TÀI LIỆU CÂY CAO SU 1. Nguồn gốc cây cao su: ـ Cây cao su có nguồn gốc từ vùng Amazone ở Nam Kỳ, là cây của vùng nhiệt đới xích đạo.Cao su (danh pháp khoa học Hevea brasiliensis), là một loài cây thân gỗ thuộc về họ đại kích (Euphorbiaceae). ـ Cao su được du nhập và trồng ở VN từ 1987 do bác sỹ Yersin trồng tại Nha Trang. ـ Cây cao su có thể cao tới trên 30m. Nhựa mủ màu trắng hay vàng có trong các mạch nhựa mủ ở vỏ cây. ـ Vùng trồng cao su chủ yếu là vùng Đông Nam Bộ (các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước) chiếm tới gần 80% diện tích cao su cả nước sau đó là vùng Tây Nguyên (ĐăkLăk, Pleiku, Komtum) 2. Các đặc điểm cây Cao su: a. Đặc điểm sinh thái: ـ Khí hậu: Cây Cao su có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới xích đạo yêu cầu khí hậu nóng và ẩm. ـ Đất: Đất canh tác có tầng sâu trên 1,5m không bị úng thủy, không đụng đá kết von, đá bàn, cao trình dưới 600m so mực nước biển. Cao su ưa đất hơi chua pH thích hợp là từ 4.5 – 5.5, nếu pH > 6.5 đất quá nhiều bazơ có thể độc hại cho cây cao su. ـ Nhiệt độ: Trung bình hàng năm từ 23-30 o C, có thể chịu được nhiệt độ thấp 10 -15 o C. ـ Lượng mưa: Bình quân hằng năm 1500mm phân bố mưa từ 5-6 tháng trong năm. Mưa liên tục nhiều ngày, trời âm u ít nắng ảnh hưởng đến sinh trưởng và làm giảm năng suất do bị bệnh hại (nhất là bệnh phấn trắng Oidium). ـ Gió: mạnh trên 3m/giây dễ làm cây đỗ gãy do cây cao su cao, gỗ lại giòn b. Đặc điểm thực vật học: - Thân: Thân cao có hình trụ tròn và thẳng đứng, độ phân cành cao từ 2 – 3m. Cây cao trung bình 20 - 30m, cây mọc hoang có thể cao tới 50m,vành thân có thể đạt tới 5m, tán lá rộng. - Rễ: Cao su vừa có rễ cọc vừa có rễ bàng, rễ cọc cắm sâu vào đất, chống đỗ ngã và hút nước, dinh dưỡng từ tầng đất sâu. Hệ thống rễ bàng phát triển rất rộng và phần lớn tập trung ở tầng canh tác, nhiệm vụ chủ yếu là hút nước và hút dinh dưỡng. Tán lá rộng tới đâu thì rễ bàng mọc ra đến đó, có thể rộng ra tới 6 – 10m. - Lá: Loại lá kép có ba lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách và mọc thành từng tầng. Từ năm thứ 3 trở đi, cây có giai đoạn rụng lá qua đông tập trung ở những vùng có mùa khô rõ rệt. - Hoa, quả và hạt: Hoa cao su là hoa đơn tính đồng chu, phát hoa hình chùm mọc ở đầu cành sau giai đoạn thay lá hằng năm; quả hình tròn hơi dẹp, quả có 3 ngăn, mỗi ngăn chứa một hạt, hạt cao su có chứa tỷ lệ dầu khá cao nên thời gian bảo quản hạt trước khi gieo tương đối ngắn. II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC: 1. Kỹ thuật: v Chọn đất và chuẩn bị đất: ـ Tiêu chuẩn đất trồng cao su được phân hạng dựa vào chỉ tiêu chính là độ sâu tầng đất, thành phần cơ giới, mức độ lẫn kết von hoặc đá sỏi, độ dày tầng đất mặt và hàm lượng mùn, chiều sâu mặt nước ngầm và độ dốc. ـ Đất trồng cao su được chia thành các hạng Ia (tốt nhất), IIa, IIb và III (Kém nhất) ـ Trên khu đất trồng được chia thành từng lô hình vuông hoặc chữ nhật từ 20-50 ha hoặc 2- 4 ha. ـ Ở đất dốc, chống xói mòn cần đắp bờ ngăn, các bờ cách nhau 10-15 hàng cao su. ـ Hố trồng có hình phễu, đường kính đáy 0.5m miệng hố 0.7m, đào hố trước khi trồng 15 ngày. v Bón phân cho cao su trồng mới - Bón lót trước khi trồng: Cho mỗi hố 10kg phân hữu cơ và 200g phân lân Apatit trước khi trồng 5-7 ngày thì lấp hố. Cho lớp đất mặt xuống đáy lấp ½ hố, trộn đều phân hữu cơ, phân lân và đất mặt đủ lấp thêm cho đầy - Xử lý hố trồng bằng Dolomite: 0,3 kg/hố. v Thời vụ và khoảng cách trồng: ـ Mật độ trồng thường là 500 – 550 cây/ha với các khoảng cách: 6 x 3 m (555 cây/ha) 6 x 3.5 m (476 cây/ha) 7 x 2.5 m (571 cây/ha) 7 x 2.8 m (510 cây/ha) 6.7 x 2.7 m (544 cây/ha) ـ Đất tốt cây phát triển mạnh thì trồng thưa hơn đất xấu. Bố trí khoảng cách theo hình chữ nhật hoặc nanh sấu, trong đó cách trồng từ 6 x 3 m hình nanh sấu (hoa nhị, tam giác cân) là thích hợp nhất vì phân bố cây trong không gian rất đều đặn ـ Hướng hàng cây nên theo hướng gió chính, trên dốc nhất thiết phải trồng theo đường đồng mức, chú ý mỗi lô phải nên trồng 1 giống. 