SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ——————— ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010-2011 ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề ——————————— Câu 1 (2,0 điểm). Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được triệu tập trong hoàn cảnh lịch sử nào? Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước ta? Câu 2 (2,5 điểm). Trình bày chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương khi Nhật đầu hàng Đồng minh trong chiến tranh thế giới thứ hai. Tổng khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi ở thủ đô Hà Nội như thế nào? Câu 3 (2,5 điểm). Điều kiện lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào Đồng khởi ở miền Nam trong cuộc đấu tranh chống Mỹ - Diệm. Câu 4 (3,0 điểm). Những nét chính về tình hình kinh tế và chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX. Tác động của chính sách đối ngoại đó đối với quan hệ quốc tế thời kỳ này ? —Hết— Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh SBD SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ——————— KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010-2011 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ ——————————— Câu Nội dung Điể m 1 Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được triệu tập trong hoàn cảnh lịch sử nào? Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước ta? 2,0 1. Hoàn cảnh : - Sau khi ra đời ba tổ chức cộng sản đã nhanh chóng xây dựng cơ sở trong nhiều địa phương, trực tiếp tổ chức và lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân 0,25 - Tuy nhiên ba tổ chức cộng sản lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau. Tình hình đó nếu kéo dài sẽ có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một Đảng cộng sản thống nhất trong cả nước. 0,25 - Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì hội nghị thống nhất ba tổ chức cộng sản Thành công của hội nghị đã dẫn đến sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam. 0,25 2.Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới 0,25 - Đảng ra đời là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lê nin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX. 0,25 - Đảng ra đời khẳng định giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm rứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo trong phong trào cách mạng Việt Nam 0,25 - Từ đây, cách mạng Việt Nam thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. - Đánh dấu cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. 0,25 - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển về sau của cách mạng Việt Nam. 0,25 2 Trình bày chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương khi Nhật đầu hàng Đồng minh trong chiến tranh thế giới thứ hai. Tổng khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi ở thủ đô Hà Nội như thế nào? 2,5 1. Chủ trương của Đảng: - Tháng 8-1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Nghe tin Nhật đầu hàng, trong hai ngày 14 và 15- 8-1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào quyết định phát động Tổng khởi nghĩa thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc và ra quân lệnh số 1 0,50 - Ngày 16-8-1945 Đại hội quốc dân được tiến hành ở Tân Trào 0,25 - Đại hội nhất trí tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam Hồ chủ tịch gửi thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa 0,50 2. Tổng khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội: - Từ sau ngày Nhật đảo chính, không khí cách mạng ngày càng thêm sôi động Các đội danh dự của Việt Minh thẳng tay trừ khử những tên tay sai đắc lực của Nhật… 0,25 - Tối 15-8-1945 Đội tuyên truyền xung phong của Việt Minh tổ chức diễn thuyết công khai ngày 16-8-1945, truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa 0,25 - Sáng 19-8. khí thế cách mạng tràn ngập tại nhà hát lớn cuộc mít tinh do Viêt Minh tổ chức kêu gọi nhân dân giành chính quyền 0,25 - Cuộc mít tinh nhanh chóng chuyển thành biểu tình đánh chiếm các công sở của chính quyền bù nhìn. Quân Nhật không dám chống lại, chiều ngày 19-8-1945 cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi hoàn toàn ở Hà Nội. 0,25 - Thắng lợi của Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương trong cả nước. 0,25 3 Điều kiện lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào Đồng khởi ở miền Nam trong cuộc đấu tranh chống Mỹ - Diệm. 2,5 1. Điều kiện lịch sử: - Những năm 1957-1959 Mĩ –Diệm thực hiện chiến dịch tăng cường khủng bố đàn áp phong trào cách mạng thực hiện “đạo luât 10-59” lê máy chém khắp miền Nam làm cho mâu thuẫn nhân dân miền Nam với Mĩ – Diệm sâu sắc… 0,5 - Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân… 0,5 2. Diễn biến: -Mở đầu phong trào nổi dậy của quần chúng ở Vĩnh Thạnh, Bác Ái (2-1959), Trà Bồng (8-1959) sau đó lan rộng thành cao trào khắp miền Nam, tiêu biểu là cuộc “Đồng Khởi” ở Bến Tre. 0,25 - Ở Bến Tre ngày 17-1-1960, Tỉnh ủy Bến Tre đã lãnh đạo nhân dân các xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh cuộc nổi dậy lan nhanh toàn huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre 0,25 - Quân khởi nghĩa đã phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị và hệ thống kìm kẹp của địch ở thôn xã. Ở những nơi đó, Ủy ban Nhân dân tự quản được thành lập, lực lượng vũ trang nhân dân ra đời và phát triển… 0,25 - Từ Bến Tre, phong trào như nước vỡ bờ lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở miền Trung Trung Bộ. 0,25 3. Kết quả, ý nghĩa: - Đồng Khởi giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ ở Miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm… 0,25 - Thắng lợi của Đồng khởi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công… ngày 20-12-1960 Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời… 0,25 4 Những nét chính về tình hình kinh tế và chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX. Tác động của chính sách đối ngoại đó đối với quan hệ quốc tế thời kỳ này? 3,0 1.Tình hình kinh tế - Sau chiến tranh thế giới thứ hai nền kinh tế Mĩ có bước phát triển mạnh mẽ: + Công nghiệp: Chiếm hơn một nửa sản lượng công nghệp toàn thế giới 0,25 + Nông nghiệp: Gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, Italia và Nhật cộng lại. 0,25 + Tài chính: Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới, là chủ nợ duy nhất của thế giới 0,25 +Trong khoảng 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới. 0,25 - Những nguyên nhân thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển… 0,5 2. Chính sách đối ngoại - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, giới cầm quyền Mĩ đề ra "chiến lược toàn cầu" nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập thống trị toàn thế giới. 0,5 - Mĩ đã tiến hành "viện trợ" để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, lập các khối quân sự, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược 0,5 3. Tác động của chính sách đối ngoại của Mĩ đối với quan hệ quốc tế thời kỳ này - Chính sách đối ngoại trên của Mĩ làm cho quan hệ Đồng minh giữa Mĩ và Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai không còn, từ sau chiến tranh tranh thế giới thứ hai Mĩ và Liên Xô chuyển sang đối đầu, căng thẳng. 0,25 - Dẫn đến tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô, sự đối đầu giữa phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa 0,25 ( Lưu ý: Trên đây là những nội dung cơ bản nhất mà khi làm bài học sinh phải đề cập tới. Bài viết đủ nội dung, chính xác, logic thì mới cho điểm tối đa.) ―Hết― . SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ——————— ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010- 2011 ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 150 phút, không. thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh SBD SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ——————— KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010- 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ ——————————— Câu Nội dung Điể m 1 Hội. với lực lượng vũ trang nhân dân… 0,5 2. Diễn biến: -Mở đầu phong trào nổi dậy của quần chúng ở Vĩnh Thạnh, Bác Ái (2-1959), Trà Bồng (8-1959) sau đó lan rộng thành cao trào khắp miền Nam, tiêu