Bài ca (thơ) dãy điện hóa + tính tan của muối + hóa hữu cơ Cảm ơn bạn! Cảm ơn bạn! TÍNH TAN CỦA MUỐI Loại muối tan tất cả Bất kể kim loại nào Nitrat, acetat Ôi! Kì lạ làm sao. Những muối hầu hết tan Là clorua, sulfat Trừ bạc, chì clorua Chì, Bari sulfat. Những muối không hòa tan Carbonat, photphat Anh sulfit, Sulfur Chú ý chớ có đùa Trừ kiềm, amoni. Mọi khi đều tan hết!' • HÓA HỮU CƠ Rủ nhau đi học hữu cơ Mấy năm công sức bây giờ thảnh thơi Thuyết cấu tạo đã thuộc rồi Đồng phân ta cứ mặc đời viết ra Mấy loại mạch có đâu xa Mạch nhánh, mạch thẳng, luồn qua mạch vòng Liên kết bội phóng long nhong Nhóm thế cũng chạy gắn trong, đính ngoài Đồng đẳng càng dễ hỡi ai Cấu tạo ấy -CH2-, thêm vào Phần gốc tính chất ra sao? Xét liên kết (có) phản ứng nào xảy ra. Phản ứng thế thật khéo là h? - liên kết đơn ta mới “ừ” Đôi, ba liên kết thật hư Tác nhân cộng chẳng chần chừ cộng ngay. Xòe bàn tay, đếm ngón tay Vừa thế, vừa cộng đây này gốc thơm! Ăn quá cũng chẳng bằng cơm Thức ăn các món phải đơm đủ đầy Nhóm định chức thật lắm thay -OH là rượu , O2- ete -COO- đúng este -COOH về phe chất nào? Axit dễ nhớ làm sao! Nhóm -CO- lại gắn vào xeton Đặc biệt hãy nhớ phenol Phenyl (C6H5-) gắn với gốc ol diệu kì Anđehit - cacbonyl | Amin chất ấy hãy nhìn – N – Nào tinh bột, nào xenlulozơ Protit, polime, béo, glucozơ, nào đường Mấy chất này cũng nhớ luôn Học thuộc xem kĩ chẳng buồn lúc thi Rủ nhau…hữu cơ học đi Có ôn luyện lĩ ắt thì nên câu: “Công lênh chẳng quản bao lâu Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng”. • DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA METAN E-2, bu-4, pro-3 Pen-5, hex-6, bảy là heptan Thứ 8 tên gọi octan Nonan thứ 9, đecan thứ 10 • DANH PHÁP Metan etan proban butan pentan hexan heptan octan nonan decan. => Mẹ em phải bón phân hóa học ở ngoài đồng =>Mẹ em phải bưng phở hì hụp ở ngoài đường =>Mắt em phai buồn phút hoàng hôn ở nơi đó. • DÃY ĐIỆN HÓA K Na Ba Ca Mg Al Zn Khi Nào Bạn Cần May Áo Dài Fe Ni Sn Pb H Phái Người Sang Phố Hỏi Cu Hg Ag Pt Au Cửa Hàng Á Phi Âu. K Na Li Ba Ca Mg Al Không Nói Li Biệt Chiều Mưa Ấy Mn Zn Fe Co Ni Sn Pb Mắt Dõi Phương Cũ Nhớ Thương Chờ H Cu Bi Hg Ag Pt Au Hỏi Có Biết Hay Ai Phố Vắng Chín nhớ mười thương vào tận mơ… Khi(K) Nào(Na) Cần(Ca) May(Mg) Áo (Al) Giáp(Zn) Sắt(Fe) Nhớ(Ni) Sang(Si) Phải(Pb) Hỏi(H) Cửa(Cu) Hàng(Hg) Á(Ag) Phi(Pt) Âu(Au) Hoặc Khi(K) Bạn(Ba) Cần(Ca) Nhiều(Na) Măng(Mg) Ăn(Al) Mòn(Mn) Kẽm(Zn) Cô(Cr) Fải(Fe) Nhớ(Ni) Sơn(Sn) Phết(Pb) Hỏi(H) Cửa(Cu) Anh(Ag) Hàng(Hg) Phi(Pt) Âu(Au) Vị trí Al, Ag, Pb, Pt - Áo lụa (Al) đứng trước Áo gấm (Ag) - Phở bò (Pb) đứng trước Phở tái (Pt) • MẤY LỜI VỀ DÃY ĐIỆN HÓA Dãy điện hóa O sau khử trước(1) Phản ứng theo quy ước(2) anpha (?) Nhưng cần phải hiểu sâu xa Trước sau ý nghĩa mới là thành công Kali, Can, Nát tiên phong Ma, Nhôm, Man, Kẽm tiếp không chịu hèn Sắt rồi Cô đến Niken Thiếc, Chì dẫu chậm cũng liền theo chân Hiđro, Đồng, Bạc, Thủy ngân, Bạch kim, Vàng nữa chịu phần đứng sau. Ba kim (loại) mạnh nhất ở đầu Vào dung dịch muối nước đâu “hủy liền”. Khí bay, muối lại gặp kiềm, Đổi trao phản ứng là quyền chúng thôi. Các kim loại khác dễ rồi, Vào dung dịch muối trước thời đẩy sau. Với axit, nhớ bảo nhau: Khử được hát cộng (H+), phải đâu dễ dàng. Từ Đồng cho đến cuối hàng, Sau Hiđro đấy, chẳng tan chút nào. Vài lời bàn bạc, đổi trao, Vun cây “Vườn Hóa” vui nào vui hơn ?(1) Kim loại trước có tính khử mạnh hơn kim loại sau, cation sau có tính oxi hóa mạnh hơn cation trước. (2) Fe2+ Cu2+ Fe Cu • OXI VÀ NITƠ Anh (O2) đến bên em (N2) trong một ngày giông tố, sấm sét. Em là cô gái Nitơ Tên thật Azot anh ngờ làm chi Không mầu cũng chẳng vị gì Sự cháy, sống chẳng duy trì trong em. Cho dù không giống Oxygen Thế nhưng em vẫn dịu hiền như ai Nhà em ở chu kì 2 Có 5 electron ngoài bao che Mùa đông cho tới mùa hè Nhớ ô thứ 7 nhớ về thăm em Bình thường em ít người quen Người ta vẫn bảo sao trầm thế cô Cứ như dòng họ khí trơ! Ai mà ngỏ ý làm ngơ sao đành Tuổi em mười bốn xuân xanh Vội chi tính chuyện yến anh làm gì. Thế rồi năm tháng trôi đi Có anh bạn trẻ Oxi gần nhà Bình thường anh chẳng lân la Nhưng khi giông tố đến nhà tìm em Gần lâu rồi cũng nên quen Nitơ oxit (NO) sinh liền ra ngay Không bền nên chất khí này Bị oxi hóa liền ngay tức thì Thêm một nguyên tử oxi (NO2) Thêm mầu nâu đậm, chất nào đậm hơn? • BÀI CA HÓA HỌC Đây poli – metyl – metan – clorat Đẹp bền và trong hơn Falê Bao lâu rồi ta vẫn say mê Kìa bạn nhìn poliamip Duyên dáng mây bay, như áng mây bay. Hơn lụa là gấm vóc xưa nay Hoá học của ta diệu kì hơn những Thiên Thần À á a ta đang đi xa Trên nẻo đường thế giới vi mô Ta đang khám phá bao điều ẩn bí quanh co xa mờ Vì Tổ Quốc ta hiến dâng con Tim và khối Óc Bạn ơi gian khó xá chi Anh đuốc Đảng soi sáng ta đi Bạn ơi Tổ Quốc đang mong chờ ! Bài 2 Ca là chú Can xi Ba là cậu Bari họ hàng Au tên gọi là Vàng Ag là Bạc cùng làng với nhau Viết Đồng C trước u sau Pb mà đứng cùng nhau là Chì Al đấy tên gì? Gọi Nhôm bác sẽ cười khì mà xem Cacbon vốn tính nhọ nhem Kí hiệu C đó bạn đem nhóm lò Oxy O đấy lò dò Gặp nhau hai bạn cùng hò cháy to Cl là chú Clo Lưu huỳnh em nhớ viết cho S (ét sờ). Zn là Kẽm khó gì Na gọi Natri học hàng Br thật rõ ràng Brom “người ấy” cùng làng Gari (Ga) Fe chẳng khó chi Gọi tên là sắt em ghi ngay vào Hg chẳng khó tí nào Thuỷ ngân em đọc tự hào chẳng sai … Bài ca nhắc bạn xa gần Học chăm để nhớ khi cần viết ra Vui lòng để lại nguồn link bài viết: http://tin.tuyensinh247.com/bai-ca-tho-day-dien-hoa-tinh-tan- cua-muoi-hoa-huu-co-c32a14346.html#ixzz3FAbv20Vd Cảm ơn bạn! . Bài ca (thơ) dãy điện hóa + tính tan của muối + hóa hữu cơ Cảm ơn bạn! Cảm ơn bạn! TÍNH TAN CỦA MUỐI Loại muối tan tất cả Bất kể kim loại nào Nitrat, acetat Ôi! Kì lạ làm sao. Những muối. sau cơm vàng”. • DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA METAN E-2, bu-4, pro-3 Pen-5, hex-6, bảy là heptan Thứ 8 tên gọi octan Nonan thứ 9, đecan thứ 10 • DANH PHÁP Metan etan proban butan pentan hexan heptan octan. tan Là clorua, sulfat Trừ bạc, chì clorua Chì, Bari sulfat. Những muối không hòa tan Carbonat, photphat Anh sulfit, Sulfur Chú ý chớ có đùa Trừ kiềm, amoni. Mọi khi đều tan hết!' • HÓA HỮU