1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngân hàng phát triển Việt Nam 25A Cát Linh - Đống Đa – Hà Nội

46 858 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 223,5 KB

Nội dung

Ngân hàng phát triển Việt Nam 25A Cát Linh - Đống Đa – Hà Nội

Trang 1

*ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ*

*ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ*

*ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ*

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢPĐịa điểm thực tập: Hội sở chính Ngân hàng phát triển Việt Nam 25A Cát Linh - Đống Đa – Hà Nội

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thanh Loan Giảng viên hướng dẫn: ThS Phan Hồng Mai

Trang 2

HÀ NỘI, NĂM 2008TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH

*ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ*

*ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ*

*ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ * ﻻ*

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢPĐịa điểm thực tập: Hội sở chính Ngân hàng phát triển Việt Nam 25A Cát Linh - Đống Đa – Hà Nội

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thanh Loan Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp

Lớp: Tài chính Q Khóa: 46

Hệ: Chính quy Giảng viên hướng dẫn: ThS Phan Hồng Mai

Trang 3

HÀ NỘI, NĂM 2008

Mục lục

Danh mục các bảng số liệu………5

Chương 1 Tổng quan về Ngân hàng phát triển Việt Nam 6

1.1 Lịch sử hình thành Ngân hàng phát triển Việt Nam 6

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng phát triển 8

1.3 Bộ máy tổ chức của Ngân hàng phát triển 8

1.3.1 Hội đồng quản lý 9

1.3.2 Ban kiểm soát 9

1.3.3 Bộ máy điều hành 10

1.4 Hoạt động chính của ngân hàng phát triển 12

1.4.1 Huy động vốn 12

1.4.2 Sử dụng vốn 13

1.4.2.1 Tín dụng đầu tư 13

● Cho vay đầu tư 13

● Hỗ trợ sau đầu tư 16

● Bảo lãnh tín dụng đầu tư 18

1.4.2.2 Tín dụng xuất khẩu 19

● Cho vay xuát khẩu 19

● Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu 21

Chương 2 Kết quả hoạt động của ngân hàng phát triển Việt Nam trong năm 2007 23

2.1 Huy động vốn 23

Trang 4

2.2 Sử dụng vốn 24

2.2.1 Tín dụng đầu tư 25

2.2.1.1 Công tác giải ngân 25

2.2.1.2 Thu nợ 26

2.2.1.3 Chất lượng nợ 27

2.2.1.4 Tình hình phân cấp 30

2.2.2 Tín dụng xuất khẩu 32

2.2.3 Cấp phát vốn ủy thác 34

2.2.4 Cho vay lại vốn ODA 35

2.2.5 Cho vay thí điểm 36

Chương 3 Định hướng phát triển của ngân hàng phát triển Việt Nam năm 2008 38

3.1 Kế hoạch thực hiện năm 2008 của Ngân hàng phát triển 38

3.2 Giải pháp thực hiện của Ngân hàng phát triển 39

3.2.1 Công tác huy động và sử dụng vốn 40

3.2.2 Tín dụng đầu tư 41

3.2.3 Về cho vay lại vốn ODA và quan hệ quốc tế 42

3.2.4 Tín dụng xuất khẩu 43

3.2.5 Hỗ trợ sau đầu tư và ủy thác 43

3.2.6 Kiểm tra nội bộ 44

Danh mục tài liệu tham khảo……….…45

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

trang

Bảng 2.1 Tóm tắt kết quả năm 2007 …… 25

Bảng 2.2 Cơ cấu doanh số cho vay năm 2007 31

Bảng 2.3 Số liệu cấp phát thủy điện Sơn La 34

Bảng 3.1 Kế hoạch sử dụng vốn tại Ngân hàng phát triển Việt Nam

Trang 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM

1.1 Lịch sử hình thành của Ngân hàng phát triển Việt Nam

Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB – sau đây gọi tắt là Ngân hàng phát triển) được thành lập trên cơ sở Quỹ Hỗ trợ Phát triển theo quyết định108/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 19/05/2006 Làmột tổ chức Tài chính đặc biệt do Chính Phủ thành lập, theo đó, Ngân hàng pháttriển hoạt động mang tính đặc thù riêng

