1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

ĐẨY MẠNH CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

5 1,1K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 23,58 KB

Nội dung

Quá trình hội nhập kinh tế của nước ta vào khu vực và thế giới đặt ra vấn đề làm thế nào để nâng cao được chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trong đó có nông sản . Để có thể làm được điều này Nhà nước cần phải giải quyết hàng loạt các vấn đề có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như đầu tư vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghệ chế biến, cơ giới hoá nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm … Trong đó cần đặc biệt chú ý là vấn đề cơ giới hoá nông nghiệp vì đây là yếu tố tác động trực tiếp việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Cơ giới hoá nông nghiệp là quá trình thay thế công cụ thô sơ bằng công cụ cơ giới, lao động của người và gia súc bằng công cụ cơ giới, thay thế phương pháp sản xuất lạc hậu bằng các phương pháp khoa học.

ĐẨY MẠNH CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Phạm Thị Minh Trang - CQ49/15.05 SĐT: 01676118875 Quá trình hội nhập kinh tế của nước ta vào khu vực và thế giới đặt ra vấn đề làm thế nào để nâng cao được chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trong đó có nông sản . Để có thể làm được điều này Nhà nước cần phải giải quyết hàng loạt các vấn đề có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như đầu tư vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghệ chế biến, cơ giới hoá nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm … Trong đó cần đặc biệt chú ý là vấn đề cơ giới hoá nông nghiệp vì đây là yếu tố tác động trực tiếp việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Cơ giới hoá nông nghiệp là quá trình thay thế công cụ thô sơ bằng công cụ cơ giới, lao động của người và gia súc bằng công cụ cơ giới, thay thế phương pháp sản xuất lạc hậu bằng các phương pháp khoa học. Sau nhiều năm thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất, hoạt động chế biến nông, lâm, ngư nghiệp đã có sự tăng trưởng nhanh về số lượng, chủng loại , góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Tuy nhiên, tốc độ phát triển vẫn còn ì ạch, tỷ lệ sử dụng cơ giới hóa giữa các ngành vẫn chưa như mong đợi. Thực trạng cơ giới hóa nông nghiệp ở nước ta : Thứ nhất, tỷ lệ cơ giới hóa trong nông nghiệp còn thấp. Trong khi nông nghiệp đóng góp 21% GDP của cả nước thì đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp chỉ tương đương 2,9% tổng GDP. Riêng đầu tư từ ngân sách cho nông nghiệp chỉ chiếm 1,4% tổng GDP, thấp hơn nhiều so với mức trung 1 bình của Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan (8% - 16%) và các nước Đông Nam Á khác (8% - 9%). Các cơ sở chế tạo máy nông nghiệp của Việt Nam chủ yếu là xưởng cơ khí địa phương nhỏ lẻ, còn rất yếu về kỹ thuật thiết kế và công nghệ chế tạo. Do đó, các chi tiết máy chưa được tiêu chuẩn hóa và có chất lượng thấp. Hệ quả là làm tăng chi phí bảo trì, sửa chữa và làm giảm khả năng cạnh tranh của máy móc thiết bị Việt Nam trên thị trường. So với các nước trong khu vực, tỷ lệ cơ giới hóa trong nông nghiệp ở Việt Nam vẫn còn rất thấp, không đồng đều giữa các ngành, chủ yếu tập trung ở ngành sản xuất, chế biến lúa gạo. Đặc biệt, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch trong nông sản vẫn ở mức cao, xấp xỉ 14% đối với lúa gạo, từ 20 - 25% các ngành khác như chăn nuôi, cây ăn quả, đánh bắt thủy hải sản Thống kê của Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn, tính đến cuối năm 2013 cả nước có khoảng 600.000 máy kéo các loại sử dụng trong nông nghiệp với tổng công suất 9 triệu mã lực (CV), trong đó máy kéo nhỏ dưới 12 mã lực chiếm 50%. Ông Đào Xuân Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối cũng thừa nhận, mức độ cơ giới hóa tập trung chủ yếu ở các vùng sản xuất lớn như ĐBSCL, đồng bằng sông Hồng, phục vụ trong các khâu như làm đất, tuốt lúa, xay xát gạo Trong khi đó, tỷ lệ sử dụng hệ thống chuồng lồng, chuồng có hệ thống làm mát và sưởi ấm, có máng ăn, núm uống tự động trong ngành chăn nuôi lợn chỉ mới chiếm 35% và khoảng 40% đối với gà. Toàn quốc hiện có trên 10 triệu hộ nông nghiệp với mức độ trang bị động lực bình quân chỉ đạt 1,6 CV/ha canh tác. Vùng có mức độ trang bị động lực cao nhất cả nước như ĐBSCL cũng chỉ đạt 1,85CV/ha. Tỷ lệ hộ có máy kéo và máy 2 kéo và máy nông nghiệp cũng còn thấp, phải 62 hộ mới có một máy kéo. Mức trang bị này chưa bằng 1/3 của Thái Lan, 1/4 của Hàn Quốc và xấp xỉ 1/6 của Trung Quốc. Hơn nữa, trải dài từ Khánh Hòa vào tới Cà Mau, hơn 90% số máy nông nghiệp phục vụ sản xuất lúa là do doanh nghiệp nước ngoài sản xuất. Nhiều cơ sở cơ khí trong nước cũng đã có những sản phẩm máy gặp đập liên hợp, máy cày, máy sấy tuy nhiên, chất lượng chưa cao và giá cả chưa cạnh tranh, chưa đáp ứng được nhu cầu của nông dân. Thứ hai, thiếu nhân lực cho cơ giới hóa nông nghiệp. Bên cạnh tỷ lệ cơ giới hóa trên đồng ruộng thấp, thì lượng lao động có kiến thức, tay nghề trong cơ giới hóa nông nghiệp hiện rất thiếu. Các chính sách hỗ trợ đào tạo lao động cho cơ giới hóa nông nghiệp cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn sản xuất. Trên thực tế số trường đào tạo ngành cơ khí nông nghiệp không nhiều, khá ít sinh viên theo học và tỷ lệ sinh viên sau khi tốt nghiệp phục vụ trong nông nghiệp lại càng ít ,đa phần chọn làm việc trong những khu chế xuất, khu công nghiệp. Trong khi đó, theo đánh giá tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo hiện chỉ đạt 8%, phần lớn là những kiến thức trong sản xuất nông nghiệp thuần túy, chỉ số ít được đào tạo về vận hành máy nông nghiệp, sửa chữa cơ khí. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cơ giới hóa nông nghiệp: Thứ nhất, cần có chiến lược phát triển dài hạn và các chương trình cấp nhà nước để đẩy mạnh quá trình cơ giới hóa nông nghiệp. Bên cạnh việc khuyến khích đầu tư vào các dự án chế tạo máy nông nghiệp, nhà nước cần hỗ trợ mạnh mẽ các cơ sở chế tạo máy nông nghiệp hiện có để nâng cấp công nghệ, đặc biệt 3 là công nghệ luyện kim, mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường. Có chính sách và biện pháp hiệu quả thúc đẩy việc hình thành, phát triển các nhóm dịch vụ cơ giới nông nghiệp ở nông thôn. Thực hiện lồng ghép các mô hình khuyến nông: xây dựng, hoàn thiện các mô hình áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào cơ giới hóa nông nghiệp thực hiện theo Kế hoạch khuyến nông hàng năm. Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, kế hoạch vốn (nguồn Khuyến nông), Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm nghiên cứu, lựa chọn xây dựng một số mô hình trình diễn theo Kế hoạch khuyến nông hàng năm, tập trung vào các khâu sản xuất nặng nhọc, tốn nhiều lao động, mức tổn thất số lượng và chất lượng sản phẩm cao, chưa có mô hình cơ giới hóa, hoặc mô hình chưa được áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới. Thứ hai, đẩy mạnh việc đào tạo, huấn luyện kỹ năng quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị cơ giới hóa cho người sử dụng và đội ngũ kỹ thuật viên cơ sở. Xã hội hóa công tác đào tạo nghề theo hướng gắn đào tạo với chuyển giao máy, thiết bị và công nghệ. Đào tạo, tập huấn kỹ thuật, thăm quan học tập cho nông dân, chủ trang trại tại các quận, huyện, thị xã tham gia chương trình cơ giới hóa. Thứ ba, Tăng cường tuyên truyền chính sách cơ giới hóa nông nghiệp, lợi ích của cơ giới hóa nông nghiệp và các mô hình cơ giới hóa nông nghiệp có hiệu quả trên trang web, đài phát thanh truyền hình, báo, pano áp phích, tờ rơi. Vận động các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện về đất đai, vốn, lao động, trình độ kỹ thuật, tham gia phát triển cơ giới hóa nông nghiệp. 4 Việc thực hiện hiệu quả hoạt động cơ giới hóa nông nghiệp sẽ giúp chuyển dịch cơ cấu sản xuất lao động từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn; nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập, hạ giá thành sản phẩm, tạo nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo ra khối lượng lớn sản phẩm an toàn, chất lượng góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng. http://hn.24h.com.vn/thi-truong-tieu-dung/i-ach-co-gioi-hoa-nong-nghiep- c52a599853.html http://khuyennonghanoi.gov.vn/ChiTietTinBai.aspx?ID=1058&CateID=12 5 . cầu của nông dân. Thứ hai, thiếu nhân lực cho cơ giới hóa nông nghiệp. Bên cạnh tỷ lệ cơ giới hóa trên đồng ruộng thấp, thì lượng lao động có kiến thức, tay nghề trong cơ giới hóa nông nghiệp. nước để đẩy mạnh quá trình cơ giới hóa nông nghiệp. Bên cạnh việc khuyến khích đầu tư vào các dự án chế tạo máy nông nghiệp, nhà nước cần hỗ trợ mạnh mẽ các cơ sở chế tạo máy nông nghiệp hiện. cho nông dân, chủ trang trại tại các quận, huyện, thị xã tham gia chương trình cơ giới hóa. Thứ ba, Tăng cường tuyên truyền chính sách cơ giới hóa nông nghiệp, lợi ích của cơ giới hóa nông nghiệp

Ngày đăng: 06/09/2014, 14:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w