215243

85 213 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
215243

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương MỤC LỤC SV: Phan Thị Thanh Loan Lớp: Kế toán 48C i Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương DANH MỤC SƠ ĐỒ SV: Phan Thị Thanh Loan Lớp: Kế toán 48C ii Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương MỞ ĐẦU Cạnh tranh luôn là một bài toán khó đặt ra đối với các nhà quản trị, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nỗ lực đổi mới. Để sản phẩm được thị trường chấp nhận, doanh nghiệp phải luôn cố gắng hoàn thiện các chính sách và chiến lược trong quản lý, sản xuất sao cho tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và đưa ra giá bán phù hợp, đáp ứng những thay đổi về thị hiếu của người tiêu dùng. Một trong những công cụ đắc lực trong quản lý chi phí và giá thành sản phẩm mà không thể không nhắc đến đó là kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng. Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh, em nhận thấy hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là chế biến các loại sản phẩm mì, phở ăn liền, với nhiều chủng loại, hương vị khác nhau. Loại sản phẩm mì, phở ăn liền này trên thị trường hiện nay cũng rất đa dạng, mức độ cạnh tranh cao bởi các doanh nghiệp luôn đưa ra các sản phẩm Mì không những được cải tiến bao bì mẫu mã đẹp mà chất lượng lại đáp ứng được các sở thích khác nhau của người tiêu dùng. Vì vậy công ty Thái Minh luôn phải nghiên cứu thị trường và có chiến lược canh tranh kịp thời. Với lý tưởng nâng cao chất lượng cuộc sống với các sản phẩm phục vụ con người mang tính công nghệ cao, hiện nay công ty đang nỗ lực từng bước thực hiện tốt công tác nghiên cứu, kiểm tra chất lượng để đưa vào sản xuất các loại sản phẩm với chi phí tiết kiệm nhất nhưng chất lượng dinh dưỡng đảm bảo và hương vị thơm ngon hơn. Công tác hạch toán chi phí và tính giá thành chiếm vị trí rất quan trọng trong công tác kế toán của công ty Thái Minh. Thực hiện tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp quản lý hiệu quả chi phí và là cơ sở để hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh và làm tăng lợi nhuận, đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của công ty trong tương lai. Tuy nhiên, trong thời gian thực tập tại Thái Minh, tiếp xúc với bộ phận kế toán của công ty em nhận thấy công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của công ty còn một số tồn tại như: đối tượng tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ phân xưởng, khiến cho cách tập hợp và phân bổ chi phí này còn phức tạp, hay cách phân bổ chi phí khấu hao tài sản, chi phí sản xuất chung chưa phù hợp,…Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tính chính xác cũng như hiệu quả của công tác hạch toán chi phí và tính giá thành của công ty. SV: Phan Thị Thanh Loan Lớp: Kế toán 48C 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí và tính giá thành trong thời gian thực tập và kết hợp với kiến thức có được trong quá trình học tập tại trường, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Bài chuyên đề này được trình bày theo kết cấu gồm ba phần: Phần 1: Những đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của đơn vị ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Phần 2: Thực trạng về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh. Phần 3: Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo – giảng viên PGS.TS Nguyễn Minh Phương , Ban lãnh đạo công ty Thái Minh và các anh chị trong bộ phận kế toán đã tạo điều kiện, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực tập để em hoàn thành bài chuyên đề này. SV: Phan Thị Thanh Loan Lớp: Kế toán 48C 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương PHẦN 1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA ĐƠN VỊ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THÁI MINH. Tổng công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh tiền thân là xí nghiệp sản xuất mì ăn liền trực thuộc công ty TNHH Thiên Minh, thành lập năm 1994 chuyên sản xuất mì ăn liền các loại với nhãn hiệu MITIMEX, MIHAMEX. Đến ngày 26/12/1998, xác định mì ăn liền là một thị trường lớn đầy tiềm năng, xí nghiệp mì ăn liền trực thuộc đã tách khỏi công ty Thiên Minh để trở thành công ty độc lập và đổi tên thành công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh. Công ty được thành lập theo quyết định số 3927/GP – UB của UBND thành phố Hà Nội, giấy phép kinh doanh số 056435/GP – UB của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội. Đồng thời, công ty đã di chuyển địa điểm từ Trương Định về khu công nghiệp Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội. Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh là một công ty có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập, có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng TECHCOMBANK, có con dấu riêng mang tên công ty CPCBTP Thái Minh. Địa chỉ giao dịch : Khu công nghiệp Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội. Điện thoại : (04) 38374376 Fax : (04) 37640034 Trang web công ty : www. mihamex.com.vn Tên giao dịch quốc tế : Thai Minh Food Stuff Manufacturing Jiont Stock Company. Tên viết tắt : Thái Minh Corp. Vốn điều lệ : 8.000.000.000 đồng được sáng lập bởi 4 thành viên. Diện tích mặt bằng : 20.000 m 2 . Ngày bắt đầu hoạt động : tháng 1 năm 1995. Thời gian hoạt động : 30 năm Tổng sản phẩm: 12.000 tấn / năm. Tổng số nhân viên: 78 người. SV: Phan Thị Thanh Loan Lớp: Kế toán 48C 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương Ngành nghề kinh doanh chính là chế biến và bán buôn lương thực, thực phẩm, chuyên sản xuất các loại mì ăn liền nhãn hiệu MIHAMEX, MITIMEX, THAIFOOD,… và sản xuất cháo ăn liền, phở, bột ngũ cốc,…. Giờ đây, Thái Minh đang từng bước phát triển và khẳng định mình trên thị trường trong nước và thế giới. Nhãn hiệu mì ăn liền của công ty đã và đang ngày càng trở lên nổi tiếng, có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam và một số nước Đông Âu khác. Với tầm nhìn chung rộng lớn, công ty không chỉ nỗ lực hết mình vì lý tưởng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống với các sản phẩm phục vụ con người mang tính công nghệ cao mà còn tích cực thực hiện kế hoạch mở rộng, tập trung hoàn thiện công nghệ sạch, giữ gìn về sinh môi trường tự nhiên. 1.2. CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THÁI MINH. Chức năng : Chức năng chính của công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh là chuyên sản xuất các loại mì ăn liền có chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu cũng như khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Mức sống của người tiêu dùng ngày càng cao, điều này đòi hỏi sản phẩm sản xuất ra cũng phải có chất lượng tốt hơn, giá cả phải chăng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiệm vụ : Kể từ khi thành lập, công ty đã thực hiện được một số nhiệm vụ sau đây: + Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Ngân sách Nhà Nước. + Tạo công ăn việc làm và ổn định đời sống cho người lao động; đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động theo quy định của Nhà nước. + Đảm bảo chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn quy định, tuân thủ các quy định vệ sịnh thực phẩm và vệ sinh môi trường. + Thực hiện tốt khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm. + Tiến hành ghi chép sổ sách kế toán và toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chịu sự kiểm tra của cơ quan Tài chính. Tổ chức bộ máy quản lý: Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh là một đơn vị hạch toán độc lập được tổ chức theo hình thức quản lý tập trung. Trong thời kỳ đổi mới, Thái Minh đã SV: Phan Thị Thanh Loan Lớp: Kế toán 48C 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương không ngừng đổi mới từng bước cải tiến bộ máy quản lý lẫn tác phong làm việc, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên, nhờ đó bộ máy quản lý của công ty đã được gọn nhẹ và họat động có hiệu quả cao. Công ty Thái Minh có đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ tuổi, nhiệt tình, năng động và sáng tạo trong công việc, họ cũng đưa ra những ý kiến đóng góp, tinh thần xây dựng đã làm cho công ty ngày càng tiến bộ hơn. Thái Minh là một công ty có quy mô vừa và nhỏ do đó bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng tức là các phòng ban có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ giúp đỡ nhau và chịu sự quản lý của Ban giám đốc điều hành. Với cơ cấu tổ chức theo hình thức này, Ban giám đốc của công ty có trách nhiệm điều phối giữa các phòng ban để quá trình sản xuất được tiến hành đều đặn. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận cụ thể như sau:  Giám đốc : Là người đại diện cho công ty, chịu trách nhiệm về mặt pháp lý với các tổ chức kinh tế khác và đối với Nhà nước. Là người giữ vai trò lãnh đạo, quản lý chung toàn bộ hoạt động của công ty, chỉ đạo toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài việc ủy quyền trách nhiệm cho Phó giám đốc, Giám đốc chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ các phòng ban.  Phó giám đốc : Phó giám đốc kinh doanh và Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách sản xuất kiêm trưởng phòng kế hoạch vật tư có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc về kế hoạch sản xuất, tình hình cung cấp vật tư, công tác tiêu thụ sản phẩm.  Các phòng ban chức năng : Giúp việc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc, nhằm đảm bảo việc lãnh đạo sản xuất kinh doanh được thống nhất. Tại các phòng ban đều có các trưởng phòng và phó phòng phụ trách công tác hoạt động của phòng , ban mình. Tại các phân xưởng có quản đốc và phó quản đốc điều hành quản lý sản xuất.  Phòng vật tư : Có nhiệm vụ lập kế hoạch và giao kế hoạch cho các phân xưởng, theo dõi tình hình thực hiện các kế hoạch. Cung cấp vật tư cho phân xưởng sản xuất, bảo quản kho, tàng trữ vật liệu. Lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu và dự báo tình hình sản xuất để có kế hoạch thu mua vật tư nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất hoạt động liên tục không bị SV: Phan Thị Thanh Loan Lớp: Kế toán 48C 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương ngừng trệ do thiếu nguyên vật liệu hoặc dự trữ quá nhiều trong thời gian lâu sẽ làm hỏng nguyên liệu,….  Văn phòng công ty: Theo dõi toàn bộ hoạt động của bộ máy quản lý và của toàn bộ công ty, là nơi giải quyết mọi vấn đề liên quan đến đại diện công ty với bên ngoài.  Phòng kinh doanh : Có nhiệm vụ cung cấp hàng đến cho các đại lý và nhận tiền về nộp cho công ty, theo dõi tình hình tiêu thụ các mặt hàng của công ty trên thị trường, xem xét đánh giá thị hiếu tiêu dùng của khách hàng thông qua hệ thống nhân viên maketing chuyên nghiệp để có chiến lược sản xuất phù hợp với từng thị trường về mẫu mã bao bì, chủng loại sản phẩm, trọng lượng đóng gói. Cung cấp thông tin về các mặt hàng, giá cả và chính sách bán hàng của đối thủ cạnh tranh. Phòng kinh doanh còn có chức năng tham mưu giúp đỡ giám đốc trong công tác mở rộng tiếp thị tìm kiếm thị trường xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của công ty. Đồng thời, tham mưu về chính sách bán hàng và giá cả với ban lãnh đạo để đưa ra chiến lược bán hàng phù hợp với từng thời điểm.  Phòng kế toán : Thực hiện các chức năng quản lý toàn bộ vốn và tài sản của công ty, chịu trách nhiện tổ chức công tác hạch toán kế toán trong phạm vi công ty. Thực hiện tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành thực tế sản phẩm, lập báo cáo thống kế, báo cáo tài chính theo định kỳ.  Phòng KCS : Có nhiệm vụ kiểm tra đánh giá mức độ đạt yêu cầu về chất lượng sản phẩm kỹ thuật sản xuất chế biến đồng thời nghiên cứu cải tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện kế hoạch đầu tư chiều sâu và mở rộng sản xuất.  Phân xưởng cơ điện : Sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống máy móc, thiết bị của công ty. Thiết kế, lắp đặt mới theo yêu cầu của công ty.  Tổ xây dựng : Xây dựng nhà xưởng, đường sá, hệ thống cấp thoát nước theo yêu cầu của công ty,…  Phân xưởng sản xuất : Là nơi tiến hành hoạt động sản xuất sản phẩm. SƠ ĐỒ 1-1 SV: Phan Thị Thanh Loan Lớp: Kế toán 48C 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY THÁI MINH 1.3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THÁI MINH. 1.3.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh là một doanh nghiệp còn non trẻ, ra đời cách đây chưa lâu nhưng bằng chính nội lực và sự vươn lên trong môi trường đầy biến động, cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường Công ty đã dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường thực phẩm Việt Nam nói chung và lĩnh vực mì ăn liền nói riêng. Bên cạnh đó, công ty ngày một lớn mạnh không ngừng về cơ sở vật chất, tài sản, nhân sự, quản lý cũng như lĩnh vực sản xuất. Sản phẩm của công ty ra đời, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và đã được thị trường chấp nhận. Hiện nay, sản phẩm của công ty với chủng loại đa dạng, bao gồm 7 nhóm chính với các sản phẩm phong phú khác nhau: mì thùng, cháo ăn liền, bột giải khát trái cây, mì cân, phở khô sạch - thùng, phở khô sạch – cân, phở khô xuất khẩu,…được tiêu thụ ở hầu SV: Phan Thị Thanh Loan Lớp: Kế toán 48C Hội đồng quản trị Giám đốc Phó GĐ kinh doanh Phòng vật tư Phòng kế toán Phòng kinh doanh Phân xưởng cơ điện Tổ xây dựng Phòng HC - NS Phòng thống kê Kho vật tư + thành phẩm Phòng bảo vệ Nhà ăn Phó GĐ kỹ thuật Phòng KCS Phân xưởng mì Phân xưởng cháo Phân xưởng Nêm 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Phương hết các tỉnh phía Bắc, từ Hà Tĩnh trở ra và được chia thành nhiều vùng khác nhau. Hà Nội là thị trường tiêu thụ phần lớn sản phâm của công ty, đây cũng là thị trường tiềm năng có sức mua lớn. Hiện nay, công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Minh có khoảng 78 cán bộ công nhân viên; có ba phân xưởng sản xuất là phân xưởng sản xuất mì ăn liền, cháo và nêm. Nhưng hiện nay, do kế hoạch sản xuất cũng như nhu cầu thị trường, công ty chủ yếu tiến hành sản xuất ở phân xưởng sản xuất Mì ăn liền và phân xưởng nêm. Còn phân xưởng cháo khi có đơn đặt hàng thì công ty mới tiến hành sản xuất. Tại phân xưởng mì, công ty đang sử dụng hai dây chuyền để sản xuất, chế biến sản phẩm với công suất thiết kế 32 tấn/ngày. Hai dây chuyền này được bố trí song song trong một nhà xưởng có chiều dài 75m, chiều rộng 12m. Một dây chuyền do Việt Nam sản xuất, công ty mua về năm 2003 và một dây chuyền nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2008. Có 41 công nhân đang làm việc tại phân xưởng sản xuất mì ăn liền, chia thành 4 tổ phụ trách 4 công đoạn của quá trình sản xuất là: tổ Bột, tổ Chiên, tổ Chén, tổ Đóng gói. Phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất các loại mì ăn liền, phở,… Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty theo công nghệ hiện đại,chế biến liên tục khép kín, sản xuất với khối lượng lớn và công tác sản xuất được tiến hành theo hướng cơ giới hóa. Trên một dây chuyền công nghệ có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau, nhưng có sự cách biệt về mặt thời gian. Các sản phẩm cũng có quy cách đóng gói khác nhau, dẫn đến cách xác định đối tượng tính giá thành cho các sản phẩm là khác nhau, bao gồm 2 loại là tính theo Kg và tính theo Thùng. ( Cụ thể về từng loại sản phẩm sẽ được trình bày ở phần đối tượng tính giá thành sản phẩm). Nguyên vật liệu được tập hợp đưa xuống phân xưởng Mì theo yêu cầu sản xuất, qua các giai đoạn chế biến để thành sản phẩm, rồi được đóng gói luôn tại phân xưởng. Quy trình như thế nên đã ảnh hưởng đến việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của công ty. Cụ thể là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung để sản xuất Mì được công ty sẽ được tập hợp theo toàn bộ phân xưởng Mì, còn công nhân sản xuất làm việc theo bốn tổ với nhiệm vụ khác nhau nên chi phí nhân công lại được tập hợp theo tổ sản xuất của phân xưởng Mì. Ngoài ra, do chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm sản xuất ra là mì ăn liền nên khi kết thúc ca máy cũng là khi sản phẩm hoàn thành. Do đó, đặc điểm sản xuất của công ty là không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. SV: Phan Thị Thanh Loan Lớp: Kế toán 48C 8 123doc.vn

Ngày đăng: 26/03/2013, 08:14

Hình ảnh liên quan

BẢNG QUY CÁCH TRỌNG LƯỢNG CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY - 215243
BẢNG QUY CÁCH TRỌNG LƯỢNG CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY Xem tại trang 18 của tài liệu.
BẢNG 1-2 - 215243

BẢNG 1.

2 Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng tổng hợp phát sinh theo sản phẩm - 215243

Bảng t.

ổng hợp phát sinh theo sản phẩm Xem tại trang 26 của tài liệu.
Hiện nay công ty đang sử dụng hình thức kế toán máy nên việc quản lý các chứng từ, sổ sách cũng thuận tiện và gọn nhẹ hơn - 215243

i.

ện nay công ty đang sử dụng hình thức kế toán máy nên việc quản lý các chứng từ, sổ sách cũng thuận tiện và gọn nhẹ hơn Xem tại trang 27 của tài liệu.
BẢNG 2-1 - 215243

BẢNG 2.

1 Xem tại trang 31 của tài liệu.
Chứng từ gốc, Bảng tổng hợp, phân bổ chi phí Sổ chi tiết TK 621 - 215243

h.

ứng từ gốc, Bảng tổng hợp, phân bổ chi phí Sổ chi tiết TK 621 Xem tại trang 32 của tài liệu.
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG - PX MÌ - 215243
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG - PX MÌ Xem tại trang 45 của tài liệu.
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THÁI MINH KHU CÔnG NGHIỆP PHÚ DIỄN – TỪ LIÊM – HÀ NỘI - 215243

n.

G NGHIỆP PHÚ DIỄN – TỪ LIÊM – HÀ NỘI Xem tại trang 53 của tài liệu.
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG - 215243
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG Xem tại trang 53 của tài liệu.
BẢNG TÍNH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH - 215243
BẢNG TÍNH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Xem tại trang 55 của tài liệu.
BẢNG 2-3 - 215243

BẢNG 2.

3 Xem tại trang 62 của tài liệu.
 Kiến nghị 6: Hoàn thiện việc lập thẻ tính giá thành chi tiết và bảng tổng hợp giá thành. - 215243

i.

ến nghị 6: Hoàn thiện việc lập thẻ tính giá thành chi tiết và bảng tổng hợp giá thành Xem tại trang 81 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan