Ngày soạn: 15/09/2014 Ngày giảng: /09/2014 Tiết thứ: 5 BÀI 5 + 6. DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần: 1. Kiến thức: - Nêu được vai trò của nitơ trong đời sống của cây. - Nêu được các nguồn nitơ cung cấp cho cây. - Trình bày được các con đường cố định và vai trò của quá trình cố định nitơ bằng con đường sinh học đối với thực vật và ứng dụng thực tiễn trong ngành trồng trọt. - Nêu được mối quan hệ giữa liều lượng phân bón hợp lí với sinh trưởng cây trồng và với con người. 2. Kĩ năng - Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. - Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng trong hoạt động nhóm. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi cho HS quan sát hình vẽ và đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về Protein và Axit Nucleic - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. - Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học. 3. Thái độ - Giáo dục tình yêu môn học - Thấy được vai trò của nguồn cung cấp nitơ cho cây từ đó có biện pháp canh tác đúng đắn. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG. - Trực quan – tìm tòi. - Hoạt động nhóm. - Vấn đáp – tìm tòi. III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh vẽ SGK, máy chiếu IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC 1. Khám phá 5' - Vì sao cần phải bón phân hợp lí cho cây trồng ? 2. Kết nối Hoạt động của Gv & Hs tg Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ. GV: - Em hãy mô tả thí nghiệm, từ đó rút ra nhận xét về vai trò của nitơ đối với sự phát triển của cây? HS: (……) GV: Kết luận Hoạt động 2: Tìm hiểu Quá trình đồng hóa nitơ trong mô thực vật. Hoạt động 3: Tìm hiểu nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây. GV: - Nitơ tồn tại ở những dạng nào trong k 2 , trong đất ? Dạng nào cây có thể hấp thụ ? HS: (……) GV: Kết luận Hoạt động 4:Tìm hiểu Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định N 2 GV yêu cầu HS: nghiên cứu mục IV, quan sát hình 6.2: - Hãy chỉ trên hình các con đường chuyển hóa nitơ trong đất ? HS: (……) GV: Kết luận 5 2 3 15 I. Vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ: * Vai trò chung - Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu. * Vai trò cấu trúc - Nitơ là thành phần không thể thay thế của nhiều hợp chất sinh học quan trọng như: pr, axit nucleic, diệp lục, ATP… trong cơ thể thực vật. * Vai trò điều tiết - Nitơ là thành phần của prôtêin, enzim tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật. II. Quá trình đồng hóa nitơ trong mô thực vật 1. Quá trình khử nitrat 2. Quá trình đồng hóa NO 3 - trong mô thực vật: III. Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây: 1. Nitơ trong không khí - Cây không thể hấp thụ được Nitơ phân tử (N 2 ) trong không khí. - NO, NO2 độc hại với cây 2. Nitơ trong đất: - Nguồn cung cho cây chủ yếu từ đất. - Nitơ trong đất gồm: + Nitơ khoáng: NO 3 - và NH 4 + . Cây hấp thụ trực tiếp. + Nitơ hữu cơ: Xác sinh vật. Cây không hấp thụ trực tiếp được. IV. Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ. 1. Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất - Trong điều kiện có O 2 : Xác sv được chuyển hóa thành dạng ion VK amôn hoá VK nitrat hoá Chc → NH4+ → NO 3 - - Trong điều kiện thiếu O 2 : Chuyển hóa nitrat thành niư tơ phân tử VK phản nitrat hoá NO3- → N2 → đất mất đạm. Hoạt động của Gv & Hs tg Nội dung kiến thức GV: - Nitơ trong không khí được cố định qua những con đường nào ? HS: (……) GV: Kết luận Hoạt động 5: Tìm hiểu phân bón với năng suất cây trồng và môi trường. GV - Thế nào là bón phân hợp lí ? - Phương pháp bón phân ? HS: (……) GV: Kết luận 15 5 =>Tránh mất đạm -> làm đất tơi xốp, thoáng khí ngăn chặn QT hoạt động của vsv kị khí làm mất đạm. 2. Quá trình cố định nitơ - Con đường hoá học (Tự nhiên và nhân tạo): 200 0 C, 200 atm/tia chớp điện N 2 + H 2 → NH 3 - Con đường sinh học: Nitrogenaza N 2 + H 2 → NH 3 - Con đường sinh học cố định nitơ: do các VSV thực hiện. + Nhóm VSV sống tự do: Vi khuẩn lam. + Nhóm VSV sống cộng sinh: các vi khuẩn thuộc chi Rhizobium… V. Phân bón với năng suất cây trồng và môi trường: 1. Bón phân hợp lí và năng suất cây trồng: - Để cây trồng có năng suất cao phải bón phân hợp lí: + Đúng loại, đúng nhu cầu của giống, đúng thời điểm + Đủ lượng. + Điều kiện đất đai, thời tiết. 2. Các phương pháp bón phân: - Bón qua rễ: Dựa vào khả năng của rễ hấp thụ ion khoáng từ đất. + Bón lót. + Bón thúc. - Bón qua lá: Dựa vào sự hấp thụ các ion khoáng qua khí khổng: dung dịch phân bón qua lá phải: + Có nồng độ các ion khoáng thấp. + Chỉ bón khi trời không mưa và nắng không quá gắt. 3. Thực hành/ luyện tập:3 - GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm về nguồn cung cấp nitơ và quá trình chuyển hóa nitơ trong đất, đặt các câu hỏi Thực hành/ luyện tập. - Câu 1. Tại sao sau cơn mưa người dân lại sới đất cho cây? - Câu 2: Cách nhận biết rỗ rệt nhất thời điểm cần bón phân là? a. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của quả mới ra. b. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của thân cây. c. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của hoa. d. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của lá cây. 4. Vận dụng: 1’ GV Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài và phần đóng khung SGK, Trả lời các câu hỏi cuối sách và chuẩn bị cho bài 7 thực hành. . trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật. II. Quá trình đồng hóa nitơ trong mô thực vật 1. Quá trình khử nitrat 2. Quá trình đồng hóa NO 3 - trong mô thực vật: III. Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên. nitơ bằng con đường sinh học đối với thực vật và ứng dụng thực tiễn trong ngành trồng trọt. - Nêu được mối quan hệ giữa liều lượng phân bón hợp lí với sinh trưởng cây trồng và với con người. 2 Ngày soạn: 15/09/2014 Ngày giảng: /09/2014 Tiết thứ: 5 BÀI 5 + 6. DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần: 1. Kiến thức: - Nêu được vai