BÀI 37: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNHỞ TÂY NGUYÊN I/ Mục tiêu : 1.Kiến thức : - Biết được ý nghĩa của việc phát triển kinh tế ở Tây Nguyên - Trình bày được những thuận lợi và khó khăn về tự
Trang 1BÀI 37: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH
Ở TÂY NGUYÊN I/ Mục tiêu :
1.Kiến thức :
- Biết được ý nghĩa của việc phát triển kinh tế ở Tây Nguyên
- Trình bày được những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên, dân cư, cơ sở vật chất
kỹ thuật đối với sự phát triển kinh tế
- Hiểu được thực trạng phát triển cây công nghiệp; khai thác và chế biến lâm sản, bảo vệ rừng; phát triển thủy điện, thủy lợi và biện pháp giải quyết những vấn đề đó
2 Kỹ năng:
- Sử dụng bản đồ, Atlat để xác định vị trí, giới hạn của Tây Nguyên; nhận xét và giải thích sự phân bố một số ngành sản xuất nổi bật: Trồng và chế biến cây công nghiệp, thủy điện
- Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ về tình hình trồng cây công nghiệp , chăn nuôi gia súc lớn của Tây Nguyên
-Xác định và ghi dúng trên lược đồ các trung tâm kinh tế : Play Ku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt
3.Thái độ :
- Hiểu và có trách nhiệm với việc phát triển đời sống của đồng bào dân tộc TN
II/ Phương tiện dạy học :
a Bản đồ , lược đồ về Tây Nguyên
b Átlat Địa lí
III/ Tiến trình dạy học :
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ :
Trang 2Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế ở duyên hải Nam Trung
Bộ ?
3/ Bài mới :
Là một vùng có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng và xây dựng kinh tế , vùng đất ba dan với
nhiều tiềm năng kinh tế , Tây Nguyên sẽ cho chúng ta thấy những thế mạnh đó ….
10
phút
Treo bản đồ tự nhiên VN
Cho học sinh xác định Tây Nguyên
trên bản đồ
? Nét đặc biệt về vị trí của Tây Nguyên
?
- Giáp Lào , Cam Pu Chia
- Không giáp biển
- Ở trên cao nguyên khống chế miền
Trung và ĐNBộ ( liên hệ với chiến
dịch Tây Nguyên trong lịch sử )
? Ý nghĩa của vị trí ?
Chú trọng về mặt chính trị , xã hội
? Địa hình chủ yếu của Tây Nguyên ?
Các cao nguyên xếp tầng :Kon Tum ,
Đắc Lắc , Lâm Viên , Mơ Nông , Di
Linh
? Đất chính ?
Đất đỏ ba zan 1,4 triệu ha (36% cả
nước )
Khí hậu : cận xích đạo mùa khô kéo dài
Khoáng sản : Bô xit ( trữ lượng hơn 3 tỉ
tấn )
1/ Khái quát chung : Diện tích : 54700km2 (16,5%)
Dân số : 4,9 triệu người ( 2006) ( 5,6%)
- Gồm 5 tỉnh :
- Không giáp biển
- Gồm các cao nguyên xếp tầng nối tiếp nhau
- Có vị trí đặc biệt về chính trị và quốc phòng
- Đất đỏ ba zan rộng , màu mỡ , có tầng
phân hoá dày thành lập các nông trường các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn
- Khí hậu mang tính cận xích đạo , 2 mùa
rõ rệt thuận lợi phơi sấy sản phẩm Các cao nguyên > 1000m có thể trồng cây
ôn đới (chè , actisô)
- Giàu có tài nguyên khoáng sản , lâm sản
và thủy điện
- Thưa dân , nhiều đồng bào dân tộc sinh
sống
- Thiếu nguồn lao động, nhất là lao động kỹ
thuật.
- Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn.
Trang 3Rừng chiếm 60% diện tích lãnh thổ
chiếm 36% Diện tích đất có rừng và
52% trữ lượng gỗ cả nước loại gỗ quý :
Cẩm lai, gụ, mật , trắc , nghiến , sến ,
lim … , thú quý : Voi, bò tót , gấu…
“ Kho vàng xanh “ của tổ quốc
Thủy năng : chiếm 21% cả nước :
Tiềm năng khác : Đồng cỏ chăn nuôi,
du lịch ( Yook Đôn , Hồ Lắc … )
Các dân tộc chính : Xê Đăng , Ba Na ,
Gia Rai, Ê Đê , M’Nông , Cơ Ho, Mạ
Mật độ TB : 75 người /km2
Gv sử dụng lược đồ Tây Nguyên để
giảng phần thế mạnh
? Việc phát triển các vùng chuyên canh
cây công nghiệp có ý nghĩa gì ?
Thu hút lao động , định canh định cư
cho đồng bào dân tộc
kết hợp phát triển kinh tế vườn
2/ Phát triển cây công nghiệp lâu năm :
*Điều kiện:
-Đất bazan với tầng phong hoá dày, giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung trên những mặt bằng rộng
- Khí hậu cận xích đạo, có 2 mùa, phân hoá theo độ cao
* Cây trồng :
- Cà phê : 450000 ha (80% diện tích cà phê
cả nước ) 761600 tấn/ năm ( 90,6% sản lượng cà phê cả nước ) tập trung Đắc Lắc (259000 ha )
Cà phê chè : Gia Lai, Kon Tum , Lâm Đồng
Cà phê vối : Đắc lắc
- Chè : 24200 ha ( 24,6% diện tích chè cả nước ) 20500 tấn/ năm (27,1% sản lượng chè
cả nước ) Bảo Lộc(Lâm Đồng) , Biển Hồ (Gia Lai)
- Cao su : 82400 ha ( 19,8%/ cả nước) ,
53500 tấn/ năm ( 17,1% /cả nước ) Gia Lai, Đắc Lắc
- Ngoài ra còn có dâu tằm 12800 ha ( Lâm Đồng ) , Điều : 24000ha ( 12,3%/ cả nước ), 7800 tấn ( 10,7% cả nước ) , tiêu
* Giải pháp :
- Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh CCN; mở rộng DT cây công nghiệp trên cơ sở khoa học, đi đôi với bảo vệ rừng và phát triển
Trang 45
phut
Việc phát triển cây công nghiệp ở Tây
Nguyên có ý nghĩa gì ?
- Thu hút lao động
- Tạo ra tập quán sản xuất mới cho
đồng bào dân tộc
Hình thức sản xuất chủ yếu ?
Nông trường quốc doanh + kinh tế
vườn
? Khai thác và chế biến lâm sản cần
phải chú ý những vấn đề gì ?
Kết hợp khai thác và trồng , bảo vệ
rừng
Phát triển công nghiệp chế biến gỗ
? Mất diện tích rừng ảnh hưởng gì đến
sự phát triển nông nghiệp vùng ?
mực nước ngầm thiếu hụt , cháy rừng
thuỷ lợi -Đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp
- Đẩy mạnh khâu chế biến và đẩy mạnh xuất khẩu
3/ Khai thác và chế biến lâm sản :
Độ che phủ rừng : 60%, nhiều loại lâm sản quý Sản lượng khai thác giảm từ 600-700nghìn m3/cuối thập kỷ 80 , đến nay chỉ còn 200-300nghìn m3 /năm
4/ Khai thác thủy năng kết hợp với thuỷ lợi :
- Sông Đa Nhim - thượng nguồn sông Đồng Nai
- Sông XêrêPôk đã nâng tổng công suất lên 600MW
- Sông Xê Xan đã nâng tổng công suất trên lên 1500 MW
Trang 5Tổ chức : Liên hiệp Lâm -Nông-Công
nghiệp Kon Hà Nừng (Gia Lai) Ea sup
(Đắc Lắc ) Gia Nghĩa ( Đắc Nông )
sông Đồng Nai ( Đa Nhim : 160MW)
Đang thi công :
- Đại Ninh : 300MW
- Đồng Nai 3 : 180MW
Đồng Nai 4 : 340MW (12/2004)
Sông XêrêPôk đã có Đrây H’Linh :
12MW đã nâng lên 28MW
đang thi công :
- Buôn Kuôp 280MW –12/2003
- Buôn Tua Srah 85MW – 2004
- Xrêpôk 3 : 137MW
- Xrêpôk 4 : 33MW
- Đức Xuyên :58MW
Sông Xê Xan (YaLy : 720MW – khánh
thành tháng 4 /2002 ) đang xây dựng
Xê xan 3, : 260MW , Xê xan 4:
330MW , PlâyKrông
IV/ Đánh giá :
Trình bày điều kiện đối với sự phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên
V/ Bài tập về nhà :
Xử lý số liệu bài tập thực hành