2. Chăm sóc: a. Chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản: v Tỉa chồi, tạo tán: ـ Cắt bỏ các chồi mọc từ gốc ghép và các chồi mọc dọc thân cây ghép trong phạm vi 2,5 – 3m để tạo thân cây nhẵn nhụi, khi cây cao quá 3m mà chưa phân cành thì cắt ngọn để đâm cành ـ Khi cây được 3 năm tuổi nếu cành lá um tùm tán quá lớn thì nên tỉa bớt những cành yếu. v Làm cỏ: ـ Làm sạch cỏ đường kính 1-1,5m xung quanh gốc cao su, cỏ sát gốc nên nhổ bằng tay không gây vết thương cho cây, mỗi năm làm cỏ 3-4 lần. ـ Dùng thuốc trừ cỏ cho vườn cao su là biện pháp có hiệu quả cao, các loại thuốc thường dùng: Paraquat, Glyphosate, Dalapon, Diuron, 2,4 D . Chú ý không để tiếp xúc với đọt non, lá và thân còn xanh của cây. v Xới xáo, tủ gốc: ـ Kết hợp các lần làm cỏ, xới nhẹ đất mặt xung quanh gốc để cho đất tơi xốp. ـ Dùng cỏ khô, lá cây tủ quanh gốc một lớp dày 10cm cách xa gốc 10cm, phía trên phủ lớp đất mỏng 5cm. Chú ý phát hiện và trừ mối ăn lá cây khô và gốc cây. v Bón phân: ـ Nhu cầu phân bón khá cao bao gồm nhiều chất đặc biệt là Đạm (N), Lân (P) và Canxi (Ca). trong giai đoạn từ năm thứ 3 đến năm thứ 6 là năm bắt đầu khai thác nên nhu cầu dinh dưỡng tăng rất nhanh, lượng phân bón trong giai đoạn này phụ thuộc vào tuổi cây và hạng đất và mật độ cây. ـ Lượng phân bón trên chia bón nhiều đợt trong năm: © Năm thứ nhất bón trên 3 đợt: b. Chăm sóc cao su kinh doanh: v Làm cỏ: - Ở giai đoạn này cỏ dại phát triển nhiều nên thường xuyên trừ cỏ, sử dụng thuốc trừ cỏ rất cao hiệu quả chủ yếu là các dạng thuốc Glyphosate, Paraquat, hoặc hỗn hợp Glyphosate và 2,4D. ـ Cũng có thể dùng dao hoặc cuốc để phát cỏ giữa hàng cách gốc cây mỗi bên 1m, không được cày sâu giữa hàng cao su, nơi đất dốc nên giữ lại thảm cỏ mỏng 10-15cm giữa hàng để chóng xói mòn đất. v Bón phân: Năm Cạo Mật độ (cây/ha) Hạng đất Urea Lân apatit Clorua kali 1 - 10 450 Ia và Ib IIa và IIb III 147 166 186 180 204 228 112 128 143 11 - 20 350 Chung cho các hạng đất 152 163 70 ـ Ở nước ta cây cao su rụng lá vào dịp tết âm lịch sau đó khoảng 1-1,5 tháng cây ra lá non. Lúc này cây cần nhiều N,P,K, sau đó khi lá trở nên già thì cần nhiều Canxi. ـ Để hạn chế bị rữa trôi, nếu có điều kiện mỗi đợt có thể bón 2 lần và dùng phân ít bị hòa tan rữa trôi như: Sunphat Đạm hoặc Ure. Lượng phân các loại trộn đều rải thành băng rộng 1 – 1,5m giữa 2 hàng cao su. v Các biện pháp khác: - Vào mùa khô chú ý phòng chóng cháy lô cao su. - Hàng năm củng cố các bờ, rãnh chống xói mòn đất, sữa chữa đường lộ để dễ vận chuyển vật tư và mủ. - Chú ý chống mất cắp mủ. . TÀI LIỆU CÂY CAO SU 1. Nguồn gốc cây cao su: ـ Cây cao su có nguồn gốc từ vùng Amazone ở Nam Kỳ, là cây của vùng nhiệt đới xích đạo .Cao su (danh pháp khoa học Hevea. brasiliensis), là một loài cây thân gỗ thuộc về họ đại kích (Euphorbiaceae). ـ Cao su được du nhập và trồng ở VN từ 1987 do bác sỹ Yersin trồng tại Nha Trang. ـ Cây cao su có thể cao tới trên 30m. Nhựa. làm giảm năng su t do bị bệnh hại (nhất là bệnh phấn trắng Oidium). ـ Gió: mạnh trên 3m/giây dễ làm cây đỗ gãy do cây cao su cao, gỗ lại giòn b. Đặc điểm thực vật học: - Thân: Thân cao có hình