Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH SX Và TM Lê Sơn

98 261 0
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH SX Và TM Lê Sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn đề trung tâm thì vấn đề này trở nên vô cùng quan trọng vì nếu doanh nghiệp nào tổ chức tốt nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa đảm bảo thu hồi vốn, bù đắp các chi phí đã bỏ ra và xác định đúng đắn kết quả kinh doanh sẽ có điều kiện tồn tại và phát triển. Ngược lại, doanh nghiệp nào không tiêu thụ được hàng hoá của mình, xác định không chính xác kết quả bán hàng sẽ dẫn đến tình trạng “lãi giả, lỗ thật” thì sớm muộn cũng đi đến chỗ phá sản. Thực tế nền kinh tế thị trường đã và đang cho thấy rõ điều đó.

Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Lê Thủy Tiên LỜI MỞ ĐẦU Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng. Thực tiễn cho thấy thích ứng với mỗi cơ chế quản lý, công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh được thực hiện bằng các hình thức khác nhau. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung khi mà ba vấn đề trung tâm: Sản xuất cái gì? Bằng cách nào? Cho ai? đều do Nhà nước quyết định thì công tác tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ chỉ là việc tổ chức bán sản phẩm, hàng hóa sản xuất ra theo kế hoạch và giá cả được ấn định từ trước. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn đề trung tâm thì vấn đề này trở nên vô cùng quan trọng vì nếu doanh nghiệp nào tổ chức tốt nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa đảm bảo thu hồi vốn, bù đắp các chi phí đã bỏ ra và xác định đúng đắn kết quả kinh doanh sẽ có điều kiện tồn tại và phát triển. Ngược lại, doanh nghiệp nào không tiêu thụ được hàng hoá của mình, xác định không chính xác kết quả bán hàng sẽ dẫn đến tình trạng “lãi giả, lỗ thật” thì sớm muộn cũng đi đến chỗ phá sản. Thực tế nền kinh tế thị trường đã và đang cho thấy rõ điều đó. Để quản lý được tốt nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá thì kế toán với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế cũng phải được thay đổi và hoàn thiện hơn cho phù hợp với tình hình mới. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề trên, qua quá trình thực tập ở Công ty TNHH SX Và TM Lê Sơn với sự giúp đỡ của các nhân viên kế toán trong bộ phận Kế toán công ty cùng với sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn Lê Thủy Tiên, tôi đã thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình với chuyên đề: “Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH SX Và TM Lê Sơn”. Sinh viên thực hiện Trần Thị Phương Thảo Chương 1 1 Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Lê Thủy Tiên Giới Thiệu Khái Quát Về Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Lê Sơn 1.1. Tổng quan và một số quy định chung của Công ty 1.1.1. Giới thiệu về Công ty Tên đơn vị: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI LÊ SƠN Tên giao dịch: LE SON MANUFACTURING AND TRADING CO., LTD. Trụ sở chính đặt tại địa chỉ: 60 Pasteur, P. Bến Nghé, Q.1, Tp.HCM. Hình thức sở hữu: Trách Nhiệm Hữu Hạn Công ty TNHH SX Và TM Lê Sơn chính thức được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0302078725 do Sở Kế hoạch Đầu tư cấp ngày 23/08/2000. Cơ quan chi cục thuế quản lí: chi cục thuế quận 1 Số vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng Mã số thuế: 0302078725 Điện thoại: 08-3961 6695 Fax: 08-3961 6698 Ngành nghề kinh doanh: Bán buôn máy móc, kim khí điện máy, hàng điện gia dụng, điện lạnh, thiết bị điện tử viễn thông và linh kiện phụ tùng thay thế Giám đốc/Người Đại diện pháp luật: ông Nguyễn Quyết Thắng Website: www.blacker.com Logo sản phẩm 1.1.2. Lịch sử hình thành Ngày nay với xu thế phát triển của xã hội, chất lượng đời sống của con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng của con người cũng ngày càng đa dạng và phong phú. Xuất phát từ những nhu cầu thiết yếu