1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo trình hệ thống cung cấp điện

259 707 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 259
Dung lượng 3,57 MB

Nội dung

MỤC LỤC Nội dung Mục lục Đề cương chi tiết học phần Chương I: Những vấn đề chung về cung cấp điện 1.1 Những đặc điểm chủ yếu của quá trình sản xuất và phân phối điện năng 1.2 Các dạn

Trang 1

MỤC LỤC

Nội dung

Mục lục

Đề cương chi tiết học phần

Chương I: Những vấn đề chung về cung cấp điện

1.1 Những đặc điểm chủ yếu của quá trình sản xuất và phân phối điện năng

1.2 Các dạng nguồn điện

1.3 Khái niệm và phân loại mạng điện

1.4 Phân loại và đặc điểm của các thiết bị dùng điện

1.5 Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng điện năng

Chương II: Phụ tải điện

2.1 Khái niệm về phụ tải điện

2.2 Đồ thị phụ tải điện

2.3 Các đại lượng và hệ số tính toán thường gặp khi thiết kế CCĐ

2.4 Các phương pháp xác định phụ tải điện

2.5 Xác định phụ tải đỉnh nhọn

2.6 Xác định phụ tải tính toán của phân xưởng và xí nghiệp công nghiệp

Chương III: Lựa chọn phương án cung cấp điện

3.1 Vai trò và các yêu cầu của mạng điện xí nghiệp

3.2 Chọn cấp điện áp cho mạng điện xí nghiệp

3.3 Sơ đồ nối dây của mạng điện cao áp

3.4 Sơ đồ nối dây của mạng điện hạ áp

3.5 Kết cấu mạng điện xí nghiệp

3.6 Các thông số của các phần tử trong mạng điện xí nghiệp

3.7 Tổn thất điện áp trong mạng điện xí nghiệp

3.8 Tổn thất công suất và năng lượng trong mạng điện xí nghiệp

Chương IV: Trạm biến áp xí nghiệp công nghiệp

4.1 Các loại trạm điện trong mạng điện xí nghiệp

4.2 Bản đồ phụ tải của xí nghiệp công nghiệp

4.3 Chọn vị trí và số lượng trạm biến áp cho một xí nghiệp

4.4 Chọn dung lượng trạm biến áp cho một xí nghiệp

4.5 Khả năng quá tải của MBA

4.6 Các sơ đồ nối dây của TPP và TBA

4.7 Vận hành trạm biến áp

Trang 2

Chương V: Tính ngắn mạch trong mạng điện xí nghiệp công nghiệp

5.1 Khái niệm chung

5.2 QTQĐ khi ngắn mạch 3 pha và các thành phần của dòng ngắn mạch

5.3 Các bước tiến hành tính toán ngắn mạch trong mạng điện cao áp

5.4 Tính ngắn mạch trong mạng điện áp thấp

5.5 Giới thiệu tính ngắn mạch không đối xứng

5.6 Ảnh hưởng của lực điện động do dòng ngắn mạch gây nên

5.7 Ảnh hưởng của nhiêt lương do dòng ngắn mạch gây nên

Chương VI: Chọn và kiểm tra thiết bị điện

6.1 Những điều kiện chung để chọn và kiểm tra thiết bị điện

6.2 Chọn và kiểm tra máy cắt

6.3 Chọn và kiểm tra máy cắt phụ tải

6.4 Chọn và kiểm tra cầu dao cách ly

6.5 Chọn và kiểm tra cầu chì

6.6 Chọn và kiểm tra áp tô mát

6.7 Chọn và kiểm tra sứ cách điện

6.8 Chọn và kiểm tra thanh cái, cáp và dây dẫn

6.9 Chọn và kiểm tra máy biến dòng và máy biến áp đo lường

6.10 Chọn và kiểm tra tủ phân phối và tủ động lực hạ áp

Chương VII: Bảo vệ rơle trong mạng điện xí nghiệp công nghiệp

7.1 Những vấn đề cơ bản của bảo vệ rơle

7.2 Nguyên lý hoạt động và các dạng đặc tính của rơ le

7.3 Sơ đồ nối dây của mạch bảo vệ

7.4 Bảo vệ rơ le cho máy biến áp điện lực

Chương VIII: Bảo vệ chống sét cho mạng điện xí nghiệp

8.1 Khái niệm chung

8.2 Các tham số cơ bản của sét

8.3 Bảo vệ chống sét cho trạm biến áp

8.4 Bảo vệ chống sét cho đường dây tải điện

Chương IX:

Tiết kiệm điện năng - Nâng cao hệ số cos trong mạng điện XN

9.1 Khái niệm chung

9.2 Ý nghĩa của việc nâng cao hệ số công suất cos

Trang 3

9.3 Các khái niệm về hệ số cos

9.4 Nâng cao cos bằng phương pháp tự nhiên

9.5 Nâng cao cos bằng phương pháp nhân tạo

Chương X: An toàn điện và nối đất

10.1 Những nguy hiểm dẫn đến tai nạn do dòng điện gây ra

10.2 Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người

10.3 Bảo vệ an toàn cho người khi tiếp xúc với các phần tử mang điện

10.4 Cấp cứu người bị điện giật

10.5 Tính toán nối đất

Trang 4

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN: HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN

(Học phần bắt buộc)

1 Tên học phần: ELE414 - Hệ thống cung cấp điện

2 Số tín chỉ: 4

3 Trình độ cho sinh viên năm thứ: 4

4 Phân bố thời gian:

- Số tuần thực dạy : 15 tuần

- Tổng số tiết thực dạy : 60 tiết

- Số tuần dạy lý thuyết : 15 tuần ; 4 tiết một tuần

- Số tuần thảo luận, bài tập : 03 tuần ; 8 tiết một tuần (chia 2 buổi)

- Tổng số tiết chuẩn: (4x15) = 60 tiết chuẩn

- Số tiết sinh viên tự học: 8 tiết/ tuần

Những vấn đề chung về cung cấp điện; Tính toán phụ tải điện; Mạng điện xí nghiệp

và các tính toán cơ bản trong mạng điện; Trạm biến áp và trạm phân phối; Nhận dạng sự

cố và tính toán ngắn mạch trong mạng điện; Tính chọn và kiểm tra thiết bị điện trong mạng điện xí nghiệp; Bảo vệ rơle trong mạng điện xí nghiệp; Bảo vệ chống sét cho mạng điện xí nghiệp; Tiết kiệm điện năng và bù cos trong mạng điện xí nghiệp

9 Nhiệm vụ của sinh viên

9.1 Đối với học phần lý thuyết

1 Dự lớp ≥80% tổng số thời lượng của học phần

2 Bài tập, Bài tập lớn (dài): Làm đầy đủ các bài tập, ví dụ

3 Khác: Đi tham quan thực tế nếu có điều kiện và phương tiện và tài chính

9.2 Đối với học phần thí nghiệm

Không

Trang 5

10 Tài liệu học tập

- Sách, giáo trình chính:

[1] Sách giáo trình Hệ thống cung cấp điện

- Sách tham khảo:

[2] Nguyễn Công Hiền, Nguyễn Mạnh Hoạch; Hệ thống cung cấp điện của xí

nghiệp công nghiệp, đô thị và nhà cao tầng; NXB KH và KT 2005

[3] Nguyễn Công Hiền, Nguyễn Xuân Phú, Nguyễn Bội Khuê; Cung cấp điện; NXB

KH và KT Hà Nội; 1998

[4] Trần Quang Khánh; Hệ thống cung cấp điện, Tập 1+2; NXB KH và KT Hà Nội;

2005

[5] Bùi Ngọc Thư Mạng cung cấp và phân phối điện; NXB KH và KT; 2002

[6] A.A Fedorov và G.V S\Xerbinovxli; Sách tra cứu về cung cấp điện xí nghiệp

công nghiệp - Mạng lưới điện công nghiệp & Trang thiết bị điện tự động hoá; Nhà

xuất bản Thanh niên; 2002

[7] Richard Roeper, Đào Kim Thoa, Nguyễn Hồng Thái; Ngắn mạch trong hệ thống

điện; NXB KH và KT; 2001

[8] Trần Đình Long; Bảo vệ các hệ thống điện; NXB KH và KT; 2000

[9] Các tài liệu tham khảo khác: Các bảng tra, lý lịch thiết bị điện của các hãng sản

xuất và phân phối sản phẩm thiết bị điện lớn trong nước và trên thế giới: hãng ABB; hãng SIEMENS (Đức); hãng Merlin Gerin (Pháp); hãng Cooper, hãng Chance (Mỹ); tài liệu của công ty thiết bị điện Đông Anh

11 Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Tiêu chuẩn đánh giá

- Điểm thi kết thúc học phần: 50% , thi viết, thời lượng 90 phút

- Điểm học học phần: là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá

bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân

Trang 6

12 Nội dung chi tiết học phần

TL học tập, tham khảo

Thời lượng

1 Chương I: Những vấn đề chung về cung cấp điện 3 tiết

1.1 Những đặc điểm chủ yếu của quá trình sản xuất và phân

phối điện năng

1.2 Khái niệm và phân loại mạng điện

1.3 Phân loại và đặc điểm của các thiết bị dùng điện

1.4 Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng điện năng

[1], [2], [3],[4], [5], [6]

2.1 Khái niệm về phụ tải điện

2.2 Đồ thị phụ tải điện

2.3 Các đại lượng và hệ số tính toán thường gặp khi thiết kế

CCĐ

2.4 Các phương pháp xác định phụ tải tính toán

2.5 Xác định phụ tải của phân xưởng và xí nghiệp công nghiệp

[1], [2], [3],[4], [5], [6]

3.1 Vai trò và các yêu cầu của mạng điện

3.2 Chọn cấp điện áp cho mạng điện

3.3 Các sơ đồ nối dây của mạng điện

3.4 Kết cấu của mạng điện

3.5 Các thông số của các phần tử trong mạng điện

3.6 Tổn thất điện áp trong mạng điện

3.7 Tổn thất công suất và năng lượng trong mạng điện

[1], [2], [3],[4], [5], [6]

4.1 Phân loại trạm điện

4.2 Bản đồ phụ tải

4.3 Khả năng quá tải của máy biến áp

4.4 Các sơ đồ nối dây của trạm phân phối và trạm biến áp

4.5 Chọn vị trí và số lượng trạm biến áp

4.6 Chọn dung lượng trạm biến áp

4.7 Vận hành trạm biến áp

[1],[4], [5],[6], [7],[8], [9]

5.1 Khái niệm chung

5.2 QTQĐ khi ngắn mạch 3 pha và các thành phần của dòng

[7],[8], [9]

Trang 7

5.7 Ảnh hưởng của nhiệt lượng do dòng ngắn mạch gây nên

6 Chương VI: Chọn và kiểm tra thiết bị điện 5 tiết 6.1 Những điều kiện chung để chọn và kiểm tra thiết bị điện

6.2 Chọn và kiểm tra máy cắt

6.3 Chọn và kiểm tra máy cắt phụ tải

6.4 Chọn và kiểm tra cầu dao cách ly

6.5 Chọn và kiểm tra cầu chì

6.6 Chọn và kiểm tra áp tô mát

6.7 Chọn và kiểm tra sứ cách điện

6.8 Chọn và kiểm tra thanh cái, cáp và dây dẫn

6.9 Chọn và kiểm tra máy biến dòng và máy biến áp đo lường

6.10 Chọn và kiểm tra tủ phân phối và tủ động lực

[1],[4], [5],[6], [7],[8], [9]

7.1 Những vấn đề cơ bản của BVRL

7.2 Nguyên lý hoạt động và các dạng đặc tính của rơ le

7.3 Sơ đồ nối dây của mạch bảo vệ

7.4 Tính toán bảo vệ cho máy biến áp điện lực

[1],[4], [5],[6], [7],[8], [9]

8.1 Khái niệm chung

8.2 Các tham số cơ bản của sét

8.3 Bảo vệ chống sét

[1],[4], [5],[6], [7],[8], [9]

9 Chương IX: Tiết kiệm điện năng và nâng cao hệ số cos 5 tiết 9.1 Khái niệm chung

9.2 Hệ số cos và ý nghĩa của việc nâng cao cos

9.3 Các phương pháp nâng cao hệ số công suất cos

[1],[4], [5],[6], [7],[8], [9]

1.1 Những nguy hiểm dẫn đến tai nạn do dòng điện gây ra

1.2 Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người

1.3 Bảo vệ an toàn cho người khi tiếp xúc với các phần tử

mang điện

1.4 Cấp cứu người bị điện giật

1.5 Tính toán nối đất

[1],[4], [5],[6], [7],[8], [9]

Trang 8

- Nhiệm vụ của sinh viên:

Lên lớp học lý thuyết đầy đủ.Tham gia thảo luận và làm bài tập

Học lý thuyết và làm đầy đủ các bài tập ở nhà

- Đánh giá:

I.2 Quy định hình thức học cho mỗi nội dung nhỏ

1.1 Những đặc điểm chủ yếu của quá trình sản xuất và phân

phối điện năng

Giảng

1.3 Phân loại và đặc điểm của các thiết bị dùng điện SV tự nghiên cứu 1.4 Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng điện năng Giảng

I.3 Các nội dung cụ thể

VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN NĂNG

Từ khi phát minh ra điện năng đến nay, điện năng đã chiếm vị trí hàng đầu trong các nguồn năng lượng Vì nó có nhiều ưu điểm tuyệt đối mà các nguồn năng lượng khác

không có như: dễ dàng chuyển thành các dạng năng lượng khác (cơ năng, nhiệt năng, hoá năng ), dễ chuyển tải, hiệu suất cao

Điện năng trong quá trình sản xuất và phân phối có một số đặc điểm chủ yếu sau đây:

* Đặc điểm thứ nhất: Điện năng sản xuất ra nói chung không tích trữ được (trừ

một vài trường hợp cá biệt với công suất rất nhỏ như pin, acquy) Tại mọi thời điểm luôn luôn phải bảo đảm cân bằng giữa lượng điện sản xuất ra với lượng điện tiêu thụ kể cả tổn thất do truyền tải

* Đặc điểm thứ hai: Các quá trình về điện xảy ra rất nhanh

* Đặc điểm thứ ba: Công nghiệp điện lực có liên quan chặt chẽ đến nhiều ngành kinh

tế quốc dân như: luyện kim, hoá chất, khai thác mỏ, cơ khí, nông nghiệp nhẹ, dân dụng v.v

Nó là một trong những động lực tăng năng suất lao động, tạo nên sự phát triển nhịp nhàng trong các thành phần cơ cấu kinh tế xã hội

Trang 9

§ 1.2 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI MẠNG ĐIỆN.

Điện năng sau khi được sản xuất ra từ các nguồn phát, được truyền tải, phân phối, cung cấp tới các hộ tiêu thụ điện nhờ mạng lưới điện

1.2.1 HỆ THỐNG ĐIỆN

Hệ thống điện gồm có các khâu: phát điện, truyền tải, phân phối và sử dụng Ở hệ thống cung cấp còn có đường dây liên hệ qua lại dùng làm đường dây dự trữ cho nhau ở tất cả các cấp điện áp nhằm tạo cho hệ thống được linh hoạt và đảm bảo được sự liên tục cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ, đề phòng được các sự cố có thể xảy ra trên lưới điện

và trong các trạm điện có thể làm ảnh hưởng đến tính liên tục cung cấp điện cho hộ tiêu thụ; hoặc đảm bảo được việc cung cấp điện khi một số trạm và lưới điện được tách ra khỏi hệ thống để thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa

1.2.2 KHÁI NIỆM VỀ MẠNG ĐIỆN

Mạng lưới điện bao gồm hai bộ phận chủ yếu: Đường dây tải điện và các trạm biến

áp

Mạng điện xí nghiệp có một phạm vi nhỏ, nó chỉ bao gồm các thiết bị dùng để truyền tải và phân phối điện năng trên các thiết bị dùng điện trong phạm vi xí nghiệp Mạng điện có các cấp điện áp định mức như sau:

220 V; 380 V; 600 V; 3 kV; 6 kV; 10 kV; 20 kV; 35 kV; 110 kV; 150 kV; 220 kV;

330 kV; 500 kV; 750 kV

Ngoài ra còn một số cấp điện áp được sử dụng từ chế độ cũ và hiện nay vẫn còn tồn tại nhưng không phổ biến

1.2.3 PHÂN LOẠI MẠNG ĐIỆN

Mạng điện được phân loại theo nhiều cách khác nhau: dựa theo loại dòng điện, điện

áp định mức, nhiệm vụ của mạng, đặc điểm hộ tiêu thụ, hình dáng sơ đồ mạng v.v

- Theo tiêu chuẩn loại dòng điện ta có: mạng điện dòng xoay chiều và mạng điện dòng một chiều

- Theo tiểu chuẩn điện áp ta có: mạng siêu cao áp với điện áp định mức Udm  330

kV, mạng cao áp với Udm = 3  220 kV và mạng hạ áp với Udm < 1 kV

- Theo hình dáng sơ đồ mạng điện ta có: mạng điện hở và mạng điện kín

+ Mạng điện hở: là mạng điện trong đó các hộ tiêu thụ được cung cấp điện chỉ từ

một phía (hình 1-7a) Mạng điện này vận hành đơn giản, dễ tính toán nhưng mức bảo đảm cung cấp điện thấp

+ Mạng điện kín: là mạng điện trong đó các hộ tiêu thụ có thể nhận điện năng ít

nhất từ hai phía (hình 1-7b) Mạng điện này tính toán khó khăn, vận hành phức tạp, nhưng mức bảo đảm cung cấp điện cao

Trang 10

- Theo nhiệm vụ chức năng của mạng ta có: mạng chuyển tải hệ thống, mạng cung cấp điện và mạng phân phối điện:

+ Mạng truyền tải: Có cấp điện áp từ 330  1150 kV, có nhiệm vụ tạo thành hệ thống hợp nhất giữa các nhà máy điện có công suất lớn, đảm bảo chúng vận hành như một hệ thống nhất và đồng thời bảo đảm chuyển tải hết công suất phát ra từ các nhà máy điện đó Mạng chuyển tải hệ thống thực hiện việc nối kết hệ thống, nghĩa là nối kết trên một khoảng cách rất lớn giữa các hệ thống điện, và được điều khiển vận hành từ một trung tâm điều độ hợp nhất quốc gia

+ Mạng cung cấp: còn gọi là mạng điện khu vực, có nhiệm vụ truyền tải điện năng

từ các trạm biến áp của mạng chuyển tải hệ thống và đôi khi nhận điện từ thanh cái 110 –

220 kV của trạm tăng áp của các nhà máy điện để cung cấp cho các trạm nguồn của mạng phân phối, nghĩa là đưa điện đến các trạm biến áp khu vực

Mạng cung cấp thường là mạng kín, cung cấp cho một khu vực rộng lớn với bán kính hoạt động từ 30 km lên tới hai ba trăm km, điện áp của mạng trước kia thường là 35

kV trở lên (35 kV; 110 kV; 220 kV) Vì mật độ phụ tải tăng, công suất của các nhà máy điện cũng tăng và chiều dài của mạng điện cũng tăng, nên cấp điện áp của mạng phân phối cũng phải tăng lên Ngày nay cấp điện áp của mạng cung cấp đôi khi lên đến 330 –

500 kV Trạm biến áp khu vực thường có điện áp bên cao là 110 – 220 kV và điện áp bên

hạ là 6 – 35 kV Trong trạm này người ta dùng các máy biến áp có thể điều áp dưới tải và

cấp điện cho mạng phân phối

+ Mạng phân phối: còn gọi là mạng điện địa phương, có nhiệm vụ truyền tải điện

năng với khoảng cách không lớn (bán kính không quá 1530 km) từ thanh cái thứ cấp của trạm biến áp khu vực đến các hộ tiêu thụ công nghiệp, nông nghiệp, thành phố v.v Mạng phân phối thường là mạng kín, làm việc theo chế độ mạng hở

Người ta chia ra mạng phân phối điện áp cao (Udm > 1 kV) và mạng phân phối điện

áp thấp (Udm < 1 kV) Tuỳ theo đặc điểm của hộ tiêu thụ nhận điện từ mạng phân phối, người ta gọi mạng điện phân phối công nghiệp, mạng điện phân phối nông thôn, mạng điện phân phối thành phố

Trang 11

§1.3 PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC THIẾT BỊ DÙNG ĐIỆN

(Giới thiệu)

§1.4 CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN ĐỂ ĐÁNH GIÁ

CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG

Để đánh giá chất lượng điện năng cung cấp cho các hộ tiêu thụ, thường người ta dựa vào ba chỉ tiêu cơ bản sau đây: Điện áp, tần số và tính liên tục cung cấp điện

1.4.1 TIÊU CHUẨN ĐIỆN ÁP

Điện áp đặt lên đầu cực thiết bị dùng điện so với điện áp định mức của thiết bị không được vượt quá giới hạn cho phép Độ lệch điện áp cho phép so với điện áp định mức được quy định như sau:

- Đối với mạng động lực : [U%] =  5

- Đối với mạng chiếu sáng: [U%] = (2, 5  5)

Trong trường hợp khởi động động cơ hoặc mạng đang ở trong tình trạng sự cố thì

độ lệch điện áp cho phép có thể tới (- 10  - 20%) Udm

Điện áp là một chỉ tiêu rất quan trọng, nếu điện áp tăng lên 5% thì tuổi thọ của bóng đèn sẽ bị giảm đi một nửa; nếu điện áp giảm đi 5% thì quang thông của bóng đèn giảm tới 18%, đèn sẽ tối đi ảnh hưởng tới năng suất lao động và an toàn lao động không bảo đảm; điện áp giảm thấp làm động cơ quay chậm lại và nếu hạ thấp nữa thì có thể ngừng quay và cháy máy

1.4.2 TIÊU CHUẨN TẤN SỐ

Độ lệch tần số cho phép được quy định bằng 0,5 Hz Để bảo đảm cho tần số của hệ thống điện được ổn định thì công suất tiêu thụ phải luôn luôn cân bằng với công suất của nguồn

Pt.thụ = Png

Ở các xí nghiệp lớn, để ổn định tần số, khi phụ tải tăng lên thường đặt thiết bị tự động đóng thêm máy phát điện dự trữ của xí nghiệp hoặc đặt thiết bị bảo vệ cắt bớt phụ tải theo tần số

1.4.3 TÍNH LIÊN TỤC CUNG CẤP ĐIỆN (ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN)

Tính liên tục cung cấp điện là một chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống cung cấp điện Mức độ liên tục cung cấp điện được bảo đảm tuỳ theo tầm quan trọng và yêu cầu của hộ phụ tải Các hộ tiêu thụ điện được chia ra làm 3 loại như sau:

Hộ loại I:

Không cho phép mất điện, nếu mất điện sẽ gây tác hại lớn về chính trị, gây nguy hại đến tính mạng con người, gây thiệt hại lớn về kinh tế như làm rối loạn quá trình sản xuất, làm hư hỏng nhiều thiết bị, gây ra phế phẩm hàng loạt dẫn đến thiệt hại lớn cho nền kinh

tế quốc dân

Trang 12

Với hộ phụ tải loại I, yêu cầu phải bảo đảm liên tục cung cấp điện rất cao ngay cả khi làm việc bình thường cũng như khi sự cố cho nên không cho phép ngừng cung cấp điện

Hộ loại I: thường phải được cung cấp ít nhất từ hai nguồn độc lập hoặc có nguồn dự phòng, nhằm giảm thời gian mất điện xuống rất nhỏ Thời gian mất điện đối với hộ loại I thường cho bằng thời gian tự động đóng nguồn dự phòng

Hộ loại II:

Nếu ngừng cung cấp điện cũng gây tác hại về kinh tế ảnh hưởng lớn đến sản lượng hoặc gây ra nhiều phế phẩm, ngừng trệ sự vận chuyển trong xí nghiệp, có thể có hư hỏng thiết bị nhưng ở mức độ nhẹ hơn trường hợp trên, lãng phí lao động, ảnh hưởng đến hoàn thành kế hoạch sản xuất Ví dụ như các nhà máy sợi, nhà máy dệt v.v

Như vậy đối với hộ loại II nếu ngừng cung cấp điện chỉ dẫn đến thiệt hại về kinh tế

Có thể cho phép mất điện trong một thời gian ngắn để thay thế các thiết bị hư hỏng Với hộ phụ tải loại II, việc quyết định dùng một hoặc hai nguồn cung cấp, đường dây đơn hoặc đường dây kép, có nguồn dự phòng hoặc không có nguồn dự phòng Phải dựa trên kết quả so sánh kinh tế giữa khoản tiền phải đầu tư thêm khi có đặt thiết bị dự phòng với khoản tiền thiệt hại khi sản xuất bị ngừng trệ do mất điện vì không có thiết bị

Cần chú ý rằng việc phân chia các thiết bị dùng điện thuộc hộ loại này hay loại kia chỉ là tương đối mà thôi Phải kết hợp với tình hình cụ thể của xí nghiệp để phân chia cho hợp lý Cùng một loại thiết bị, ở xí nghiệp này do có vai trò rất quan trọng nên được xếp vào hộ loại I, nhưng ở xí nghiệp khác thì lại không quan trọng bằng nên có thể xếp nó vào hộ loại II

Chú ý: Chỉ có những phương án sơ đồ nối dây của mạng điện nào bảo đảm được

hai tiêu chuẩn kỹ thuật quan trọng nhất là liên tục cung cấp điện và bảo đảm chất lượng điện trong mọi tình trạng vận hành khác nhau (bình thường cũng như lúc sự cố) thì mới được giữ lại để so sánh kinh tế, quyết định lựa chọn phương án cuối cùng

Ngoài những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng điện năng (tính liên tục cung cấp điện, chất lượng điện năng là điện áp và tần số) khi thiết kế và vận hành mạng điện, cần phải đảm bảo yêu cầu: chỉ tiêu kinh tế và an toàn đối với con người

Trang 13

CHƯƠNG II

PHỤ TẢI ĐIỆN II.1 Mục tiêu, nhiệm vụ

- Mục tiêu: giúp sinh viên nắm được: Ý nghĩa và cách xây dựng đồ thị phụ tải điện; Khái niệm, ý nghĩa, cách xác định các đại lượng và hệ số tính toán; Các phương pháp xác định phụ tải tính toán; Xác định phụ tải tính toán cho nhóm thiết bị, phân xưởng và cho nhà máy

- Nhiệm vụ của sinh viên:

Lên lớp học lý thuyết đầy đủ

Tham gia thảo luận và làm bài tập

Học thuộc lý thuyết và làm đầy đủ các bài tập ở nhà

- Đánh giá:

II.2 Quy định hình thức học cho mỗi nội dung nhỏ

2.1 Khái niệm về phụ tải điện

2.3 Các đại lượng và hệ số tính toán thường gặp khi thiết kế CCĐ

2.5 Xác định phụ tải đỉnh nhọn

2.6 Xác định phụ tải tính toán của phân xưởng và xí nghiệp

công nghiệp

Giảng, có bài tập trên lớp

II.3 Các nội dung cụ thể

§2.1 KHÁI NIỆM VỀ PHỤ TẢI ĐIỆN

Phụ tải điện là một hàm biến đổi theo thời gian, vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến

nó nên phụ tải điện không biến thiên theo một quy luật nhất định Do đó việc xác định chính xác phụ tải điện là rất khó khăn nhưng đồng thời là một việc hết sức quan trọng

Phụ tải điện là số liệu dùng làm căn cứ để chọn các thiết bị điện trong hệ thống cung cấp điện Nếu phụ tải tính toán nhỏ hơn phụ tải thực tế thì sẽ dẫn đến làm giảm tuổi thọ của các thiết bị điện, có thể dẫn tới cháy, nổ các thiết bị điện Nếu phụ tải tính toán lớn hơn phụ tải thực tế nhiều thì các thiết bị chọn sẽ quá lớn so với yêu cầu dẫn tới lãng phí

Do tính chất quan trọng như vậy nên đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và đề ra nhiều phương pháp xác định phụ tải tính toán, song chưa có một phương pháp nào hoàn thiện Nếu thuận tiện cho việc tính toán thì lại thiếu chính xác ngược lại nếu nâng cao được độ chính xác, kể đến nhiều yếu tố ảnh hưởng thì phương pháp tính lại quá phức tạp

Trang 14

§2.2 ĐỒ THỊ PHỤ TẢI ĐIỆN

Phụ tải điện của một xí nghiệp là một hàm biến đổi theo thời gian Đường cong biểu diễn sự biến thiên của công suất tác dụng (P), công suất phản kháng (Q) và dòng điện phụ tải theo thời gian là đồ thị phụ tải tương ứng với công suất tác dụng, công suất phản kháng và dòng điện

Sự thay đổi của phụ tải theo thời gian có thể được ghi lại bằng các dụng cụ đo lường

có cơ cấu tự ghi như (hình 2-1a) hoặc do nhân viên vận hành ghi (hình 2-1b) Thông thường để cho việc tính toán được thuận tiện, đồ thị phụ tải được vẽ lại theo hình bậc thang Chiều cao của các bậc thang được lấy theo giá trị trung bình của phụ tải trong khoảng thời gian được xét (hình 2-1c), tức là có thể lấy theo chỉ số của công tơ lấy trong những khoảng thời gian được xác định giống nhau Khi thiết kế cung cấp điện nếu biết đồ thị phụ tải điện điển hình của xí nghiệp thì sẽ có căn cứ để chọn các thiết bị điện, tính điện năng tiêu thụ Khi vận hành nếu biết đồ thị phụ tải điện của xí nghiệp thì có thể xác định được phương thức vận hành các thiết bị điện sao cho hợp lý nhất, kinh tế nhất Các nhà máy điện cần nắm được đồ thị phụ tải điện của các xí nghiệp để có phương thức vận hành các máy phát điện cho phù hợp với các yêu cầu của phụ tải Vì vậy đồ thị phụ tải là

số liệu quan trọng trong việc thiết kế cũng như vận hành hệ thống cung cấp điện

Đồ thị phụ tải điện được phân loại như sau:

+) Phân theo đại lượng đo:

a) Đồ thị phụ tải do thiết bị tự ghi (1)

b) Đồ thị phụ tải do nhân viên vận hành ghi (2)

c) Đồ thị phụ tải vẽ theo hình bậc thang (3)

Trang 15

-+) Phân theo thời gian khảo sát:

- Đồ thị phụ tải hàng ngày

- Đồ thị phụ tải hàng tháng

- Đồ thị phụ tải hàng năm

Sau đây sẽ phân tích một số đồ thị phụ tải thường dùng

2.2.1 ĐỒ THỊ PHỤ TẢI NGÀY

Đây là đồ thị phụ tải một ngày đêm 24 giờ (hình 2-1) Nghiên cứu đồ thị phụ tải một ngày đêm của một phân xưởng hay một xí nghiệp ta có thể biết được tình trạng làm việc của các thiết bị, từ đó có thể sắp xếp được qui trình vận hành hợp lý nhất, để đảm bảo cho

đồ thị phụ tải chung toàn phân xưởng hoặc xí nghiệp tương đối bằng phẳng Như vậy sẽ đạt được mục đích vận hành kinh tế, giảm được tổn thất trong mạng điện Đồ thị phụ tải hàng ngày là căn cứ để chọn các thiết bị điện, tính điện năng tiêu thụ

2.2.2 ĐỒ THỊ PHỤ TẢI THÁNG

Đồ thị phụ tải hàng tháng được xây dựng theo đồ thị phụ tải trung bình hàng tháng (hình 2-2) Nghiên cứu đồ thị phụ tải hàng tháng có thể biết được nhịp độ sản xuất của xí nghiệp, từ đó định ra được lịch vận hành, sửa chữa các thiết bị điện một cách hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất

Ví dụ: Xét đồ thị (hình 2-2) ta thấy rằng vào khoảng tháng 4, 5 phụ tải của xí nghiệp là nhỏ nhất, nên có thể tiến hành sửa chữa vừa và lớn các thiết bị điện vào lúc đó Còn những tháng cuối năm phụ tải của xí nghiệp là lớn nhất nên trước những tháng đó phải có

kế hoạch sửa chữa nhỏ, hoặc bảo dưỡng hoặc thay thế các thiết bị hỏng hóc để có thể đáp ứng được yêu cầu của sản xuất

2.2.3 ĐỒ THỊ PHỤ TẢI NĂM

Ta căn cứ vào đồ thị phụ tải điển hình của một ngày mùa hè và một ngày mùa đông

để vẽ đồ thị phụ tải hàng năm (hình 2-3).Cách vẽ như sau:

P

t( tháng)

Hình 2- 2 Đồ thị phụ tải hàng tháng

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12

Trang 16

Giả sử ta quy định mùa hè gồm n1 ngày, mùa đông gồm n2 ngày Với mức phụ tải P1

ta thấy trong ngày mùa hè điển hình P1 tồn tại trong khoảng thời gian t1’+ t1” Trong ngày điển hình mùa đông P1 tồn tại trong khoảng thời gian t2

Vậy trong một năm số thời gian tồn tại phụ tải P1 là:

là công suất đặt (Pđ) (hình 2-4)

Công suất đặt được tính theo công thức sau:

đc

đm đ

P P

a) Đồ thị phụ tải một ngày mùa hè điển hình

b) Đồ thị phụ tải một ngày mùa đông điển hình

c) Đồ thị phụ tải hàng năm

a)

-t( h)(a)

(b)

-(c)

Trang 17

-Trong đó:

- Pđ: Công suất đặt của động cơ

- Pđm: Công suất định mức của động cơ

- đc: Hiệu suất định mức của động cơ

Để đơn giản trong tính toán người ta cho phép lấy hiệu suất của động cơ bằng 1 (khi lấy hiệu suất của động cơ bằng 1 thì sai số không lớn, vì khi làm việc ở chế độ định mức hiệu suất của động cơ khá cao khoảng (0,8 0,95))

Vì vậy thông thường người ta cho phép lấy:Pđ = Pđm

Đối với các thiết bị làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại như cầu trục, máy hàn, khi tính phụ tải điện của chúng ta phải quy đổi về công suất định mức ở chế độ làm việc dài hạn, tức là quy đổi về chế độ làm việc có hệ số hệ số đóng điện tương đối % = 100% Công thức quy đổi như sau:

- Đối với động cơ: P'đmP đm. đm

- Đối với máy biến áp hàn:

đm đm đm

đm S

P  cos . 

Trong đó:

- P’đm: Công suất định mức đã quy đổi về % = 100%

- Pđm, Sđm, cosđm, đm: Các tham số định mức được ghi trong lý lịch máy

Công suất định mức của nhóm gồm n thiết bị bằng tổng công suất định mức của các thiết bị riêng biệt mà công suất của các thiết bị này đã quy đổi về chế độ % = 100%

 n

1 i dmi

P

- Pđm: Công suất định mức của n thiết bị

- Pđmi: Công suất định mức của thiết bị thứ I đã quy đổi về % = 100%

2.3.2 PHỤ TẢI TRUNG BÌNH

Phụ tải trung bình là một đặc trưng tĩnh của phụ tải trong một khoảng thời gian nào

đó Tổng phụ tải trung bình của các thiết bị cho ta khả năng đánh giá được giới hạn dưới của phụ tải tính toán

Công thức tính phụ tải trung bình:

t

Pdt Q

; t

Pdt P

t

0 tb

t

0 tb

Trang 18

Vì phụ tải luôn biến đổi theo những quy luật phức tạp không viết được dưới dạng hàm giải tích nên các công thức trên chỉ có giá trị lý thuyết, trong thực tế người ta tính phụ tải trung bình theo biểu thức:

; t

A q

; t

A

- AP, AQ: Điện năng tiêu thụ tính trong khoảng thời gian được khảo sát kWh, kVArh

- Thời gian khảo sát [h]

Phụ tải trung bình của một nhóm gồm n thiết bị

n

1 i tbi

tb p ; Q q ; P

2.3.3 PHỤ TẢI CỰC ĐẠI

Phụ tải cực đại được chia thành hai nhóm:

Phụ tải cực đại ổn định – P max

Phụ tải cực đại ổn định là phụ tải trung bình lớn nhất tính trong khoảng thời gian tương đối ngắn (thường lấy bằng 10, 15 hoặc 30 phút) (hình 2-5) Trị số này dùng để chọn các thiết bị theo điều kiện phát nóng Nó cho phép ta đánh giá được giới hạn trên của phụ tải tính toán Thường ta tính phụ tải cực đại ổn định là phụ tải trung bình lớn nhất xuất hiện trong thời gian 10, 15 hoặc 30 phút của ca có phụ tải lớn nhất trong ngày Đôi khi người ta dùng phụ tải cực đại ổn định được xác định như trên làm phụ tải tính toán

2 Phụ tải đỉnh nhọn – P dn

Là phụ tải cực đại xuất hiện trong khoảng (12)s Phụ tải định nhọn để kiểm tra độ dao động điện áp, điều kiện tự khởi động của động cơ, kiểm tra điều kiện làm việc của cầu chì, tính dòng điện khởi động của rơle bảo vệ

Trang 19

Phụ tải đỉnh nhọn thường xuất hiện khi động cơ khởi động Ta không chỉ quan tâm tới trị số của phụ tải đỉnh nhọn mà còn phải quan tâm tới số lần xuất hiện trong một giờ

Số lần xuất hiện của phụ tải đỉnh nhọn càng tăng thì càng ảnh hưởng xấu đến sự làm việc bình thường của các thiết bị dùng điện khác trong mạng điện

2.3.4 PHỤ TẢI TÍNH TOÁN

Khi thiết kế cung cấp điện cần phải có một số liệu cơ bản là phụ tải tính toán Phụ tải tính toán là căn cứ để chọn các thiết bị điện, tính toán tổn thất công suất, tổn thất điện áp, tính và chọn các rơle bảo vệ

Phụ tải tính toán được định nghĩa như sau:

Phụ tải tính toán là phụ tải giả thiết lâu dài không đổi tương đương với phụ tải thực

tế (biến thiên) về mặt hiệu ứng nhiệt lớn nhất Nói một cách khác, phụ tải tính toán cũng làm nóng vật dẫn lên tới nhiệt độ bằng nhiệt độ do phụ tải thực tế gây ra

Theo định nghĩa trên phụ tải tính toán chỉ là phụ tải giả thiết, nhưng vì nó tương đương với phụ tải thực tế, nên căn cứ vào nó để chọn các thiết bị điện thì sẽ đảm bảo an toàn cho các thiết bị đó trong mọi tình trạng làm việc

Quan hệ giữa phụ tải tính toán và các phụ tải khác như sau:

Pmax Ptt  Ptb

Hằng số thời gian phát nóng của các vật liệu dẫn điện lắp đặt trong không khí, trong ống và dưới đất có các giá trị khác nhau nhưng thường lấy trị số trung bình của phụ tải lớn nhất xuất hiện trong khoảng thời gian 30 phút để làm phụ tải tính toán cũng vì vậy người ta còn gọi phụ tải tính toán là P30 Cũng có một số trường hợp người ta lấy Ptt

tương ứng với khoảng thời gian 10 phút hoặc 15 phút

2.3.5 HỆ SỐ SỬ DỤNG – K Sd

Hệ số sử dụng là chỉ tiêu cơ bản để tính phụ tải tính toán Hệ số sử dụng của thiết bị

là tỷ số giữa phụ tải trung bình với công suất định mức của thiết bị đó

- Đối với một thiết bị:

dm

tb sdP

n 1 i tbi

n dm

n tb sd

P

P P

P K

Phụ tải trung bình được lấy ứng với ca có phụ tải lớn nhất trong 3 ca làm việc Nếu có

đồ thị phụ tải (hình 2-6) thì có thể tính hệ số sử dụng như sau:

)ttt

t(P

tPt

PtPK

nghi n

2 1 dm

n n 2

2 1 1 sd

Trang 20

Hệ số sử dụng nói lên mức độ sử dụng mức độ khai thác công suất của thiết bị điện trong một chu kỳ làm việc

2.3.6 HỆ SỐ PHỤ TẢI

Hệ số phụ tải (còn gọi là hệ số mang tải) là tỷ số giữa phụ tải thực tế với công suất định mức Thường ta phải xét hệ số phụ tải trong một khoảng thời gian nào đó, nên phụ tải thực tế chính là phụ tải trung bình trong khoảng thời gian đó

dm

tb dm

te thuc pt

P

P P

P

Nếu có đồ thị phụ tải có thể tính hệ số phụ tải như sau (hình 2-6):

) t t

t ( P

t P t

P t P K

n 2

1 dm

n n 2

2 1 1

Hệ số phụ tải nói lên mức độ sử dụng, mức độ khai thác thiết bị trong thời gian đang xét

2.3.7 SỐ THIẾT BỊ DÙNG ĐIỆN CÓ HIỆU QUẢ N HQ

Số thiết bị dùng điện có hiệu quả là số thiết bị giả thiết có cùng công suất và chế độ làm việc như nhau, có công suất đúng bằng công suất tính toán của nhóm thiết bị thực tế (gồm các thiết bị có công suất và chế độ làm việc khác nhau)

Công thức để tính nhq như sau:

2 dmi

2 n

1 i dmi hq

P

Pn

Khi số thiết bị trong nhóm lớn hơn 5 tức n > 5 việc tính toán nhq theo công thức trên khá phức tạp nên trong thực tế người ta tính nhq theo bảng tra hoặc tra theo đường cong cho trước, cách tính như sau:

Trang 21

- p1 là tổng công suất của n1 thiết bị

- p là tổng công suất của n thiết bị

0 0,04 0,08 0,12 0,16 0,2 0,24 0,28 0,32

nhq*

p* = const

n*

Trang 22

nhq = nhq* n Ngoài ra còn có thể tính nhq bằng phương pháp gần đúng như sau:

min max 

- Pđm max: Công suất định mức của thiết bị có công suất lớn nhất

- Pđm mim: Công suất định mức của thiết bị có công suất nhỏ nhất

Khi trong nhóm thiết bị đã cho n1 thiết bị dùng điện có tổng công suất định mức  5% tổng công suất định mức của toàn nhóm thì:

P

Công thức tính Kmax rất phức tạp, trong thực tế ta tính Kmax theo đường cong Kmax = f(Ksd, nhq) như (hình 2-7) hoặc trên (bảng 2-1) Hoặc có thể tra ở các sổ tay hướng dẫn thiết kế

max đm

n 1 i đmi hq

P

P

Trang 23

2.3.10 HỆ SỐ ĐỒNG THỜI K ĐT

sd max đm

tb

tb tt đm

tt

P

P

P

P

P

P

Trang 24

Hệ số đồng thời là tỷ số giữa phụ tải thực tế với tổng phụ tải cực đại ổn định của các thiết bị

1 i

i max

dt

P

PK

- Kdt: là số liệu cơ bản để xác định phụ tải tính toán của các phân xưởng; các xí nghiệp theo kinh nghiệm vận hành Kdt = (0,851)

2.3.11 THỜI GIAN SỬ DỤNG CÔNG SUẤT CỰC ĐẠI T MAX

Khi xét đến điện năng tiêu thụ và điện năng tổn thất ta phải xét tới thời gian làm việc của thiết bị điện Vì trong quá trình làm việc phụ tải luôn luôn biến đổi, nên để thuận tiện cho việc tính toán khi xác định điện năng tiêu thụ người ta giả thiết rằng phụ tải của các thiết bị điện luôn không đổi và bằng phụ tải lớn nhất Khi đó thời gian dùng điện không còn là thời gian thực tế nữa mà là thời gian tương đương với nó về mặt tiêu thụ điện năng Thời gian tương đương đó được gọi là thời gian sử dụng công suất cực đại Tmax và được định nghĩa như sau:

Thời gian sử dụng công suất cực đại Tmax

là thời gian giả thiết mà phụ tải tiêu thụ với

công suất cực đại và tiêu thụ một lượng điện

năng đúng bằng lượng điện năng mà phụ tải

thực tế (biến thiên) tiêu thụ trong một năm

Tmax ứng với mỗi loại xí nghiệp và chế độ

làm việc khác nhau có giá trị khác nhau Trị

số này có thể được tra trong các sổ tay

Điện năng tiêu thụ trong một năm là:

0

max max.TPdt)t(PA

max

maxP

A

2.3.12 THỜI GIAN CHỊU TỔN THẤT CÔNG SUẤT LỚN NHẤT

Tương tự như phần xác định Tmax để thuận tiện cho việc xác định tổn thất điện năng, người ta định nghĩa thời gian chịu tổn thất công suất lớn nhất như sau:

Trang 25

Thời gian chịu tổn thất công suất lớn nhất  là thời gian giả thiết mà phụ tải vận hành với mức tổn thất công suất lớn nhất và tổn thất lượng điện năng đúng bằng lượng điện năng tổn thất do phụ tải thực tế gây ra trong một năm

Giả thiết ta biết dòng phụ tải thực tế là I(t) thì tổn thất điện năng A sẽ là:

 

2 max

§2.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI ĐIỆN

2.4.1 XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN THEO CÔNG SUẤT ĐẶT VÀ HỆ SỐ NHU CẦU

P

Stt tt2 2tt ttMột cách gần đúng ta có thể coi Pd = Pdm do đó:

1 i dmi nc

PTrong đó:

- Pd là công suất đặt của các thiết bị [kW]

- Pdm là công suất định mức của thiết bị [kW]

- Ptt, Qtt, Stt là công suất tác dụng, công suất phản kháng, công suất biểu kiến tính toán của thiết bị [kW], [kVAr], [KVA]

Nếu hệ số công suất của các thiết bị trong nhóm không giống nhau thì cần phải tính toán hệ số công suất trung bình

n 2

1

n n

2 2

1 1

tb

P P

P

cos P cos

P cos

P cos

Trang 26

Cách tính toán phụ tải tính toán theo phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, tính toán thuận tiện Vì vậy được sử dụng rộng rãi tuy nhiên còn có nhiều nhược điểm như:

Hệ số nhu cầu tra trong các sổ tay là một trị số nhất định, nhưng ta đã biết:

Knc = Ksd Kmax

- Ksd và Kmax lại phụ thuộc vào quá trình sản xuất và số thiết bị trong nhóm máy, hai yếu

tố này thường xuyên thay đổi Vì vậy Knc tra trong các sổ tay không phản ánh đầy đủ các yếu

tố kể trên, do đó dẫn tới kết quả không chính xác

2.4.2 XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN THEO CÔNG SUẤT PHỤ TẢI TRÊN MỘT ĐƠN VỊ DIỆN TÍCH SẢN XUẤT

Công thức tính như sau: Ptt = P0 F

Trong đó:

- F là diện tích đặt máy sản xuất [m2]

- P0 là suất phụ tải trên một đơn vị diện tích sản xuất [kW/m2]

Trị số P0 có thể tra trong các sổ tay thiết kế, trị số P0 của từng loại phân xưởng do kinh nghiệm vận hành thống kê lại mà có

Phương pháp này chỉ cho kết quả gần đúng vì vậy thường được dùng đ ể tính cho các phân xưởng khi tính toán sơ bộ, khi so sánh các phương án Khi phân xưởng có mật độ máy phân bố đều trên mặt bằng như phân xưởng cơ khí sản xuất ô tô cũng thường dùng phương pháp này để tính toán

2.4.3 XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN THEO SUẤT TIÊU HAO ĐIỆN NĂNG CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM

Công thức tính như sau:

max

0 tt

T

W M

P 

- M là số đơn vị sản phẩm sản xuất trong một năm

- W0 là suất tiêu hao điện năng cho một đơn vị sản phẩm [kWh/đ.vị sản phẩm]

- Tmax là thời gian sử dụng công suất lớn nhất [h]

Phương pháp này thường dùng tính toán cho các thiết bị điện có đồ thị phụ tải ít biến đổi hoặc không biến đổi Ví dụ như quạt gió, bơm nước, máy nén khí Khi đó phụ tải tính toán gần bằng phụ tải trung bình và kết quả tương đối chính xác

2.4.4 XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN THEO HỆ SỐ CỰC ĐẠI K MAX VÀ CÔNG SUẤT

TRUNG BÌNH P TB

Công thức tính:

Trang 27

Khi tính phụ tải theo phương pháp này ta có thể sử dụng một số công thức gần đúng sau đây tuỳ từng trường hợp cụ thể:

Trường hợp n  3 và nhq < 4 Phụ tải tính toán được xác định theo biểu thức:

n 1 i i dm

tt p ; Q qP

Đối với thiết bị làm việc trong chế độ ngắn hạn lặp lại thì:

.875,0

S875

,0

.S

- Sdm là công suất định mức cho trong lý lịch máy

- S’dm là công suất đã quy đổi về % = 100%

b) Trường hợp n > 3 và nhq < 4 Phụ tải tính toán được xác định theo biểu thức:

 n1 i

i dm i pt

tt k PP

Trong đó:

Kpt là hệ số phụ tải của từng máy, nếu không có số liệu chính xác thì có thể lấy gần đúng như sau:

+) kpt = 0,9 đối với các thiết bị làm việc ở chế độ dài hạn

+) kpt = 0,7 đối với các thiết bị làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại

c) Đối với các thiết bị có đồ thị phụ tải bằng phẳng (máy bơm, máy nén khí ) phụ tải tính toán có thể lấy bằng phụ tải trung bình

Ptt = Ptb = Ksd Pdm

Trang 28

d) Trên các đường cong và các bảng cho trong các sổ tay và sách hướng dẫn thiết kế

Kmax chỉ tra được với nhq  300, nếu nhq > 300 và Ksd < 0,5 thì hệ số Kmax vẫn được lấy ứng với nhq = 300

- Trường hợp thiết bị một pha nối vào điện áp pha của mạng thì:

Ptt.3f = 3Ptt.1f(MAX)Nghĩa là phụ tải tính toán 3 pha bằng 3 lần phụ tải tính toán của pha có phụ tải lớn nhất

- Trường hợp thiết bị một pha mắc vào điện áp dây của mạng thì phụ tải tính toán được xác định theo công thức:

Ptt.3f = 3Pdm.1f Trường hợp trong mạng vừa có thiết bị một pha mắc vào điện áp pha, vừa có thiết bị một pha mắc vào điện áp dây thì phải quy đổi các thiết bị nối vào điện áp dây thành thiết

bị nối vào điện áp pha

Các hệ số quy đổi cho trong bảng sau

Hệ số quy đổi Hệ số công suất của phụ tải

§2.5 XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI ĐỈNH NHỌN

Phụ tải đỉnh nhọn là phụ tải cực đại xuất hiện trong khoảng (1-2) s Phụ tải đỉnh nhọn thường được tính dưới dạng dòng điện đỉnh nhọn Id.nh Ta tính Id.nh để kiểm tra độ sụt điện áp, chọn các thiết bị bảo vệ

Trang 29

Ta không chỉ quan tâm tới giá trị của dòng điện đỉnh nhọn Id.nh mà còn phải quan tâm đến số lần xuất hiện của nó trong một giờ Trong mạng điện, thường dòng điện đỉnh nhọn xuất hiện do động cơ khởi động

Trong trường hợp chỉ có một máy thì dòng điện đỉnh nhọn chính là dòng điện khởi động

Iđ.nh = Imm = kmm IđmTrong đó: kmm là hệ số mở máy của động cơ

Trường hợp với một nhóm máy thì dòng điện đỉnh nhọn của một nhóm máy được tính theo biểu thức sau:

Iđ.nh = Imm max + (Itt – ksd Idm max) = kmm.Iđm max + (Itt – ksd Iđm max) Trong đó:

- Imm (max) là dòng điện mở máy lớn nhất của các động cơ trong nhóm

- Itt là dòng điện tính toán của nhóm máy

- Idm.max là dòng điện định mức của động cơ có dòng điện mở máy lớn nhất

- ksd là hệ số sử dụng của động cơ có dòng mở máy lớn nhất

Hệ số mở máy có thể lấy gần đúng như sau:

+) Đối với động cơ KĐB rôto lồng sóc: kmm = (5  7)

+) Đối với động cơ KĐB rôto dây quấn: kmm = (2,5 3)

+) Đối với lò điện và máy biến áp hàn: kmm 3

§2.6 XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN CỦA PHÂN XƯỞNG

VÀ XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP

Nguyên tắc tính phụ tải tính toán của phân xưởng và toàn xí nghiệp là phải tính ngược

từ phụ tải về nguồn và phải kể tới tổn thất công suất trên các đường dây và máy biến áp Giả thiết có một xí nghiệp có sơ đồ cung cấp điện như (hình 2-11) Hãy tính phụ tải tính toán của toàn xí nghiệp

Trình tự tính toán như sau:

1) Điểm 1: Là điểm cung cấp điện trực tiếp cho các thiết bị điện, cần xác định công suất của các thiết bị đó, các hệ số cần thiết như: Ksd, Kpt

2) Phụ tải điểm 2: Dùng một trong những phương pháp đã giới thiệu ở 2-4 để tính phụ tải tính toán cho từng nhóm máy – thông thường ta dùng phương pháp hệ số Kmax và

Ptb

Ta có: S 2  P2  jQ2

3) Phụ tải tại điểm 3: Phụ tải tại điểm 3 bằng phụ tải tại điểm 2 cộng với tổn thất điện năng trên mạng điện áp thấp

Trang 30

ddi i

2 dt

dd

S

 : Tổn thất công suất trên mạng điện áp thấp

4) Phụ tải tại điểm 4: Phụ tải tại điểm này thường là phụ tải tính toán của phân xưởng:

i

K S

3 3

4

Kdt: Hệ số không đồng thời, thường lấy (0,851)

-Pcs: Công suất chiếu sáng trong phân xưởng

5) Phụ tải tại điểm 5: S 5  S 4   S BA2

SBA2: Tổn thất công suất trong máy biến áp

6) Phụ tải tại điểm 6: 

ddi i

5 dt

Trang 31

6) Phụ tải tại điểm 6: 

ddi i

5 dt

-  Sddi: Tổn thất công suất trên mạng điện cao áp

n 1 i i 6 i

6 dt

n 1 i i 6 cs

i 6 dt

Trong đó:

- Kdt là hệ số đồng thời Kdt = (0,851)

- Pcs là công suất chiếu sáng

8) Phụ tải tại điểm 8:

1 BA 7

S        S BA1: Tổn thất công suất trong máy biến áp

9) Phụ tải tại điểm 9:

Phụ tải tính toán của xí nghiệp

n 1 i

n 1 i i 8 i

8 dt

xn

S 

Khi tính phụ tải toàn xí nghiệp cần chú ý:

a) Quá trình sản xuất càng được hiện đại hoá thì phụ tải của xí nghiệp càng tăng vì phải đặt thêm các thiết bị mới

b) Lúc tính toán cần dự kiến mức phát triển của xí nghiệp trong (510) năm sau: Thông thường phụ tải tính toán của xí nghiệp Sxn được tính:

S xn  Kpt S 9

- Kpt: Hệ số phát triển thường lấy (1,05  1,15)

c) Tuỳ theo giai đoạn thiết kế, tuỳ theo điểm tính phụ tải mà chọn phương pháp xác định phụ tải tính toán cho phù hợp

d) Sau khi xác định phụ tải tính toán cho 1 xí nghiệp ta có thể dùng các chỉ tiêu ghi trong các sổ tay hoặc sách hướng dẫn thiết kế để kiểm tra việc tính toán có đúng không Nếu các số liệu tính ra xấp xỉ các số liệu quy định là đạt

Trang 32

- Nhiệm vụ của sinh viên:

Lên lớp học lý thuyết đầy đủ

Tham gia thảo luận và làm bài tập

Học lý thuyết và làm đầy đủ các bài tập ở nhà

- Đánh giá:

III.2 Quy định hình thức học cho mỗi nội dung nhỏ

3.1 Vai trò và các yêu cầu của mạng điện xí nghiệp Giảng

3.2 Chọn cấp điện áp cho mạng điện xí nghiệp

3.3 Các sơ đồ nối dây của mạng điện cao áp

3.4 Các sơ đồ nối dây của mạng điện hạ áp

3.5 Kết cấu của mạng điện xí nghiệp

Giảng, SV tự nghiên cứu, có thảo luận nhỏ trên lớp

3.6 Các thông số của các phần tử trong mạng điện xí nghiệp Giảng

3.7 Tổn thất điện áp trong mạng điện xí nghiệp

3.8 Tổn thất công suất và năng lượng trong mạng điện xí

nghiệp

Giảng, có bài tập trên lớp

III.3 Các nội dung cụ thể

§3.1 VAI TRÒ VÀ CÁC YÊU CẦU CỦA MẠNG ĐIỆN XÍ NGHIỆP

3.1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Mạng điện xí nghiệp làm nhiệm vụ phân phối và truyền tải điện năng đến từng thiết bị dùng điện của xí nghiệp Vì vậy các thiết bị của xí nghiệp có đảm bảo hoạt động liên tục hay không, tuỳ thuộc vào tình trạng làm việc của mạng điện xí nghiệp Do đó một mạng điện được coi là hợp lý, nếu như nó đảm bảo được các yêu cầu kinh tế, kỹ thuật sau đây:

Trang 33

-Yêu cầu về kỹ thuật: Đảm bảo chất lượng điện năng (đảm bảo cho điện áp và tần

số nằm trong phạm vi cho phép) Đảm bảo tính liên tục cung cấp điện phù hợp với từng loại hộ phụ tải Đảm bảo điều kiện vận hành an toàn cho người và thiết bị (không nhầm lẫn trong thao tác, lắp ráp nhanh, thuận tiện và an toàn khi sửa chữa)

-Yêu cầu về kinh tế: Có chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật hợp lý nhất về các mặt vốn đầu tư

ban đầu, chi phí vận hành hàng năm

Trên đây là những yêu cầu cơ bản của mạng điện Khi thiết kế cụ thể phải xét tới nhiều mặt để vận dụng đúng đắn các yêu cầu đó Nhiệm vụ của người thiết kế là chọn được phương án cung cấp điện tốt nhất, thoả mãn các yêu cầu kinh tế kỹ thuật đã đề ra

3.1.2 PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN, SO SÁNH KINH TẾ KỸ THUÂT

So sánh kinh tế các phương án có hai số liệu cơ bản là: Vốn đầu tư V và chi phí vận hành Cvh

1 Vốn đầu tư V

Vốn đầu tư V được tính theo biểu thức sau:

V = Vtb + Vxd (3-1) Trong đó:

- Vtb là vốn đầu tư về thiết bị (kể cả vốn đầu tư để lắp ráp)

- Vxd là vốn đầu tư về các công trình xây dựng trạm biến áp, trạm phân phối

Vốn đầu tư về thiết bị Vtb chủ yếu kể tới vốn đầu tư về các trạm biến áp và phân phối như tiền mua máy biến áp, thiết bị phân phối, thiết bị đóng cắt, bảo vệ và đầu tư về đường dây như tiền mua dây dẫn, cột, xà, sứ Nếu là đường cáp thì còn phải kể đến tiền đào rãnh, xây rãnh, xây hầm cáp

Nếu phương án có yêu cầu nâng cao chất lượng điện năng và hệ số công suất cos mà phải đặt thêm thiết bị bù thì ta phải tính thêm vốn đầu tư cho các thiết bị bù đó Vbu

2 Chi phí vận hành hàng năm C vh

Chi phí vận hành hàng năm Cvh được tính theo biểu thức sau:

Cvh = Ckh + Cbq + CA + Cmd + Ccn + Cphu (3-2) Trong đó:

- Ckh = Kkh V là chi phí về khấu hao

Trang 34

- A là tổn thất điện năng hàng năm [KWh]

-  là giá tiền 1 KWh điện năng [đồng]

- Cmd là tổn hại về kinh tế do mất điện

- Ccn là chi phí về lương của cán bộ và công nhân vận hành

- Cphu là chi phí phụ khác

Chi phí Ccn và Cphu giữa các phương án gần bằng nhau nên khi so sánh phương án thường bỏ qua Cmd được kể đến khi so sánh giữa các phương án có tính đến độ tin cậy cung cấp điện

Thường các phương án có vốn đầu tư lớn thì lại có chi phí vận hành nhỏ và ngược lại

Ví dụ: Muốn giảm tổn thất điện năng, giảm tổn hại về kinh tế do ngừng cung cấp điện

ta phải đặt thêm thiết bị bù, tăng tiết diện dây dẫn, đặt các đường dây và máy biến áp dự phòng Kết quả là làm tăng vốn đầu tư

Vì vậy người ta đã xây dựng được chỉ tiêu phản ảnh cả hai mặt nói trên để đánh giá tính kinh tế kỹ thuật của phương án cung cấp điện Chỉ tiêu đó được gọi là chi phí tính toán Ctt

Phương pháp so sánh kinh tế tính theo thời hạn thu hồi vốn đầu tư

Việc tăng vốn đầu tư (vốn đầu tư phụ) đối với một công trình nào đó được xem là kinh tế nếu như chi phí vận hành hàng năm giảm và thu hồi lại được phần vốn tăng thêm trong thời gian quy định Ttc

Ví dụ: Có hai phương án có vốn đầu tư là V1, V2 và chi phí vận hành hàng năm là C1, C2 Phương pháp so sánh tính theo thời hạn thu hồi vốn đầu tư phụ chính là so sánh sự khác nhau về vốn đầu tư (V2 – V1) với sự tiết kiệm về chi phí vận hành hàng năm (C1 –

C2) theo biểu thức:

2 1

1 2C C

V V T

Nếu T = Ttc thì các phương án tương đương về mặt kinh tế

Nếu T < Ttc thì phương án có vốn đầu tư lớn và chi phí vận hành hàng năm nhỏ được coi là phương án kinh tế hơn, vì việc giảm được chi phí vận hành hàng năm mà chỉ cần sau T năm bé hơn Ttc đã hoàn lại được đủ phần vốn phải bỏ thêm ra lúc đầu

Nếu T > Ttc thì phương án có vốn đầu tư nhỏ và chi phí vận hành hàng năm lớn sẽ là phương án kinh tế hơn

b) Phương pháp so sánh kinh tế theo chi phí tính toán hàng năm C tt :

So sánh kinh tế theo chi phí tính toán hàng năm Ctt được tính theo biểu thức sau:

Trang 35

1  chính là thời gian thu hồi vốn đầu tư chênh lệch Như vậy chỉ tiêu kinh tế của phương án cung cấp điện là:

- Tổn hại trực tiếp bao gồm: Tổn hại do thời gian nghỉ việc của công nhân, nếu số công nhân đó không chuyển được hoàn toàn hay một phần sang các công việc khác, giảm tuổi thọ của máy móc, gây ra phế phẩm và giảm chất lượng sản phẩm, tăng chi phí sức lao động, nguyên vật liệu và năng lượng cho một đơn vị sản phẩm

- Tổn hại gián tiếp gồm giá trị số sản phẩm bị hụt đi do ngừng sản xuất vì mất điện Các phương án đem ra so sánh trước hết phải đạt các yêu cầu về kỹ thuật Như phần trên

đã nói, phương án nào có Ctt.min là phương án tối ưu về mặt kinh tế

§3.2 CHỌN CẤP ĐIỆN ÁP CHO MẠNG ĐIỆN XÍ NGHIỆP

(Giới thiệu)

§3.3 SƠ ĐỒ NỐI DÂY CỦA MẠNG ĐIỆN CAO ÁP

Việc chọn sơ đồ nối dây của mạng điện phải dựa trên cơ sở tính toán so sánh kinh tế

kỹ thuật Một cách tổng quát sơ đồ nối dây có hai dạng cơ bản sau:

- Sơ đồ hình tia (hình 3-1a)

- Sơ đồ phân nhánh (hình 3-1b)

Trang 36

Ưu nhược điểm của sơ đồ hình tia:

- Ưu điểm: Nối dây rõ ràng, mỗi hộ dùng điện được cung cấp từ một đường dây,

độ tin cậy cung cấp điện tương đối cao, dễ thực hiện các biện pháp bảo vệ và tự động hoá, dễ vận hành bảo quản

- Nhược điểm: Vốn đầu tư lớn, nhiều thiết bị đóng cắt

Sơ đồ nối dây hình tia thường được dùng để cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ loại I và II

Ưu nhược điểm của sơ đồ phân nhánh:

Sơ đồ phân nhánh có ưu, khuyết điểm ngược lại so với sơ đồ hình tia

Sơ đồ phân nhánh thường được dùng để cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ loại II và III Trong thực tế người ta thường kết hợp hai loại sơ đồ cơ bản trên thành những sơ đồ hồn hợp Để nâng cao độ tin cậy và tính linh hoạt của sơ đồ người ta thường đặt các mạch dự phòng chung hoặc riêng, hoặc đặt những mạch làm việc song song

3.3.1 Sơ đồ hình tia có đường dây dự phòng chung

(a)

~

(b)

~

Hình 3-1 Sơ đồ cung cấp điện

a Sơ đồ hình tia b Sơ đồ phân nhánh

Hình 3- 2 Sơ đồ hình tia có đường dây

dự phòng chung

Trang 37

Trong sơ đồ này (hình 3-2) các trạm biến áp được cung cấp từ những đường dây hình tia dẫn từ trạm phân phối tới, đồng thời chúng còn được cung cấp từ đường dây dự phòng chung (đường nét đứt) lấy từ hai phân đoạn của trạm phân phối Bình thường đường dây dự phòng không làm việc, khi đường dây chính bị hư hỏng thì đường dây dự phòng làm việc thay để tăng tính liên tục cung cấp điện

Do cách nối nên đường dây dự phòng có thể thay cho bất kỳ đường dây nào, vì vậy

nó là đường dây dự phòng chung Nguồn cung cấp cho đường dây dự phòng có thể lấy từ các phân đoạn của trạm phân phối hoặc từ nguồn thứ hai khác

3.3.2 Sơ đồ phân nhánh có đường dây dự phòng chung

Trong sơ đồ này (hình 3-3) các trạm biến áp được cung cấp từ các đường dây phân nhánh Để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện người ta đặt thêm đường dây dự phòng chung (đường nét đứt)

Nhờ có đường dây dự phòng chung, nên khi có sự cố trên một phân nhánh nào đó, ta

có thể cắt phần bị sự cố ra và đóng đường dây dự phòng để tiếp tục làm việc

3.3.3 Sơ đồ phân nhánh có đường dây dự phòng riêng cho từng trạm biến áp

Trong sơ đồ này (hình 3- 4) các đường dây dự phòng (đường nét đứt) được nối ở phía điện áp thấp của máy biến áp Khi máy biến áp hoặc đường dây bị hư hỏng ta đóng đường dây dự phòng vào làm việc

Hình 3- 3 Sơ đồ phân nhánh có

đường dây dự phòng chung

Hình 3-4 Sơ đồ phân nhánh có đường

dây dự phòng riêng cho từng máy biến áp

Trang 38

3.3.4 Sơ đồ phân nhánh nối hình vòng để tăng độ tin cậy

Ở sơ đồ này (hình 3-5) với mục đích tạo điều kiện vận hành đơn giản, thông thường người ta cắt đôi mạch vòng thành hai nhánh riêng rẽ Khi xẩy ra sự cố, sau khi cắt phần tử bị

sự cố ra khỏi mạng, người ta nối chung lại để tiếp tục cung cấp điện Trên sơ đồ, N là một điểm chia mạch vòng

Loại sơ đồ này thường được dùng cho mạng điện thành phố hoặc các xí nghiệp có nhiều phân xưởng được bố trí trên phạm vi rộng

3.3.5 Sơ đồ hình tia được cung cấp bằng hai đường dây

Đối với những hộ phụ tải quan trọng, ngoài việc dùng sơ đồ hình tia ta có thể đặt thêm một đường dây song song lấy điện từ nguồn thứ hai hoặc từ phân đoạn thứ hai (hình 3-6) Ở phía điện áp cao của trạm biến áp người ta thường thiết kế máy cắt phân đoạn và thiết bị tự động đóng nguồn dự trữ Như vậy độ tin cậy của sơ đồ tăng lên rõ rệt

3.3.6 Sơ đồ phân nhánh được cung cấp bằng hai đường dây

Hình 3- 6 Sơ đồ hình tia được cung cấp

bằng 2 đường dây

N

Hình 3-5 Sơ đồ phân nhánh nối

hình vòng để tăng độ tin cậy

Trang 39

Trong sơ đồ này (hình 3-7) mỗi trạm biến áp được cung cấp từ hai đường dây chính, phía điện áp cao của trạm biến áp có thể đặt máy cắt phân đoạn và thiết bị tự động đóng

Sơ đồ cung cấp điện kiểu dẫn sâu có những ưu, khuyết điểm sau:

Ưu điểm:

- Do trực tiếp đưa điện áp cao vào trạm biến áp phân xưởng nên giảm được trạm biến

áp trung gian, do đó giảm được số lượng các thiết bị điện, sơ đồ nối dây đơn giản

- Do đưa điện áp cao vào gần phụ tải, nên giảm được tổn thất điện áp, tổn thất công suất và giảm chi phí kim loại màu, nâng cao khả năng truyền tải điện năng của mạng

Nhược điểm:

Hình 3- 8 Sơ đồ cung cấp điện kiểu dẫn

sâu

Hình 3-7 Sơ đồ phân nhánh được cung cấp điện bằng hai đường dây

a) Trạm có liên lạc phía cao áp

b) Trạm có liên lạc phía hạ áp

Trang 40

- Vì một đường dây dẫn sâu rẽ vào nhiều trạm biến áp nên có độ tin cậy cung cấp điện không cao Để khắc phục khuyết điểm này, người ta thường dùng hai đường dây dẫn sâu song song Đặt các thiết bị bảo vệ chống sự cố lan tràn và quy định mỗi một đường dây dẫn sâu truyền tải không quá 5MVA

- Khi đường dây dẫn sâu có cấp điện áp (110220)kV thì diện tích đất của xí nghiệp bị chiếm rất lớn, do đó không thể đưa đường dây vào tận trung tâm phụ tải được

Do những ưu, khuyết điểm kể trên, sơ đồ dẫn sâu thường được dùng để cung cấp cho các xí nghiệp có phụ tải lớn, phân bố trên diện tích rộng Khi đó đường dây điện áp cao

đi trong xí nghiệp không ảnh hưởng nhiều đến việc xây dựng các công trình khác cũng như giao thông vận tải trong xí nghiệp

Hiện nay đường dây dẫn sâu thường được dùng ở cấp điện áp 35 kV và cung cấp điện cho các hộ phụ tải loại II và III

§3.4 SƠ ĐỒ NỐI DÂY MẠNG ĐIỆN HẠ ÁP

Mạng điện hạ áp ở đây là mạng động lực hoặc mạng chiếu sáng trong phân xưởng với cấp điện áp thường là 380/220 V hoặc 220/127 V

Loại sơ đồ này có độ tin cậy tương đối cao, thường được dùng trong phân xưởng có thiết bị phân tán trên diện tích rộng như phân xưởng gia công cơ khí, lắp ráp, dệt, sợi

- Sơ đồ hình tia (hình 3-9b) cung cấp cho các phụ tải tập trung có công suất tương đối lớn như các trạm bơm, lò nung, trạm khí nén các đường dây đi thẳng từ thanh cái các trạm biến áp cung cấp cho các phụ tải

Hình 3- 9a Sơ đồ mạng điện áp

thấp kiểu hình tia cung cấp điện

cho các phụ tải phân tán

Ngày đăng: 17/09/2014, 15:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đồ thị phụ tải điện được phân loại như sau: - giáo trình hệ thống cung cấp điện
th ị phụ tải điện được phân loại như sau: (Trang 14)
Hình 2-4. Đường dây - giáo trình hệ thống cung cấp điện
Hình 2 4. Đường dây (Trang 16)
Hình 3-29. Sơ đồ đường dây có phụ tải phân bố đều - giáo trình hệ thống cung cấp điện
Hình 3 29. Sơ đồ đường dây có phụ tải phân bố đều (Trang 52)
Hình 5.4. Quá trình qua độ của dòng ngắn mạch 3 pha - giáo trình hệ thống cung cấp điện
Hình 5.4. Quá trình qua độ của dòng ngắn mạch 3 pha (Trang 81)
Hình  5.5. các thành phần dòng ngắn mạch trong thời gian quá độ - giáo trình hệ thống cung cấp điện
nh 5.5. các thành phần dòng ngắn mạch trong thời gian quá độ (Trang 83)
Hình 5.6. Dòng ngắn mạch đối với MF không có TDK - giáo trình hệ thống cung cấp điện
Hình 5.6. Dòng ngắn mạch đối với MF không có TDK (Trang 86)
Bảng 5.2. Đơn giản sơ đồ thay thế - giáo trình hệ thống cung cấp điện
Bảng 5.2. Đơn giản sơ đồ thay thế (Trang 93)
Hình 5.10. Đường cong tính toán đối với máy phát điện có TĐK - giáo trình hệ thống cung cấp điện
Hình 5.10. Đường cong tính toán đối với máy phát điện có TĐK (Trang 96)
Hình 5.11. Đường cong tính toán đối với máy phát thuỷ điện có TĐK. Đối - giáo trình hệ thống cung cấp điện
Hình 5.11. Đường cong tính toán đối với máy phát thuỷ điện có TĐK. Đối (Trang 97)
Hình 5.18. Các sơ đồ thay thế của MBA với dòng thứ tự không - giáo trình hệ thống cung cấp điện
Hình 5.18. Các sơ đồ thay thế của MBA với dòng thứ tự không (Trang 122)
Hình 6-6. Các phương pháp nối dụng cụ đo, rơ le vào máy biến dòng - giáo trình hệ thống cung cấp điện
Hình 6 6. Các phương pháp nối dụng cụ đo, rơ le vào máy biến dòng (Trang 152)
Hình 7-3: Sơ đồ biểu diễn điểm sự cố ngắn mạch - giáo trình hệ thống cung cấp điện
Hình 7 3: Sơ đồ biểu diễn điểm sự cố ngắn mạch (Trang 161)
Hình 7-7:  Đặc tính tác động phụ thuộc - giáo trình hệ thống cung cấp điện
Hình 7 7: Đặc tính tác động phụ thuộc (Trang 162)
Hình 7-11: Đồ thị véc tơ dòng điện khi làm việc bình thường và khi ngắn mạch 3 - giáo trình hệ thống cung cấp điện
Hình 7 11: Đồ thị véc tơ dòng điện khi làm việc bình thường và khi ngắn mạch 3 (Trang 165)
Hình 7-15: Sơ đồ nguyên lý và sự phân bố dòng khi ngắn mạch 2 pha sau máy biến áp đấu - giáo trình hệ thống cung cấp điện
Hình 7 15: Sơ đồ nguyên lý và sự phân bố dòng khi ngắn mạch 2 pha sau máy biến áp đấu (Trang 169)
Hình 7-16: Sơ đồ nguyên lý và sự phân bố dòng ngắn mạch sau máy biến áp đấu / 0 . - giáo trình hệ thống cung cấp điện
Hình 7 16: Sơ đồ nguyên lý và sự phân bố dòng ngắn mạch sau máy biến áp đấu / 0 (Trang 170)
Hình 7-19. Sơ đồ nguyên lý (a) và sơ đồ khai triển (b) của bảo - giáo trình hệ thống cung cấp điện
Hình 7 19. Sơ đồ nguyên lý (a) và sơ đồ khai triển (b) của bảo (Trang 177)
Hình 7-20: Sơ đồ nguyên lý (a), sơ đồ khai triển (b) và phạm vi bảo vệ của bảo vệ cắt nhanh (c) - giáo trình hệ thống cung cấp điện
Hình 7 20: Sơ đồ nguyên lý (a), sơ đồ khai triển (b) và phạm vi bảo vệ của bảo vệ cắt nhanh (c) (Trang 179)
Hình 7-22.  Sơ đồ nguyên lý (a) và sơ đồ khai triển (b) của bảo vệ thứ tự không - giáo trình hệ thống cung cấp điện
Hình 7 22. Sơ đồ nguyên lý (a) và sơ đồ khai triển (b) của bảo vệ thứ tự không (Trang 182)
Hình 7-23. Sơ đồ nguyên lý (a) và sơ đồ khai triển (b) của bảo - giáo trình hệ thống cung cấp điện
Hình 7 23. Sơ đồ nguyên lý (a) và sơ đồ khai triển (b) của bảo (Trang 183)
Hình 7-24. Sơ đồ nguyên lý (a) và sơ đồ khai triển của bảo vệ quá dòng cực đại - giáo trình hệ thống cung cấp điện
Hình 7 24. Sơ đồ nguyên lý (a) và sơ đồ khai triển của bảo vệ quá dòng cực đại (Trang 185)
Hình 7-25. Vị trí và cấu tạo của rơ le hơi - giáo trình hệ thống cung cấp điện
Hình 7 25. Vị trí và cấu tạo của rơ le hơi (Trang 187)
Hình 7-26. Sơ đồ nguyên lý (a) và sơ đồ khai triển (b) của bảo - giáo trình hệ thống cung cấp điện
Hình 7 26. Sơ đồ nguyên lý (a) và sơ đồ khai triển (b) của bảo (Trang 187)
Hình 7-27. Sơ đồ nguyên lý kết hợp các loại bảo vệ cho máy - giáo trình hệ thống cung cấp điện
Hình 7 27. Sơ đồ nguyên lý kết hợp các loại bảo vệ cho máy (Trang 188)
Hình 8-7: Phạm vi bảo vệ của hai cột thu sét. - giáo trình hệ thống cung cấp điện
Hình 8 7: Phạm vi bảo vệ của hai cột thu sét (Trang 196)
Hình 8- 15. Sơ đồ bảo vệ quá điện áp thiên nhiên cho - giáo trình hệ thống cung cấp điện
Hình 8 15. Sơ đồ bảo vệ quá điện áp thiên nhiên cho (Trang 203)
Hình 9-11. Sơ đồ nối day tụ điện điện áp thấp - giáo trình hệ thống cung cấp điện
Hình 9 11. Sơ đồ nối day tụ điện điện áp thấp (Trang 227)
Hình 10-4: Mạch điện khi sự cố hỏng cách điện ở hai thiết bị - giáo trình hệ thống cung cấp điện
Hình 10 4: Mạch điện khi sự cố hỏng cách điện ở hai thiết bị (Trang 239)
Hình 10-10: Các loại hệ thống nối đất - giáo trình hệ thống cung cấp điện
Hình 10 10: Các loại hệ thống nối đất (Trang 256)
Sơ đồ của nối đất  K  Sơ đồ của nối đất  l 1 /l 2 K - giáo trình hệ thống cung cấp điện
Sơ đồ c ủa nối đất K Sơ đồ của nối đất l 1 /l 2 K (Trang 258)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w