Tài liệu này chỉ đề c ập đế n các v ấn đề liên quan đế n sáng ch ế và cách th ức nộp đơ n và đă ng ký sáng chế. M ục đích c ủa Tài li ệ u là giúp người đọ c hi ể u đượ c m ột cách t ổng thể v ề các kỹ n ăng c ần thi ế t để viếtso ạn th ảochuẩn bị đơ n đă ng ký sáng ch ế , vi ệc nộp đơ n và giao dịch v ới c ơ quan có th ẩm quyề n để đượ c bảo hộ độ c quyền sáng ch ế. Do pháp luật c ũng như thực tiễ n gi ữa các quốc gia và khu v ực là khác nhau đáng kể nên người đọ c cũng c ần xem xét và hiểu rõ nh ững yêu cầu cụ thể c ủa các h ệ thống pháp luật liên quan đế n khách hàng c ủa mình. C ần lưu ý r ằng trong Tài li ệu này, thuật ng ữ “ đạ i di ện sáng ch ế ” (patent agent) sẽ đượ c sử dụng thường xuyên. Thu ật ng ữ này không dùng theo khía c ạnh ngh ĩa kỹ thu ật để chỉ ngh ề nghiệ p đượ c cơ quan có th ẩm quyề n cho phép nh ằm đạ i di ệ n cho tác gi ả sáng ch ế trong nh ững trường h ợp cụ thể, mà dùng nh ư một thu ật ng ữ chung để chỉ nh ững người so ạn th ảo đơ n đă ng ký sáng ch ế (kể c ả tác gi ả sáng ch ế, ng ười so ạn th ảo đơ n đă ng ký sáng ch ế nghiệp dư, đạ i di ện sáng ch ế và lu ật s ư sáng ch ế)
MỘT SỐ LƯU Ý KHI LÀM ĐƠN I. Bản mô tả, Yêu cầu bảo hộ nên phù hợp với mục đích nộp đơn Ví dụ, trong trường hợp doanh nghiệp đã tạo ra sáng chế và chuẩn bị nộp đơn cho nó thì tất nhiên công nghệ trên cơ sở sáng chế đó sẽ được bộc lộ trong Bản mô tả hay trong các tài liệu hướng dẫn kèm theo khi sản phẩm được đưa vào khai thác thương mại hoặc trong các tài liệu tương tự, hoặc trong trường hợp mục đích nộp đơn là để ký hợp đồng lixăng thì phải cân nhắc kỹ. Chỉ nên bộc lộ đủ theo quy định, tức là những gì mà có thể giữ được thì giữ (bộc lộ ít nhất có thể) để tạo điều kiện cho việc nâng giá trong khi ký kết hợp đồng sau này dựa vào đòi hỏi về chi phí cho việc hướng dẫn kỹ thuật. Tức là chỉ bộc lộ thông tin cần và đủ một cách rõ ràng đến mức chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan có thể thực hiện được sáng chế. Do đó, những thông tin mang tính chất bí quyết (nên đưa ra ví dụ) thì không nên đưa vào Bản mô tả để có được Patent + know how → chuyển giao. - Nếu việc có được patent là điều kiện cần thiết để đảm bảo an toàn cho việc sản xuất công nghiệp trên cơ sở sáng chế thì chỉ có công nghệ nào được cho là có hiệu quả nhất mới có thể chấp nhận bị hạn chế Yêu cầu bảo hộ mà không cần cân nhắc mở rộng Yêu cầu bảo hộ. - Nếu muốn được hưởng quyền nộp đơn trước, hoặc để hạn chế phạm vi bảo hộ của patent mà có thể được cấp cho người khác thì Bản mô tả và Yêu cầu bảo hộ nên ở phạm vi rộng nhất có thể ngay cả khi một số điểm còn chưa được thuyết phục. - Nếu muốn phạm vi bảo hộ rộng thì phải tạo ra sáng chế tương ứng với nội dung đó (giống như yêu cầu đầu bếp chế biến nhiều món mà nguyên liệu lại ít). - Nếu nộp đơn không nhằm mục đích được cấp patent thì nên thể hiện Yêu cầu bảo hộ, Bản mô tả rộng nhất có thể vì trong quá trình thẩm định thẩm định viên thường giải nghĩa thuật ngữ theo cách rộng nhất có thể. Điều đó khiến cho đơn nộp sau bị từ chối cấp patent. Tóm lại, mối quan hệ giữa Bản mô tả, Yêu cầu bảo hộ với mục đích nộp đơn là như sau: 1) Trường hợp patent cấp cho sáng chế đã được tạo ra là điều kiện cần thiết a) Muốn có phạm vi bảo hộ nhằm: - Đưa công nghệ trên cơ sở sáng chế đó vào sản xuất: Bản mô tả, Yêu cầu bảo hộ phải được lập một cách cẩn thận, chính xác, cụ thể theo quy định của pháp luật để được cấp patent với phạm vi bảo hộ hoàn chỉnh nhằm ngăn cản sự can thiệp của đối thủ cạnh tranh. - Đánh giá các kết quả nghiên cứu Khi các công trình, được hoàn thành trên cơ sở sáng chế đã được tạo ra, của các nhà nghiên cứu đã được khẳng định trong phòng thí nghiệm hoặc các kết quả nghiên cứu được các doanh nghiệp đánh giá cao thì nên sử dụng các kết quả đó làm tài liệu bổ trợ chứng minh giúp nhanh chóng có được patent. b) Muốn được cấp nhanh patent dù phải thu hẹp phạm vi bảo hộ nhằm: - Bảo đảm an toàn cho việc khai thác công nghệ đưa vào sản xuất công nghiệp. Bản mô tả, Yêu cầu bảo hộ phải được lập sao cho ít nhất cũng được cấp patent cho sáng chế mà trên cơ sở đó công nghệ được triển khai để không bị đe dọa bởi các đơn yêu cầu cấp patent hoặc tài liệu nào đó của người khác. Lưu ý rằng, khi không có ai khác có khả năng được cấp patent liên quan đến công nghệ đó thì không việc gì phải giới hạn phạm vi bảo hộ cho sáng chế đó. 2 - Xác định phạm vi độc quyền: Bản mô tả, Yêu cầu bảo hộ phải được lập sao cho hạn chế hành vi xâm phạm quyền có thể phát sinh do khó phân định sự giống nhau hay tương tự của sáng chế mà trên cơ sở đó công nghệ đang được khai thác với sáng chế đã được cấp patent của người khác. - Xác định một đối tượng trong hợp đồng lixăng: nếu hợp đồng liên quan đến cả việc chuyển giao bí quyết kỹ thuật hoặc các chỉ dẫn kỹ thuật, v.v. thì nội dung cần được chuyển giao này phải được thể hiện trong Bản mô tả. 2) Trường hợp không nhất thiết phải có patent a) Muốn gây trở ngại cho việc xác lập quyền của người khác Mặc dù thấy rằng hiện tại chưa có kế hoạch đưa vào khai thác sáng chế đã được tạo ra nhưng thấy rằng việc nộp đơn sẽ cản trở người khác khai thác công nghệ trên cơ sở sáng chế đó nếu họ cũng nộp đơn và có được patent thì nên nộp đơn cho nó. Khi đó, Bản mô tả, Yêu cầu bảo hộ không cần phải chuẩn bị kỹ mà chỉ cần lập để người khác không được cấp patent do họ nộp đơn muộn hơn. b) Muốn bộc lộ công nghệ Nếu sáng chế mà trên cơ sở đó công nghệ được đưa ra khai thác các đối thủ cạnh tranh biết được cũng không gây ra trở ngại nào thì việc bộc lộ nó có thể cho phép kiểm tra xem có đối thủ nào có kế hoạch khai thác những công nghệ tương tự hay không. Trong trường hợp đó không cần đầu tư quá nhiều cho việc chuẩn bị Bản mô tả và Yêu cầu bảo hộ. II. Phù hợp với đối tượng sở hữu sáng chế Khi đối tượng sở hữu sáng chế là cơ quan nghiên cứu, trường đại học hoặc các tổ chức tương tự, tức là ở đó sáng chế khó có thể được khai thác thì việc mở rộng hay thu hẹp Yêu cầu bảo hộ không có nhiều ý nghĩa. Do đó, Bản mô tả, Yêu cầu bảo hộ không cần được chuẩn bị một cách cẩn thận. Trái lại, doanh nghiệp có sáng chế thì họ sẽ khai thác ngay sáng chế tại đó trong 3 hoàn cảnh có nhiều đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực nên Bản mô tả, Yêu cầu bảo hộ phải được chuẩn bị một cách cẩn thận. III. Một số lưu ý khác - Bản mô tả không phải là một tác phẩm văn học mà là tài liệu mang tính pháp lý và kỹ thuật. Do đó, văn phong không cần phải trau chuốt, chỉ cần rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn bằng các câu đơn giản không quá phức tạp. Tuy nhiên, nếu vừa rõ ràng vừa hay thì quá tuyệt vời. - Phải tránh các lỗi chính tả. - Nếu không cần thiết thì