của xã hội Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Lê Sơn ra đời với mong muốn là một phần nhỏ trong sự điều tiết cung cầu của thị trường. Trở thành khâu trung gian rút ngắn quá trình sản xuất lưu thông hàng hoá đến tay người tiêu dùng. 1.1.3. Quá trình phát triển 2 Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Lê Thủy Tiên Blacker là thương hiệu sản phẩm điện gia dụng và dụng cụ nhà bếp đã có mặt tại Việt Nam gần 15 năm, đây là một trong những thương hiệu rất quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là những bà nội trợ. Người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy sản phẩm Blacker ở bất kỳ hệ thống Metro, Big C, Maximark, Co.opmark, hay các cửa hàng điện gia dụng trên toàn quốc. Công ty bắt đầu đi vào hoạt động từ 01/09/2000, vốn điều lệ 5.000.000.000 đồng (năm tỷ đồng). Sau nhiều năm khảo sát thị trường đồ điện tiêu dùng, nhằm nâng cao năng suất sản xuất, chất lượng và mẫu mã đa dạng, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, được sản xuất trên dây chuyền thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến nên Blacker dần chiếm lĩnh thị trường đồ điện gia dụng ở miền Nam, miền Tây và các tỉnh Tây Nguyên. Ngày 17/02/2012, Công ty thành lập chi nhánh đầu tiên tại Đà Nẵng theo giấy phép kinh doanh số 0302078725 – 002 với mục tiêu phân phối và tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn Đà Nẵng và các khu vực Miền Trung. Ngày 11/05/2012, Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Lê Sơn chính thức khai trương thêm Chi nhánh thứ hai tại Hà Nội theo giấy phép kinh doanh số 0302078725 – 003, đây chính là thị trường tiềm năng đem lại nhiều cơ hội cho công ty. 1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh và sơ đồ tổ chức Công ty 1.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh  Công ty Lê Sơn là công ty tư nhân có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, chức năng hoạt động kinh doanh là thương mại.  Công Ty mua bán những mặt hàng gia dụng dùng trong gia đình như máy lọc nước nóng lạnh, bình đun siêu tốc, máy xay sinh tố, bàn ủi… và đồ dùng nhà bếp như nồi cơm điện, nồi canh, chảo… được phân phối trên phạm vi toàn quốc. Đối tượng tiêu thụ chính là các cá nhân, người tiêu dùng  Nguyên liệu đầu vào: linh kiện, bộ mạch điện tử, linh kiện nhựa, ốc vít, bao bì. Quy trình sản xuất Cty TNHH Sản xuất và Thương mại Lê Sơn 3 Xuất kho bán hàng Nhập kho thành phẩm Xét duyệt nhà cung cấp linh kiện đầu vào Giám đốc Phó Giám đốc CN Hà Nội CN Đà Nẵng Phòng mua Trưởng Phòng mua Nhân viên Phòng mua Công nhân SX Phòng Kinh doanh Trưởng phòng KD Nhân viên KD/ Bán hàng Bộ phận giao hàng Phòng Hành chính - Kế toán Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán chi tiết Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Lê Thủy Tiên Năng lực Năng lực sản xuất tài chính (Nguồn: Cty TNHH SX & TM Lê Sơn) 1.2.2. Sơ đồ bộ máy quản lý công ty Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Cty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Lê Sơn Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (Nguồn: Cty TNHH SX & TM Lê Sơn) Ø Giám đốc (Nguyễn Quyết Thắng) Xây dựng mục tiêu, phương hướng phát triển cho công ty. Quyết định cơ cấu tổ chức các bộ phận trong công ty và phê duyệt phân công trách nhiệm, quyền hạn 4 Kiểm tra thành phẩm (KCS) Duyệt mẫu linh kiện Yes No Sản xuất Đặt hàng linh kiện No Yes Nhập kho linh kiện Kiểm tra linh kiện đầu vào Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Lê Thủy Tiên cho các thành viên. Xây dựng quy chế lao động, tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật trong công ty. Quản lý điều hành toàn bộ các hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ø Phó Giám đốc (Nguyễn Việt Hoài Thi) Trợ giúp cho Giám đốc công việc kinh doanh, lập phương án kinh doanh cụ thể về mua, bán các sản phẩm thế mạnh của công ty. Thay mặt Giám đốc giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền. Tổ chức thương thảo, ký kết, theo dõi thực hiện thanh lý và các hợp đồng kinh tế, nghiên cứu giá cả và quyết định giá bán cho toàn công ty. Đôn đốc Trưởng Phòng mua và Phòng Kinh doanh thực hiện tốt những chiến lược kinh doanh mà Ban Giám đốc đã đề ra. Ø Chi Nhánh Gồm 02 chi nhánh tại Hà Nội và Đà Nẵng. Đứng đầu là trưởng chi nhánh chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Phó Giám đốc công ty, thay mặt Ban Giám đốc công ty trong các giao dịch thương mại, giao dịch với cơ quan thuế, ngân hàng… Tổ chức quản lý, điều hành các phòng ban thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao, theo dõi tình hình hoạt động của chi nhánh để báo cáo cho Ban Giám đốc. Ø Phòng kinh doanh Trưởng phòng kinh doanh (Trần Minh Khoa): 01 người có nhiệm vụ xét duyệt các đơn đặt hàng, phiếu đề nghị giao hàng của nhân viên kinh doanh. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch kinh doanh, marketing quảng bá thương hiệu sản phẩm của công ty trong từng thời kỳ. Thu thập, phân tích đánh giá thông tin về thị trường giá cả của các đối thủ cạnh tranh, thị hiếu của người tiêu dùng về các dòng sản phẩm đồ điện gia dụng - dụng cụ nhà bếp. Từ đó lên kế hoạch sản xuất các sản phẩm mới hay đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng là thế mạnh của công ty trong các chương trình khuyến mãi với các đối tác lớn. Đội ngũ nhân viên nhân viên kinh doanh, bán hàng: gồm 11 người phụ trách nhóm khách hàng theo từng khu vực, tìm kiếm khách hàng và bán hàng, trông coi sản phẩm được trưng bày tại các quầy siêu thị, trung tâm điện máy, cửa hàng và báo cáo tình hình bán hàng hàng tuần cho trưởng phòng kinh doanh. 5 Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Lê Thủy Tiên Bộ phận giao hàng và bảo hành sản phẩm: gồm 05 người có trách nhiệm giao - nhận hàng theo yêu cầu của thủ kho. Nhận các sản phẩm bị lỗi kỹ thuật để bảo hành sản phẩm cho khách hàng. Ø Phòng Mua Trưởng phòng mua (Ngô Vận Cầm): 01 người chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất xác định nhu cầu về số lượng vật tư đảm bảo đủ cho sản xuất. Xét duyệt các đơn đặt hàng, phiếu đề nghị mua hàng của nhân viên phòng mua. Quản lý nhân viên trong phòng mua thực hiện tốt kế hoạch sản xuất, tìm kiếm nhà cung cấp, so sánh giá cả, chất lượng các mặt hàng để tìm ra nhà cung cấp uy tín nhất. Nhân viên phòng mua: gồm 05 người có nhiệm vụ nhận thông báo từ cảng về các thủ tục, chứng từ cần thiết, thủ tục lưu công lưu bãi, thủ tục nhập hàng… Kiểm tra chất lượng các linh kiện, bộ mạch điên tử, nguyên vật liệu khi nhập kho, bán thành phẩm, thành phẩm trong sản xuất, vật tư bao bì, máy móc thiết bị, công cụ lao động… Liên hệ với các nhà cung cấp, so sánh bảng giá, chất lượng để tìm ra nhà cung cấp uy tín. Lập kế hoạch thu mua hàng hóa, vật liệu khi có yêu cầu sản xuất từ trưởng phòng mua. Bộ phận công nhân sản xuất: thực hiện các công việc tại kho theo sự quản lý và chỉ đạo của cấp trên để trực tiếp sản xuất sản phẩm trong kỳ. Chấp hành đúng nội quy lao động của công ty đề ra. Ø Phòng Hành chính - kế toán Trưởng phòng hành chính – kế toán (Nguyễn Thị Hoài Thi): Có trách nhiệm tham vấn về công tác nhân sự, tuyển dụng đào tạo, bố trí nhân sự phòng kế toán. Tổ chức về tiền lương, định mức lao động, chấm công và tính lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Lập kế hoạch tài chính cho công ty, chịu trách nhiệm cân đối thu - chi. Phản ánh chính xác, kịp thời đầy đủ và liên tục các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu, tình hình biến động của vật tư, lao động, tiền vốn, tổng hợp các Chi Phí Sản Xuất để tính giá thành Xác Định Kết Quả Kinh Doanh. 1.2.3 Các quy định chung của công ty  Quy định về phòng cháy chữa cháy Mọi nhân viên phải tuân thủ các qui định như sau về phòng cháy chữa cháy: 6 Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Lê Thủy Tiên − Trong trường hợp phát hiện hỏa hoạn. Không hoảng hốt và không chậm trễ. Ngay lập tức báo động bằng cách đập vỡ hộp kính kích hoạt hệ thống báo hỏa hoạn thường đặt gần các vòi cứu hỏa; hoặc hô to “Cháy, cháy, cháy”. − Dùng bình chữa lửa gần nhất, cố gắng dập tắt hỏa hoạn cho đến khi đội cứu hỏa đến. Nhân viên chỉ nên cố gắng dập tắt hỏa hoạn trong trường hợp không bị nguy hiểm đến tính mạng. − Nếu không thể kiểm soát hỏa hoạn, tránh ra một chỗ an toàn nhưng không quá xa để có thể hướng dẫn cho đội cứu hỏa vị trí của hỏa hoạn. − Khi nghe báo động, tất cả các nhân viên phải sơ tán ngay lập tức. − Cất tất cả các tài liệu quan trọng vào nơi an toàn và ngắt các nguồn điện bằng cách tắt công tắc các thiết bị. − Dùng thang bộ gần nhất để thoát hiểm và tập trung tại điểm qui định. − Trong trường hợp phát hỏa, nhân viên phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của trưởng bộ phận, trưởng phòng và những người có trách nhiệm.  Quy định về an toàn vệ sinh lao động tại công ty − Nhân viên được yêu cầu tham dự tất cả các lớp huấn luyện và hướng dẫn về các qui định, tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và các biện pháp bảo đảm an toàn liên quan đến trách nhiệm, nhiệm vụ được phân công, tham dự các khóa tập huấn về sơ cứu, phòng chống tai nạn. Tham dự các buổi tập dợt phòng cháy chữa cháy định kỳ cùng với đội cứu hỏa. − Nhân viên phải tuân thủ tất cả các qui tắc về an toàn lao động, qui trình kỹ thuật và nghiệp vụ chuyên môn, các qui định phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, các qui tắc khác được công ty ban hành tùy theo từng thời kỳ. − Cấp giám sát trực tiếp nhân viên và các trưởng bộ phận chức năng có trách nhiệm theo dõi kiểm tra việc sử dụng và bảo trì máy móc và thiết bị phù hợp với các qui định về an toàn lao động và vệ sinh lao động. − Khi phát hiện bất kỳ một tình huống khẩn cấp nào (tai nạn, hỏa hoạn, mất mát hoặc hư hao tài sản,…), nhân viên phải có trách nhiệm thông báo ngay cho các cá nhân và bộ phận liên quan (Giám đốc / Trưởng phòng, đội bảo vệ, trạm y tế,…) để xử lý tình huống trong thời gian sớm nhất. − Trong trường hợp phát hiện máy móc thiết bị có nguy cơ hiển nhiên về tai nạn lao động xảy ra tại nơi làm việc, Nhân viên phải báo ngay cho người có trách nhiệm để khắc phục và sửa chữa. Nhân viên có quyền từ chối làm việc và rời khỏi nơi 7 Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Lê Thủy Tiên làm việc khi thấy có nguy cơ có thể dẫn đến tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng hay sức khỏe của mình và những người khác. − Nhân viên phải giữ gìn sạch sẽ nơi làm việc, cất giữ vật liệu, sản phẩm đúng chỗ, bỏ rác, phế liệu đúng nơi qui định bảo đảm vệ sinh và an toàn cho khu vực làm việc, tuyệt đối giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. − Máy móc và thiết bị phải được giữ gìn sạch sẽ.  Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng (National technical regulation on Safety for Household Electrical and Electronic Appliances): ∗ QUY ĐỊNH CHUNG o Phạm vi điều chỉnh Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về quản lý an toàn đối với các thiết bị điện, điện tử gia dụng thuộc đối tượng quản lý Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền công bố. Danh mục các sản phẩm có thể được sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ theo quyết định của cơ quan quản lý có thẩm quyền. o Đối tượng áp dụng Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, phân phối và bán lẻ (sau đây gọi tắt là Doanh nghiệp) ∗ YÊU CẦU VỀ AN TOÀN Các thiết bị điện và điện tử phải đảm bảo an toàn phù hợp với các TCVN tương ứng cho trong Phụ lục danh mục sản phẩm kèm theo ∗ YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ o Các thiết bị điện và điện tử phải được thử nghiệm, đánh giá chứng nhận hợp quy và mang dấu hợp quy trước khi lưu thông theo quy định của Quy chuẩn này và chịu sự giám sát trên thị trường của cơ quan quản lý có thẩm quyền. o Phương thức chứng nhận hợp quy: Thiết bị điện và điện tử được chứng nhận theo phương thức thử nghiệm mẫu điển hình. o Trình tự chứng nhận hợp quy đối với thiết bị điện, điện tử thể hiện ở sơ đồ o Đăng ký chứng nhận hợp quy 8 Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Lê Thủy Tiên Doanh nghiệp có thiết bị điện, điện tử thuộc phạm vi nêu ở trên phải nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy và mẫu sản phẩm tại một trong các tổ chức chứng nhận hợp quy đã được chỉ định theo quy định tại Quyết định số 24/2007/QĐ- BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy gồm: − Bản đăng ký chứng nhận hợp quy − Bản sao Giấy chứng nhận, kết quả thử nghiệm của tổ chức nước ngoài đã được Việt Nam thừa nhận (nếu có) o Đánh giá chứng nhận hợp quy Tổ chức chứng nhận hợp quy có trách nhiệm xem xét, đánh giá thiết bị điện, điện tử theo yêu cầu về an toàn dựa trên kết quả thử nghiệm như đã nêu ở quy chuẩn kỹ thuật. Nếu kết quả đánh giá phù hợp với yêu cầu thì cấp giấy chứng nhận hợp quy và cho phép doanh nghiệp sử dụng dấu hợp quy. Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận hợp quy không quá 2 năm. o Sử dụng dấu hợp quy Dấu hợp quy phải phù hợp với quy định tại Quyết định số 24/2007/QĐ- BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, và phải được gắn trên thiết bị ở nơi dễ thấy. Trong trường hợp sản phẩm quá nhỏ thì có thể dán trên bao bì. ∗ TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP o Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thiết bị điện, điện tử phải đảm bảo an toàn theo yêu cầu và phải tuân thủ quy định o Doanh nghiệp phải tự dán dấu hợp quy trên thiết bị điện, điện tử, trên bao bì sau khi đã được cấp giấy chứng nhận hợp quy trước khi đưa ra thị trường. o Doanh nghiệp phải thường xuyên thông báo bằng văn bản về những thay đổi (nếu có) đối với thiết bị điện và điện tử cho tổ chức chứng nhận hợp quy (thay đổi về thiết kế, công nghệ chế tạo và nguyên vật liệu) 9 Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Lê Thủy Tiên o Doanh nghiệp phải tiến hành khắc phục một cách có hiệu quả các yêu cầu của tổ chức chứng nhận hợp quy, cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền và thông báo lại kết quả của hành động khắc phục cho các cơ quan có liên quan. o Doanh nghiệp phải dừng lưu thông thiết bị điện và điện tử khi phát hiện thấy không đảm bảo an toàn theo yêu cầu của Quy chuẩn này. o Doanh nghiệp phải lập và lưu trữ hồ sơ kỹ thuật liên quan đến thiết bị điện và điện tử được chứng nhận hợp quy. Thời gian lưu trữ tại Doanh nghiệp không ít hơn 10 năm. o Các tài liệu trong hồ sơ kỹ thuật gồm: − Bản đăng ký chứng nhận hợp quy ; − Kết quả thử nghiệm; − Giấy chứng nhận hợp quy; − Thông báo về những sửa đổi (nếu có) ; − Hướng dẫn sử dụng. Sơ đồ 1.2: Sơ đồ trình tự chứng nhận hợp quy 10 Doanh nghiệp Nộp đăng ký chứng nhận hợp quy Tổ chức chứng nhận Phòng thử nghiệm Cấp giấy chứng nhận Gắn dấu hợp quy Thị trường Cơ quan có thẩm quyền Giám sát trên thị trường [...]... hình thực hiện kế hoạch chi phí của doanh nghiệp 2.2.1.3 Nhiệm vụ kế toán xác định kết quả kinh doanh  Khái niệm kết quả kinh doanh: Kết quả kinh doanh là kết quà cuối cùng về các hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định, là biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động kinh tế đã được thực hiện  Nhiệm vụ kế toán xác định kết quả kinh doanh: Cung... tin kế toán phục vụ việc lập báo cáo tài chính, định kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến doanh thu và xác định kết quả kinh doanh Đóng góp ý kiến cho các nhà quản lý, đưa ra kiến nghị, giải pháp để thúc đẩy quá trình hoạt động ở doanh nghiệp 2.2.2 Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh 2.2.2.1 Kế toán doanh thu 17 Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Lê Thủy Tiên 2.2.2.1.1 Kế toán doanh. ..Báo cáo thực tập GVHD: Th.S Lê Thủy Tiên (Nguồn: Cty TNHH SX & TM Lê Sơn) 1.3 Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp Tại Công Ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Lê Sơn đang sử dụng hình thức kế toán tập trung, 02 chi nhánh của công ty đều là đơn vị hạch toán phụ thu c Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại 2 chi nhánh Hà Nội, Đà Nẵng đều được tập trung tại phòng kế Toán trụ sở chính Hồ Chí Minh,... xác định kết quả kinh doanh 2.2.1.1 Nhiệm vụ kế toán doanh thu  Khái niệm doanh thu: Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu  Nhiệm vụ kế toán doanh thu: Phản ánh đầy đủ, kịp thời chính xác các khoản phải thu khách hàng, các khoản giảm trừ doanh. .. tr.71) Kế toán định khoản: Nợ 112: Có 515: 3) 2 414 2 414 Ngày 30/09/2013 dựa vào phiếu báo có của ngân hàng TECHCOMBANK trả lãi tiền gửi là 3.477 đồng (xem PL12 – tr.72) Kế toán định khoản: Nợ 112: Có 515: 4) 3 477 3 477 Cuối kỳ kế toán kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính vào tài khoản “911” để xác định kết quả kinh doanh Kế toán định khoản: Nợ 515: Có 911: 2.2.2.1.4 89 649 89 649 Kế toán thu nhập... nhập khẩu được hoàn 34.016.233 đồng (xem PL13 – tr.73, 74) Kế toán định khoản: Nợ 33332: 34 016 233 Có 711: 34 016 233 2) Cuối kỳ kế toán kết chuyển doanh thu thu nhập khác vào tài khoản “911” để xác định kết quả hoạt động kinh doanh Kế toán định khoản: Nợ 711: Có 911: 2.2.2.2 34 016 233 34 016 233 Kế toán chi phí hoạt động 2.2.2.2.1 Kế toán xác định giá vốn hàng bán  Khái niệm: Giá vốn hàng bán là giá... Cuối kỳ kế toán kết chuyển doanh thu bán hàng vào tài khoản “911” để xác định kết quả kinh doanh Kế toán định khoản: Nợ 511: 10 562 326 071 Có 911: 10 562 326 071  Sơ đồ hạch toán 131 911 33311 10.562.326.071 511 10.562.326.071 2.2.2.1.2 • Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Kế toán chiết khấu thương mại  Khái niệm Chiết khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho... cuối tháng báo cáo doanh thu và chi phí về hàng tồn kho về công ty, theo dõi các khoản phải thu và phải trả cho công ty 1.3.2 Một số chính sách kế toán Ø Ø Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng Niên độ Kế Toán được bắt đầu: 01/01 đến ngày 31/12 Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đơn vị dùng đồng Việt Nam trong hạch toán kế toán Chế độ kế toán áp dụng Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006 QĐ/BTC... học và an toàn Đây chính là căn cứ xác định và ghi sổ kế toán liên quan  Tài khoản hạch toán Để theo dõi doanh thu tiêu thụ trong kỳ, kế toán sử dụng tài khoản: Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng: Dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong 1 kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh từ các giao dịch và nghiệp vụ sau: * Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh. .. việc phân công và chuyên môn hoá công tác kế toán và bộ máy kế toán gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí lao động Nhược điểm: Hạn chế việc kiểm tra, kiểm soát tại chỗ đối với mọi mặt hoạt động của công ty cũng như các bộ phận có liên quan 1.3.1.1 Sơ đồ bộ máy kế toán Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (Nguồn: P Kế toán)  Chức năng nhiệm vụ của từng phần hành kế toán Phòng tài chính kế toán của công ty gồm . tập GVHD: Th.S Lê Thủy Tiên Giới Thi u Khái Quát Về Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Lê Sơn 1.1. Tổng quan và một số quy định chung của Công ty 1.1.1. Giới thi u về Công ty Tên đơn vị: CÔNG. tuyệt đối giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. − Máy móc và thi t bị phải được giữ gìn sạch sẽ.  Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thi t bị điện và điện tử gia dụng (National technical. CẦU VỀ AN TOÀN Các thi t bị điện và điện tử phải đảm bảo an toàn phù hợp với các TCVN tương ứng cho trong Phụ lục danh mục sản phẩm kèm theo ∗ YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ o Các thi t bị điện và điện

Ngày đăng: 05/10/2014, 14:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan