bài giảng kỹ thuật điện

28 319 0
bài giảng kỹ thuật điện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP TRUNG TÂM THÍ NGHIỆM PHÒNG TN KỸ THUẬT CƠ KHÍ & ĐỘNG LỰC BÀI GIẢNG PHÁT CHO SINH VIÊN (LƯU HÀNH NỘI BỘ) SỬ DỤNG CHO NĂM HỌC 2008 -2009 Tên môn thí nghiệm KỸ THUẬT ĐO Thái nguyên, tháng 12 năm 2008 PHÒNG TN KT CƠ KHÍ & ĐỘNG LỰC TRUNG TÂM THÍ NGHIỆM TRƯỞNG PHÒNG GIÁM ĐỐC KS. Dương Xuân Trường ThS. Nguyễn Quân Nhu 2 A. THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC: * Tên môn học : Kỹ thuật đo 1a * Mã môn học : * Số tín chỉ/tiết chuẩn : 3 tiết chuẩn/nhóm sv * Số lượng sv/1 nhóm : 12 - 15 sinh viên. * Bài thí nghiệm được thực hiện tại phòng TN KT Cơ khí & Động lực B. NỘI DUNG. BÀI 1: GIỚI THIỆU CÁC LOẠI DỤNG CỤ ĐO THÔNG DỤNG Mục đích, yêu cầu và chuẩn bị thí nghiệm * Mục đích : - Nắm bắt được các loại dụng cụ đo cơ bản trong cơ khí - Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo như thước cặp, panme, đồng hồ so. * Yêu cầu và chuẩn bị thí nghiệm - Phần SV chuẩn bị ở nhà: Lý thuyết đo lường, các dụng cụ đo thông dụng - Trước khi TN SV phải được trang bị: kiến thức về an toàn lao động, nắm vững các nội quy, quy định khi thí nghiệm - Chuẩn bị tốt và đầy đủ các loại dụng cụ đo và chi tiết cần đo như: Thước thẳng, thước cặp, panme, đồng hồ so và chi tiết đo. - Khi thí nghiệm phải an toàn và không gây hư hỏng cho các dụng cụ thí nghiệm. *Trang thiết bị công nghệ : - Thước thẳng - Thước cặp - Panme - Đồng hồ so - Chi tiết trục 3 *Các bước tiến hành : * Giới thiệu khái quát về dụng cụ đo và phương pháp sử dụng : Trong đo lường các kích thước trong cơ khí ta có nhiều loại dụng cụ đo : Thước thẳng , thước cặp ,Panme, đồng hồ so … Tiến hành đo với chi tiết dạng trục đã được chuẩn bị 1. Thước thẳng - Gồm nhiều loại : thước gấp , thước dây , thước lá … - Là dụng cụ đo có độ chính xác thấp, có độ phân giải đo rất thấp là 0,5 mm - Cách đo và đọc trị số của thước thẳng là rất đơn giản. Đo và đọc trực tiếp trên vạch chia độ của thước. Vạch 0 của thước sẽ được đặt ở điểm đầu của phần kích thước cần đo, chỉ số trên thước trùng với phần cuối cùng của kích thước cần đo cho ta biết trị số của kích thước. 2. Thước cặp - Là dụng cụ đo dùng phổ biến nhất trong sản xuất cơ khí, có độ chính xác khá cao , trị số đo chính xác có thể đạt 0,02 mm. 4 - Người ta có thể phân loại thước theo 2 cách là theo giải đo và theo chiều dài kích thước đo được. Theo giải đo có thể phân: Thước 0,1; 0,05; 0,02. Theo chiều dài kích thước đo được ta có : Thước 0 - 125; 0 - 200; 0 - 320; 0 - 500 mm. Về kết cấu của thước cặp có 2 kiều phổ biến là khắc vạch đo trên mỏ động và hiển thị số trên mỏ động. Ngoài ra còn có loại lắp đồng hồ hiển thị trên mỏ động Kết cấu của mỏ kẹp thước cặp rất linh hoạt, nhà sản xuất thiết kế rất nhiều loại thước kẹp để phù hợp với các dạng chi tiết cần đo. Dưới đây là một vài hình ảnh ví dụ: Thước khắc vạch đo trên mỏ động Thước hiển thị số trên mỏ động 5 - thước cặp có thể sử dụng để đo các kích thước trục, lỗ và đo sâu. * Cách sử dụng + Kiểm tra độ chính xác của thước trước khi đo + Nới lỏng vít hãm mỏ động rồi áp sát bề mặt 2 mỏ vào bề mặt vật cần đo (mỏ đo phải vuông góc với tâm vật) cố định vít rồi tìm đọc kích thước. * Cách đọc trị số kích thước: a.Với thước có khắc vạch trên mỏ động, cách đọc như sau: - Xem vạch 0 của du tiêu trùng hoặc