Bản mô tả không nên quá dài vì như vậy sẽ làm tăng lệ phí. - Lập Bản mô tả và Yêu cầu bảo hộ giống như việc mô tả một khu rừng, đầu tiên mô tả một cách tổng thể khu rừng, sau đó mô tả từng khoảng, tiếp đến mô tả từng cây. Việc làm Đơn, đặc biệt là Bản mô tả và Yêu cầu bảo hộ phải được thực hiện sao cho ít phải sửa đổi nhất (giống như thiết kế ngôi nhà để tránh phải phá đi làm lại). ♦ Trong số các tài liệu của Đơn, duy nhất chỉ có Yêu cầu bảo hộ xác định phạm vi bảo hộ của sáng chế, Bản mô tả, hình vẽ chỉ là tài liệu phụ trợ giúp hiểu rõ và diễn giải Yêu cầu bảo hộ. Do đó, đối thủ cạnh tranh và thẩm phán chỉ tập trung vào nghiên cứu Yêu cầu bảo hộ và phân tích kỹ nó để xác định xem có hành vi xâm phạm quyền hay không. Vì vậy, phải tập trung cao độ vào Yêu cầu bảo hộ khi làm Đơn. ♦ Nhiệm vụ mà thẩm định viên đặt ra cho mình là làm sao để kết thúc công việc thẩm định càng nhanh càng tốt mà không trái với quy định của pháp luật. Do đó, cách tốt nhất mà họ tìm ra lý do để từ chối từ những bước đầu (khâu đầu) của quy trình xử lý Đơn. Vì vậy, người nộp Đơn phải lập các tài 4 liệu của Đơn sao cho họ không thể vì khiếm khuyết của Đơn mà từ chối Đơn đó. ♦ Về nguyên tắc, một ví dụ là đủ để Bản mô tả đáp ứng yêu cầu bộc lộ đầy đủ, nhưng nếu nội dung sáng chế rộng thì càng nhiều ví dụ càng tốt để tăng tính thuyết phục cho thẩm định viên và những người có liên quan. Nếu Yêu cầu bảo hộ có các dấu hiệu là thông số thì trong Bản mô tả phải chỉ ra bằng cách (phương pháp) nào các thông số đó được đo, trừ trường hợp người trong ngành đã biết cách đo các thông số đó hoặc tất cả các phương pháp đo đều cho kết quả như nhau. ♦ Về nguyên tắc, không cần giải thích tại sao lại thu được (đạt được) kết quả như vậy mà chỉ cần chỉ ra cách thu được kết quả như vậy. Nếu cách thu được kết quả là đã biết từ các giải pháp nêu trong phần “Tình trạng kỹ thuật của sáng chế” thì không cần phải mô tả cách đó mà chỉ cần viện dẫn đến tài liệu mà trong đó có nêu phương pháp thu kết quả như vậy. ♦ Người làm Đơn có thể không phải là người làm ra sáng chế, do đó hoàn toàn không biết gì về sáng chế cả. Khi đó người này cần hành động giống như người điều tra vụ án, tức là cần đặt ra các câu hỏi (xem tài liệu “Làm và nộp Đơn sáng chế” – Karl Racketle, Hội thảo … sáng chế, Hà Nội, 21 - 22 .08. 00) để có được thông tin cần thiết. Tiếp theo, hãy hành động giống như người lập báo cáo điều tra. IV. Thời điểm nộp Đơn - Vào thời điểm bất kỳ theo sơ đồ YT → NC → TK → TN → SX; - Lý tưởng nhất là sau khi cân nhắc một cách tổng thể các vấn đề liên quan đến việc xác lập quyền; - Phải tìm hiểu hoạt động sáng chế của đối thủ cạnh tranh vì nếu chậm sẽ không được quyền nộp Đơn trước; 5 - Phải dựa vào mục đích nộp Đơn đối với từng sáng chế. 6 . MỘT SỐ LƯU Ý KHI LÀM ĐƠN I. Bản mô tả, Yêu cầu bảo hộ nên phù hợp với mục đích nộp đơn Ví dụ, trong trường hợp doanh nghiệp đã tạo ra sáng chế và chuẩn bị nộp đơn cho nó thì tất. ra lý do để từ chối từ những bước đầu (khâu đầu) của quy trình xử lý Đơn. Vì vậy, người nộp Đơn phải lập các tài 4 liệu của Đơn sao cho họ không thể vì khi m khuyết của Đơn mà từ chối Đơn đó. ♦. Yêu cầu bảo hộ phải được chuẩn bị một cách cẩn thận. III. Một số lưu ý khác - Bản mô tả không phải là một tác phẩm văn học mà là tài liệu mang tính pháp lý và kỹ thuật. Do đó, văn phong không