạy học tích cực. 7 1. Những thuận lợi và khó khăn trong giảng dạy Vật lí cấp THCS hiện nay. Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện. 2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học và hướng dẫn thực hiện trong đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá. 3. Giới thiệu một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. 4. Qui trinh soạn bài vận dụng các kĩ thuật học tập tích cực và qui trinh soạn câu hỏi KTĐG theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. 5. Thực hành đổi mới PPDH theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. 6. Thực hành KTĐG theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Phần này được biên soạn theo các hoạt động học tập tích cực. Phần thứ ba: Hướng dẫn tổ chức tập huấn tại các địa phương. 4. Yêu cầu của việc sử dụng tài liệu. - Sử dụng kết hợp tài liệu tập huấn giáo giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông với tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục phổ thông, Sách giáo khoa và các loại tài liệu tham khảo khác. - Sử dụng tài liệu này trong việc soạn bài, trong việc ra câu hỏi và bài tập, biên soạn đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS bảo đảm yêu cầu theo kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông. 8 Phần thứ hai TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG THÔNG QUA CÁC KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG A. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC I. LÍ DO PHẢI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC. 1. Mục tiêu giáo dục thay đổi; Đổi mới chương trình SGK; Phương tiện phục vụ giảng dạy thay đổi; 2. Đối tượng người dạy và người học khác so với trước đây; 3. Đánh giá hiệu quả của phương pháp đang làm để tìm ra phương pháp hiệu quả hơn; 4. Sự phát triển không ngừng của PPDH; 5. Động lực bên trong : + Tri thức nhân loại không ngừng tăng, nhưng số năm học PT có hạn, do đó phải nâng cao kĩ năng tự học; + Áp lực cạnh tranh, sự đòi hỏi về năng lực của người học khi bước vào cuộc sống; + Khuyết điểm của ngày hôm nay có thể là sự duy trì quá lâu những ưu điểm của ngày hôm qua. II. ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 1. Định hướng chung Phải tạo động lực đổi mới PPDH cho giáo viên, hoạt động đổi mới PPDH chỉ có thể thành công khi giáo viên có động lực hành động và chuyển hóa được từ ý chí trở thành tình cảm và tinh thần trách nhiệm đối với học sinh, đối với nghề dạy học. Về chỉ đạo, cần thực hiện tốt một số công tác sau đây: - Phải có sự hướng dẫn của các cấp quản lý giáo dục về phương hướng và những việc cần làm để đổi mới PPDH. Hướng dẫn về đổi mới PPDH phải thông suốt từ các cơ quan thuộc Bộ GD&ĐT đến các Sở, Phòng GD&ĐT, cán bộ quản 9 lý các trường học và từng giáo viên, không để giáo viên phải "đơn độc" trong việc đổi mới PPDH. - Hoạt động đổi mới PPDH của giáo viên phải có sự hỗ trợ thường xuyên của đồng nghiệp thông qua dự giờ thăm lớp và cùng rút kinh nghiệm. - Trong quá trình chỉ đạo đổi mới PPDH, cần nghiên cứu để tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến của học sinh về PPDH của thầy cô giáo với tinh thần xây dựng. - Quá trình thực hiện đổi mới PPDH phải là quá trình hoạt động tự giác của bản thân giáo viên và là phù hợp yêu cầu của cơ quan quản lý giáo dục. - Cần tổ chức phong trào thi đua và có chính sách khen thưởng nhằm động viên kịp thời đối với các đơn vị, cá nhân tích cực và đạt hiệu quả trong hoạt động đổi mới PPDH ở các trường, tổ chức nhân rộng các điển hình tập thể, cá nhân tiên tiến trong phong trào đổi mới PPDH. 2. Trách nhiệm của giáo viên và các cơ quan quản lý giáo dục a. Trách nhiệm của giáo viên Để đổi mới PPDH, mỗi giáo viên phải thực hiện tốt các yêu cầu sau đây: - Nắm vững nguyên tắc đổi mới PPDH, cách thức hướng dẫn học sinh lựa chọn phương pháp học tập, coi trọng tự học và biết xây dựng các tài liệu chuyên môn phục vụ đổi mới PPDH. - Biết những giáo viên dạy giỏi có PPDH tiên tiến ở địa phương và giáo viên giỏi cùng môn để học hỏi kinh nghiệm ở trong trường và trường bạn. - Nắm chắc điều kiện của trường để có thể khai thác giúp bản thân đổi mới PPDH (cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo ). - Biết và tranh thủ được những ai có thể giúp đỡ mình trong việc đổi mới PPDH (đồng nghiệp, lãnh đạo tổ chuyên môn, lãnh đạo trường có tay nghề cao). - Biết cách tiếp nhận những thông tin phản hồi từ sự đánh giá nhận xét xây dựng của học sinh về PPDH và giáo dục của mình; kiên trì phát huy mặt tốt, khắc phục mặt yếu, tự tin, không tự ty hoặc chủ quan thỏa mãn. - Hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập và biết cách tự học, tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kĩ năng, tự đánh giá kết quả học tập; tự giác, hứng thú học tập. b. Trách nhiệm của tổ chuyên môn - Phải hình thành giáo viên cốt cán về đổi mới PPDH. - Thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp và nghiêm túc rút kinh nghiệm, tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực, động viên tinh thần 10