ở liền sau vạch thứ bao nhiêu của thước chính thì đó là phần chẵn của kích thước - Vạch nào của du tiêu trùng với vạch nào trên thước chính đó là phần lẻ - Cộng 2 kết quả trên ta được kích thước cần đo b.Với thước có hiển thị số trên mỏ động cũng như có đồng hồ hiển thị, ta đọc trực tiếp trị số kích thước cần đo trên đồng hồ hiển thị Đo kích thước dạng trục Đo kích thước dạng lỗ Đo sâu 6 3. Pan me - Là một loại dụng cụ đo kích thước chính xác tới m. Có kết cấu giống như một trục vít Chi tiết đo được đặt tiếp xúc chính xác với 2 bề mặt đo của Panme . Trong đó có một bề mặt đo tĩnh còn bề mặt kia điều chỉnh được bằng trục vít chính xác . Lực tì lên bề mặt đo được hiệu chỉnh nhờ núm xoay Phân loại theo kết cấu, chiều dài kích thước cần đo và loại kích thước đo. Theo kết cấu có 2 loại là khắc vạch và hiển thị số. Theo chiều dài kích thước đo có thể phân ra nhiều loại như: Panme 0-25, 25-50, 50-75… Theo loại kích thước đo chia ra làm 2 loại đo trong và đo ngoài. Ngoài ra kết cấu của Panme còn được chế tạo để đo các dạng kích thước đặc biệt như đo bánh răng hay các dạng kích thước khác. Thước hiển thị số Thước khắc vạch 7 * Cách sử dụng Chi tiết đo được đặt tiếp xúc chính xác với 2 bề mặt đo của Panme . Trong đó có một bề mặt đo tĩnh còn bề mặt kia điều chỉnh được bằng trục vít chính xác. Lực tì lên bề mặt đo được hiệu chỉnh nhờ núm xoay. Sau khi 2 bề mặt đo đã tiếp xúc chính xác với bề mặt chi tiết cần đo ta cố định thước và đọc trị số kích thước. - Cách đo khi sử dụng panme cũng rất linh hoạt. * Cách đọc trị số kích thước a. Panme dạng khắc vạch đo, ta đọc như sau + Ống bọc trục vít trùng hoặc liền sau với vạch nào của thang vạch chia thẳng đó là phần chẵn kích thước + Vạch trên thang chia của ống bọc chỉ trị số phần lẻ của kích thước + Cộng 2 kết quả ta được trị số kích thước cần đo. b. Panme hiển thị số: ta đọc kích thước được hiển thị trên đồng hồ. 4. Đồng hồ so - Dùng chủ yếu ở các phép so sánh, bằng cách nối ghép nó với giá đỡ, đế đỡ ,trong phạm vi đo có thể đo trực tiếp . Ngoài ra còn đo độ đảo hướng kính, độ phẳng, độ thẳng … - Cách đo kích thước ở đồng hồ so khác với các dụng cụ đo khác ở chỗ 2 điểm đo để xác định kích thước không tác động đồng thời mà là tuần tự các điểm tiếp xúc với đầu đo của đồng hồ so . Chỉ số chênh lệch về vị trí của 2 điểm so với điểm chuẩn đo cố định cho biết trị số của kích thước thực. 8 BÀI 2: XÂY DỰNG ĐƯỜNG CONG PHÂN BỐ THỰC I. Mục đích, yêu cầu a/Mục đích: - Xây dựng đường cong phân bố thực để làm sáng tỏ phần lí thuyết đã được học. b/Yêu Cầu: - Khi làm thí nghiệm phải tuân thủ theo nôi quy phòng thí nghiệm và làm theo hướng dẫn của giáo viên - Chuẩn bị tốt thiết bị đo: Panme 0-25 - Chuẩn bị tốt loạt chi tiết cần đo: Loạt chi tiết gia công bằng chỉnh sãn dao có kích thước D = 60mm. Với số lượng 60ct. - Đo kiểm chính xác - Không để xảy ra hỏng hóc thiết bị đo và các thiết bị thí nghiệm khác. II. Tài liệu tham khảo: - Dung sai và lắp ghép - Ninh Đức Tốn NXB Giáo dục. - Kỹ thuật đo lường và kiểm tra trong chế tạo máy. NXB Khoa học và kỹ thuật - Các tiêu chuẩn nhà nước về dung sai đo lường. - Kỹ thuật đo lường. NXB ĐH Quốc gia. III. Trang bị thí nghiệm a. Pan me và cách sử dụng - Là một loại dụng cụ đo kích thước chính xác tới m. Có kết cấu giống như một trục vít Chi tiết đo được đặt tiếp xúc chính xác với 2 bề mặt đo của Panme . Trong đó có một bề mặt đo tĩnh còn bề mặt kia điều chỉnh được bằng trục vít chính xác . Lực tì lên bề mặt đo được hiệu chỉnh nhờ núm xoay Phân loại theo kết cấu, chiều dài kích thước cần đo và loại kích thước đo. Theo kết cấu có 2 loại là khắc vạch và hiển thị số. Theo chiều dài kích thước đo có thể phân ra nhiều loại như: Panme 0-25, 25-50, 50-75… Theo loại kích thước đo chia ra làm 2 loại đo trong và đo ngoài. Thước hiển thị số Thước khắc vạch 9 Ngoài ra kết cấu của Panme còn được chế tạo để đo các dạng kích thước đặc biệt như đo bánh răng hay các dạng kích thước khác. * Cách sử dụng Chi tiết đo được đặt tiếp xúc chính xác với 2 bề mặt đo của Panme . Trong đó có một bề mặt đo tĩnh còn bề mặt kia điều chỉnh được bằng trục vít chính xác. Lực tì lên bề mặt đo được hiệu chỉnh nhờ núm xoay. Sau khi 2 bề mặt đo đã tiếp xúc chính xác với bề mặt chi tiết cần đo ta cố định thước và đọc trị số kích thước. - Cách đo khi sử dụng panme cũng rất linh hoạt. * Cách đọc trị số kích thước Panme dạng khắc vạch đo, ta đọc như sau + Ống bọc trục vít trùng hoặc liền sau với vạch nào của thang vạch chia thẳng đó là phần chẵn kích thước + Vạch trên thang chia của ống bọc chỉ trị số phần lẻ của kích thước + Cộng 2 kết quả ta được trị số kích thước cần đo. 10 Panme hiển thị số: ta đọc kích thước được hiển thị trên đồng hồ. - Trong thí nghiệm này ta sử dụng Panme dạng khắc vạch 0-25 để tiến hành đo. b/ Loạt chi tiết gia công: - Trong bài thí nghiệm này, loạt chi tiết gia công cần tiến hành đo để lập đường cong phân bố được tiến hành gia công như sau: Phôi được chuẩn bị có đường kích :  30 chiều dài L= 60 Tiến hành tiện bằng chỉnh sẵn dao 2 bậc  22 và  18. Ta chọn ngẫu nhiên 60 chi tiết gia công để tiến hành đo. Mỗi nhóm sinh viên chi cần đo 1 bậc (do giáo viên quy định). Chú ý: Loạt 60 chi tiết gia công đã được chuẩn bị sẵn. Các nhóm thí nghiệm không cần phải gia công mà chi cần tiến hành đo ghi lại kích thước và lập đường cong phân bố. IV. Tiến hành lập đường cong phân bố: - Sử dụng panme tiến hành đo kích thước đã gia công  22 và  18. Ghi lại các trị số đã đo được (chú ý tránh để lẫn các chi tiết đã đo với các chi tiết chưa đo). - Lập biểu miền phân bố kích thước như sau: TT Khoảng kích thước chi tiết Số lượng chi tiết trong khoảng   <  Ta chia miền phân bố của kích thước chi tiết gia công thành nhiều khoảng. Miền phân bố này là miền chứa chi tiết có kích thước nhỏ nhất đến lớn nhất. Ta chia thành các khoảng đều nhau. Sau đó ghi số lượng chi tiết có trong từng khoảng. . TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP TRUNG TÂM THÍ NGHIỆM PHÒNG TN KỸ THUẬT CƠ KHÍ & ĐỘNG LỰC BÀI GIẢNG PHÁT CHO SINH VIÊN (LƯU HÀNH NỘI BỘ). - Ninh Đức Tốn NXB Giáo dục. - Kỹ thuật đo lường và kiểm tra trong chế tạo máy. NXB Khoa học và kỹ thuật - Các tiêu chuẩn nhà nước về dung sai đo lường. - Kỹ thuật đo lường. NXB ĐH Quốc gia sang các định dạng CAD – đây là tính năng rất quan trọng trong ứng dụng kỹ thuật ngược. *Tham khảo: Kỹ thuật ngược Kỹ thuật ngược là: quá trình thu được hình dáng hình học của các đối tượng

Ngày đăng: 12/09/2014, 09:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mục đích, yêu cầu và chuẩn bị thí nghiệm

  • BÀI 3: MÁY ĐO TOẠ ĐỘ CMM

  • Mục đích, yêu cầu và chuẩn bị thí nghiệm

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan