1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu cải tiến phương pháp quản lý hàng đợi cho truyền video trên mạng IP (tóm tắt + toàn văn)

27 524 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ====***==== CAO DIỆP THẮNG TÊN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ HÀNG ĐỢI CHO TRUYỀN VIDEO TRÊN MẠNG IP CHUYÊN NGÀNH: HỆ THỐNG THÔNG TIN MÃ SỐ: 62480104 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HỆ THỐNG THÔNG TIN HÀ NỘI – 2014 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS Nguyễn Thúc Hải 2. PGS. TS Nguyễn Linh Giang Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Văn Tam Phản biện 2: PGS.TS Đỗ Trung Tuấn Phản biện 3: PGS.TS Lê Nhật Thăng Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Vào hồi:…. giờ, ngày tháng năm …… Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. - Thư viện Quốc gia. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sự phát triển nhanh chóng các ứng dụng truyền video trên Internet đặt ra những thách thức ngày càng lớn. Để cung cấp môi trường luồng chất lượng cao cho người dùng cuối, nhiều ứng dụng video đòi hỏi chất lượng dịch vụ mạng (Quality Of Service - QoS).Tuy nhiên, do mạng Internet là mạng mặc dù được xây dựng với đặc điểm truyền là nỗ lực tối đa (best-effort network) nhưng chưa thể đảm bảo về QoS và không có sự phân biệt giữa các gói tin truyền trên mạng dẫn đến tỷ lệ đáng kể các gói dữ liệu video bị loại bỏ bởi các bộ định tuyến mạng khi xảy ra tình trạng thiếu băng thông trên các đường truyền do bị tắc nghẽn. Ảnh hưởng của việc mất gói tin video làm suy giảm chất lượng xem ở phía máy nhận có thể thay đổi từ không đáng kể đến mức không thể chấp nhận được[15, 19, 55]. Một trong các cơ chế quản lý hàng đợi thường được sử dụng để tăng hiệu năng mạng và ngăn cản sự suy giảm chất lượng truyền video là cơ chế quản lý hàng đợi tích cực (AQM - Active Queue Management [21, 23, 24, 69, 78, 80, 88]). Đã có nhiều nghiên cứu, bài báo đề xuất giải pháp sử dụng các cơ chế quản lý hàng đợi tích cực AQM để giải quyết vấn đề tránh tắc nghẽn, [12, 23, 28, 31, 47, 51, 69, 78, 83, 85, 86, 88, 89], Tuy nhiên hầu hết các giải pháp này mới tập trung vào giải quyết vấn đề xử lý dữ liệu thông thường mà không hề đề cập đến việc ưu tiên phân loại luồng dữ liệu cho video. Hoặc chưa xử lý nó ngay trong bản thân các giải thuật quản lý hàng đợi cụ thể. Từ các yêu cầu cấp thiết và thực trạng nhu cầu về các ứng dụng truyền luồng dữ liệu video trên mạng tác giả đã đi đến lựa chọn nghiên cứu đề tài luận án: “Nghiên cứu cải tiến phương pháp quản lý hàng đợi cho truyền video trên mạng IP” II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chính của luận án này là đóng góp vào các nghiên cứu cải tiến phương pháp quản lý hàng đợi cho truyền video dạng chuẩn Mpeg-4 trên mạng IP. 2 Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ các thuật toán quản lý hàng đợi tích cực RED và đặc biêt là BLUE; đã nghiên cứu kỹ các đặc điểm lỗi của quá trình truyền video trên mạng IP và ảnh hưởng của việc mất gói tin đến hiệu năng và chất lượng dịch vụ truyền video. Dựa trên các kết quả nghiên cứu đó, chúng tôi đã nêu các đề xuất có tính phương pháp luận để cải thiện hiệu năng và chất lượng dịch vụ truyền video trên các môi trường mạng phức tạp (đa luồng). Các đề xuất cụ thể của chúng tôi gồm có: 1./ Tích hợp cơ chế ưu tiên gói tin video trong cơ chế điều khiển hàng đợi tích cực RED; 2/. Xây dựng các hàm tuyến tính đơn biến và đa biến để cải thiện chất lượng truyền video; 3/. Đề xuất xây dựng giải thuật cải tiến hàng đợi tích cực BLUE-VPT cải thiện chất lượng truyền video trên mạng. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu cải tiến phương pháp quản lý hàng đợi cho truyền video trên mạng IP. Để thực hiện mục tiêu chính của luận án, chúng tôi đã nghiên cứu trên các đối tượng cụ thể là các cơ chế quản lý hàng đợi tích cực RED, BLUE. Nghiên cứu cải tiến các hạn chế của các giải thuật đó trong truyền dữ liệu dạng video trên mạng IP.  Nghiên cứu đề xuất xây dựng hàm tuyến tính điều chỉnh xác suất đánh dấu (loại bỏ) gói tin dựa trên các đặc tính của bộ đệm tại bộ định tuyến và mức độ sử dụng đường truyền của mạng.  Nghiên cứu phát triển một giải thuật AQM mới là BLUE-VPT có hiệu năng và chất lượng dịch vụ truyền video trên mạng IP tốt hơn các giải thuật đã có.  Phương pháp đánh giá hiệu năng và chất lượng dịch vụ truyền video trên mạng IP bằng mô hình thực nghiệm mô phỏng trên bộ công cụ NS-2. Phạm vi nghiên cứu + Tập trung nghiên cứu những hạn chế của các giải thuật quản lý hàng đợi tích cực AQM là RED và đặc biệt BLUE trong truyền video dạng Mpeg-4 từ đó phân tích, đề xuất giải pháp cải thiện hiệu năng và chất lượng truyền video qua mạng sử dụng các tham số hiệu năng 3 và thang đo khách quan PSNR(dB) [22, 46, 48, 60, 74, 79, 84] và thang đo chủ quan MOS [20, 46, 79] để đánh giá. + Nghiên cứu đề xuất xây dựng hàm tuyến tính điều chỉnh xác suất đánh dấu (loại bỏ) gói tin dựa trên kích thước hàng đợi tại bộ định tuyến và mức độ sử dụng đường truyền, nghiên cứu phân tích cấu trúc mã hóa liên khung của video từ đó tích hợp cơ chế ưu tiên phân loại gói tin trong các giải thuật AQM để cải thiện chất lượng truyền video qua mạng IP. + Nghiên cứu đánh giá và cải tiến giải thuật quản lý hàng đợi tích cực RED, BLUE nâng cao hiệu năng và chất lượng dịch vụ truyền video với các giải thuật cải tiến. Phương pháp nghiên cứu của luận án Nghiên cứu lý thuyết: - Tắc nghẽn và một số giải pháp tránh tắc nghẽn. - Các cơ chế quản lý hàng đợi (QUEUE), cơ chế quản lý hàng đợi tích cực AQM (Active Queue Management) như RED và đặc biệt là BLUE. - Các kỹ thuật video MPEG, H.26x. - Các phương pháp đánh giá hiệu năng và chất lượng dịch vụ mạng. - Các phương pháp đo lường đánh giá chất lượng truyền video khách quan và chủ quan (PSNR, MOS): + Nghiên cứu thực nghiệm: thông qua cài đặt và mô phỏng truyền video trên mạng IP trên bộ công cụ mô phỏng NS-2 [57](Network Simulator) và khung làm việc EVALVID[20, 46]. + Phân tích đánh giá: Dựa trên kết quả quan sát trực quan và các dữ liệu thống kê. Phân tích tổng hợp, kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm để chỉ ra các tồn tại hạn chế, nguyên nhân và giải pháp khắc phục. + Tổng hợp, kế thừa: các ưu điểm và các kết quả nghiên cứu chi tiết nhỏ để tổng hợp đưa ra những giải pháp mới có nhiều ưu điểm hơn so với các giải pháp đã có trước đó. Hiệu năng và chất lượng dịch vụ truyền video khi áp dụng các cơ chế quản lý hàng đợi tích cực có đề xuất cải tiến của chúng tôi được so sánh với các cơ chế RED, BLUE chưa cải tiến. Chúng tôi đánh giá 4 hiệu năng mạng và chất lượng dịch vụ truyền video bằng phương pháp mô phỏng, sử dụng công cụ mô phỏng mạng NS-2, khung làm việc EVALVID và một số tệp tin video akio.yuv, foremance.yuv từ thư viện các tập tin video [8, 20, 46], tệp tin video bachkhoa.yuv do tác giả quay trực tiếp. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN Ý nghĩa khoa học của luận án: (1).Đề tài đã đưa ra một số thuật toán quản lý hàng đợi áp dụng cho video để nâng cao chất lượng truyền trên mạng IP. (2). Đề xuất mới giải pháp tính các xác suất loại bỏ gói tin khác nhau trong hàng đợi tích cực đối với các gói tin video và các gói tin không phải video. Ý nghĩa thực tiễn của luận án: (3). Luận án xây dựng được mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu năng và chất lượng dịch vụ truyền video trên mạng máy tính bằng phương pháp mô phỏng trên khung làm việc EVALVID và bộ công cụ NS-2. Đã thử nghiệm mô phỏng với luồng video thực. (4). Đề xuất một số phương pháp điều chỉnh xác suất đánh dấu/loại bỏ gói tin trong các giải thuật RED, BLUE. (5). Đề xuất được một giải thuật cải tiến hàng đợi tích cực áp dụng cho RED là ViRED. Và một giải thuật cải tiến hàng đợi BLUE theo kiểu tiền xử lý là BLUE-VPT, chứng minh được sự cải thiện chất lượng dịch vụ truyền video của các giải thuật cải tiến này trong các điều kiện mạng đa luồng. 4. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Nội dung luận án được kết cấu bao gồm: phần mở đầu, 4 chương chính, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Trong đó: Lời mở đầu: Nêu lý do, sự cần thiết của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆU NĂNG, CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRUYỀN VIDEO TRÊN MẠNG MÁY TÍNH. Chương 2: CƠ CHẾ QUẢN LÝ HÀNG ĐỢI TÍCH CỰC TRONG TRUYỀN PHÁT VIDEO TRÊN MẠNG 5 Chương 3: ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN GIẢI THUẬT QUẢN LÝ HÀNG ĐỢI RED Chương 4: ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN GIẢI THUẬT QUẢN LÝ HÀNG ĐỢI BLUE. Kết luận: Tổng kết các kết quả đã thực hiện được của luận án. Luận án đã được bảo vệ tại hội đồng bảo vệ cấp cơ sở tại Viện Đào tạo Sau Đại học, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; ngày 20 tháng 02 năm 2014. Một số kết quả nghiên cứu của Luận án đã được báo cáo tại Hội thảo Quốc tế, ICUFN 2013 tại Đà Nẵng, Tạp chí IJCSNS 30/10/2013. Tạp chí Tin học và điều khiển học, chuyên san tạp chí CNTT và truyền thông, Tạp chí khoa học và công nghệ các trường Đại học. 6 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HIỆU NĂNG, CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ RUYỀN VIDEO TRÊN MẠNG MÁY TÍNH. 1.1. Khái niệm hiệu năng và chất lượng dịch vụ mạng Chất lượng dịch vụ mạng hay QoS mạng, bao hàm gồm cả hiệu năng và QoS. 1.2. QoS và vấn đề tắc nghẽn Với nhu cầu truyền thông ngày càng tăng nhất là đối với các ứng dụng truyền phát video đòi hỏi băng thông cao thì khả năng xảy ra tắc nghẽn trên mạng lại càng lớn làm ảnh hưởng đến QoS của các ứng dụng, đặc biệt trong lĩnh vực truyền phát video [12, 50, 65, 66, 81]. 1.3. Video kỹ thuật số Hiện nay trên thế giới có hai tổ chức chịu trách nhiệm chính trong việc đưa ra các chuẩn về nén và giải nén video đó là ITU và ISO. 1.3.1. Chuẩn MPEG Được thiết lập từ năm 1988, MPEG[9, 36, 60, 67, 72] là một nhóm chuyên gia các hình ảnh chuyển động thuộc ISO/IEC, chuẩn MPEG lần đầu tiên được ra mắt vào tháng 5 năm 1988 tại Ottawa, Canada có nhiệm vụ phát triển các tiêu chuẩn mã hóa cho hình ảnh và âm thanh kỹ thuật số. Cho đến nay, nhóm nghiên cứu này đã phát triển hơn 350 thành viên từ các hội nghị trên tất cả các lĩnh vực công nghiệp, các khu nghiên cứu, đến các trường đại học. 1.3.2. Chuẩn H.26L Video Coding Experts Group (VCEG - ITU-T SG16 Q.6) đã bắt đầu phát triển các chuẩn H26L từ năm 1998, bao gồm các chuẩn H.261, H263, H264AVC [9, 72, 73, 74, 75], đến tháng 4/2013 ITU đã công bố khuyến nghị chuẩn H.265. 1.3.3. Cấu trúc mã hóa video Với phương pháp mã hoá video hiện đại sẽ mã hóa mỗi khung thành khung I (khung chính), P (khung hình dự đoán) hoặc B (hai chiều). B B P B B P B B P B B I B B P B B P B B P B B I GoP GoP Hình 1.5 Cấu trúc GoP 7 1.4. Chất lượng dịch vụ truyền video trên mạng IP 1.4.1 Kỹ thuật truyền dòng video trên mạng IP 1.4.2 Các tham số QoS 1.4.3 Các đặc tính QoS: 1.4.4 QoS trong mạng IP: 1.4.5 Các độ đo QoS 1.5. Đánh giá chất lượng video trên mạng IP 1.5.1. Đánh giá khách quan Một cách tổng quát đánh giá chất lượng video khách quan có thể phân loại thành ba mô hình đánh giá chất lượng video chính [48, 73, 74]: Mô hình tham chiếu đầy đủ (Full-reference-FF), Mô hình không tham chiếu (Non-reference/Zero-reference-ZF), Mô hình tham chiếu rút gọn (Reduced-Reference/Partial-Reference - RR) [22, 73] PSNR(dB): PSNR (Peak signal-to-noise ratio) được xem như một trong các độ đo khách quan nhất để đo chất lượng truyền video qua mạng. )],,(),,( 1 log20)( 0 0 2 10                    col row N i N j DS rowcol peak dB jinYjinY NN V nPSNR (1.13) V peak = 2 k – 1. Trong đó: k là số bit mã hóa một điểm ảnh. 1.5.2. Đánh giá chủ quan Một trong những phương pháp đánh giá chất lượng video cho kết quả tốt nhất đó là phương pháp đánh giá chủ quan của con người (Mean Opinion Score - MOS). 1.5.3. Liên hệ giữa thang đo chủ quan và khách quan. Mối liên hệ giữa thang đo chủ quan và khách được trình bày trong bảng 1.9 chất lượng PSNR(dB) của các khung hình được ánh xạ vào thang đo kinh nghiệm MOS theo bảng 1.9. Bảng 1.9 Liên hệ thang đo chủ quan và khách quan PSNR(dB) >37 31-37 25-31 20-25 <20 MOS (Rất tốt) 4(Tốt) 3(Trung bình) 2(Tồi) Rất tồi 8 Chương 2. CƠ CHẾ QUẢN LÝ HÀNG ĐỢI TÍCH CỰC TRONG TRUYỀN PHÁT VIDEO TRÊN MẠNG 2.1 Mô hình quản lý hàng đợi Trong các ứng dụng tương tác và thời gian thực thì thời gian trả lời trung bình được xem như một tiêu chuẩn quan trọng còn trong các ứng dụng khác thì thông lượng lại là điều quan trọng nhất. Việc mô tả hàng đợi theo lý thuyết toán học rất phức tạp nên ta chỉ mô tả chúng theo mô hình đơn giản được sử dụng trong các mạng IP. 2.2 Kiến trúc phân lớp CQS trong Router 2.2.1 Phân lớp Việc phân loại gói tin cũng là hình thức của cơ chế truyền gói dựa theo các mức ưu tiên. Để phân loại lớp các dịch vụ chủ yếu dựa vào thông tin bên trong phần header của gói. Nếu thiết lập a bit trong phần header của gói để làm bit phân loại thì ta sẽ phân loại được 2ª gói. Các thông tin phân loại được đặt trong trường TOS của IPv4, trường TC của IPv6 và trường DS. 0 1 2 3 4 5 6 7 Precedence D T R 0 0 3 bit 4 bit TOS 1 bit Hình 2.3 Trường TOS của IPv4 2.2.2 Quản lý hàng đợi 2.2.3 Lập lịch 2.2.4 Các tham số cơ bản liên quan tới hàng đợi 2.2.5 Bắt giữ và đánh dấu gói tin 2.2.6 Giảm chiếm giữ hàng đợi 2.3 Cơ chế quản lý hàng đợi bị động 2.4 Cơ chế quản lý hàng đợi tích cực 2.4.1 Khái niệm Quản lý hàng đợi tích cực (AQM-Active Queue Management) là một hình thức quản lý hàng đợi của bộ định tuyến tiên tiến/nâng cao cố gắng để phát hiện và phản ứng/phản hồi/xử lý tắc nghẽn trước khi nó dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khi hàng đợi đầy và bùng phát loại bỏ gói tin. Khi xử lý nghi ngờ tắc nghẽn, phương pháp AQM loại bỏ [...]... lượng dịch vụ truyền video trên mạng IP trên ba phương pháp khác nhau: Xây dựng hàm giải tích, mô phỏng và kiểm định kết quả Đặc biệt, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp mô phỏng, làm phương pháp chính để nghiên cứu các cơ chế quản lý điều khiển lưu thông trên mạng có sự tham gia của các luồng video Trên cơ sở nghiên cứu các ưu khuyết điểm của các giải thuật quản lý hàng đợi bị động, hàng đợi tích cực... trình bày kiến trúc CQS , phân loại các phương pháp quản lý hàng đợi tích cực Trong chương tiếp theo chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu phân tích giải thuật quản lý hàng đợi tích cực RED, đề xuất cải tiến RED để nâng cao chất lượng truyền video trên mạng máy tính 11 Chương 3: ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN GIẢI THUẬT QUẢN LÝ HÀNG ĐỢI RED 3.1 Tổng quan về giải thuật quản lý hàng đợi RED 3.1.1 Giải thuật RED Giải thuật... cuối 2.4.2 Các cơ chế quản lý hàng đợi tích cực Theo các số liệu sử dụng để đo tình trạng tắc nghẽn, quản lý hàng đợi tích cực có thể được phân thành ba dạng: Quản lý hàng đợi tích cực dựa vào kích thước hàng đợi, chẳng hạn RED; quản lý hàng đợi tích cực dựa vào tải nạp BLUE [28, 33, 85, 86]; quản lý hàng đợi tích cực dựa vào kích thước hàng đợi và tải nạp [15] Cơ chế quản lý hàng đợi tích cực để chống... nút mạng như RED và các biến thể của nó ARED[29], ARIO[42],… Trong hình 2.8 trình bày phân loại các cơ chế quản lý hàng đợi tích cực [23] Quản lý hàng đợi tích cực Dựa theo kích thước hàng đợi Dựa theo tải nạp Dựa theo kích thước hàng đợi & tải nạp RED, FRED , BLUE SFB REM, GREEN , Hình 2.8 Phân loại các cơ chế quản lý hàng đợi tích cực 2.4.3 Quản lý hàng đợi tích cực trong truyền phát video trên mạng. .. nghẽn khi truyền luồng video là xem xét các kỹ thuật mã hóa video, hiệu quả băng thông và các yêu cầu QoS đối với các luồng lưu lượng khác nhau để cho hiệu năng vượt trội hơn 2.5 Kết luận chương 2 Chương này đã nêu tổng quan về các cơ chế quản lý hàng đợi, cơ chế quản lý hàng đợi bị động, cơ chế quản lý hàng đợi tích cực và vai trò của cơ chế quản lý hàng đợi tích cực trong truyền phát video trên mạng Cũng... đánh giá chất lượng truyền video với giải thuật RED  Nghiên cứu phân tích giải thuật quản lý hàng đợi, đề xuất hai nhóm giải pháp cải tiến tiền xử lý và hậu xử lý từ đó đưa ra hai hướng cải tiến mới với hai nhóm giải thuật mới EBLUE, BLUE-VPT (tiền xử lý) và hậu xử lý VBULE, BLUE-U Đối sánh phân tích ưu nhược điểm của các giải thuật cải tiến và đi đến kết luận sử dụng giải thuật cải tiến mới BLUE-VPT... thực nghiệm trên NS-2 Kiểm định bằng công cụ lý thuyết thống kê toán cho thấy cải tiến có ý nghĩa thực tế trong cải thiện chất lượng truyền video trên mạng Giải thuật cải tiến ViRED có thể áp dụng cho các ứng dụng truyền video trên mạng cần ưu tiên đáp ứng chất lượng dịch vụ, do nó được kế thừa các ưu điểm của RED và được tích hợp thêm việc ưu tiên các luồng video Tuy nhiên ViRED chỉ cải tiến RED theo... truyền và có tích hợp cơ chế phân loại ưu tiên gói tin của luồng video Chúng tôi gọi giải thuật hàng đợi cải tiến này là BLUE-VPT, qua các thử nghiệm mô phỏng, đối sánh với các giải thuật quản lý hàng đợi tích cực khác là RED và BLUE gốc ban đầu Giải thuật BLUE-VPT đã cải thiện được chất 19 lượng truyền video trên mạng IP trong điều kiện mạng có đa luồng dữ liệu tham gia và có tổn hao 4.4 Đề xuất cải. .. thước hàng đợi trong các bộ định tuyến Qua đó có thể tổng quát hóa áp dụng hàm tuyến tính đơn biến điều chỉnh xác suất đánh dấu loại bỏ gói tin cho lớp các giải thuật quản lý hàng đợi tích cực AQM  Luận án đã thử nghiệm mô phỏng với luồng video thực trên công cụ NS-2 mở rộng và khung làm việc Evalvid  Đề xuất giải thuật cải tiến ViRED so sánh các kết quả cải tiến về tác động của giải thuật cải tiến trên. .. tiền xử lý nhóm I trên các tham số QoS mạng: + Độ trễ trung bình + Đánh giá tỷ lệ mất gói tin + Thông lượng trung bình + Biến thiên trễ Jitter 4.3.3.2.Phân tích và đối sánh giải thuật nhóm I trên các tham số đánh giá chất lượng Video Để đánh giá chất lượng truyền video khi sử dụng các giải thuật cải tiến chúng tôi sử dụng 03 tham số đo chất lượng video là độ mất gói tin video, mức độ sử dụng đường truyền . cứu cải tiến phương pháp quản lý hàng đợi cho truyền video trên mạng IP II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chính của luận án này là đóng góp vào các nghiên cứu cải tiến phương pháp quản lý hàng. hàng đợi tích cực BLUE-VPT cải thiện chất lượng truyền video trên mạng. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu cải tiến phương pháp quản lý hàng đợi cho truyền. về các cơ chế quản lý hàng đợi, cơ chế quản lý hàng đợi bị động, cơ chế quản lý hàng đợi tích cực và vai trò của cơ chế quản lý hàng đợi tích cực trong truyền phát video trên mạng. Cũng trong

Ngày đăng: 03/09/2014, 10:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w