1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY. VIẾT MỘT ỨNG DỤNG DEMO DÙNG MỘT TRONG CÁC GÓI THƯ VIỆN SAU

47 1,5K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 1,86 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCMKHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TINo0oBÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY. VIẾT MỘT ỨNG DỤNG DEMO DÙNG MỘT TRONG CÁC GÓI THƯ VIỆN SAU Google App Engine của GoogleWindow Azure của MicrosoftSun Cloud của Sun Giáo viên hướng dẫn :Đặng Nhân CáchSinh viên thực hiện : Lớp CN07B1.Lê Văn Thao2.Phan Vinh3.Hoàng Thiên Châu4.Nguyễn Hoài Hiền 5.Nguyễn Văn Đô 6.Dương Ngọc Định Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2010

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

-o0o -BÁO CÁO ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY VIẾT MỘT ỨNG DỤNG DEMO DÙNG MỘT TRONG CÁC GÓI THƯ VIỆN SAU

Google App Engine của Google Window Azure của Microsoft Sun Cloud của Sun

Giáo viên hướng dẫn :

Đặng Nhân Cách

Sinh viên thực hiện : Lớp CN07B

1 Lê Văn Thao

2 Phan Vinh

3 Hoàng Thiên Châu

4 Nguyễn Hoài Hiền

5 Nguyễn Văn Đô

6 Dương Ngọc Định

Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2010

Trang 2

LỜI NHẬN XÉT

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

……….

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU 3

Tóm tắt hệ thống : 3

CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

PHẦN I ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY 4

I Đặt vấn đề 4

II Khái niệm và những đặc điểm của "Điện toán đám mây" 4

III Cấu trúc và cách thức hoạt động của "Điện toán đám mây" 7

IV Mô hình điện toán đám mây 9

V Các công ty cung cấp 12

PHẦN II GOOGLE APP ENGINE 12

1 Giới thiệu : 12

2 Các thành phần chính của AppEngine 13

3 Hạn chế : 14

CHƯƠNG III HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT 15

I YÊU CẦU : 15

II CÁC BƯỚC CÀI ĐẶT : 15

1 Đăng kí tài khoản trên Google App Engine : 15

2 Cài đặt Eclipse và Google Plugin cho Eclipse : 19

3 Tạo Project : 23

4 Triển khai ứng dụng : 34

CHƯƠNG IV HIỆN THỰC CHƯƠNG TRÌNH 37

CHƯƠNG V KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ 40

CHƯƠNG V TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

Trang 4

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU

Tóm tắt hệ thống :

Để giúp mọi người hình dung mô hình điện toán đám mây như thế nào Nhóm chúngtôi viết ứng dụng nhỏ dựa trên các gói thư viện có sẵn của google.Về hình thức cácbạn có thể hình dung ứng dụng này giống như là các blog, facebook, diễn đàn qua

đó thành lập các nhóm học tập để các bạn có thể trao đổi hay bình luân về một vấn

đề gì đó

Trang 5

CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT

PHẦN I ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

Từ một bài toán điển hình như vậy, chúng ta thấy được rằng nếu có một nơi tin cậygiúp các doanh nghiệp quản lý tốt nguồn dữ liệu đó, các doanh nghiệp sẽ không cònquan tâm đến cơ sở hạ tầng, công nghệ mà chỉ tập trung chính vào công việc kinhdoanh của họ thì sẽ mang lại cho họ hiệu quả và lợi nhuận ngày càng cao hơn Thuậtngữ “cloud computing” ra đời bắt nguồn từ một trong những hoàn cảnh như vậy

Thuật ngữ “cloud computing” còn được bắt nguồn từ ý tưởng đưa tất cả mọi thứ như

dữ liệu, phần mềm, tính toán, … lên trên mạng Internet Chúng ta sẽ không còn trôngthấy các máy PC, máy chủ của riêng các doanh nghiệp để lưu trữ dữ liệu, phần mềmnữa mà chỉ còn một số các “máy chủ ảo” tập trung ở trên mạng Các “máy chủ ảo” sẽcung cấp các dịch vụ giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý dữ liệu dễ dàng hơn, họ sẽchỉ trả chi phí cho lượng sử dụng dịch vụ của họ, mà không cần phải đầu tư nhiều vào

cơ sở hạ tầng cũng như quan tâm nhiều đến công nghệ Xu hướng này sẽ giúp nhiềucho các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ mà không có cơ sở hạ tầng mạng, máy chủ

để lưu trữ, quản lý dữ liệu tốt

Vậy “cloud computing” là gì ? Nó có thể giải quyết bài toán trên như thế nào và cónhững đặc điểm nổi bật gì ? Chúng ta sẽ đi qua các phần sau để nắm rõ vấn đềnày

Trang 6

I Khái niệm và những đặc điểm của "Điện toán đám mây"

1 Khái niệm :

Điện toán đám mây là môi trường tính toán dựa trên internet mà ở đó tất cả phầnmềm, dữ liệu, tài nguyên được cung cấp cho máy tính và các thiết bị khác theo nhucầu (tương tự như mạng điện)

Hình 1: Mô hình đơn giản của điện toán đám mây

2 Ưu và nhược điểm của cloud computing :

a Ưu điểm : Những ưu điểm và thế mạnh dưới đây đã góp phần giúp "điện toán đám

mây" trở thành mô hình điện toán được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới

Tính linh động : Người dùng có thể thoải mái lựa chọn các dịch vụ phù hợp với

nhu cầu của mình, cũng như có thể bỏ bớt những thành phần mà mình khôngmuốn (Thay vì phải bỏ ra hàng trăm USD cho 1 bộ Ms office, ta có thể muariêng lẻ từng phần hoặc chỉ trả 1 khoản phí rất nhỏ mỗi khi sử dụng 1 phần nào

đó của nó)

Giảm bớt phí : Người dùng không chỉ giảm bớt chi phí bản quyền mà còn giảm

phần lớn chi phí cho việc mua và bảo dưỡng máy chủ Việc tập hợp ứng dụng

Trang 7

của nhiều tổ chức lại 1 chỗ sẽ giúp giảm chi phí đầu tư ban đầu, cũng như tănghiệu năng sử dụng các thiết bị này một cách tối đa.

Tạo nên sự độc lập : Người dùng sẽ không còn bị bó hẹp với 1 thiết bị hay 1 vị

trí cụ thể nào nữa Với điện toán đám mây, phần mềm, dữ liệu có thể đượctruy cập và sử dụng từ bất kì đâu, trên bất kì thiết bị nào mà không cần phảiquan tâm đến giới hạn phần cứng cũng như địa lý

Tăng cường độ tin cậy : Dữ liệu trong mô hình điện toán đám mây được lưu

trữ 1 cách phân tán tại nhiều cụm máy chủ tại nhiều vị trí khác nhau Điều nàygiúp tăng độ tin cậy, độ an toàn của dữ liệu mỗi khi có sự cố hoặc thảm họaxảy ra

Bảo mật : Việc tập trung dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau sẽ giúp các chuyên

gia bảo mật tăng cường khả năng bảo vệ dữ liệu của người dùng, cũng nhưgiảm thiểu rủi ro bị ăn cắp toàn bộ dữ liệu (Dữ liệu được đặt tại 6 máy chủkhác nhau → trong trường hợp hacker tấn công, bạn cũng sẻ chỉ bị lộ 1/6 Đây

là 1 cách chia sẻ rủi ro giữa các tổ chức với nhau)

Bảo trì dễ dàng : Mọi phần mềm đều nằm trên server, lúc này, người dùng sẽ

không cần lo lắng cập nhật hay sửa lỗi phần mềm nữa Và các lập trình viêncũng dễ dàng hơn trong việc cài đặt, nâng cấp ững dụng của mình

b Nhược điểm :

Tuy nhiên, mô hình điện toán này vẫn còn mắc phải một số nhược điểm sau :

Tính riêng tư: Các thông tin người dùng và dữ liệu được chứa trên điện toán

đám mây có đảm bảo được riêng tư, và liệu các thông tin đó có bị sử dụng vìmột mục đích nào khác?

Tính sẵn dùng: Liệu các dịch vụ đám mây có bị “treo” bất ngờ, khiến cho người

dùng không thể truy cập các dịch vụ và dữ liệu của mình trong những khoảngthời gian nào đó khiến ảnh hưởng đến công việc?

Trang 8

Mất dữ liệu : Một vài dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến trên đám mây bất ngờ

ngừng hoạt động hoặc không tiếp tục cung cấp dịch vụ, khiến cho người dùngphải sao lưu dữ liệu của họ từ “đám mây” về máy tính cá nhân Điều này sẽmất nhiều thời gian Thậm chí một vài trường hợp, vì một lý do nào đó, dữ liệungười dùng bị mất và không thể phục hồi được

Tính di động của dữ liệu và quyền sở hữu : Một câu hỏi đặt ra, liệu người dùng

có thể chia sẻ dữ liệu từ dịch vụ đám mây này sang dịch vụ của đám mây khác?Hoặc trong trường hợp không muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ cung cáp từ đámmây, liệu người dùng có thể sao lưu toàn bộ dữ liệu của họ từ đám mây? Vàlàm cách nào để người dùng có thể chắc chắn rằng các dịch vụ đám mây sẽkhông hủy toàn bộ dữ liệu của họ trong trường hợp dịch vụ ngừng hoạt động

Khả năng bảo mật : Vấn đề tập trung dữ liệu trên các “đám mây” là cách thức

hiệu quả để tăng cường bảo mật, nhưng mặt khác cũng lại chính là mối lo củangười sử dụng dịch vụ của điện toán đám mây Bởi lẽ một khi các đám mây bịtấn công hoặc đột nhập, toàn bộ dữ liệu sẽ bị chiếm dụng

 Các quy định pháp luật cho các dịch vụ, giữa khách hàng và nhà cung cấp.III Cấu trúc và cách thức hoạt động của "Điện toán đám mây"

1 Cấu trúc phân lớp của mô hình Điện toán đám mây :

Về cơ bản, “điện toán đám mây” được chia ra thành 5 lớp riêng biệt, có tác động qualại lẫn nhau:

Trang 9

1) Client (Lớp Khách hàng): Lớp Client của điện toán đám mây bao gồm phần cứng và

phần mềm, để dựa vào đó, khách hàng có thể truy cập và sử dụng các ứngdụng/dịch vụ được cung cấp từ điện toán đám mây Chẳng hạn máy tính vàđường dây kết nối Internet (thiết bị phần cứng) và các trình duyệt web (phầnmềm)…

2) Application (Lớp Ứng dụng): Lớp ứng dụng của điện toán đám mây làm nhiệm vụ

phân phối phần mềm như một dịch vụ thông quan Internet, người dùng khôngcần phải cài đặt và chạy các ứng dụng đó trên máy tính của mình, các ứng dụng dễdàng được chỉnh sữa và người dùng dễ dàng nhận được sự hỗ trợ.Các đặc trưng chính của lớp ứng dụng bao gồm :

o Các hoạt động được quản lý tại trung tâm của đám mây, chứ không nằm ởphía khách hàng (lớp Client), cho phép khách hàng truy cập các ứng dụng từ xathông qua Website

o Người dùng không còn cần thực hiện các tính năng như cập nhật phiên bản,bản vá lỗi, download phiên bản mới… bởi chúng sẽ được thực hiện từ các

“đám mây”

3) Platform (Lớp Nền tảng): Cung cấp nền tảng cho điện toán và các giải pháp của

dịch vụ, chi phối đến cấu trúc hạ tầng của “đám mây” và là điểm tựa cho lớp ứng

Trang 10

dụng, cho phép các ứng dụng hoạt động trên nền tảng đó Nó giảm nhẹ sự tốnkém khi triển khai các ứng dụng khi người dùng không phải trang bị cơ sở hạ tầng(phần cứng và phần mềm) của riêng mình.

4) Infrastructure (Lớp Cơ sở hạ tầng): Cung cấp hạ tầng máy tính, tiêu biểu là môi

trường nền ảo hóa Thay vì khách hàng phải bỏ tiền ra mua các server, phần mềm,trung tâm dữ liệu hoặc thiết bị kết nối… giờ đây, họ vẫn có thể có đầy đủ tàinguyên để sử dụng mà chi phí được giảm thiểu, hoặc thậm chí là miễn phí Đây làmột bước tiến hóa của mô hình máy chủ ảo (Virtual Private Server)

5) Server (Lớp Server - Máy chủ): Bao gồm các sản phẩm phần cứng và phần mềm

máy tính, được thiết kế và xây dựng đặc biệt để cung cấp các dịch vụ của đámmây Các server phải được xây dựng và có cấu hình đủ mạnh (thậm chí là rất may)

để đám ứng nhu cầu sử dụng của số lượng động đảo các người dùng và các nhucầu ngày càng cao của họ

2 Cách thức hoạt động của Điện toán đám mây :

Để hiểu cách thức hoạt động của “đám mây”, tưởng tượng rằng “đám mây” bao gồm

2 lớp: Lớp Back-end và lớp Front-end.

Lớp Front-end là lớp người dùng, cho phép người dùng sử dụng và thực hiện thôngqua giao diện người dùng Khi người dùng truy cập các dịch vụ trực tuyến, họ sẽ phải

Trang 11

sử dụng thông qua giao diện từ lớp Front-end, và các phần mềm sẽ được chạy trênlớp Back-end nằm ở “đám mây” Lớp Back-end bao gồm các cấu trức phần cứng vàphần mềm để cung cấp giao diện cho lớp Front-end và được người dùng tác độngthông qua giao diện đó.

Bởi vì các máy tính trên “đám mây” được thiết lập để hoạt động cùng nhau, do vậycác ứng dụng có thể sử dụng toàn bộ sức mạnh của các máy tính để có thể đạt đượchiệu suất cao nhất Điện toán đám mây cũng đám ứng đầy đủ tính linh hoạt chongười dùng Tùy thuộc vào nhu cầu, người dùng có thể tăng thêm tài nguyên mà cácđám mây cần sử dụng để đáp ứng, mà không cần phải nâng cấp thêm tài nguyênphần cứng như sử dụng máy tính cá nhân

Ngoài ra, với điện toán đám mây, vấn đề hạn chế của hệ điều hành khi sử dụng cácứng dụng không còn bị ràng buộc, như cách sử dụng máy tính thông thường

IV Mô hình điện toán đám mây

1 Các Dịch vụ Điện toán Đám mây :

Điện toán đám mây hỗ trợ các dịch vụ :

o Đặc tính:

 Không nằm ngay tại chỗ (Offsite), có thể được cung cấp bởi một nhà cung cấpthứ ba

 Được truy cập qua mạng Internet

 Không yêu cầu/Yêu cầu kỹ năng CNTT tối thiểu để triển khai các dịch vụ

 điện toán đám mây

 Các công nghệ hỗ trợ hoàn toàn vô hình đối với người dùng

 Truy cập qua trình duyệt Web hoặc API của dịch vụ web

 Các tài nguyên được phân bổ riêng hoặc dùng chung

 Là các dịch vụ được đo đếm

o Các giải pháp dịch vụ điện toán đám mây được phân thành ba mô hình : SaaS,

PaaS, IaaS

Trang 12

Dịch vụ hạ tầng IaaS (Infrastructure as a Service)

Dịch vụ IaaS cung cấp dịch vụ cơ bản bao gồm năng lực tính toán, không gian lưu trữ,kết nối mạng tới khách hàng Khách hàng có thể sử dụng tài nguyên hạ tầng này đểđáp ứng nhu cầu tính toán hoặc cài đặt ứng dụng riêng cho người sử dụng Với dịch

vụ này khách hàng làm chủ hệ điều hành, lưu trữ và các ứng dụng do khách hàng càiđặt Khách hàng điển hình của dịch vụ IaaS có thể là mọi đối tượng cần tới một máytính và tự cài đặt ứng dụng của mình

Dịch vụ nền tảng PaaS (Platform as a Service)

Dịch vụ PaaS cung cấp nền tảng điện toán cho phép khách hàng phát triển các phầnmềm, phục vụ nhu cầu tính toán hoặc xây dựng thành dịch vụ trên nền tảng Cloud dó.Dịch vụ PaaS có thể được cung cấp dưới dạng các ứng dụng lớp giữa, các ứng dụngchủ (application server) cùng các công cụ lập trình với ngôn ngữ lập trình nhất định

để xây dựng ứng dụng Dịch vụ PaaS cũng có thể được xây dựng riêng và cung cấpcho khách hàng thông qua một API riêng Khách hàng xây dựng ứng dụng và tươngtác với hạ tầng Cloud Computing thông qua API đó Ở mức PaaS, khách hàng không

Trang 13

quản lý nền tảng Cloud hay các tài nguyên lớp như hệ điều hành, lưu giữ ở lớp dưới.Khách hàng điển hình của dịch vụ PaaS chính là các nhà phát triển ứng dụng (ISV).

Dịch vụ App Engine của Google là một dịch vụ PaaS điển hình, cho phép khách hàngxây dựng các ứng dụng web với môi trường chạy ứng dụng và phát triển dựa trênngôn ngữ lập trình Java hoặc Python

Dịch vụ phần mềm SaaS (Software as a Service)

Dịch vụ SaaS cung cấp các ưng dụng hoàn chỉnh như một dịch vụ theo yêu cầu chonhiều khách hàng với chỉ một phiên bản cài đặt Khách hàng lựa chọn ứng dụng phùhợp với nhu cầu và sử dụng mà không quan tâm tói hay bỏ công sức quản lý tàinguyên tính toán bên dưới

Các ứng dụng SaaS cho người dùng cuối phổ biến là các ứng dụng office Online củaMicrosoft hay Google Docs của Google

2 Các kiểu điện toán đám mây :

Trang 14

Public Cloud : Các đám mây công cộng là các dịch vụ đám mây được một bên thứ ba

(người bán) cung cấp Chúng được lưu trữ đầy đủ và được nhà cung cấp bởi đám mâyquản lý

Private Cloud : Các đám mây riêng là các dịch vụ đám mây được cung cấp trong

doanh nghiệp Những đám mây này được doanh nghiệp quản lý

Hybrid Cloud : Các đám mây lai là một sự kết hợp của các đám mây công cộng và

riêng Những đám mây này thường do doanh nghiệp tạo ra và các trách nhiệm quản

lý sẽ được phân chia giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp đám mây công cộng Đámmây lai sử dụng các dịch vụ có trong cả không gian công cộng và riêng

V Các công ty cung cấp

Trang 15

Các ông lớn đã bắt đầu rục rịch trong cuộc chạy đua đến với điện toán đám mây.Những Google, Microsoft, Amazone, Sun đều đã và đang phát triển những nền tảngđiện toán đám mây của riêng mình Các nền tảng điện toán đám mây lớn có thể kểđến bây giờ bao gồm :

 Google App Engine của Google: http://code.google.com/appengine/

 Windows Azure của Microsoft :

Google App Engine (gọi tắt là AppEngine, một số trường hợp được viết tắt là GAE ) là

giải pháp cho vấn đề điện toán đám mây Ở đó, Google cung cấp sẵn một hệ thốngmáy chủ điện toán đám mây, và người lập trình sẽ viết ứng dụng của mình lên đó.Ứng dụng này sẽ chạy trên đám mây của Google

Google App Engine cho phép bạn chạy các ứng dụng web của bạn trên cơ sở hạ tầngcủa Google App Engine ứng dụng được dễ dàng để xây dựng, dễ bảo trì, và dễ dàng

để có quy mô như giao thông của bạn và nhu cầu lưu trữ dữ liệu lớn Với App Engine,không có máy chủ để duy trì: Bạn chỉ cần tải lên các ứng dụng của bạn, và nó sẵn sàng

để phục vụ người dùng của bạn

Bạn có thể sử dụng tên miền riêng của mình (chẳng hạn như

http://www.example.com/ ) thông qua google apps Hoặc bạn có thể dùng domain miễn phí của appspot.com GAE cho phép được host miễn phí với dung lượng

sub-500 MB lưu trữ và cho phép 10 GB băng thông lưu chuyển mỗi ngày hay tương

Trang 16

đương 5 triệu pageview hàng tháng,Vượt qua mức này bạn sẽ phải trả phí DùngGAE, chúng ta khỏi phải thiết kế database, viết SQL để truy vấn data, map data vôobject Chúng ta chỉ cần design các class và GAE tự động lo phần làm việc vớidatabase.

Hiện AppEngine hỗ trợ 2 loại ngôn ngữ là: Python và Java Một số ngôn ngữ khác nhưPHP cũng có thể chạy được nếu cài cùng với bộ chuyển từ PHP sang Java

2 Các thành phần chính của AppEngine

Python Runtime

AppEngine hỗ trợ Python Runtime phiên bản 2.5.2 Hầu hết các thư viện của PythonStandard Library đều được hỗ trợ Tuy nhiên do vấn đề về security nên các extensionsviết bằng C sẽ không được hỗ trợ Điều này có nghĩa rằng bạn không thể nhúng Cextensions vào ứng dụng của bạn khi sử dụng App Engine

Python Runtime cung cấp APIs cho datastore, Google Accounts, App Engine services

Để tiện lợi cho việc phát triển web AppEngine cũng cung cấp 1 web framework đơngiản là webapp Do viết bằng ngôn ngữ Python nên AppEngine hỗ trợ hầu hết cácPython framework như Django, CherryPy, Pylons, web.py với một ít thay đổi nhấtđịnh

Java Runtime Environment

Bạn có thể phát triển ứng dụng của bạn cho Java Runtime Environment sử dụng phổ

biến công cụ phát triển web Java và các tiêu chuẩn API Ứng dụng của bạn tương tácvới môi trường bằng cách sử dụng the Java Servlet standard, và có thể sử dụng các công

nghệ ứng dụng web phổ biến như JavaServer Pages (JSP).

Java Runtime Environment sử dụng Java 6 Các App Engine Java SDK hỗ trợ phát triển

Trang 17

cấp thấp cho các dịch vụ của mình để thực hiện thêm bộ điều hợp, hoặc sử dụng trựctiếp từ ứng dụng Xem tài liệu cho the datastore, memcache, URL fetch, mail, imagesand Google Accounts APIs.

Thông thường, các nhà phát triển Java sử dụng các ngôn ngữ lập trình Java và các API

để thực hiện các ứng dụng web cho JVM Với việc sử dụng các trình biên dịch tươngthích với JVM, người phiên dịch, bạn cũng có thể sử dụng các ngôn ngữ khác để pháttriển các ứng dụng web, chẳng hạn như JavaScript, Ruby, hoặc Scala

App Engine Services

Cung cấp nhiều dịch vụ để bạn có thể sử dụng cho ứng dụng của mình Những dịch vụ

có thể liệt kê ở đây là: URL Fetch, Mail, Memcache, Image Manipulation

3 Hạn chế :

Tuy nhiên, mặt trái của việc xây dựng ứng dụng trên GAE là bạn sẽ phụ thuộc hoàntoàn vào các công nghệ của Google và rất khó có thể tách ra thành một ứng dụng độclập Yahoo hay Microsoft sẽ chẳng bao giờ mua một ứng dụng xây dựng trên nền tảngcủa đối thủ Còn các nhà đầu tư cũng rất e ngại khi tài sản của công ty bạn đặt hếtvào tay người khác, dù cho đó là Google

Trang 18

CHƯƠNG III HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT

I YÊU CẦU :

- Eclipese

- Google plugin cho Eclipese

- AppEngine-java-SDK-1.3.8.zip

- Có tài khoản ứng dụng trên goole app engine

II CÁC BƯỚC CÀI ĐẶT :

1 Đăng kí tài khoản trên Google App Engine :

Bước 1:

Để triển khai các ứng dụng của bạn với các đám mây của Google, bạn cần một tàikhoản AppEngine Làm được một tài khoản bạn cần một tài khoản email của Google.Open http://appengine.google.com/ và đăng nhập với thông tin tài khoản gmail củabạn

Trang 19

Bước 2: chọn nút Create Application

Trang 20

Bước 3: Bạn cần phải xác minh tài khoản của bạn thông qua một số điện thoại hợp lệ.Sau khi cung cấp số điện thoại của bạn, Google sẽ nhắn cho bạn một mã xác minh qua SMS

Bước 4: Nhập mã xác nhận của google

Trang 21

Bước 5: Tiến hành tạo một ứng dụng.Chúng ta được phép tạo được 10 ứng dụng chomột tài khoản gmail.

Trang 22

Đây là giao diện chính của ứng dụng chúng ta tạo ra.

Trang 23

2 Cài đặt Eclipse và Google Plugin cho Eclipse :

Bước 1 : Cài đặt Eclipse vào máy tính của bạn đang dùng

Bước 2 : Truy cập vào địa chỉ http://code.google.com/appengine/

Và tải Google Plugin for Eclipse

Ngày đăng: 16/10/2014, 12:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Mô hình đơn giản của điện toán đám mây - BÁO CÁO ĐỀ TÀI   NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY. VIẾT MỘT  ỨNG DỤNG DEMO DÙNG MỘT TRONG CÁC GÓI THƯ VIỆN SAU
Hình 1 Mô hình đơn giản của điện toán đám mây (Trang 6)
Hình trên là giao diện chính của ứng dụng . - BÁO CÁO ĐỀ TÀI   NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY. VIẾT MỘT  ỨNG DỤNG DEMO DÙNG MỘT TRONG CÁC GÓI THƯ VIỆN SAU
Hình tr ên là giao diện chính của ứng dụng (Trang 42)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w