luật kinh tế Là ngành luật độc lập bao gồm tổng thế các quy phạm PL do NN ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội psinh trong qtrinh hđ sx kinh doanh giữa các DN thuộc mọi thành phần kte và giữa DN vs cơ quan quản lý NN về kte nhằm thực hiện các mục tiêu KTXH của đất nước.
Câu 1: phân biệt luật kinh tế và pháp luật kinh tế? phân tích nội dung sự cần thiết khách quan phải quản lý nhà nước nền ktế bằng pháp luật? • Phân biệt luật kte vs PL kte: Luật kinh tế Pháp luật kinh tế Là ngành luật độc lập bao gồm tổng thế các quy phạm PL do NN ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội p/sinh trong qtrinh hđ sx kinh doanh giữa các DN thuộc mọi thành phần kte và giữa DN vs cơ quan quản lý NN về kte nhằm thực hiện các mục tiêu KT-XH của đất nước. Là tổng thể các quy phạm PL hướng tới điều chỉnh các qhệ xã hội p/sinh trong quá trình tổ chức, qlý và tiến hành các hđ sx kinh doanh. Các quy phạm PL kte có mối lien hệ thống nhất nội tại đồng thời cũng là sự phân chia thành các nhóm chế định PL haqy ngành luật và đc thể hiện dươi những hình thức nhất định. • Nd của sự cần thiết khách quan phải qly NN bằng PL: - Hđ kinh tế có vai trò cực kì quan trọng bởi đó chính là nhân tố quyết định tới sự tồn tại và phát triển của xh loài ng. - Trong nền kte thị trg, để phát huy các ưu điểm vốn có, hạn chế, thủ tiêu các nhược điểm của nền kte thị trg; để giải quyết các mâu thuẫn lợi ích kte phổ biến, thường xuyên và cơ bản trong nền kte, NN phải qlý nền kte bằng PL. - Sự can thiệp của NN vào lĩnh vực kte là mang tính khách quan bởi chỉ có NN mới có thể có đc cái nhìn tổng thể vs sự vận động của nền kte và do đó mà những giải pháp tác động thường có tính toàn diện và thuyết phục cao. Đó là điều mà từng chủ thể là các tổ chức, cá nhân kinh doanh khó có thể vượt qua đc bởi sự giới hạn trong những mối quan tâm về lợi ích của riêng mình. Câu 2:luật kinh tế điều chỉnh những đối tượng nào? Trong các đối tượng trên, đối tượng nào là đối tượng điều chỉnh cơ bản nhất của luật kte? Tại sao? Luật kte điều chỉnh 3 đối tượng: - Điều chỉnh quan hệ giữa cơ quan qlý NN vs DN. - Điều chỉnh quan hệ trong qtrinh hđ giữa các DN. - Điều chỉnh quan hệ trong nội bộ các DN. Trong 3 đối tượng trên thì đối tượng thứ 2 là đối tượng đ/c cơ bản nhất. vì: + chúng là sự p/sinh trực tiếp trong qtrinh hđ sx kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu sx kinh doanh của DN. + chủ thể của nhóm quan hệ này là các DN như DNNN, DN tư nhân, HTX. Đó là các quan hệ p/sinh giữa các chủ thể độc lập, bình đẳng vs nhau. + nhóm qhe này p/sinh chủ yếu thong qua các hợp đồng kte. + quan hệ này là quan hệ tài sản. xuất phát từ sự phan công lđ xh, từ tính chất của nền sx hang hoá để đảm bảo cho sx kinh doanh đc thực hiện 1 cách bình thường, các DN phải quan hệ vs nhau thong qua hành vi mua bán nguyên vật liệu, sp, cung cấp dịch vụ. Câu 3: trình bày nd, khái niệm quản lý NN về kte? Phân tích nd quản lý NN về kte ở VN hiện nay? • Khái niệm quản lý NN về kte: là sự qly của NN, thông qua các cơ quan NN có thẩm quyền( nhân danh quyền lực NN) đối vs toàn bộ nền kte quốc dân trên tất cả các lĩnh vực, các ngành kte, các thành phần kte và các chủ thể tham gia, các qhe kte. NN quản lý đối vs nền kte thong qua các chính sách, công cụ NN, trong đó trc hết và chủ yếu là PL. • Nội dung - Xây dựng chiến lược phát triển kte, quy hoạch phát triển kte theo ngành và các vùng lãnh thổ, kế hoạch phát triển kte xh dài hạn, trung hạn, ngắn hạn. - Xây dựng các chính sách, chế độ qlý, xây dựng và ban hành các quy phạm PL cụ thể hoá các chính sách, chế độ quản lý, các định mức kinh tế kĩ thuật chủ yếu. - Thu nhập, cung cấp các thong tin trong và ngoài nước về thị trg, giá cả cho hđ kinh doanh, dự báo về xu hướng thị trg, giá cả cho các chủ thể kinh doanh. - Tạo và cải thiện môi trrg kte, môi trg pháp lý, môi trg chính trị, môi trg sinh thái, môi trg văn hoá xh, môi trg kĩ thuật, môi trg quốc tế trong và ngoài nước thuận lợi cho các hđ kinh doanh. Hướng dẫn , điều tiết và phối hợp các hđ kinh doanh, giải quyết, xử lý các vấn đề ngoài khả năng tự giải quyết của các chủ thể kinh doanh, tham gia giải quyết các tranh chấp khi có yêu cầu. - Cấp, gia hạn, thu hồi các loại giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, giấy phép. - Kiểm tra, giám sát hđ kte. - Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ qtrị kinh doanh cho nền kte, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, bằng cấp, chứng chỉ và chức năng của các loại cán bộ quản lý. Câu 4: trình bày đặc điểm của chủ thể kinh doanh? Việc phân loại chủ thể kinh doanh đc căn cứ và các tiêu thức nào? Hãy phân tích các loại chủ thể kinh doanh đó? • Đặc điểm của chủ thể kinh doanh: - Chủ thể kinh doanh có vốn đầu tư kinh doanh. + vốn đc coi là 1 trong những dấu hiệu cơ bản để xác định tổ chức hay cá nhân có phải là chủ thể kinh doanh hay ko. Các tổ chức, các nhân tồn tại trên thương trg nhưng ko có vốn đầu tư kinh doanh thì ko thể gọi là chủ thể kinh doanh. + vốn đầu tư kinh doanh có thể là tiền VN, ngoại tệ tự do chuyển đổi, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sử dụng trí tuệ, công nghệ, bí quyết kĩ thuật, uy tín, kinh nghiệm kinh doanh và các tài sản khác theo quy định của PL. - Chủ thể kinh doanh thực hiện hành vi kinh doanh. + là hành vi mang tính độc lập, thực hiện nhân danh chính chủ thể kinhdoanh. + là hành vi mang tính chất chuyên nghiệp, thường xuyên. Chủ thể kinh doanh thực hiện hành vi kinh doanh 1 cách thực tế, lặp đi, lặp lại, kế tiếp, liên tục nhằm tạo ra thu nhập. + là hành vi diễn ra trên thị trg. + là hành vi đc thực hiện nhằm mục đích sinh lời. - Chủ thể kinh doanh thực hiện hạch toán kinh doanh. - Chủ thể kinh doanh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách NN + nghĩa vụ nộp thuế là hệ quả tất yếu của hành vi kinh doanh, hành vi hợp pháp đc NN thừa nhận và bảo hộ. vì vậy, bất kì chủ thể kinh doanh nào cũng phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách NN theo quy định của PL thuế. • Phân loại chủ thể kinh doanh căn cứ vào các tiêu thức: - Căn cứ vào nguồn luật điều chỉnh và hình thức pháp lý, chủ thể kinh doanh bao gồm: + các chủ thể kinh doanh theo quy định của luật DN. + các chủ thể kinh doanh khác. - Căn cứ vào phạm vi trách nhiệm tài sản trong kinh doanh, chủ thể kinh doanh có 2 loại: + chủ thể kinh doanh gắn vs chế độ trách nhiệm hữu hạn về tài sản trong kinh doanh, đó là các chủ thể kinh doanh trong đó chủ sở hữu or các đồng chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, các nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hđ kinh doanh trong phạm vi phần góp vốn của mình. + chủ thể kinh doanh gắn vs chế độ trách nhiệm vô hạn về tài sản trong kinh doanh là các chủ thể kinh doanh trong đó có ít nhất 1 thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ, các nghĩa vụ tài sản khác của chủ thể kinh doanh bằng toàn bộ tài sản của mình, ko phân biệt tài sản đó có bỏ ra để kinh doanh hay ko. - Căn cứ vào hình thức tổ chức quản lý kinh doanh, chủ thể kinh doanh đc chia thành: + DN + HTX +hộ kinh doanh + chủ thể kinh doanh ko đăng kí kinh doanh. Câu 5: phân tích nội dung quyền và nghĩa vụ của DN? Tại sao: “ chủ động lựa chọn ngành nghề , mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh” là quyền đầu tiên của DN? • Quyền của doanh nghiệp: - Chủ động lựa chọn ngành nghề, địa bàn, hình thức đầu tư, mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh. + tự do kinh doanh là 1 nguyên tắc hiến định. Theo đó, các DN có quyền lựa chọn ngành nghề, địa bàn hình thức, quy mô đầu tư sao cho phù hợp vs khả năng tài chính của DN và nhu cầu của xh. - Lựa chọn hình thức và phương thức huy động vốn. - Kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu: hđ kinh doanh xuất nhập khẩu của DN phải tuân thủ các quy định của PL. - Tuyển dụng, thuê và sử dụng lđ theo yêu cầu kinh doanh. Căn cứ vào yêu cầu kinh doanh, DN có quyền tự quyết định số lượng lđ cần tuyển dụng, thuê cũng như yêu cầu chuyên môn đối vs ng lđ. - Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh, DN có quyền chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong hđ kinh doanh và