1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Giáo án BD HSG hoá học 9

49 1,9K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

I.Mục tiêu : Học sinh hiểu được tính chất hoá học của phi kim và một số tính chất hoá học của một số phi kim điển hình. Vận dụng được tính chất hoá học của phi kim để giải quyết được các bài tập nâng cao về phi kim như : Hoàn thành PTHH, giải toán hoá học; giải thích hiện tượng hoá học.

Trang 1

I.Mục tiêu :

- Học sinh hiểu được tính chất hoá học của phi kim và một số tính chất hoá học của một số phi kim điển hình

- Vận dụng được tính chất hoá học của phi kim để giải quyết được các bài tập nâng cao

về phi kim như : Hoàn thành PTHH, giải toán hoá học; giải thích hiện tượng hoá học

II Chuẩn bị :

- GV: Nội dung bài tập

- HS: Ôn tập kiến thức cũ

III Tiến trình dạy - học :

1 Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra bài tập của HS và sự chuẩn bị bài của học sinh.

2 Bài mới : - GV giới thiệu bài học.

A KIẾN THỨC CƠ BẢN : - Giáo viên giới thiệu kiến thức cơ bản, HS ghi chép và

nắm kiến thức

I Tính chất hoá học

1 Tác dụng với kim loại:

+ Hầu hết Oxi tác dụng với các kim loại tạo thành oxit (trừ Ag, Pt, Au).

a) K + O2 → K2O c) Fe + O2 →t 0 Fe3O4 (FeO.Fe2O3)

2 Tác dụng với phi kim

Trang 2

Phi kim nào càng dễ phản ứng với hidro thì tính phi kim càng mạnh.

b) S + HNO3 → H2SO4 + NO2 + H2O

c) P + HNO3 → H3PO4 + NO2 + H2O

d) C + H2SO4 → CO2 + SO2 + H2Oe) S + H2SO4 → SO2 + H2O

g) P + H2SO4 → H3PO4 + SO2 + H2O

B BÀI TẬP CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO : - Giáo viên giới bài tập, hướng dẫn học sinh

nghiên cứu , trả lời Giáo viên nhận xét và tổng kết theo từng nội dung bài

Bài 1 : Viết các PHHH của phản ứng giữa S, C, Cu, Zn với O2

Bài 2: Hãy chọn các chất sau đây: H2SO4(đ), P2O5, CaO, KOHrắn, CuSO4 khan để làm

khô một trong những khí O2, CO, CO2, Cl2 Giải thích?

Bài 3 : Nêu hiện tượng xảy ra trong mỗi trường hợp sau và giải thích.

a Cho CO2 lội chậm qua nước vôi trong, sau đó cho thêm nước vôi trong vào dungdịch thu được

b Hoà tan Fe bằng HCl và sục khí Cl2 đi qua hoặc cho KOH vào dung dịch và để lâungoài không khí

Bài 4 : Viết phương trình phản ứng hoàn thành sơ đồ sau:

CaSO3

1 S → SO2 → H2SO3 → Na2SO3 → SO2

Na2SO3

SO2 → H2SO3 → Na2SO3 → SO2

2 S → SO2 → SO3 → H2SO4 Na2SO4 → BaSO4

Bài 5 : Chọn chất thích hợp điền vào A, B, C… và viết PTHH thực hiện sơ đồ:

Trang 3

Bài 8 : Một mẫu Cu có lẫn Fe, Ag và S Nêu phương pháp tính chế đồng.

Bài 9 : Hoàn thành các phương trình hoá học sau đây:

FeS2 (r) + HCl (dd) → Khí A + chất rắn màu vàng +

KClO3 (r) → Khí B +

Na2SO3 (dd) + H2SO4 (dd) → Khí C +

Cho các khí A, B, C tác dụng với nhau từng đôi một Viết các phương trình hoá học

và ghi rõ điều kiện của phản ứng (nếu có)

Bài 10 : Hoà tan 12,8 gam hợp chất khí A vào 300 ml dung dịch NaOH 1,2M Hãy cho

biết muối nào thu được sau phản ứng? Tính nồng độ mol của muối (giả thiết thểtích dung dịch thay đổi không đáng kể)

Bài 11 : a) Cho 10,8 gam kim loại hoá trị III tác dụng với Cl2 dư tạo ra 53,4 gam muối

clorua Hỏi KL này là nguyên tố nào?

b) Hãy xác định công thức của một oxit sắt biết rằng khi cho 32 gam oxit này tác dụnghoàn toàn với khí CO thì thu được 22,4 gam chất rắn Biết khối lượng mol của oxit là160

Bài 12 : Dẫn 112 ml khí SO2 (đkc) đi qua 700 ml dung dịch Ca(OH)2 có nồng độ 0,01M,

sản phẩm là muối caxi sunfit

a Viết PTHH

b Tính khối lượng của các chất sau phản ứng

Bài 13 : Hấp thụ 5,6 lít khí CO2 (đkc) vào 400 ml dung dịch KOH 1M nhận được dung

dịch A Hỏi trong A chứa muối gì với lượng bằng bao nhiêu?

Bài 14 : Dùng V lít khí CO khử hoàn toàn 4 gam một oxit kim loại, phản ứng kết thúc thu

được kim loại và hỗn hợp khí X Tỷ khối của X so với H2 là 19 Cho X hấp thụ hoàn toànvào 2,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,025M người ta thu được 5 gam kết tủa

a Xác định kim loại và công thức hoá học của oxit đó

t 0 , xt

Trang 4

III Tiến trình dạy - học :

1 Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra bài tập của HS và sự chuẩn bị bài của học sinh.

2 Bài mới : - GV giới thiệu bài học.

- Giáo viên giới thiệu kiến thức cơ bản, HS ghi chép và nắm kiến thức.

DẠNG I : HOÀN THÀNH PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC

- Giáo viên giới bài tập, hướng dẫn học sinh nghiên cứu, làm bài Sau đó nhận xét và tổng

kết theo từng nội dung bài, rút kinh nghiệm

Viết PTHH biểu diễn sự chuyển hoá sau : Bài 1: Cu  CuO  CuSO 4  CuCl 2  Cu(OH) 2  Cu(NO 3 ) 2  Cu.

Bài 2: FeCl2  Fe(OH)2  FeSO4  Fe(NO3)2  Fe

Fe  

FeCl3  Fe(OH)3  Fe2O3  Fe  Fe3O4

Bài 3: Fe2(SO4)3 1 2 Fe(OH)3

Trang 5

X2 4FeCl2 + 8KOH + 2H2O + O2  → 4Fe(OH)3 + 8KCl

Bài 11: Chọn 2 chất vô cơ để thoả mãn chất R trong sơ đồ sau:

A B C

R R R R

X Y Z

Trang 6

Bài 12: Hoàn thành dãy biến hoá sau (ghi rõ điều kiện nếu có)

Trang 7

2 chất vô cơ thoả mãn là NaCl và CaCO3

CaO Ca(OH)2 CaCl2

CaCO3 CaCO3 CaCO3 CaCO3

CO2 NaHCO3 Na2CO3

2/ FeS2  SO2  SO3  H2SO4  ZnSO4  Zn(OH)2  ZnO  Zn

3/ S  SO2  H2SO4  CuSO4

Xác định A, B, C, D, E, G Làm thế nào để chuyển E về Fe? Viết PTHH

5/ Hoàn thành các phương trình hoá học sau đây:

FeS2 (r) + HCl (dd) → Khí A + chất rắn màu vàng +

KClO3 (r) → Khí B +

Na2SO3 (dd) + H2SO4 (dd) → Khí C +

Cho các khí A, B, C tác dụng với nhau từng đôi một Viết các phương trình hoá học

và ghi rõ điều kiện của phản ứng (nếu có)

6/ Cho sơ đồ sau:

Biết A là kim loại B, C, D, E, F, G là hợp chất của A Xác định công thức của A, B, C, D,

E, F, G viết phương trình phản ứng xảy ra ?

HD : A là Fe; B là FeCl2; C là FeCl3; D là Fe(OH)2; E là Fe(OH)3; F là FeO;

Trang 8

III Tiến trình dạy - học :

1 Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra bài tập của HS và sự chuẩn bị bài của học sinh.

2 Bài mới : - GV giới thiệu bài học.

- Giáo viên giới thiệu kiến thức cơ bản, HS ghi chép và nắm kiến thức.

DẠNG II : GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG – VIẾT PTHH

- Giáo viên giới bài tập, hướng dẫn học sinh nghiên cứu, làm bài Sau đó nhận xét và

tổng kết theo từng nội dung bài, rút kinh nghiệm

Bài 1: Nêu, giải thích hiện tượng và viết PTHH xảy ra trong hai thí nghiệm sau:

a Cho đinh sắt đánh sạch vào dung dịch CuSO4

b Cho mẩu Na kim loại vào dung dịch CuSO4

c Cho AgNO3 vào dung dịch AlCl3 và để ngoài ánh sáng

Bài 2: Dự đoán hiện tượng xảy, giải thích và viết PTHH xảy ra khi:

a Đốt dây sắt trong khí clo

b Cho một đinh sắt vào ống nghiệm đựng dung dịch CuCl2

Bài 3: Nêu hiện tượng xảy ra và viết PTHH khi:

a Sục CO2 từ từ vào dung dịch nước vôi trong

b Cho từ từ dung dịch HCl vào Na2CO3

c Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3

Bài 4: Nêu, giải thích hiện tượng và viết PTHH xảy ra trong hai thí nghiệm sau:

a Nhỏ dung dịch iốt vào một lát chuối xanh

Buổi 03 : LUYỆN TẬP :

GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG –

VIẾT PTHH

Trang 9

b Cho đinh sắt vào ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 loãng, sau đó thêm vài giọt dungdịch CuSO4

Bài 5: Có 4 kim loại A, B, C, D trong dãy hoạt động hoá học Biết rằng: chỉ có B, C, D

tác dụng được với dung dịch HCl giải phóng khí H2 C tác dụng được với nước ở điều kiệnthường giải phóng khí H2, D tác dụng được với dung dịch muối của B giải phóng B, tácdụng được với NaOH giải phóng H2

Hãy giải thích và sắp xếp các kim loại theo chiều hoạt động hoá học tăng dần Lấy ví dụcác kim loại cụ thể và viết PTHH minh hoạ

Bài 6: Nêu hiện tượng xảy ra và viết PTHH khi:

a) Nhỏ vài giọt axit clohiđric vào đá vôi

b) Hoà tan canxi oxit vào nước

c) Cho một ít bột điphotpho pentaoxit vào dung dịch kali hiđrôxit

d) Nhúng một thanh sắt vào dung dịch đồng(II) sunfat

e) Cho một mẫu nhôm vào dung dịch axit sunfuric loãng

f) Nung một ít sắt(III) hiđrôxit trong ống nghiệm

g) Dẫn khí cacbonic vào dung dịch nước vôi trong đến dư

Bài 7: Cho một lượng khí CO dư đi vào ống thuỷ tinh đốt nóng có chứa hỗn hợp bột

gồm: CuO, K2O, Fe2O3 (đầu ống thuỷ tinh còn lại bị hàn kín) Viết tất cả các phương trình hoá học xảy ra

Bài 8: Nêu hiện tượng và viết PTHH minh hoạ

a/ Cho Na vào dung dịch Al2(SO4)3

b/ Cho K vào dung dịch FeSO4

Bài 9: Cho thí nghiệm

MnO2 + HClđ  → Khí ANa2SO3 + H2SO4 ( l )  → Khí BFeS + HCl  → Khí CNH4HCO3 + NaOHdư  → Khí DNa2CO3 + H2SO4 ( l )  → Khí E

a Hoàn thành các PTHH và xác định các khí A, B, C, D, E

b Cho A tác dụng C, B tác dụng với dung dịch A, B tác dung với C, A tác dung dịch NaOH ở điều kiện thường, E tác dụng dung dịch NaOH Viết các PTHH xảy ra

Bài 10: Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích và viết PTHH minh hoạ khi:

1) Sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch nước vôi trong;

2) Sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch dung dịch NaAlO2

3) Cho từ từ dung dịch axit HCl vào dung dịch Na2CO3

4) Cho Na vào dung dịch MgCl2, NH4Cl

5) Cho Na vào dung dịch Cu(NO3)2

6) Cho Ba vào dung dịch Na2CO3, (NH4)2CO3, Na2SO4

7) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư

Trang 10

8) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3, Al2(SO4)3

9) Cho Cu (hoặc Fe) vào dung dịch FeCl3

10) Sục từ từ NH3 vào dung dịch AlCl3

Bài 11: Đốt cacbon trong không khí ở nhiệt độ cao được hỗn hợp A1 Cho A1 tác dụng

với CuO nung nóng được khí A2 và hỗn hợp A3 Cho A2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2thì thu được kết tủa A4 và dung dịch A5 Cho A5 tác dụng với Ca(OH)2 lại thu được A4.Cho A3 tác dụng với H2SO4 đặc nóng thu được khí B1 và dung dịch B2 Cho B2 tác dụngvới dung dịch NaOH dư được kết tủa B3 Nung B3 đến khối lượng không đổi được chất rắnB4 Viết các PTHH xảy ra và chỉ rõ : A1 , A2 , A3 , A4 , A5 , B1 , B2 , B3 , B4 là chất gì?

HD: A 1 : CO; CO2 B1 : SO2 A2 : CO2 A3 : Cu; CuO (dư) A 4 : CaCO3 A5 : Ca(HCO3)2 B2

: CuSO4 B3 : Cu(OH)2 B4 : CuO

Bài 12: Xác định các chất từ A1 đến A11 và viết các phương trình phản ứng sau:

Bài 13: Hỗn hợp A gồm BaO, FeO, Al2O3 Hoà tan A trong lượng nước dư được dd D và

phần không tan B Sục khí CO2 dư vào D, phản ứng tạo kết tủa Cho khí CO dư đi qua B nung nóng được chất rắn E Cho E tác dụng với dd NaOH dư, thấy tan một phần và còn lạichất rắn G Hoà tan hết G trong lượng dư H2SO4 loãng rồi cho dd thu được tác dụng với ddNaOH dư, lọc kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z

Giải thích thí nghiệm trên bằng các phương trình hoá học ?

Bài 15: : Một hỗn hợp X gồm các chất: Na2O, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2 có số mol mỗi

chất bằng nhau Hoà tan hỗn hợp X vào nước, rồi đun nhẹ thu được khí Y, dung dịch Z vàkết tủa M Xác định các chất trong Y, Z, M và viết phương trình phản ứng minh hoạ

Bài 16: Nhiệt phân một lượng MgCO3 trong một thời gian thu được một chất rắn A và

khí B Cho khí B hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch NaOH thu được dung dịch C Dung

Trang 11

dịch C có khả năng tác dụng được với BaCl2 và KOH Cho A tác dụng với dung dịch HCl

dư lại thu được khí B và một dung dịch D Cô cạn dung dịch D

được muối khan E Điện phân nóng chảy E được kim loại M

Xác định A, B, C, D, E, M và Viết các PTPƯ xảy ra trong thí nghiệm trên ?

Bài 17: Cho BaO vào dung dịch H2SO4 loãng ,sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu

được kết tủa A và dung dịch B Cho nhôm dư vào dung dịch B thu được khí E và dung dịch D Lấy dung dịch D cho tác dụng với dung dịch Na2CO3 thu được kết tủa F Xác định các chất A,B,C,D,F Viết các phương trình phản ứng xảy ra

Bài 18: Nung nóng Cu trong không khí, sau một thời gian được chất rắn A Hoà tan A

trong H2SO4 đặc, nóng được dung dịch B và khí C Khí C tác dụng với dung dịch KOH thuđược dung dịch D, Dung dịch D vừa tác dụng được với BaCl2 vừa tác dụng được với NaOH Cho B tác dụng với KOH Viết các PTHH Xảy ra

Bài 19: Chất rắn A màu xanh lam tan được trong nước tạo thành dung dịch Khi cho

thêm NaOH vào dung dịch đó tạo ra kết tủa B màu xanh lam Khi nung nóng chất B bị hoá đen Nếu sau đó tiếp tục nung nóng sản phẩm trong dòng khí H2 thì tạo ra chất rắn C màu đỏ Chất rắn C tác dụng với một axít vô cơ đậm đặc tạo ra dung dịch của chất A ban đầu Hãy cho biết A là chất nào Viết tất cả các PTHH xảy ra

Bài 20 (B28 – BDHH): Nêu hiện tượng xảy ra trong mỗi trường hợp sau và giải thích : a) Cho CO2 lội chậm qua nước vôi trong, sau đó thêm tiếp nước vôi trong vào dd thu

được

b) Hoà tan Fe bằng HCl và sục khí Cl2 đi qua hoặc cho KOH và dung dịch và để lâu

ngoài không khí

c) Cho AgNO3 vào dung dịch AlCl3 và để ngoài ánh sáng.

d) Đốt Pirit sắt chát trong O2 dư và hấp thụ sản phẩm khí bằng nước Br2 hoặc bằng

dung dịch H2S

Bài 21(B31 – BDHH): Đốt hỗn hợp C và S trong O2 dư → hỗn hợp khí A Cho 1/2 A

lội qua dung dịch NaOH → Dung dịch B + Khí C Cho khí C qua hỗn hợp chứa CuO,

MgO nung nóng thu được chất rắn D và khí E

Cho khí E lội qua dung dịch Ca(OH)2 thu được kết tủa F và dung dịch G Thêm dd KOH vào dd G lại thấy có kết tủa F xuất hiện Đun nóng G cũng thấy kết tủa F cho 1/2 A còn lại qua xúc tác nóng → khí M Dấn m qua dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa N Xác định thành phần A, B, C, D, E, F, G, M, N ?

Bài 22(B32 – BDHH): Nêu hiện tượng xảy ra và viết PTHH khi cho Cu kim loại vào :

a) Dung dịch NaNO3 + HCl

b) Dung dịch CuCl2

c) Dung dịch Fe2(SO4)3

d) Dung dịch HCl có hoà tan O2

Bài 23 (B35 – BDHH): Muối X đốt cháy cho ngọn lửa màu vàng Đun nóng MnO2 với

hỗn hợp muối X và H2SO4 đặc tạo ra khí Y có màu vàng lục Khí Y có thể tác dụng với dung dịch NaOH hoặc vôi bột để tạo ra hai loại chất tẩy trắng A và B

Trang 12

a) Xác định X, Y và viết PTPƯ ?

b) Viết PTPƯ điều chế khí X từ phản ứng của KmnO4 với chất Z

Bài tập về nhà : Bài 1: Có 4 kim loại A, B, C, D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hoá học Biết rằng:

- A và B tác dụng được với dd HCl, giải phóng H2

- C và D không phản ứng được với dung dịch HCl

- B tác dụng được với dung dịch muối A giải phóng A

- D tác dụng được với dung dịch muối C, giải phóng C

Hãy sắp xếp dãy các kim loại trên theo chiều hoạt động hoá học giảm dần Lấy ví dụkim loại cụ thể và viết các PTHH của phản ứng ở thí nghiệm trên

Bài 2: Đốt cháy cacbon trong oxi ở nhiệt độ cao được hỗn hợp khí A Cho A tác dụng với

FeO nung nóng được khí B và hỗn hợp chất rắn C Cho B tác dụng với dung dịch nước vôitrong thu được kết tủa K và dung dịch D, đun sôi D lại thu được kết tủa K Cho C tan trongdung dịch HCl, thu được khí và dung dịch E Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư được kết tủa hiđroxit F Nung F trong không khí tới khối lượng không đổi thu được chất rắn G Xác định các chất A, B, C, D, K, E, F Viết các PTHH xảy ra

Bài 3: Hỗn hợp A gồm Fe3O4, Al, Al2O3, Fe.

Cho A tan trong dung dịch NaOH dư, thu được chất rắn B, dung dịch C và khí D Cho khí D dư tác dụng với A nung nóng được chất rắn A1 Dung dịch C cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư được dung dịch C1 Chất rắn A1 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng (vừa đủ) thu được dung dịch E và khí F Cho E tác dụng với bột Fe dư được dung dịch H Viết các PTHH xảy ra

Bài 4: Phản ứng nào xảy ra khi cho :

a) Kali tác dụng với dung dịch NaOH.

b) Canxi tác dụng với dung dịch Na2CO3

c) Bari tác dụng với dung dịch NaHSO4.

d) Nari tác dụng với dung dịch AlCl3

e) Bari tác dụng với dung dịch NH4NO3.

f) Cho hỗn hợp Na – Al tác dụng với nước Viết PTHH xảy ra ?

Trang 13

Tuần: 05

Ngày soạn : 17/09/2009

I.Mục tiêu :

- Học sinh vận dụng được tính chất hoá học của các hợp chất vô cơ đơn chất kim loại, phi

kim một cách sáng tạo để giải các bài tập dạng Điều chế các chất bằng nhiều cách và

III Tiến trình dạy - học :

1 Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra bài tập của HS và sự chuẩn bị bài của học sinh.

2 Bài mới : - GV giới thiệu bài học.

- Giáo viên giới thiệu kiến thức cơ bản, HS ghi chép và nắm kiến thức.

DẠNG III : ĐIỀU CHẾ CÁC CHẤT BẰNG NHIỀU CÁCH

I Kiến thức cơ bản :

A ĐIỀU CHẾ MỘT CHẤT BẰNG NHIỀU CÁCH

1 Điều chế oxit.

Phi kim + oxi Nhiệt phân axit (axit mất nước)

Kim loại + oxi OXIT Nhiệt phân muối

Kim loại mạnh + oxit kim loại yếu

3Fe + 2O2 → t o Fe3O4; CaCO3 → t o CaO + CO24FeS2 + 11O2 → t o 2Fe2O3 + 8SO2; Cu(OH)2 → t o CuO + H2O

2Al + Fe2O3 → t o Al2O3 + 2Fe

2 Điều chế axit.

Oxit axit + H2O

Phi kim + Hiđro AXIT

Muối + axit mạnh

Buổi 04 : LUYỆN TẬP :

ĐIỀU CHẾ CÁC CHẤT BẰNG

NHIỀU CÁCH

Trang 14

Ví dụ: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 ; H2 + Cl2 → ásù 2HCl

2NaCl + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCl

3 Điều chế bazơ.

BAZƠ

Na2O + H2O → 2NaOH ; 2KCl + 2H2O  có màng ngănđiện phân → 2KOH + H2 + Cl2

4 Điều chế hiđroxit lưỡng tính.

- Muối của nguyên tố lưỡng tính + NH4OH (hoăc kiềm vừa đủ) → Hiđroxit lưỡngtính + Muối mới

Ví dụ: AlCl3 + NH4OH → 3NH4Cl + Al(OH)3 ↓

ZnSO4 + 2NaOH (vừa đủ) → Zn(OH)2 ↓ + Na2SO4

5 Điều chế muối.

Axit + Bzơ

Oxit axit + Oxit bazơ

Muối axit + Bazơ

Kiềm + DD muối

DD muối + DD muối

B CÁC PHẢN ỨNG ĐIỀU CHẾ MỘT SỐ KIM LOẠI:

• Đối với một số kim loại như Na, K, Ca, Mg thì dùng phương pháp điện phân nĩng chảy các muối Clorua

PTHH chung: 2MClx (r ) dpnc→  2M(r ) + Cl2( k )

(đối với các kim loại hố trị II thì nhớ đơn giản phần hệ số)

• Đối với nhơm thì dùng phương pháp điện phân nĩng chảy Al2O3, khi cĩ chất xúc tácCriolit(3NaF.AlF3) , PTHH: 2Al2O3 (r )  →dpnc 4Al ( r ) + 3 O2 (k )

• Đối với các kim loại như Fe , Pb , Cu thì cĩ thể dùng các phương pháp sau:

- Dùng H2: FexOy + yH2 →t0 xFe + yH2O ( h )

- Dùng C: 2FexOy + yC(r ) →t0 2xFe + yCO2 ( k )

- Dùng CO: FexOy + yCO (k ) →t0 xFe + yCO2 ( k )

- Dùng Al( nhiệt nhơm ): 3FexOy + 2yAl (r ) →t0 3xFe + yAl2O3 ( k )

- PTPƯ nhiệt phân sắt hiđrơ xit:

4xFe(OH)2y/x + (3x – 2y) O2 →t0 2xFe2O3 + 4y H2OMột số phản ứng nhiệt phân của một số muối

Trang 15

1/ Muối nitrat

• Nếu M là kim loại đứng trước Mg (Theo dãy hoạt động hoá học)

2M(NO3)x  → 2M(NO2)x + xO2

• Nếu M là kim loại kể từ Mg đến Cu (Theo dãy hoạt động hoá học)

4M(NO3)x →t0 2M2Ox + 4xNO2 + xO2

• Nếu M là kim loại đứng sau Cu (Theo dãy hoạt động hoá học)

2M(NO3)x →0

t 2M + 2NO2 + xO2

2/ Muối cacbonat

- Muối trung hoà: M2(CO3)x (r) →t0 M2Ox (r) + xCO2(k)

- Muối cacbonat axit: 2M(HCO3)x(r) →t0 M2(CO3)x(r) + xH2O( h ) + xCO2(k)

3/ Muối amoni

NH4Cl →t0 NH3 (k) + HCl ( k )

NH4HCO3 →t0 NH3 (k) + H2O ( h ) + CO2(k)

NH4NO3 →t0 N2O (k) + H2O ( h )

NH4NO2 →t0 N2 (k) + 2H2O ( h )

(NH4)2CO3 →t0 2NH3 (k) + H2O ( h ) + CO2(k)

2(NH4)2SO4 →t0 4NH3 (k) + 2H2O ( h ) + 2SO2 ( k ) + O2(k)

II LUYỆN TẬP :

- Giáo viên giới bài tập, hướng dẫn học sinh nghiên cứu, làm bài Sau đó nhận xét và

tổng kết theo từng nội dung bài, rút kinh nghiệm

Câu 4: Chỉ từ quặng pirit FeS2, O2 và H2O, có chất xúc tác thích hợp Hãy viết phương

trình phản ứng điều chế muối sắt (III) sunfat ?

PTHH xảy ra ?

KOH, I2, KClO3

clo

Trang 16

Câu 10: Phân đạm 2 lá có công thức NH4NO3, phân đạm urê có công thức (NH2)2CO Viếtcác phương trình điều chế 2 loại phân đạm trên từ không khí, nước và đá vôi.

nguyên chất

Câu 12: Từ quặng pyrit sắt, nước biển, không khí, hãy viết các phương trình điều chế các

chất: FeSO4, FeCl3, FeCl2, Fe(OH)3, Na2SO4, NaHSO4

3 Từ Cu, NaCl, H2O Viết các PTHH điều chế Cu(OH)2

4 Từ NaCl, MnO2, H2SO4(đ), Fe, Cu, H2O Viết phương trình hoá học điều chế: FeCl2, FeCl3,

CuSO4

5 Từ các chất FeS2, NaCl, H2O, O2 và các chất xúc tác, thiết bị cần thiết có đủ Viết các

phương trình phản ứng điều chế FeSO4 và FeCl2

6 Từ những nguyên liệu ban đầu là quặng pirit, H2O, không khí, muối ăn và những phương

tiện cần thiết khác Viết các PTHH điều chế FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCl2, FeCl3

7 Từ quặng pyrit sắt, nước biển, không khí, hãy viết PTHH điều chế các chất FeSO4, FeCl3,

FeCl2, Fe(OH)3, Na2SO3, NaHSO4

Trang 17

I Mục tiêu :

- Học sinh vận dụng được tính chất hoá học của các hợp chất vô cơ, đơn chất kim loại, phikim một cách sáng tạo để giải các bài tập dạng : Nhận biết các chất bằng phương pháp hoá

học (dạng nâng cao) và viết PTHH.

- Học sinh hiểu được bản chất của việc nhận biết các chất bằng phương pháp hoá học (dạng nâng cao) Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo hơn trong giải quyết vấn đề

- Giáo dục học sinh lòng say mê kiên trì, có hoài bão đạt kết quả cao trong kỳ thi tới

II Chuẩn bị :

- GV: Nội dung luyện tập, bộ đề thi HSG của PGD 2009, sách BD hoá THCS

- HS : Ôn tập kiến thức cũ

III Tiến trình dạy - học :

1 Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra bài tập của HS và sự chuẩn bị bài của học sinh.

2 Bài mới : - GV giới thiệu bài học.

- Giáo viên giới thiệu kiến thức cơ bản, HS ghi chép và nắm kiến thức.

DẠNG IV : NHẬN BIẾT – PHÂN BIỆT CÁC CHẤT.

A KIẾN THỨC CƠ BẢN :

I/ Nguyên tắc và yêu cầu khi giải bài tập nhận biết.

- Muốn nhận biết hay phân biệt các chất ta phải dựa vào phản ứng đặc trưng và có các hiệntượng: như có chất kết tủa tạo thành sau phản ứng, đổi màu d.d, giải phóng chất có mùi hoặc có hiện tượng sủi bọt khí Hoặc có thể sử dụng một số tính chất vật lí (nếu như bài cho phép) như nung ở nhiệt độ khác nhau, hoà tan các chất vào nước,

- Phản ứng hoá học được chọn để nhận biết là phản ứng đặc trưng đơn giản và có dấu hiệu

rõ rệt Trừ trường hợp đặc biệt, thông thường muốn nhận biết n hoá chất cần phải tiến hành(n – 1) thí nghiệm

- Tất cả các chất được lựa chọn dùng để nhận biết các hoá chất theo yêu cầu của đề bài, đều được coi là thuốc thử

-Lưu ý: Khái niệm phân biệt bao hàm ý so sánh (ít nhất phải có hai hoá chất trở lên)

nhưng mục đích cuối cùng của phân biệt cũng là để nhận biết tên của một số hoá chất nào đó

II/ Phương pháp làm bài.

1/ Chiết(Trích mẫu thử) các chất vào nhận biết vào các ống nghiệm.(đánh số)

2/ Chọn thuốc thử thích hợp (tuỳ theo yêu cầu đề bài: thuốc thử tuỳ chọn, han chế hay không dùng thuốc thử nào khác)

3/ Cho vào các ống nghiệm ghi nhận các hiện tượng và rút ra kết luận đã nhận biết, phân biệt được hoá chất nào

4/ Viết PTHH minh hoạ

III/ Các dạng bài tập thường gặp.

- Nhận biết các hoá chất (rắn, lỏng, khí) riêng biệt

- Nhận biết các chất trong cùng một hỗn hợp

- Xác định sự có mặt của các chất (hoặc các ion) trong cùng một dung dịch

Trang 18

- Tuỳ theo yêu cầu của BT mà trong mỗi dạng có thể gặp 1 trong các trường hợp sau:

+ Nhận biết với thuốc thử tự do (tuỳ chọn)

+ Nhận biết với thuốc thử hạn chế (có giới hạn)

+ Nhận biết không được dùng thuốc thử bên ngoài.

1 Đối với chất khí:

- Khí CO2: Dùng d.d nước vôi trong có dư, hiện tượng xảy ra là làm đục nước vôi trong

- Khí SO2: Có mùi hắc khó ngửi, làm mất màu dung dịch nước Brôm hoặc Làm mất màu dd thuốc tím

5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O  → 2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4

- Khí NH3: Có mùi khai, làm cho quỳ tím tẩm ướt hoá xanh

- Khí clo: Dùng dd KI + Hồ tinh bột để thử clo làm dd từ màu trắng > màu xanh Cl2 + KI  → 2KCl + I2

- Khí H2S: Có mùi trứng thối, dùng dd Pb(NO3)2 để tạo thành PbS kết tủa màu đen

- Khí HCl: Làm giấy quỳ tẩm ướt hoá đỏ hoặc sục vào dung dịch AgNO3 tạo thành kết tủa màu trắng của AgCl

- Khí N2: Đưa que diêm đỏ vào làm que diêm tắt

- Khí NO ( không màu ): Để ngoài không khí hoá màu nâu đỏ

- Khí NO2 ( màu nâu đỏ ): Mùi hắc, làm quỳ tím tẩm ướt hoá đỏ

4NO2 + 2H2O + O2  → 4HNO3

2 Nhận biết dung dịch bazơ (kiềm): - Làm quỳ tím hoá xanh.

3 Nhận biết Ca(OH) 2 :

- Dùng CO2 sục vào đến khi xuất hiện kết tủa thì dừng lại

- Dùng Na2CO3 để tạo thành kết tủa màu trắng của CaCO3

- Nhận biết Ba(OH) 2: Dùng dung dịch H2SO4 để tạo thành kết tủa màu trắng của BaSO4.

4 Nhận biết dung dịch axít: Làm quỳ tím hoá đỏ

- Dung dịch HCl: Dùng dung dịch AgNO3 làm xuất hiện kết tủa màu trắng của AgCl

- Dung dịch H2SO4: Dùng dung dịch BaCl2 hoặc Ba(OH)2 tạo ra kết tủa BaSO4

- Dung dịch HNO3: Dùng bột đồng đỏ và đun ở nhiệt độ cao làm xuất hiện dd màu xanh

và có khí màu nâu thoát ra của NO2

- Dung dịch H2S: Dùng dung dịch Pb(NO3)2 xuất hiện kết tủa màu đen của PbS

- Dung dịch H3PO4: Dùng dd AgNO3 làm xuất hiện kết tủa màu vàng của Ag3PO4

5 Nhận biết các dung dịch muối:

- Muối clorua: Dùng dung dịch AgNO3

- Muối sunfat: Dùng dung dịch BaCl2 hoặc Ba(OH)2

- Muối cacbonat: Dùng dung dịch HCl hoặc H2SO4

- Muối sunfua: Dùng dung dịch Pb(NO3)2

- Muối phôtphat: Dùng dd AgNO3 hoặc dùng dd CaCl2, Ca(OH)2 làm xuất hiện kết tủa mùa trắng của Ca3(PO4)2

6 Nhận biết các oxit của kim loại.

* Hỗn hợp oxit: Hoà tan từng oxit vào nước (2 nhóm: tan trong nước và không tan)

- Nhóm tan trong nước cho tác dụng với CO2

Trang 19

+ Nếu không có kết tủa: kim loại trong oxit là kim loại kiềm.

+ Nếu xuát hiện kết tủa: kim loại trong oxit là kim loại kiềm thổ

- Nhóm không tan trong nước cho tác dụng với dung dịch bazơ

+ Nếu oxit tan trong dung dịch kiềm thì kim loại trong oxit là Be, Al, Zn, Cr

+ Nếu oxit không tan trong dung dịch kiềm thì kim loại trong oxit là kim loại kiềm thổ

7 Nhận biết một số oxit:

- (Na2O; K2O; BaO) cho tác dụng với nước > dd trong suốt, làm xanh quỳ tím

- (ZnO; Al2O3) vừa tác dụng với dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ

- CuO tan trong dung dịch axit tạo thành đung dịch có màu xanh đặc trưng

- P2O5 cho tác dụng với nước > dd làm quỳ tím hoá đỏ

- MnO2 cho tác dụng với dd HCl đặc có khí màu vàng xuất hiện

- SiO2 không tan trong nước, nhưng tan trong dd NaOH hoặc dd HF

B BÀI TẬP

Bài 1: Có 5 mẫu kim loại Ba, Mg, Fe, Al, Ag nếu chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng có thể

nhận biết được những kim loại nào Viết các PTHH minh hoạ

Bài 2: Chỉ có nước và khí CO2 hãy phân biệt 5 chất bột trắng sau đây: NaCl, Na2CO3,

Na2SO4, BaCO3, BaSO4

Dạng: Nhận biết bằng thuốc thử tự chọn

Bài 1 Có hỗn hợp 3 bột kim loại: Fe, Ag, Cu Nêu cách nhận biết từng kim loại có trong

hỗn hợp Viết các phương trình phản ứng

Bài 2: Cho hỗn hợp M gồm 5 chất Fe, Cu, Al, CuO, FeO Hãy trình bày phương pháp hoá

học để chứng minh sự có mặt của từng chất trong hỗn hợp

Bài 3: Có 3 lọ đựng khí là: Cl2, HCl, O2 Nêu phương pháp hoá học để nhận biết từng khí

trong mỗi lọ

Bài 4: Cho 4 kim loại A, B, C, D có màu sắc gần giống nhau lần lượt tác dụng với

HNO3đặc, dd HCl, dd NaOH, ta thu được kết quả như sau:

Dấu + là có phản ứng, dấu - là không phản ứng.Hỏi chúng là kim loại gì trong số các kim loạisau đây: Ag, Cu, Mg, Al, Fe

Viết các PTHH xảy ra, biết rằng kim loại tácdụng với HNO3 đặc chỉ cho khí màu nâu daynhất bay ra

Dạng: Nhận biết bằng thuốc thử quy định

Bài 1: Có 3 oxit màu trắng là MgO, Al2O3, BaO Chỉ có nước Hãy nêu cách nhận biết Bài 2: Nhận biết các dung dịch sau đây chỉ bằng quỳ tím: Na2CO3, AgNO3, CaCl2, HCl Bài 3: Nhận biết các dung dịch trong mỗi cặp sau đây chỉ bằng phenolphtalein:

a 3 dung dịch: KOH, KCl, H2SO4

Trang 20

-b 5 dung dịch: Na2SO4, H2SO4, MgCl2, BaCl2, NaOH.

Bài 4: Nhận biết các dung dịch sau chỉ bằng một kim loại: AgNO3, NaOH, HCl, NaNO3 Dạng: Nhận biết không có chất thử khác

Bài 4: Có 3 ống nghiệm đựng 3 chất lỏng không màu là dd NaCl, HCl, Na2CO3 Không

dùng thêm một chất nào khác kể cả quỳ tím Làm thế nào để nhận biết từng chất

Bài 2: Hãy phân biệt các dung dịch sau đây mà không dùng thuốc thử khác:

a CaCl2, HCl, Na2CO3, KCl

b AgNO3, CuCl2, NaNO3, HBr

c NaCl, H2SO4, CuSO4, BaCl2, NaOH

Bài 3: Trong 5 dd kí hiệu A, B, C, D E chứa Na2CO3, HCl, BaCl2, H2SO4, NaCl Biết:

- A đổ vào B có kết tủa

- A đổ vào C có khí bay ra

- B đổ vào D có kết tủa Xác định chất có kí hiệu trên và giải thích

C BÀI TẬP VỀ NHÀ :

Bài 1: Không được dùng thêm một hoá chất nào khác, hãy nhận biết 5 lọ bị mất nhãn sau

đây KHCO3, NaHSO4, Mg(HCO3)2 , Na2CO3, Ba(HCO3)2

Bài 2: Chỉ dùng thêm Cu và một muối tuỳ ý hãy nhận biết các hoá chất bị mất nhãn trong

các lọ đựng từng chất sau: HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4

Bài 3: 5 chất bột Cu, Al, Fe, S, Ag Hãy nêu phương pháp phân biệt chúng.

Bài 4: 5 chất bột: MgO, P2O5, BaO, Na2SO4, Al2O3 Hãy dùng pp đơn giản để phân biệt các

chất này

Bài 5: Nêu cách phân biệt CaO, Na2O, MgO, P2O5 đều là chất bột trắng.

Bài 6: Chỉ dùng kim loại, làm thế nào để phân biệt được các dd AgNO3, NaOH, HCl, và

H2O Viết các phương trình phản ứng xảy ra

Bài 7: Nhận biết 4 dung dịch sau bằng một hoá chất tự chọn: MgCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3 Bài 8: Hãy phân biệt các dung dịch sau đây mà không dùng thuốc thử khác:

NaCl, H2SO4, CuSO4, BaCl2, NaOH

Trang 21

- Học sinh vận dụng được tính chất hoá học của các hợp chất vô cơ, đơn chất kim loại, phikim một cách sáng tạo để giải các bài tập dạng : Tách riêng, tinh chế các chất.

- Học sinh hiểu được bản chất của việc tách riêng, tinh chế các chất bằng phương pháp hoáhọc (dạng nâng cao) Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo hơn trong giải quyết vấn đề

- Giáo dục học sinh lòng say mê kiên trì, có hoài bão đạt kết quả cao trong kỳ thi tới

II Chuẩn bị :

- GV: Nội dung luyện tập, bộ đề thi HSG của PGD 2009, sách BD hoá THCS

- HS : Ôn tập kiến thức cũ

III Tiến trình dạy - học :

1 Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra bài tập của HS và sự chuẩn bị bài của học sinh.

2 Bài mới : - GV giới thiệu bài học.

- Giáo viên giới thiệu kiến thức cơ bản, HS ghi chép và nắm kiến thức.

DẠNG V : TÁCH RIÊNG – TINH CHẾ CÁC CHẤT.

A KIẾN THỨC CƠ BẢN :

Để tách và tinh chế các chất ta có thể:

1/ Sử dụng các phương pháp vật lí.

- Phương pháp lọc: Dùng để tách chất không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng

- Phương pháp cô cạn: Dùng để tách chất tan rắn (Không hoá hơi khi gặp nhiệt độ cao)

Trang 22

CO2↑, +Ca(OH)2

Trình bày:

- Cho hỗn hợp đun nĩng với H2SO4

CaCO3 + H2SO4→ CaSO4↓ + CO2↑ + H2O

- Thu và dẫn CO2 qua dung dịch Ca(OH)2 dư:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

→

Zn

Lọc, nhiệtluyện

Cu (CuO) Cu  đặc, nóngH SO2 4 → CuSO 4 → NaOH Cu(OH) 2↓ → t o CuO → H 2 Cu Lọc, nhiệt

luyện

B BÀI TẬP ÁP DỤNG 1/ Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp rắn gồm: Al2O3 ; CuO ; Fe2O3

Trang 23

2/ Tách các kim loại sau đây ra khỏi hỗn hợp bột gồm: Cu, Fe, Al, Ag.

3/ Bằng pp hoá học hãy tách 3 muối KCl, AlCl3 và FeCl3 ra khỏi nhau trong một dd ? 4/ Trình bày cách tinh chế: Cl2 có lẫn CO2 và SO2.

5/ Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp khí: H2S, CO2, N2 và hơi nước.

6/ Khí CO dùng làm chất đốt trong công nghiệp có lẫn các khí CO2, SO2 Làm thế nào để

có thể loại bỏ được tạp chất ra khỏi CO bằng hoá chất rẻ tiền nhất

7/ Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4 Dùng kim loại nào để làm sạch dung dịch

ZnSO4

8/ Trình bày phương pháp hoá học để:

a Tách lấy bạc nguyên chất từ hỗn hợp Ag, Fe, Cu

b Thu O2 từ hỗn hợp khí gồm O2, C2H2, CO2

13/ Muối ăn có lẫn Na2SO3, CaCl2, CaSO4 Nêu cách tính chế muối ăn.

14/ Nêu phương pháp tách các hỗn hợp sau đây thành chất nguyên chất.

a Hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, CuO ở thể rắn

b Hỗn hợp gồm Cl2, H2, CO2

c Hỗn hợp 3 muối rắn AlCl3, ZnCl2, CuCl2

C BÀI TẬP VỀ NHÀ : 1/ Tách riêng từng chất nguyên chất từ hỗn hợp các oxit gồm: MgO, CuO, BaO.

2/ Tách riêng N2, CO2 ở dạng tinh khiết ra khỏi hỗn hợp: N2, CO, CO2, O2 và hơi H2O 3/ Bạc dạng bột có lẫn chất Cu và Al Bằng phương pháp hoá học làm thế nào thu được

Ag tinh khiết

4/ Một mẫu Cu có lẫn Fe, Ag và S Nêu phương pháp tính chế đồng.

5/ Tách từng kim loại nguyên chất ra khỏi hỗn hợp gồm MgCO3, K2CO3, BaCO3

Trang 24

- Học sinh vận dụng được tính chất hoá học của các hợp chất vô cơ, đơn chất kim loại, phikim một cách sáng tạo để giải toán hóa học dạng : Bài toán lập công thức hóa học

- Học sinh hiểu được bản chất và phương pháp giải dạng toán hóa học loại bài : Bài toán lập công thức hóa học

- Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo hơn trong giải toán hóa học

- Giáo dục học sinh lòng say mê kiên trì, có hoài bão đạt kết quả cao trong kỳ thi tới

II Chuẩn bị :

- GV: Nội dung luyện tập, bộ đề thi HSG của PGD 2009, sách BD hoá THCS

- HS : Ôn tập kiến thức cũ

III Tiến trình dạy - học :

1 Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra bài tập của HS và sự chuẩn bị bài của học sinh.

2 Bài mới : - GV giới thiệu bài học.

- Gv giới thiệu kiến thức cơ bản, phương pháp giải bài toán : Lập công thức hóa học

- Bước 3: Lập phương trình toán học dựa vào các ẩn số theo cách đặt

- Bước 4: Giải phương trình toán học

a) Cho biết tên kim loại

Ngày đăng: 02/09/2014, 19:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w