1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài tìm hiểu về các thế hệ trong hệ thống thông tin di động và các phần xử lý ở tầng vật lý

19 466 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 9,5 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

BÀI THẢO LUẬN

TiM HIEU VE CAC THE HE TRONG HE THONG THONG TIN DI ĐỘNG vA CAC PHAN XU LY O TANG VAT LY

Giang vién huéng dan: Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Yến Chi - Trần Văn Hiếu

- _ Vũ Văn Hiệp -_ Nguyễn Thị Lam - Tran Thi Luong

- Bui Manh Thắng

- Nguyén Van Xuân

Trang 2

1 II NA Mw KR WN DS 1H 2 IV MUC LUC

Gioi thigu chung - 2-72-7022 2 22-2 == 3 Các thế hệ trong hệ thông thong tin di d6ng - 4

Thế hệ thứ nhất (1) ~~ -~~~ ==~~====================z=====zz====~z====rrrree 4 Thế hệ thứ hai (2G) -~~ -~~~~===~~=============z=====zzr===rzzrr=rrrrrrrrrerree 5 Thế hệ 2,5 ~ ~~ -~~~~===~~=====zz===rz====rrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrreerer 9 Thế hệ thứ ba (3) ~~ -~~~~-===~=============z======z=====zz~m==rrrrrrrrrer 10 Thể hệ 3 5Œ -~~ -~~~~-==~~~====z~z====zz===rrrrr=rrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrreer 12 Thể hệ thứ tự (4) -~ -~~~=-===~============z=====zzrr==rrrmrrrrrrrrrrrer 12 Bang so sánh các thể hệ từ 1Œ — 4G ~ ~-=-==~~~=====~=========z 14 Các phân xử lý ở tầng vật lý ~~ ~ ==~=========================~~====e 14 Mã hóa tiẾng nói -~ ~~~-===~=============~======z=====z=r==rrrmr=rrrrrer 15

LAM.L 1 1 an 15

b Mã hố ngn ~ ~~¬-===~~======~======~=====zz~====r====rer 17 € Mã hoá lai -~ ~ ~ ~~-~~-~~==~==~~=~~==~==~==~~==~==~=rrrrrrrrrrr~rr~rrr 17 Điều khiển công suất theo bước động DSSPC và phân tán DPC - 18

Kết Luận ~~ -~~¬~-===~======~======z=====rzzr==rrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrer 19

Trang 3

1 Giới thiệu chung

Điện thoại di động là một trong những thành tựu nỗi bật về công nghệ và thương mại trong những thập niên gần đây Kể từ khi có sự ra đời của điện thoại di động, vị trí của nó trong thị trường đã phát triển một cách chóng mặt từ một

thiết bị mang tính chuyên biệt, rồi trở thanh một vật dụng thiết yếu đối với cuộc sống kinh doanh Qua hai thập kỷ gần đây, kết hợp với sự giảm đáng kể về chỉ

phí cho hoạt động và sự phát triển của những ứng dụng và dịch vụ mới lạ, thi

trường công nghệ di động ngày càng lớn mạnh Minh chứng cho điều này là hầu hết chúng ta đều sở hữu cho mình một chiệc điện thoại di động tham gia vào hệ

thông thông tin di động

Sự phát triển của hệ thống thông tin di động đã trải qua hai thế hệ (1G, 2G), đang ở thế hệ thứ ba (3G) và chuẩn bị bước vào thế hệ thứ tư (4G)

Thế hệ thứ nhất (1G) định hướng cho các thế hệ sau và được xếp vào loại

mạng quốc gia dựa trên nền tảng công nghệ tương tự Vào những năm 1980, những mạng kiểu này được chuyển thành loại hình dịch vụ và được thiết kế để

cung cấp cho các thuê bào di động chuyên tải tiếng nói

Thế hệ thứ hai (2G) được xếp vào loại công nghệ kỹ thuật số Nhờ vào công

ước quốc tế mà có thé tạo khả năng cho một chiếc máy điện thoại di động vượt

qua khỏi biên giới quốc gia Bên cạnh lĩnh vực viễn thơng truyền tiếng nói bằng

kỹ thuật số, một loạt các dịch vụ số mới với tốc độ truyền dữ liệu thấp trở nên phong phú và đa dạng, bao gồm: mobile fax, gửi thư tiếng nói, SMS Thế hệ thứ hai (2G) đã toàn cầu hóa các hệ thống đi động và đồng nghĩa với nó là các chuẩn

hóa rõ ràng (sẽ nói rõ ở phần sau)

Thế hệ thứ ba (3G) ra đời nhằm cung cấp các ứng dụng và dịch vụ đa phương tiện di động với tốc độ đữ liệu đạt và vượt quá 2Mb/s Nó được tiêu chuẩn hóa bởi Liên đồn Viến thông Quốc tế bao gồm những hệ thống trong hệ

gia đình, cung ứng các dịch vụ tế bào, vô tuyến điện, W-LAN, vệ tỉnh với những

ứng dụng đa phương tiện di động như: điện thoại truyền hình ảnh, truy nhập file bằng ftp, tra cứu Web,

Các nghiên cứu hiện đang nhằm vào những địi hỏi phải có sự ra đời của mạng di động thế hệ thứ tư (4G) Tốc độ dữ liệu trên 2Mb/s và có khả năng lên tới 155Mb/s trong một số môi trường nhất định, sẽ tiếp tục mở rộng các dịch vụ

và ứng dụng Sự cải thiện về QoS, hiệu dụng băng thông, sự tiến tới một môi

trường hướng gói tin và dựa hồn toàn vào giao thức internet (IP)

Trang 4

II.Các thế hệ trong hệ thông thông tin di động Khả năng di động * 1985 1995 2000 2005 2010 204g — Thờigian _ LTE txEvDO UMB Gsm

Cao cdmaOne nai E3G

3G* tr = ' 5 WCDMA ” AMPS cdma20001x (ms 8) 2 TACS & Tốc độ số liệu <a <10kbps <200kbps 300kbps-10Mbps <100Mbps 100Mbps-1Gbps

E3G: 3G tăng cường

Hình 1 Lộ trình phát triển các cơng nghệ thông tin di động lên 4G

1 Thế hệ thứ nhất (1G)

Là mạng thông tin đi động không dây cơ bản đầu tiên trên thế giới Nó là hệ

thống giao tiếp thông tin qua kết nối tín hiệu analog được giới thiệu lần đầu tiên vào những năm đầu thập niên 80s Nó sử dụng các ăng-ten thu phát sóng gắn ngồi, kết nối theo tín hiệu analog tới các trạm thu phát sóng và nhận tín hiệu xử lý thoại thông qua các module gắn trong máy di động Điện thoại di động thời này thô kệch, nặng nề xứng với cách gọi “cục gạch”, giá máy đắt, cước cuộc gọi

cao

Đặc điểm:

- Là hệ thống tương tự hoặc nửa tương tự

- _ Cung cấp các dịch vụ thoại là chủ yếu

-_ Phủ sóng trên từng khu vực lãnh thổ khác nhau, các tính năng kỹ thuật không được công bế và chỉ được thiết lập theo thỏa thuận của các nhà khai thác trong nước

-_ Mỗi thuê bao được cấp phát một cặp đôi kênh liên lạc suốt thời gian

- Nhiéu giao thoa lớn

- Da truy nhap phan chia theo tần số (FDMA)

Trang 5

Kỹ thuật FDMA: Là phương pháp trong đó độ rộng băng tần công tác của vệ

tỉnh (tiêu chuẩn 500 MHz) được chia ra các khoảng tần số gọi là luồng phát đáp Độ rộng luồng phát đáp (thường là 36MHz hoặc 72 MHz) được phân chia cho

mỗi trạm mặt đất đề phát đi ở các tần số riêng biệt cho mỗi trạm Khi nhận, trạm

mặt đất điều chỉnh máy thu của chúng đến tần số mong muốn dé khôi phục lưu

lượng thông tin đã dành cho trạm Các tín hiệu được truyền đi đồng thời nhưng ở các tần số khác tương ứng với mỗi sóng mang Việc phát đi lưu lượng sẽ chiếm băng tần qui định ở luồng phát đáp dành cho chúng Các sóng mang được phân

cách với nhau bằng băng tần bảo vệ thích hợp sao cho chúng không chồng lắn

lên nhau

Hạn chế:

- _ Tốc độ thấp < 10Kb/s

- _ Phố tần số hạn chế, dung lượng nhỏ - Tinh bảo mật kém

- C6 tiéng ồn do nhiễu giữa các máy di động gây ra vùng phủ sóng hep

- Khơng cho phép giảm đáng kể giá thành của thiết bị đi động và hạ tầng

- _ Khơng tương thích giữa các hệ thống khác nhau, đặc biệt ở Châu Âu, làm cho thuê bao không thể sử dụng được máy di động của mình ở nước khác

Tuy chỉ hoạt động với tần số chỉ từ 150MHz nhưng mạng 1G cũng phân ra

khá nhiều chuẩn kết nối theo từng phân vùng riêng trên thế giới: NMT (Nordic

Mobile Telephone) 1a chudn danh cho các nước Bắc Âu và Nga; AMPS (Advanced Mobile Phone System) tai Hoa Ky; TACS (Total Access Communications System) tai Anh; JTAGS tai Nhat; C-Netz tai Tay Duc; Radiocom 2000 tai Phap; RTMI tai Ý

2 Thế hệ thứ hai (2G)

Là thế hệ kết nối thông tin di động mang tính cải cách cũng như khác hoàn toàn so với thế hệ đầu tiên Nó sử dụng các tín hiệu kỹ thuật số thay cho tín hiệu analog của thế hệ 1G và được áp dụng lần đầu tiên tại Phần Lan bởi Radiolinja

(hiện là nhà cung cấp mạng con của tập đoàn Elisa Oyj) trong năm 1991 Mạng 2G mang tới cho người sử dụng di động 3 lợi ích tiến bộ trong suốt một thời gian

dài: mã hoá dữ liệu theo dạng kỹ thuật số, phạm vi kết nối rộng hơn 1G và đặc biệt là sự xuất hiện của tin nhắn dạng văn bản đơn giản — SMS Theo đó, các tin

hiệu thoại khi được thu nhận sẽ đuợc mã hoá thành tín hiệu kỹ thuật số đưới nhiều dạng mã hiệu (codecs), cho phép nhiều gói mã thoại được lưu chuyền trên cùng một băng thông, tiết kiệm thời gian và chi phí Song song đó, tín hiệu kỹ

Trang 6

thuật số truyền nhận trong thế hệ 2G tạo ra nguồn năng lượng sóng nhẹ hơn và sử dụng các chip thu phát nhỏ hơn, tiết kiệm diện tích bên trong thiết bị hơn

Đặc điểm của thế hệ thứ 2 (2G):

Kỹ thuật chuyển mạch số Dung lượng lớn

Siêu bảo mật (High Security)

Nhiều dịch vụ kèm theo như truyền dữ liệu, fax, SMS (tin nhắn),

Phần lớn ĐTDĐ ngày nay đều có tiêu chuẩn 2G và sử dụng chuần

GSM - hệ thống di động kỹ thuật số được sử dụng rộng rãi nhất

Tắt cả hệ thống thông tin di động thế hệ 2 đều sử dụng kỹ thuật điều chế số

và chúng sử dụng 2 phương pháp đa truy cập:

Đa truy cập phân chia theo thời gian (Time Division Multiple Access- TDMA): phuc vụ các cuộc gọi theo các khe thời gian khác nhau Đa truy cập phân chia theo mã ( Code Division Multiple Access — CDMA): phục vụ các cuộc gọi theo các chuỗi mã khác nhau

Đa truy cập phân chia theo thời gian TDMA

Trong hệ thống TDMA phổ tần số quy định cho các di động liên lạc chia thành các dải tần liên lạc, mỗi một đải tần liên lạc này được dùng cho N kênh liên

lạc, mỗi kênh liên lạc là một khe thời gian (Time slot) trong suét chu kỳ một

khung Tin tức được tơ chức đưới dạng gói, mỗi gói có có bit chỉ thị đầu gói, chỉ

thị cuối gói, các bít đồng bộ và các bít đữ liệu Không như hệ thống FDMA, hệ

thống TDMA truyền dẫn dự liệu không liên tục và chỉ đử dụng cho dự liệu số và

điều chế số

Các đặc điểm của TDMA

- TDMA cé6 thé phan phat théng tin theo hai phương pháp là phân định trước và phân phat theo yêu cầu Trong phương pháp phân định trước, việc phân phát các cụm được định trước hoặc phân phát theo thời gian Ngược lại trong phương pháp phân định theo yêu cầu các mạch được tới đáp ứng khi có cuộc goi yêu cầu, nhờ đó tăng được hiệu suất sử dụng mạch

- Trong TDMA các kênh được phân chia theo thời gian nên nhiễu giao thoa giữa các kênh kế cận giảm đáng kể

- TDMA sit dung mét kénh vô tuyến để ghép nhiều luông thông

tin thông qua việc phân chia theo thời gian nên cần phải có

việc đồng bộ hóa việc truyền dẫn đề tránh trùng lặp tín hiệu

Ngồi ra, vì số lượng kênh ghép tăng nên thời gian trễ di truyền dẫn đa đường không thể bỏ qua được, do đó sự đồng bộ phải

tôi ưu

Trang 7

Đa truy nhập phân chia theo mã CDMA

Đối với hệ thống CDMA, tất cả người dùng sẽ sử dụng cùng lúc một băng

tần tín hiệu truyền đi sẽ chiếm toàn bộ băng tần của hệ thống Tuy nhiên, các tín

hiệu của mỗi người dùng được phân biệt với nhau bởi các chuỗi mã Thông tin đi

động CDMA sử dụng kỹ thuật trải phổ cho nên nhiều người sử dụng có thể

chiếm cùng kênh vô tuyến đồng thời tiến hành các cuộc gọi mà không sợ gây nhiễu lẫn nhau

Kênh vô tuyến CDMA được dùng lại mỗi cell trong toàn mạng và những

kênh này cũng được phân biệt với nhau nhờ mã trải phổ giả ngẫu nhiên PN Trong hệ thống CDMA, tín hiệu bản tin băng hẹp được nhân với tín hiệu

băng thơng rat rộng, gọi là tín hiệu phân tán Tín hiệu phân tán là một chuỗi mã

giả ngẫu nhiên Mà tốc độ chip của nó rất lớn so với tốc độ dữ liệu Tất cả các

users trong một hệ thống CDMA dùng chung tần số song mang và có thể được phát đơng thời Mỗi user có một từ mã giả ngẫu nhiên riêng của nó và được xem là trực giao với các từ mã khác Tại máy thu, sẽ có một từ mã đặc trưng được tạo ra dé tach song tín hiệu có từ mà giả ngẫu nhiên tương quan với nó Tất cả các

mã khác được xem như là nhiễu Để khôi phục lại tín hiệu thơng tin, máy thu cần

phải biết từ mã dùng ở máy phát Mỗi thuê bao vận hành một cách độc lập mà

không cần biết các thông tin của máy khác

Dac diém cia CDMA

- Dai tan tin hiệu rong hang MHz - Sir dung kỹ thuật trải phổ phức tạp

-_ Kỹ thuật trải phổ cho phép tín hiệu vô tuyến sử dụng có cường

độ trường rất nhỏ và chống fađing hiệu quả hơn FDMA,

TDMA

- Viéc cdc thué bao MS trong cell ding chung tan sé khién cho thiết bị truyền dẫn vô tuyên đơn giản, việc thay đổi kế hoạch tần số không còn vấn đề, chuyển giao trở thành mềm, điều khiển dung lượng cell rất linh hoạt

-_ Chất lượng thoại cao hơn, dung lượng hệ thống tăng đáng kể

(có thê gấp từ 4 đến 6 lần hệ thông GSM), độ an tồn (tính bao

mật thơng tin) cao hơn do sử dụng dãy mã ngẫu nhiên để trải phổ, kháng nhiễu tốt hơn, khả năng thu đa đường tốt hơn, chuyển vùng linh hoạt Do hệ sô tái sử dụng tân sô là I nên không cần phải quan tâm đến vấn đề nhiễu đồng kênh

- CDMA khơng có giới hạn rõ ràng về số người sử dụng như TDMA và FDMA Còn ở TDMA và FDMA thì số người sử

dụng là cố định, không thể tăng thêm khi tất cả các kênh bị

chiếm

- Hệ thống CDMA ra đời đã đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn dịch vụ thông tin đi động tế bào Đây là hệ thống thông tin di động

băng hẹp với tốc độ bit thông tin của người sử dụng là 8-13 kbps

Trang 8

Một số mạng chuẩn của thế hệ thứ 2 (2G)

GSM (TDMA-based), khơi nguồn áp dụng tại Phần Lan và sau đó trở

thành chuẩn phổ biến trên toàn 6 Châu lục Hiện nay vẫn đang được sử dụng bởi hơn 80% nhà cung cấp mạng di động toàn cầu

CDMA2000 - tần số 450 MHZ cũng là nền tảng di động tương tự

GSM nói trên nhưng nó lại dựa trên nền CDMA và hiện cũng đang

được cung cấp bởi 60 nhà mạng GSM trên toàn thế giới

IS-95 hay còn gọi là cđmaOne, (nền tảng CDMA) được sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ và một số nước Châu Á và chiếm gần 17% các mạng

toàn cầu Tuy nhiên, tính đến thời điểm này thì có khoảng 12 nhà

mạng đang chuyền dịch dần từ chuẩn mạng này sang GSM (tương tự

như HT Mobile tại Việt Nam vừa qua) tại: Mexico, Án Độ, Úc và Hàn

Quốc

PDC (nén tang TDMA) tai Japan

iDEN (nén tang TDMA) sir dung boi Nextel tai Hoa Ky va Telus

Mobility tai Canada

IS-136 hay cdn goi 14 D-AMPS, (nén tang TDMA) là chuẩn kết nối

phổ biến nhất tính đến thời điểm này và đượ7c cung cấp hầu hết tại

các nước trên thế giới cũng như Hoa Kỳ

Uu và nhược điểm của 2G:

Ưu điểm:

-_ Trong mạng 2G, tín hiệu kỹ thuật số được sử dụng để trao đổi giữa điện thoại và các tháp phát sóng, làm tăng hiệu quả trên 2

phương diện chính:

-_ Dữ liệu số của giọng nói có thể được nén và kênh hiệu quả hơn

so với mã hóa analog nhờ sử dụng nhiều hình thức mã hóa, cho phép nhiều cuộc gọi cùng được mã hóa trên một dải băng tần -_ Hệ thống kỹ thuật số được thiết kế giảm bớt năng lượng sóng

radio phát từ điện thoại Nhờ vậy, có thể thiết kế điện thoại 2G nhỏ gọn hơn, đồng thời giảm chỉ phí đầu tư những tháp phát

sóng

- Mang 2G tré nên phổ biến cũng do công nghệ này có thể triển

khai một số dịch vụ dữ liệu như Email và SMS Đồng thời,

mức độ bảo mật cac nhân cũng cao hơn so vơi 1G Nhược điểm:

Những nơi dân cư thưa thớt, sóng kỹ thuật số yếu có thé không tới được các tháp phát sóng Tại những địa điểm như vậy, chất lượng truyền sóng cũng như chất lượng cuộc gọi sẽ bị

giảm đáng kể

Trang 9

Các dịch vụ thoại bao gom: - Cuéc goi thong thudng

- Chan cuéc goi 1a dich vu cho phép thuê bao chủ động chặn các cuộc gọi đi hoặc gọi đến trên chính SIMCARD của mình

- _ Chuyên cuộc gọi là dịch vụ cho phép người dùng chuyền các cuộc gọi từ máy di động của mình đến một thuê bao khác bất kỳ (cố định, di

động, hộp thư thoại)

- _ Giữ cuộc gọi : (call hold — CH) cho phép thuê bao của người dùng có thể giữ cuộc gọi thứ nhất để thực hiện hoặc tiếp nhận cuộc gọi thứ 2

Mỗi thuê bao tại một thời điểm chỉ có khả năng giữ một cuộc gọi để

tiếp một cuộc gọi khác Các dịch vụ dữ liệu:

-_ Truyền dẫn số liệu Email: Email là một thuật ngữ trong tiếng Anh, có nghĩa là thư điện tử Thay vì nội dung thư của bạn được viết lên giấy và chuyên đi qua đường bưu điện thì email được lưu đưới dạng các tệp văn bản trong máy tính và được chuyên đi qua đường Internet

- Tin nhan ngan SMS: Tin nhan SMS(Short Messaging Service) 1a dang

tn ngắn,chỉ chứa được ký tự và những biểu tượng đơn giản.Mỗi(1) bản tin được hạn định số ký tự mà Bạn đã nhập và thường hiển thị ở góc trên của màn hình tin nhắn

3 Thế hệ 2,5G

Là thế hệ kết nối thông tin di động bản lề giữa 2G và 3G Chữ số 2.5G chính

là biểu tượng cho việc mạng 2G được trang bị hệ thống chuyển mạch gói bên cạnh hệ thống chuyển mạch theo kênh truyền thống Nó khơng được định nghĩa

chính thức bởi bất kỳ nhà mạng hay tổ chức nào và chỉ mang mục đích duy nhất

là tiếp thị công nghệ mới theo mạng 2G

Mạng 2.5G cung cấp một số lợi ích tương tự mạng 3G và có thể dùng cơ sở hạ tầng có sẵn của các nhà mạng 2G trong các mạng GSM và CDMA Và tiến bộ duy nhất chính là GPRS - công nghệ kết nối trực tuyến, lưu chuyền dữ liệu được dùng bởi các nhà cung cấp dịch vụ viễn thơng GSM Bên cạnh đó, một vài giao

thức, chẳng hạn như EDGE cho GSM và CDMA2000 1x-RTT cho CDMA, cé

thể đạt được chất lượng gần như các dịch vụ cơ bản 3G (bởi vì chúng dùng một

tốc độ truyền đữ liệu chung là 144 kbit/s), nhưng vẫn được xem như là dịch vụ

2.5G (hoặc là nghe có vẻ phức tạp hơn là 2.75G) bởi vì nó chậm hơn vài lần so với dịch vụ 3G thực sự

EDGE (Enhanced Data Rates for GSM Evolution), hay còn gọi là EGPRS, là một công nghệ di động được nâng cấp từ GPRS - cho phép truyền dự liệu với tốc

độ có thê lên đến 384 kbit/s dành cho người dùng cố định hoặc di chuyển chậm, 144kbit/s cho người dùng di chuyên với tốc độ cao Trên đường tiến đến 3G, EDGE được biết đến như là công nghệ 2.75G Thực tế bên cạnh điều chế GMSK,

Trang 10

EDGE dùng phương thức điều chế 8-PSK để tăng tốc độ đữ liệu truyền Chính vì

thế, dé triển khai EDGE, các nhà cung cấp mạng phải thay đổi trạm phát sóng

BTS cũng như là thiết bị di động so với mạng GPRS

Cho phép triển khai nhiều địch vụ gia tăng như duyệt web, truy cập email, tải video, nhạc

4 Thế hệ thứ ba (3G)

Là thế hệ truyền thông di động thứ ba, tiên tiến hơn hắn các thế hệ trước đó

Nó cho phép người đùng đi động truyền tải cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh, âm thanh, video clips ) Với 3G, di động đã có thể truyền tải dữ liệu trực tuyến, online, chat, xem tivi theo

kênh riêng

Trong số các dịch vụ của 3G, điện thoại video thường được miêu tả như là lá cờ đầu Giá tần số cho công nghệ 3G rất đắt tại nhiều nước, nơi mà các cuộc bán đầu giá tần số mang lại hàng tỷ Euro cho các chính phủ Bởi vì chỉ phí cho bản quyền về các tần số phải trang trải trong nhiều năm trước khi các thu nhập từ mạng 3G đem lại, nên một khối lượng vốn đầu tư khổng lồ là cần thiết để xây

dựng mạng 3G Nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã rơi vào khó khăn về

tài chính và điều này đã làm chậm trễ việc triển khai mạng 3G tại nhiều nước

ngoại trừ Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi yêu cầu về bản quyền tần số được bỏ qua do phát triển hạ tâng cơ sở IT quốc gia được đặt lên làm vấn đề ưu tiên nhất Và cũng chính Nhật Bản là nước đầu tiên đưa 3G vào khai thác thương mại một cách

rộng rãi, tiên phong bởi nhà mạng NTT DoCoMo Tính đến năm 2005, khoảng

40% các thuê bao tại Nhật Bản là thuê bao 3G, và mạng 2G đang dần dần đi vào

lãng quên trong tiềm thức công nghệ tại Nhật Bản

Công nghệ 3Œ cũng được nhắc đến như là một chuẩn IMT-2000 của Tổ chức

Viễn thông Thế giới (ITU):

- _ Tốc độ của thế hệ thứ ba được xác định như sau:

e 384 Kb/s đối với vùng phủ sóng rộng e2 Mb/s đôi với vùng phủ sóng địa phương

Các tiêu chí chung dé xây dựng hệ thống thông tin di động thế hệ ba (3G):

- _ Sử dụng dai tan quy định quốc tế 2GHz như sau: e Đường lên : 1885-2025 MHz

e_ Đường xuống : 2110-2200 MHz

- _ Là hệ thống thông tin di động toàn cầu cho các loại hình thơng tin vơ

tuyến:

e _ Tích hợp các mạng thông tin hữu tuyến và vô tuyến e_ Tương tác với mọi loại dịch vụ viễn thông

- Sw dung các môi trường khai thác khác nhau: trong công sở, ngoài

đường, trên xe, vệ tính

Trang 11

- _ Có thể hỗ trợ các dịch vụ như:

e Môi trường thông tin nhà ảo (VHE: Virtual Home Environment) trên cơ sở mạng thông minh, di động cá nhân và chuyển mạng toàn cầu

e _ Đảm bảo chuyển mạng quốc tế

e_ Đảm bảo các dịch vụ đa phương tiện đồng thời cho thoại, số liệu chuyển mạch kênh và số liệu chuyển mạch theo gói

- _ Dễ đàng hỗ trợ các dịch vụ mới xuất hiện

Ban đầu 3G được dự kiến là một chuẩn thống nhất trên thế giới, nhưng trên

thực tế, thế giới 3G đã bị chia thành 4 phần riêng biệt:

UMTS (W-CDMA)

-_ UMTS (Universal Mobile Telecommunication System), dựa trên công nghệ truy cập vô tuyến W-CDMA, là giải pháp nói chung thích hợp với các nhà khai thác dịch vụ di động (Mobile network operator) sử dung GSM, tập trung chủ yếu ở châu Âu và một phần châu Á (trong đó có Việt Nam) UMTS được tiêu chuẩn hóa bởi tổ chức 3GPP, cũng

là tổ chức chịu trách nhiệm định nghĩa chuẩn cho GSM, GPRS và

EDGE

-_ FOMA, thực hiện bởi công ty viễn thông NTT DoCoMo Nhật Bản năm 2001, được coi như là một dịch vụ thương mại 3G đầu tiên Tuy là dựa trên công nghệ W-CDMA, nhưng công nghệ này vẫn khơng

tương thích với UMTS (mặc dù có các bước tiếp hiện thời để thay đổi

lại tình thế này)

CDMA 2000

- La thế hệ kế tiếp của các chuân 2G CDMA và IS-95 Các đề xuất của

CDMA2000 được đưa ra bản thảo và áp dụng bên ngồi khn khổ

GSM tại Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc CDMA2000 được quản lý bởi 3GPP2 - một tổ chức độc lập với 3GPP Và đã có nhiều công nghệ truyền thông khác nhau được sử dụng trong CDMA2000 bao gồm

1xRTT, CDMA2000-1xEV-DO va 1xEV-DV

- CDMA 2000 cung cap téc độ dữ liêu từ 144 kbit/s tới trên 3 Mbits

Chuẩn này đã được chấp nhận bởi ITU

- Người ta cho rằng sự ra đời thành công nhất của mạng CDMA-2000 là tại KDDI của Nhận Bản, dưới thương hiệu AU với hơn 20 triệu thuê

bao 3G Kẻ từ năm 2003, KDDI đã nâng cấp từ mạng CDMA2000-1x

lén mang CDMA2000-1xEV-DO voi tốc độ dữ liệu tới 2.4 Mbit⁄s Năm 2006, AU nâng cấp mạng lên tốc độ 3.6 Mbit/s SK Telecom của

Hàn Quốc đã đưa ra dịch vụ CDMA2000-1x đầu tiên năm 2000, và

sau đó là mạng 1xEV-DO vào tháng 2 năm 2002

Trang 12

TD-SCDMA

Chuẩn được ít được biết đến hơn là TD-SCDMA, được phát triển

riêng tại Trung Quốc bởi công ty Datang và Siemens Wideband CDMA

Hỗ trợ tốc độ giữa 384 kbit/s va 2 Mbit/s Giao thức này được dùng

trong một mạng diện rộng WAN, tốc độ tối đa 1a 384 kbit/s Khi no ding trong một mạng cục bộ LAN, tốc độ tối đa chỉ là 1,8 Mbit/s Chuẩn này cũng được công nhận bởi ITU

Uu và nhược điểm của 3G:

Uu điểm: tiện dụng và linh hoạt

-_ Nhiều tiện ích và dịch vụ nổi bật đó là sử dụng điện thoại video (video call), dịch vụ internet di động, xem phim, nghe nhạc

theo yêu cầu, phù hợp với những người năng động, nhất là đối với ng]ời hay đi công tác xa, thường xuyên phải di chuyền

- Internet 3G tiện lợi, tốc độ truy nhập internet không kêm đường truyền ADSL, cé thé di chuyén, su dung 6 moi luc, moi noi Nhuoc diém:

- Tam phu song bi han chế

-_ Giá cước, thiết bị đầu cuối cao

-_ Chất lượng chưa ổn định Mặt khác khi nhiều người cùng truy nhập trên sóng của một trạm BTS thì tốc độ truyền dẫn của 3G sẽ bị chia sẻ dẫn tới tộc độ truy nhập giảm, đó là các khó khăn nhà mạng phải giải quyết

5 Thế hệ 3.5G ` - -

Là hệ thông mạng di động truyên tải tôc độ cao HSDPA (High Speed Downlink Packet Access), phát triển từ 3G và hiện đang được 166 nhà mạng tại 75 nước đưa vào cung cấp cho người dùng Nó được kết hợp từ 2 công nghệ kết

nối không dây hiện đại HSPA và HSUPA, cho phép tốc độ truyền dẫn lên đến

7.2Mbp/s

6 Thế hệ thứ tư (4G)

Hay còn có thê viết là 4-G, là công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ tư, cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng lên tới I

- 1,5 Gbit/s Cách đây không lâu thì một nhóm gồm 26 cơng ty trong đó có Vodafone (Anh), Siemens (Đức), Alcatel (Pháp), NEC và DoCoMo (Nhật Bản), đã ký thỏa thuận cùng nhau phát triển một tiêu chí cao cấp cho ĐTDĐ, một thé

hệ thứ 4 trong kết nói đi động — đó chính là nền tảng cho kết nói 4G sắp tới đây

Trang 13

Công nghệ 4G được hiểu là chuẩn tương lai của các thiết bị không dây Các nghiên cứu đầu tiên của NTT DoCoMo cho biết, điện thoại 4G có thể nhận đữ

liệu với tốc độ 100 Mbit/s khi đi chuyển và tới 1 Gbit/s khi đứng yên, cũng như cho phép người sử dụng có thể tải và truyền lên các hình ảnh, video clips chất

lượng cao Mạng điện thoại 3G hiện tại của DoCoMo có tốc độ tải là 384 Kbit/s

và truyền dữ liệu lên với tốc dd 129 Kbit/s NTT DoCoMo cũng hy vọng trong

vòng 2010 - 2012 sẽ có thể đưa mạng 4G vào kinh doanh

Và trong tương lai, mạng di động LTE Advance, WiMax (nhánh khác của

4G) sẽ là những thế hệ tiến bộ hơn nữa, cho phép người dùng truyền tải các đữ

liệu HD, xem tivi tốc độ cao, trải nghệm web tiên tiến hơn cũng như mang lại

cho người dùng nhiều tiện lợi hơn nữa từ chính chiếc di động của mình

4G cung cấp QoS và tốc độ phát triển hơn nhiều so với 3G đang tồn tại,

không chỉ là truy cập băng rộng, dịch vụ tin nhắn da phuong tién (MMS), chat

video, TV di động mà còn các dịch vụ HDTV, các dịch vụ tối thiểu như thoại, dữ

liệu và các dịch vụ khác Nó cho phép chuyền giao giữa các mạng vô tuyến trong

khu vực cục bộ và có thé kết nối với hệ thống quảng bá video số

Các mục tiêu mà 4Œ hướng đến:

- Băng thông linh hoạt giữa 5 MHz đến 20 MHz, có thể lên đến 40

MHz

- _ Tốc độ được quy định bởi ITU là 100 Mbps khi di chuyên tốc độ cao và 1 Gbps đối với thuê bao đứng yên so với trạm

- _ Tốc độ dữ liệu ít nhất là 100 Mbps giữa bất kỳ hai điểm nào trên thế

giới

-_ Hiệu suất phố đường truyền là 15bit/s⁄Hz ở đường xuống và 6.75 bit/s/Hz ở đường lên (có nghĩa là 1000 Mbps ở đường xuống và có thé

nhỏ hơn băng thơng 67 MHz)

-_ Hiệu suất sử dụng phổ hệ thống lên đến 3 bit/s/Hz/cell ở đường xuống

và 2.25 bit/s/Hz/cell cho việc sử dụng trong nhà

- _ Chuyến giao lién (Smooth handoff) qua các mạng hỗn hợp - _ Kết nối liền và chuyển giao toàn cầu qua đa mạng

- Chat lượng cao cho các dịch vụ đa phương tiện như âm thanh thời gian thực, tốc độ dữ liệu cao, video HDTV, TV di động

- _ Tương thích với các chuẩn không dây đang tồn tai Tat ca 1a IP, mang chuyển mạch gói khơng còn chuyển mạch kênh nữa

Các kỹ thuật được sử dụng: ¬ ‹

- MIMO: dé dat được hiệu suât phô tân cao băng cách sử dụng phân tập theo không gian, đa anten đa người dùng

- Sử dụng lượng tử hóa trong miễn tần số, chẳng hạn như OFDM hoặc

SCFDE (single carrier frequency domain equalization) ở đường xuống

Trang 14

để tận dụng thuộc tính chọn lọc tần số của kênh mà không phải lượng tử phức tạp

- Ghếp kênh trong miền tần số chẳng hạn như OFDMA hoặc SC-

FDMA ở đường xuống: tốc độ bit thay đổi bằng việc gán cho người dùng các kênh con khác nhau dựa trên điều kiện kênh

- _ Mã hóa sửa lỗi Turbo: để tối thiêu yêu cầu về tỷ số SNR ở bên thu -_ Lập biểu kênh độc lập: để sử dụng các kênh thay đổi theo thời gian - _ Thích nghỉ đường truyền: điều chế thích nghi và các mã sửa lỗi 7 Bảng so sánh các thế hệ từ 1G — 4G 1G 2G 3G 4G

Hệ thông Tương tự So So Sơ

Phủ sóng Từng khu vực |_ Toản câu Toản câu Toản câu

Điêu chê FD TD QPSK,

BPSK

Tốc độ <10 Kb/s 200 Kb/s 14,4 Mb/s 200 Mb/s

Đa truy nhập FDMA TDMA, W-CDMA OFDMA

CDMA

Bao mat Kém Chua cao Cao Cao

Dich vu Thoại là chủ | Da dang hon | Da dang chat | Tích hợp trên

yếu 1G: nhắn tin, | lượng cao: nên IP sư

internet, internet tốc dụng mọi độ cao, tin dịch vụ nhắn, xem

phim, video,

Dịch vụ cơ Roaming Roaming

bản trực tiêp

III Cac phần xử lý ở tầng vật lý

Tầng vật lý là tầng thứ nhất trong bảy tầng mơ hình OSI Tầng này chịu trách nhiệm ứng đối với các đòi hỏi về dịch vụ từ tầng liên kết đữ liệu

Tầng này ám chỉ đến phần cứng (hardware) của mạng truyền thông, đến hệ thống dây nối cụ thé, đến sự liên kết viễn thông điện tử Tầng này còn xử lý thiết kế điện, khống chế xung đột (collision control) và những chức năng ở hạ tầng

thấp nhất

Tầng vật lý là hạ tầng cơ sở của mạng truyền thông, cung cấp phương tiện

truyền tín hiệu thô sơ ở dạng bit Hình dáng của các nút cắm điện (electrical

connector), tần số để phát sóng là bao nhiêu và những cái thuộc hạ tầng tương tự được xác định ở đây

Trang 15

Chức năng và dich vụ chính mà tầng vật lý giải quyết là:

-_ Thiết lập và ngắt mạch một liên kết viễn thông trên một phương tiện truyền thông

-_ Tham gia vào một tiến trình trong đó tài nguyên được nhiều người sử dụng cùng một lúc, chẳng hạn phân giải sự tranh chap (contention) và khống chế luồng (flow control)

-_ Biến đổi thể dạng của dữ liệu số (digital data) trong thiết bị của người

dùngđồng bộ với tín hiệu được truyền quađường truyền thong (Communication channel)

1 Mã hóa tiếng nói

Mã hố tiếng nói được chia ra thành ba loại chính là mã hố dạng sóng, mã

hố nguồn và mã hoá lai

Chất lượng

Rất tốt tiếng nói

Tốt ns Mã Z7

Trung bình dang sóng

& Mã hoá nguồn

Xâu

Kém 1 1 1 1 1 L

1 2 4 8 16 32 64 Tốc độ bit (kbits/s)

Hình 2: Tốc độ tiếng nói so với tốc độ bit của các bộ mã hóa

a Mã hố dạng sóng: người ta chia mã hoá dạng sóng ra làm hai loại chính

Trong miễn thời gian: mã hoá điều biến xung mã (PCM), điều biến xung mã sai lệch (DPCM) và điều biến xung mã sai lệch thích nghĩ (ADPCM)

Phương pháp mã hóa PCM: về cơ bản mã hóa PCM có 3 bước cơ bản là

lấy mẫu, lượng tử hóa và mã hóa Sau đây là cái nhìn chung nhất, đơn giản nhất

về 3 bước trên

Trang 16

Bước 1: Lấy mẫu os 8ár- ° ny Sample Height ° a § 18 16 20 25 30 35 40 45 s0 Time

Hình 3 Quy trình lấy mẫu trong mã hóa PCM

Số lượng mẫu cũng như tốc độ lấy mẫu được tuân thủ theo tiêu chuẩn

NyQuist Ví dụ như tin hiệu thoại thì tín hiệu cần mã hóa nằm trong dia

thông từ 0-4 Khz, theo Nyquist tôc độ lấy mẫu là 8000 mẫu / s Bước 2: Lượng Tử Hóa

Có 2 phương pháp lượng tử hóa cơ bản là lượng tử hóa đều và lượng tử hóa khơng đều Trong đo phương pháp lượng tử hóa khơng đều tối ưu

hơn khi mà tỷ số S/N là hằng số , ta có thể chọn số bít mã hóa ít nhất sao

cho vẫn đảm bảo S/N Từ đó có thể ghép được nhiều kênh hơn Bước 3: Mã hóa

Là bước cuối cùng biến đổi tín hiệu điện thành tìn hiệu nhị phân

Có 3 phương pháp mã hóa cơ bản là : Phương pháp mã hóa đếm, phương pháp mã hóa nối tiếp và phương pháp mã hóa song song Trong mién tan sé: ma hoa bang con SBC (subband coding) va mi hoá biến đổi thich nghi ATC (Adaptive Transform Coding)

Giới thiệu tổng quan về mã hóa băng con SBC: Mã hóa băng con M kênh, mỗi kênh có hệ số nhi phan n; (i=0, ., i= M-1 ) Thanh phan chính trong SBC là băng lọc nhiều nhịp phân tích và tổng hợp Trong mỗi băng lọc có 1 bang lọc thông thấp, 1 băng lọc thông cao và M-2 băng lọc thông dải Bộ lọc phân tích chia dải tần thành

Trang 17

các dai bang con Bang lọc tơng hợp có nhiệm vụ khôi phục lại dải tần từ các băng

con

Nguyên lí mã hóa dải băng con: Mã hóa dải băng con là một thuật toán

được áp dụng đề nén tín hiệu âm thanh, thuật toán mơ dùng mơ hình tâm

lý thính giác để lượng tử hóa thích nghỉ chỉ những thành phần mà tai con

người nghe được Những tín hiệu trên hoặc dưới ngưỡng nghe sẽ khơng

được mà hóa

Các thông số kĩ thuật của mã hóa dải con:

-_ Số kênh

- Tổ hợp phân chia

-_ Số bít trung bình trên một mẫu - L6i khơi phục

b Mã hố nguồn

Mã hoá nguồn sử dụng mơ hình q trình tạo ra nguồn tín hiệu và khai thác các thông số của mơ hình này để mã hố tín hiệu Những thơng số của mơ hình sẽ

được truyền đến bộ giải mã Đối với tiếng nói, các bộ mã hố nguồn hoạt động

dựa trên mô hình cơ quan phát âm và được kích thích với một nguồn nhiễu trắng

đối với các đoạn tiếng nói vơ thanh hoặc được kích thích bằng một dãy xung có

chu kì bằng chu kì pitch đối với đoạn tiếng nói hữu thanh Do đó thông tin được

gửi đến bộ giải mã là các thông số kỹ thuật của bộ lọc, một thông tin chỉ định đoạn

tiếng nói là hữu thanh hay vô thanh, sự thay đổi cần thiết của tín hiệu kích thích và chu kì pitch nếu đó là đoạn tiếng nói hữu thanh

Có nhiều kỹ thuật để mã hoá nguồn như: mã hoá kênh, mã hoá formant, mã hoá tham số và mã hố đồng hình Tuy nhiên, hiện nay chủ yếu tập trung vào

nghiên cứu và phát triển các bộ mã hoá tham số như mã hoá dự đoán tuyến tính

kích thích bằng hai trạng thái (mã hoá LPC), mã hố dự đốn tuyến tính có sự

kích thích kết hợp MELP và mã hoá dự đốn tuyến tính kích thích bằng tín hiệu

sau dự đoán RELP Các bộ mã hoá tham số này thường dùng cho điện thoại qua vệ tinh và trong quân đội

c Mã hoá lai

Mã hóa lai có nhiều phương pháp nhưng phương pháp phổ biến nhất là mã hoá phân tích bằng cách tổng hợp AbS (Analysis-by-Synthesis) Bộ mã hoá này cũng sử dụng mô hình cơ quan phát âm của người giống như mã hố nguồn Tuy nhiên, thay vì sử dụng các mơ hình tín hiệu kích thích đơn giản như mã hoá nguồn thì ở đây tín hiệu kích thích được chọn sao cho có gắng đạt được dạng sóng tiếng nói tái tạo càng giống với dạng sóng tiếng nói ban đầu càng tốt Đây chính là đặc tính phân biệt sự khác nhau giữa các bộ mã hoá kiểu AbS Thuật toán tìm ra dạng sóng kích thích này quyết định tới độ phức tạp của bộ mã hố

Trong thơng tin di động ta sử dụng phương pháp mã hóa lai Abs

Trang 18

Trong các bộ mã hố lai, các thơng số của hệ thống sẽ được xác định bằng kỹ thuật dự đốn tuyến tính như trong mã hoá tham số (ở phương pháp mã hoá

nguồn) và tín hiệu kích thích được xác định bằng một vịng kín (phân tích bằng

cách tổng hợp)

Hệ thống này bao gồm một bộ lọc dự đoán thời gian ngắn (STP) A(z), một bộ lọc dự đoán thời gian đài (LTP) AL(z), một bộ lọc nhắn cảm nhận W(z), một bộ giảm thiểu sai số cung cấp thông tin cần thiết cho bộ tạo tín hiệu kích thích

Trong đó, bộ tạo tín hiệu kích thích là quan trọng nhất vì nó tạo ra hay chọn tín hiệu kích thích sao cho sai số bình phương trung bình đã di qua W(z) là nhỏ nhất Tuy theo mỗi loại mã hoá mà bộ tạo tín hiệu kích thích này khác nhau Mặc dù sơ đồ trên là chung cho các bộ mã hoá lai nhưng một số loại không sử dụng bộ

lọc LTP hoặc vị trí STP và LTP thay đồi

2 Điều khiến công suất theo bước động DSSPC và phân tán DPC

Trong hệ thống thông tin di động, các máy di động đều phát chung một tần số ở cùng thời gian nên chúng gây nhiễu đồng kênh với nhau Chất lượng truyền dẫn của đường truyền vô tuyến đối với từng người sử dụng trong môi trường đa người sử dụng phụ thuộc vào tỷ s6 E,/No, trong đó E là năng lượng bít cịn No là mật độ tạp âm trắng Gausơ cộng bao gồm tự tạp âm và tạp âm quy đổi từ máy phát của

người sử dụng khác Để đảm bảo tỷ số E,/N, không đổi và lớn hơn ngưỡng yêu

cầu cần điều khiển công suất của các máy phát của các người sử dụng theo khoảng cách của nó với trạm gốc

Việc điều chỉnh là bắt buộc và điều chỉnh công suất phải nhanh nếu không

dung lượng của hệ thống sẽ bị giảm Chắng hạn nếu công suất thu được của một người sử dụng nào đó ở trạm gốc lớn hơn mười lần công suất phát của các người sử dụng khác thì nhiễu giao thoa đồng kênh do người sử dụng này gây ra cũng lớn gấp mười lần nhiễu của người sử dụng khác Như vậy, dung lượng của hệ thống sẽ giảm đi một lượng bằng 9 Công suất thu được ở trạm gốc phụ thuộc vào khoảng cách của máy di động so với trạm gốc và có thể thay đồi đến 80 dB

Mục đích chính của kỹ thuật điều khiển công suất là sẽ làm cực đại tỷ số tín hiệu trên nhiễu SIR tại mỗi kênh của hệ thống, giữ yêu cầu tối thiểu cho chất

lượng dịch vụ của các kênh Bởi vậy, việc thiết kế cơng suất chính xác có tầm quan trọng đặc biệt để tối đa dung lượng của hệ thống dưới dạng số lượng các cuộc gọi đồng thời đùng chung dải thông

Từ quan điểm về tiêu chí Nạ, các phương pháp điều khiển công suất dựa trên

cơ sở SIR-gốc vì SIR phản ảnh xác xuất lỗi bit nhận được mà thông thường là tiêu

chí N, dé đánh giá chất lượng dich vụ QoS

Đặc biệt trong trường hợp đường lên, điều khiến công suất theo SIR-gốc có dung lượng phát đáp thay đổi biểu hiện trong giao thoa được nhìn thấy bởi bộ thu đường lên của mỗi máy cầm tay Điều khiển hồi tiếp dương làm tăng tính phức tạp

Trang 19

bởi vì hệ thống bao gồm nhiều trạm và giao thoa tại mỗi trạm biến đổi ngắn độc

lập Khơng giống như thuật tốn điều khiên công suất SIR-géc, thuật tốn dựa trên cơng suất truyền-gốc dựa trên phép đo chính xác các tham số lý tưởng kênh vô

tuyến N hững thuật toán này hầu hết dựa trên nguyên lý điều chỉnh cơng suất thích hợp dựa vào sự biến đổi kênh vô tuyến đo được

Đối với phương pháp điều khiển công suất theo bước động DSSPC đã tập

trung vào điều khiển công suất truyền bằng cách dùng khái niệm ngưỡng nhiều

mức, các lệnh điều khiển công suất TPC Bước động bù cho sự chậm của phương

pháp điều khiển công suất cố định nhưng cũng cần sự bù nhanh của công suất truyền trong cửa số chấp nhận được, cân bằng su 6n định của hệ thống Trong khi đó, phương pháp điều khiển công suất phân tán DPC cũng dùng thông tin về tỷ số tín hiệu trên nhiễu giao thoa SIR nhưng mức ngưỡng SIR() được điều chỉnh cho phù hợp với từng đường truyền vô tuyến đề đạt được chất lượng đường truyền tốt nhất Do đó DPC có khả năng đạt được mức SIR yêu cầu và hệ thống hoạt động

ôn định hơn các phương pháp điều khiển công suất truyền thống Tuy nhiên DPC

cần nhiều thời gian hơn để tối thiểu hoá mức SIR Mỗi phương pháp đều có những

ưu và nhược điểm riêng, tuy nhiên cả hai phương pháp đều điều chỉnh công suất

truyền hiệu quả hơn các phương pháp điều khiển công suất truyền thống Do đó cả

hai phương pháp này hi vọng sẽ là cơ sở để nghiên cứu nhằm điều khiển công suất

cho một số hệ thống thông tin di động hiện nay

IV Kết Luận

Trên đây chúng em đã trình bày những hiểu biết của mình một cách tổng quan nhất về hệ thống thơng tin đi động nói chung, các thế hệ thông tin di động đã , đang và sẽ được sử dụng Và đi tìm hiểu chỉ tiết về hoạt động trong tầng vật

lí— tầng 1 trong OSI Nội dung đó đã được thể hiện trong nội dung của hai phân: - _ Các thế hệ trong hệ thông thông tin di động

- _ Cúc phần xử lý ở tầng vật lý

Do thời gian và kiến thức còn hạn chế Mặc dù rất cố gắng nhưng trong q trình nghiên cứu khơng tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự gúp ý của Cô giáo và các bạn để bản báo cáo được hoàn thiện hơn

Cuối cùng, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới giảng viên Nguyễn Yến Chỉ đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện trong suốt quá trình học tập cũng như q trình hồn thiện bài thảo luận này

Ngày đăng: 19/09/2014, 16:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w