quản lý DN. - Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ. Viejc sx cái gì, sx ntn, sx cho ai…. Hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của DN - Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của DN DN có quyền nắm giữ, quản lý tài sản, có quyền khai thác công dụng tài sản của DN phục vụ nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận, có quyền quyết định số phận pháp lý và số phận thực tế tài sản của DN. - Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực ko đc PL quy định, khiếu nại, tố cáo theo quy định của PL về khiếu nại, tố cáo, trực tiếp or thong qua ng đại diện heo uỷ quyền tham gia tố tụng theo quy định của PL - Các quyền khác theo quy định của pháp luật • Nghĩa vụ của Doanh nghiệp: - Hđ kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, bảo đảm đk kinh doanh theo quy định của PL khi kinh doanh ngành nghề kinh doanh có đk. - Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp BCTC trung thực chin h xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán. - Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác. - Bảo đảm quyền , lợi ích của ng lđ theo quy định của PL. - Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chẩn đã đăng kí or công bố. - Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của PL về thống kê. - Tuân thủ quy định của PL về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trg, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh. - Các nghĩa vụ khác theo quy định của PL. • chủ động lựa chọn ngành nghề, mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh là quyền đầu tiên của DN. Vì tự do kinh doanh là 1 nguyên tắc hiến định theo đó, các DN có quyền lựa chọn ngành nghề, địa bàn, hình thức, quy mô đầu tư sao cho phù hợp vs khả năng tài chính của DN và nhu cầu của xh. Câu 6: trình bày khái niệm, đặc điểm của cty TNHH một thành viên và cty TNHH hai thành viên trở lên? • cty TNHH 1 thành viên: * khái niệm: Cty TNHH 1 thành viên là DN do 1 tổ chức or 1 cá nhân đầu tư vốn thành lập và làm chủ sở hữu. chủ sở hữu cty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của cty trong phạm vi vốn điều lệ của cty. *Đặc điểm của cty TNHH 1 thành viên: - Thành viên cty: cty TNHH 1 thành viên do 1 tổ chức or 1 cá nhân đầu tư vốn thành lập và làm chủ sở hữu. - Trách nhiệm tài sản trong kinh doanh: chủ sở hữu cty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ khác của cty trong phạm vi vốn điều lệ của cty. - Chuyển nhượng phần góp vốn:chủ sở hữu đc chuyển nhượng 1 phần or toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức or cá nhân khác theo quy định của PL. - Tư cách chủ thể: cty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân kẻ từ ngày đc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Khả năng huy động vốn: ko đc quyền phát hành cổ phần. • Cty TNHH 2 thành viên trở lên: * khái niệm: cty TNHH 2 thành viên là DN, có số thành viên góp vốn tối thiểu là 2, tối đa là 50, các thành viên cty chị trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của cty trong phạm vi vốn đã góp. * đặc điểm: - Về thành viên: có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên tối thiểu là 2, tối đa là 50. - Về trách nhiệm tài sản trong kinh doanh: thành viên cty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của cty trong phạm vi số vốn cam kết góp vào cty. - Về chuyển nhượng phần vốn góp: các thành viên có quyền chuyển nhượng 1 or toàn bộ phần vốn góp của mình chon g khác nhưng phải ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên còn lại của cty. - Về tư cách chủ thể: cty có tư cách pháp nhân kể từ ngày đc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Về khả năng huy động vốn: cty ko đc quyền phát hành cổ phần. Câu 7: nêu khái niệm, đặc điểm của cty cổ phàn và cty hợp danh? Trình bày nd các trg hợp giải thể DN? • Cty cổ phần * khái niệm : là DN, trong đó vốn điều lệ của cty đc chia thành nhiều phàn bằng nhau gọi là cổ phần, giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần. * đặc điểm của cty cổ phần: - Vốn điều lệ của cty đc chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần. - Cổ đông của cty là ng sở hữu cổ phần của cty. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và ko hạn chế số lượng tối đa. - Trách nhiệm tài sản trong kinh doanh: cty cổ phần chịu trách nhiệm về các khoản nợ của cty bằng tài sản của cty. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của cty trong phạm vi vốn đã góp vào cty. - Chuyển nhượng phần vốn góp: cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mh cho ng khác , trừ trg hợp PL có quy định khác. - Tư cách chủ thể: cty cổ phần là DN có tư caách pháp nhân kể từ ngày đc cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. - Khả năng huy động vốn: có quyền phát hành chứng khoán các loại theo quy định của PL về chứng khoán để huy động vốn từ công chúng. • Cty hợp danh: * khái niệm: là DN mà trong đó ít nhất 2 thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mh về các nghĩa vụ của cty. * đặc điểm cty hợp danh: - phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của cty, cùng nhau kinh doanh dưới 1 tên chung. - Thành viên hợp danh phải là cá nhân. Các thành viên hợp danh liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của cty. - Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của cty trong phạm vi số vốn đã góp vào cty. - Cty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày đc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Cty hợp danh ko đc phát hành bất kỳ các loại chứng khoán nào. • các trg hợp giải thể DN - kết thúc thời hạn hđ đã ghi trong điều lệ cty mà ko có quyết định gia hạn - Theo quyết định của chủ DN đối vs DN tư nhân; của tất cả các thành viên hợp danh đối vs cty hợp danh; của hội đồng thành viên, chủ sở hữu cty đối vs cty TNHH; của đại hội đồng cổ đông đối vs cty cổ phần; - Cty ko còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của luật DN trong thời hạn 6 tháng lien tục. - Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - DN chỉ đc giaari thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Câu 8:trình bày khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá? Phân tích nội dung hợp đồng mua bán hàng hoá? Trong các nội dung trên, nội dung nào đóng vai trò quan trọng nhất? tại sao? • Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá - Chủ thể trong quan hệ hợp đồng: chủ thể tham gia hợp đồng cùng những yếu tố pháp lý cần thiết lien quan như: tên, quốc tịch của các bên, ngành nghề đăng ký kinh doanh, trụ sở kinh doanh, địa chỉ giao dịch, tài khoản ngân hàng, mã số thuế, số điện thoại,… - Đối tượng của hợp đồng + điều khoản tên hàng: tên hàng hoá mua bán phải được nêu chính xác trong hợp đồng nhằm tránh nhầm lẫn trong quá trình thực hiện hợp đồng. tuỳ theo từng loại hàng hoá mà cách viết điều khoản này khác nhau + điều khoản phẩm chất hàng hoá: phẩm chất hàng hoá được xác định bằng nhiều cách tuỳ thuộc vào tính chất hàng hoá. + điều khoán số lượng, trọng lượng hàng hoá: tại mỗi quốc gia hay mỗi khu vực trên thế giới, có những cách xác định số lượng, trọng lượng hàng hoá riêng + điều khoản bao bì, ký mã hiệu hàng hoá; việc sử dụng bao bì hàng hoá nhằm bảo vệ hàng hoá trong quá trình vận chuyển. - Giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm và thời gian thanh toán [...]... nghĩa vụ phát sinh giữa các chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh doanh 2 Đặc điểm: để phân biệt tranh chấp kinh doanh với các loại tranh chấp khác cần xác định các đặc điểm chủ yếu của nó Trong kinh tế thị trường, tranh chấp trong kinh doanh có các đặc điểm sau: - tranh chấp kinh doanh phản ánh những bất đồng chính kiến, xung đột về mặt kinh tế, quyền và nghĩa vụ phát sinh hoặc sự bất đồng về hiện tượng... bán hàng hoá: phù hợp với pháp luật trong nc, pháp luật và tập quán quốc tế, các bên có quyền thoả thuận dự liệu các trường hợp có thể sảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng mà theo đó bên vi phạm đc miễn trách nhiệm pháp lý Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá: tuỳ từng loại hợp đồng có thể thoả thuận áp dụng pháp luật trong nc, pháp luật và tập quán quốc tế Thoả thuận trọng tài hoặc toà... chuyển giao hay sử dụng các quỹ tiền tệ- sự bảo đảm về mặt vật chất cho các hoạt động kinh tế xã hội Thứ 3: các quan hệ tài chính ngày càng trở nên phong phú và phức tạp, chịu sự tác động của các quy luật khách quan của kinh tế thị trường để quản lý hoạt động tài chính, bảo đảm minh bạch, nhà nước phải được sử dụng pháp luật Thứ 4: việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ phản ánh kết quả của 1 quá trình... nước ngoài đã có quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án việt nam công nhận và cho thi hành tại việt nam Câu 14: Tại sao phải điều chỉnh các quan hệ tài chính bằng pháp luật? hãy phân tích lý do phải điều chỉnh quan hệ tài chính bằng pháp luật? (4đ) ~//~ 1 phải điều chỉnh cac quan hệ tài chính bằng pháp luật là Vì:điều chỉnh các quan hệ tài chính bằng pháp luật là cần thiết, xuất phát từ những lý do... chấp trong kinh doanh là việc lựa chọn các phương thức thích hợp để loại trừ các bất đồng, xung đột lợi ích giữa các bên tranh chấp - nhanh chóng, thuận lợi, tiết kiệm, không cản trở hoặc hạn chế các hoạt động kinh doanh của các bên; - bảo đảm giữ yếu tố bí mật kinh doanh và uy tín kinh doanh của các bên; - khôi phục và duy trì sự tín nhiệm và quan hệ hợp tác giữa các bên trong hoạt động kinh doanh;... quyết định chưa có hiệu lực pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự và tạo khả năng thuận lợi để tòa án cấp trên kiểm tra chất lượng xét xử của tòa án cấp dưới bản án, quyết định của tòa phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi công bố 5 thủ tục xem xét bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật - bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, về nguyên tắc phải được... doanh nghiệp hoạt động theo quy định của pháp luật việt nam khi lâm vào tình trạng phá sản + phá sản hợp tác xã: đối vs HTX theo quy định của pháp luật việt nam hiện hành không phải là doanh nghiệp mà hoạt động như doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng phá sản áp dụng quy định của pháp luật phá sản như đối với doanh nghiệp và thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật phá sản Ví dụ: ……tự làm Câu 11: giải thích... từ những lý do cơ bản sau: Thứ 1: ở bất kỳ quốc gia nào, nhà nước đều tham gia vào các quan hệ tài chính để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình Trong các hoạt động của nhà nước có hoạt động tài chính, hoạt động mang tính công quyền, đòi hỏi phải được thể chế hóa về mặt pháp luật; Thứ 2: bản chất của tài chính là các quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn tài chính, phân phối của cải xã hội... sản của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản - quyền đòi nợ của các chủ nợ: theo quy định của pháp luật, mọi chủ nợ của DN, HTX bị mở thủ tục phá sản đều có quyền gửi giấy đòi nợ đến tổ quán lý, thanh lý tài sản - về hoạt động kinh doanh của DN, HTX sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản mọi hoạt động kinh doanh của DN, HTX vẫn được tiến hành bình thường sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản của... và giảm thiếu các chi phí, các quan hệ tài chính phải được pháp luật điều chỉnh Thứ 5: để đảm bảo việc thực hiện các chứa năng vốn có của tài chính Nhà nước sử dụng các biện pháp khac nhau, thông qua các công cụ # nhau, trong đó pháp luật là cồng cụ quan trọng mà các quốc gia đều sử dụng, bơi xuất phát từ chính các thuộc tính của pháp luật( tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình . biệt luật kinh tế và pháp luật kinh tế? phân tích nội dung sự cần thiết khách quan phải quản lý nhà nước nền ktế bằng pháp luật? • Phân biệt luật kte vs PL kte: Luật kinh tế Pháp luật kinh tế Là. lý, chủ thể kinh doanh bao gồm: + các chủ thể kinh doanh theo quy định của luật DN. + các chủ thể kinh doanh khác. - Căn cứ vào phạm vi trách nhiệm tài sản trong kinh doanh, chủ thể kinh doanh. của chủ thể kinh doanh? Việc phân loại chủ thể kinh doanh đc căn cứ và các tiêu thức nào? Hãy phân tích các loại chủ thể kinh doanh đó? • Đặc điểm của chủ thể kinh doanh: - Chủ thể kinh doanh