Ngân hàng phát triển là một đơn vị cho vay chính sách phi lợi nhuận Theoyêu cầu ,nhiệm vụ cụ thể, bảo đảm tỉ lệ an toàn vốn của VDB và do Thủ tướngChính phủ xem xét quyết định đã bố sung vốn điều lệ lên là 10.000 tỷ đồng tạiQuy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng phát triển (Ban hành kèm theoQuyết định số 44/2007/QD-TTg ngày 30/03/2007) Như vậy cùng với Ngân hàngChính sách Xã hội Việt Nam, VDB có mục tiêu đóng góp vào quá trình xoá đóigiảm nghèo thông qua các khoản vay cho các công trình xây dựng thuỷ lợi vàgiao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề, xây dựng cơ sở

hạ tầng kinh tế xã hội cho các vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ xuất khẩu

So với hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển, Ngân hàng Phát triển hiệnnay sẽ được tăng quyền chủ động, tăng tính trách nhiệm trong đánh giá, thẩmđịnh cho vay các dự án và có quyền từ chối cho vay đối với những dự án kémhiệu quả.

Trang 7

So với các NHTM khác, Ngân hàng Phát triển có sự khác biệt là tổ chứctài chính thuộc sở hữu 100% của Chính phủ, không nhận tiền gửi từ dân cư Dohoạt động của ngân hàng không vì mục đích lợi nhuận nên được hưởng một số

ưu đãi đặc biệt như không phải dự trữ bắt buộc, không phải tham gia bảo hiểmtiền gửi, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế vàcác khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, ngânhàng vẫn chịu sự điều tiết của Luật các tổ chức tín dụng, do vậy vẫn phải chấphành các quy định trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, vàquản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước Trong năm 2007, hoạt động củaNgân hàng Phát triển Việt Nam sẽ hoạt động theo nghị định 151/2006/NĐ-CPngày 20/12/2006 Về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

DN vay vốn của Ngân hàng Phát triển với lãi suất cho vay sẽ rẻ hơn vaycủa các NHTM khác Bởi vì ngân hàng cho vay theo lãi suất thị trường, theothông lệ quốc tế là lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng thêm mộtkhoản phí nhất định (khoảng 1%/năm) Điều này cho thấy sự ưu đãi không chỉđược vay rẻ mà thời hạn cho vay dài sẽ giúp cho đối tượng vay vốn chủ độnghơn trong kế hoạch sản xuất Hơn nữa, việc khấu hao máy móc, nhà xưởng, v.v.cũng được dài hơn nên khách hàng vay vốn có điều kiện tích lũy để tái sản xuất

và mở rộng đầu tư Theo lãnh đạo của Ngân hàng Phát triển cho biết, điều kiệncho vay của ngân hàng đơn giản hơn so với vay từ các NHTM khác như khôngphải thế chấp, hoặc nếu có thì tỷ lệ thế chấp ở mức tương đối thấp, bằng 30% giátrị khoản vay Trong tương lai, ngân hàng có dự định trình Chính phủ giảm mứcthế chấp xuống còn 15% giá trị khoản vay

Trang 8

Đặc biệt Ngân hàng phát triển không được huy động tiền gửi bằng đồng

Việt Nam Ngân hàng phát triển được ngân sách Nhà nước cấp bù chênh lệch lãisuất và phí quản lý đối với hoạt động tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuấtkhẩu của Nhà nước

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng phát triển

 Huy động, tiếp nhận các nguồn vốn trong và ngoài nước để thực hiện tíndụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo Quy địnhcủa Chính phủ

 Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu

 Chính sách tín dụng đầu tư phát triển bao gồm:

o Cho vay đầu tư phát triển

o Hỗ trợ sau đầu tư

o Bảo lãnh tín dụng đầu tư

 Chính sách tín dụng xuất khẩu bao gồm:

o Cho vay xuất khẩu

o Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu

o Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh hợp đồng xuất khẩu

 Nhận ủy thác quản lý vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận ủy thác,cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong

và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận ủy thác giữa VDB với các tổchức ủy thác

 Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thốngthanh toán trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật

Trang 9

 Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư pháttriển và tín dụng xuất khẩu.

 Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chính phủ giao

1.3 Bộ máy tổ chức tại Ngân hàng phát triển

Hệ thống Ngân hàng phát triển được tổ chức theo một hệ thống và thựchiện thống nhất từ trung ương đến địa phương Cơ cấu tổ chức của Ngân hàngphát triển bao gồm Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát, Bộ máy điều hành

1.3.1 Hội đồng quản lý

Hội đồng quản lý (HĐQL) có 05 thành viên, trong đó có thành viên

chuyên trách và thành viên không chuyên trách Chủ tịch, Tổng giám đốc Ngânhàng phát triển là thành viên chuyên trách; thành viên kiêm nhiệm là lãnh đạocác Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên Hội đồngquản lý theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sau khi có ý kiến của Bộ trưởng

Bộ tài chính và các Bộ khác có liên quan

Nhiệm vụ và quyền hạn chính của Hội đồng quản lý

- Thông qua báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính và quyết toán hàng năm,

HĐQL đưa ra quyết định kế hoạch phát triển, định hướng các hoạt động củaNgân hàng phát triển

- HĐQL quyết định chấp nhận việc thành lập, chia, tách, sát nhập hợpnhất, giải thể Sở giao dịch, chi nhánh và văn phòng đại diện của trong nước vànước ngoài theo đề nghị của Tống giám đốc

Trang 10

- Giám sát, kiểm tra bộ máy điều hành trong việc thực hiện các Quy địnhcủa Chính phủ về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước điều lệ củaNgân hàng phát triển và các quyết định của HĐQL.

Tất cả các quyết định của HĐQL phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướngChính phủ

1.3.2 Ban kiểm soát

Ban kiểm soát có tối đa 07 thành viên chuyên trách, là các chuyên gia amhiểu về lĩnh vực tài chính, tín dụng, đầu tư…, hiểu biết về pháp luật, không cótiền án, tiền sự và các tội danh liên quan đến hoạt động kinh tế theo quy định củapháp luật

Trưởng Ban kiểm soát do HĐQL quyết định bổ nhiệm, miến nhiệm.Cácthành viên khác do Chủ tịch HĐQL quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm

Nhiệm vụ và quyền hạn chính của Ban kiểm soát:

- Kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán,hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng phát triển

- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liênquan đến hoạt động tài chính của Ngân hàng phát triển khi xét thấy cần thiết đểbáo cáo Hội đồng quảnn lý, Bộ tài chính và các cơ quan có liên quan

- Báo cáo HĐQL về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghichép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính; hoạt động của hệthống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng phát triển

1.3.3 Bộ máy điều hành

Điều hành hoạt động của Ngân hàng phát triển là Tổng giám đốc, trợ lýcho Tổng giám đốc có bốn Phó Tống giám đốc và một Kế toán trưởng

Trang 11

Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Ngân hàng phát triển, chịutrách nhiệm trước Hội đông quản lý, trước Thủ tướng Chính phủ và trước phápluật về việc điều hành hoạt động của Ngân hàng phát triển theo nhiệm vụ vàquyền hạn quy định.

Bộ máy điều hành gồm có: Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội; Sở giaodịch I tại Hà Nội và vào ngày 25/7/2007 Sở giao dịch II được thành lập tại TP

Hồ Chí Minh; Có 62 Chi nhánh trên cả nước, và các văn phòng đại diện trongnước và nước ngoài

Các đơn vị thuộc Hội sở chính bao gồm:

- Ban Kế hoạch – Tổng hợp có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốctrong công tác tổng hợp phân tích tình hình kinh tế xã hội, thị trường tài chínhtiền tệ, hoạch định chiến lược dài hạn và từng thời kì; xây dựng các kế hoạchhoạt động dài hạn và hàng năm của NHPT; huy động, tiếp nhận, quản lý cácnguồn vốn của NHPT; tổng hợp các kết quả hoạt động của NHPT theo định kìhoặc đột xuất

- Ban tín dụng trung ương có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốctrong việc tổ chức chỉ đạo, thực hiện công tác cho vay vốn tín dụng đầu tư pháttriển của Nhà nước và bảo lãnh tín dụng đầu tư với các dự án thuộc kinh tế trungương

- Ban tín dụng địa phương có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốctrong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác cho vay vốn tín dụng đầu tư pháttriển của Nhà nước và bảo lãnh tín dụng đầu tư với các dự án thuộc kinh tế địaphương

Trang 12

- Ban tín dụng xuất khẩu có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốctrong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu, cho vay vốnODA của Chính phủ Việt Nam ra nước ngoài.

Bên cạnh đó còn có các Ban:

- Ban hỗ trợ sau đầu tư và quản lý vốn ủy thác

- Ban quản lý vốn nước ngoài và quan hệ quốc tế

- Ban thẩm định

- Ban tài chính kế toán, kho quỹ

- Ban quản lý tài sản và xây dựng cơ bản nội ngành

- Ban Kiểm tả nội bộ

- Ban tổ chức cán bộ

- Ban pháp chế

Ngoài ra còn có Văn phòng và ba trung tâm: TT Đào tạo và nghiên cứukhoa học, TT Công nghệ thông tin, TT xử lý nợ Đặc biệt có riêng bộ phận Tạpchí Hỗ trợ phát triển Tạp chí đã góp phần cung cấp các ấn phẩm phục vụ côngtác chuyên môn, tuyên truyền quảng bá hoạt động, hình ảnh Ngân hàng pháttriển trên các phương tiện thông tin đại chúng

1.4 Hoạt động chính của Ngân hàng phát triển

1.4.1 Huy động vốn

- Phát hành trái phiếu Chỉnh phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, tráiphiếu của Ngân hàng phát triển và kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi theo quy địnhcủa pháp luật

- Vay của công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam

và các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước

Trang 13

- Vay các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài.

Việc huy động các nguồn vốn nói trên với lãi suất thị trường để cho vayphải đảm bảo nguyên tắc huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn khôngphải trả lãi hoặc lãi suất thấp

Ngoài ra còn có các khoản vốn khác

- Vốn Ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ sau đầu tư

-Vốn ODA vay trực tiếp và vốn ODA được Bộ tài chính ủy quyền cho vay

lại

- Nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước

- Vốn nhận ủy thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng

từ tổ chức trong và ngoài nước thông qua Hợp đồng nhận ủy thác giữa Ngânhàng phát triển và các tổ chức ủy thác khác

- Vốn huy động góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổchức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, cáchiệp hội, các hội, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước

- Vốn do ngân sách Nhà nước cấp để thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư,tín dụng xuất khẩu và các mục tiêu chương trình của Chính phủ

- Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật

1.4.2 Sử dụng vốn

1.4.2.1 Tín dụng đầu tư

* Cho vay đầu tư

Đối tượng cho vay: phải thuộc Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tưđược ban hành kèm theo Nghị định 151/2006/NĐ-CP.Trong đó có quy định rõtheo từng ngành nghề lĩnh vực, cũng như các dự án đầu tư theo quyết định củaChính phủ

Trang 14

Điều kiện cho vay: cũng giống như các Ngân hàng khác, bao gồm các điều kiện

về chủ đầu tư, dự án sản xuất kinh doanh, thủ tục tiến hành Song cần chú ý cácđiểm khác sau:

- Thuộc đối tượng cho vay

- Chủ đầu tư thực hiện đảm bảo tiền vay(sẽ được nêu phần sau)

- Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm tài sản tại một công ty bảo hiểm hoạtđộng hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đốitượng mua bảo hiểm bắt buộc trong suốt thời hạn vay vốn

Mức vốn cho vay: tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án đối với mỗi

dự án không bao gồm phần vốn lưu động Trường hợp đặc biệt, dự án nhất thiếtphải vay mức cao hơn 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án(không bao gồm vốnlưu động) mới đủ điều kiện thực hiện thì Ngân hàng phát triển đề nghị Bộ Tàichính trình Chính phủ xem xét và quyết định

Thời hạn cho vay: được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư nhưng không quá 12 năm Một số dự án đặc thù (Dự

án nhóm A, trồng cây cao su, trồng cây thông) cho phép thời gian vay vốn tối đa

là 15 năm Tuỳ theo từng dự án và yêu cầu về vốn, Quỹ có thể cho vay ngắn hạn,trung hạn hay dài hạn trong đó chủ yếu là cho vay trung và dài hạn Vay vốn ngắn hạn là vay vốn có thời gian vay dưới 2 năm, từ 2 - 5 năm là trung hạn, từ 5 năm trở lên là dài hạn

Lãi suất cho vay :

- Lãi suất cho vay đầu tư bằng VND tính bằng lãi suất Chính phủ 5 năm cộng 0,5%/năm Đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội ; dự

án phát triển nông nghiệp, nông thôn và dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện khókhăn ; dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me, các xã thuộc chương trình 135

Trang 15

và các xã biên giới thuộc chương trình 120 lãi suất cho vay bằng VND bằng lãi suất Chính phủ kì hạn 5 năm.

- Lãi suất cho vay bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, giao Bộ Tài chính quyếtđịnh theo nguyên tắc có ưu đãi trên cơ sở lãi suất Sibor 6 tháng cộng thêm tỷ lệ

% (Lãi suất cho vay này được xác định tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng lầnđầu tiên và không thay đổi cho cả thời hạn vay vốn)

- Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn ghi trong hợpđồng tín dụng

Quy trình cho vay tín dụng đầu tư:

Cũng như tại các Ngân hàng thương mại, quy trình cho vay tín dụng đầu

tư tại VDB có một vài đặc điểm tương tự Song, do tính đặc thù của VDB nên cómột vài điểm lưu ý sau:

VDB sử dụng trực tiếp nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nướccho các dự án đầu tư vay vốn với lãi suất ưu đãi để hoàn thành chiến lược doNhà nước đề ra Chính vì lý do đó nên quy trình cho vay tín dụng đầu tư cũngyêu cầu cao hơn

Sự có mặt của VDB được thể hiện ngay từ khâu lập dự án mang tính khảthi, trình cấp có thẩm quyền ra quyết định đầu tư (Bộ, ngành, Ủy ban nhân dântỉnh, thành phố) Sau khi có quyết định đầu tư, chủ dự án gửi Hồ sơ xin vay tớiVDB bao gồm:Đơn xin vay vốn; Báo cáo nghiên cứu khả thi, hoặc báo cáo đầu

tư đã được thông qua theo quy định của pháp luật; Quyết định đầu tư hoặc giấy

Trang 16

chứng nhận đăng ký kinh doanh; Văn bản chấp thuận cho vay của Quỹ hỗ trợphát triển; Tổng dự toán hoặc dự toán hạng mục công trình.

Mức vốn cho vay: tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án đối với mỗi

dự án không bao gồm phần vốn lưu động Trường hợp đặc biệt, dự án nhất thiếtphải vay mức cao hơn 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốnlưu động) mới đủ điều kiện thực hiện thì Ngân hàng phát triển đề nghị Bộ Tàichính trình Chính phủ xem xét và quyết định

Thẩm định bảo đảm tiền vay:

Thẩm định bảo đảm tiền vay nhằm hạn chế các rủi ro trong cho vay, gópphần đảm bảo mục tiêu an toàn vốn ngay cả khi cho vay mà bên vay không thựchiện nghĩa vụ trả nợ vay

Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp nhà nước, khi vay vốn tín dụng đầu tưphát triển của Nhà nước, chủ đầu tư được dùng tài sản hình thành bằng vốn vay

để bảo đảm tiền vay Trong thời gian chưa trả hết nợ, chủ đầu tư không đượcchuyển nhượng, bán hoặc thế chấp, cầm cố tài sản đó để vay vốn nơi khác

Đối với chủ đầu tư không phải là doanh nghiệp nhà nước, khi vay vốn tíndụng đầu tư phát triển của Nhà nước, ngoài việc dùng tài sản hình thành bằngvốn vay để bảo đảm tiền vay, phải có tài sản thế chấp trị giá tối thiểu bằng 50%mức vốn vay Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định Trongthời gian chưa trả hết nợ, chủ đầu tư không được cho, tặng, chuyển nhượng, bánhoặc thế chấp, cầm cố các tài sản trên để vay vốn nơi khác

Khi chủ đầu tư không trả được nợ, hoặc giải thể, phá sản, tổ chức cho vayđược xử lý tài sản hình thành bằng vốn vay như đối với tài sản thế chấp theo quyđịnh của pháp luật để thu hồi nợ

Trang 17

Trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án, VDB giám sát việc sử dụng vốnvay của chủ đầu tư, nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích, đúng tiến

độ, đúng quy định của pháp luật Trong trường hợp phát hiện chủ đầu tư sửdụng vốn vay sai mục đích hoặc vi phạm các quy định của pháp luật, VDB sẽdừng thực hiện giải ngân vốn đầu tư cho dự án và thông báo cho cấp thẩm quyềnquyết định đầu tư

* Hỗ trợ sau đầu tư

Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là hình thức hỗ trợ tài chính của nhà nước, theo

đó nhà nước sẽ hỗ trợ 1 phần lãi suất cho các dự án đã đầu tư, đi vào hoạt động

và hoàn trả được nợ vay Đây cũng chính là biện pháp nhằm tạo điều kiện mởrộng tín dụng trung, dài hạn của các ngân hàng thương mại, nâng cao hiệu quả sửdụng vốn của các chủ dự án

Quy trình hỗ trợ lãi suất sau đầu tư:

Để được xem xét hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, chủ đầu tư phải gửi cho Quỹ

hỗ trợ phát triển hồ sơ xin hỗ trợ lãi suất gồm: i) Đơn xin hỗ trợ lãi suất; ii)Quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; iii) Quyết định của

cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hưởng ưu đãi đầu tư theo quy địnhcủa Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi); iv) Hợp đồng tín dụng với

tổ chức cho vay

Quỹ hỗ trợ phát triển xem xét, nếu chấp nhận thì làm thủ tục ký hợpđồng hỗ trợ lãi suất Nếu không chấp nhận thì Quỹ có văn bản gửi chủ đầu tư;đồng thời phải có báo cáo giải trình và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình vớicấp có thẩm quyền quyết định đầu tư

Trang 18

Để được cấp tiền hỗ trợ lãi suất, ngoài việc dự án phải được Bộ, ngành,

ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ghi kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển trongnăm, chủ đầu tư phải gửi cho Quỹ hỗ trợ phát triển: i) Biên bản nghiệm thu bàngiao công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng (bảnchính); ii) Khế ước nhận nợ (bản sao có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩmquyền); iii) Chứng từ gốc trả nợ trong năm của chủ đầu tư cho tổ chức tín dụngcho vay vốn

Điều kiện hỗ trợ sau đầu tư

- Dự án thuộc đối tượng hỗ trợ sau đầu tư quy định tại Điều 12 Nghị địnhnày

- Được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định và ký kết hợp đồng hỗtrợ sau đầu tư

- Dự án đầu tư đã hoàn thành đưa vào sử dụng và đã trả được nợ vay

Mức hỗ trợ sau đầu tư: Mức hỗ trợ sau đầu tư bằng chênh lệch giữa lãi suất vayvốn đầu tư của các tổ chức tín dụng và 90% lãi suất vay vốn đầu tư áp dụng chocác đối tượng nêu trên Ngân hàng Phát triển Việt Nam cấp hỗ trợ sau đầu tưtheo kết quả trả nợ của chủ đầu tư

* Bảo lãnh tín dụng đầu tư.

Nhằm tạo điều kiện cho chủ đầu tư có thể tận dụng tối đa nguồn vốn cóthể huy động được, Ngân hàng phát triển cho phép thực hiện bảo lãnh tín dụng

Trang 19

đầu tư Đây là một cam kết với Ngân hàng phát triển và tổ chức tín dụng khác vềviệc trả nợ đầy đủ và đúng hạn của bên đi vay

Quy trình bảo lãnh tín dụng đầu tư:

Để được hưởng bảo lãnh tín dụng đầu tư từ VDB, chủ đầu tư phải gửi đếnVDB hồ sơ xin bảo lãnh, bao gồm: Đơn xin bảo lãnh, Báo cáo nghiên cứu khảthi của dự án, giấy đề nghị bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho dự án vay vốn đầu

VDB sẽ thẩm định và thông báo ý kiến cho tổ chức tín dụng và chủ đầu tư

về việc chấp thuận bảo lãnh hay không Nếu được chấp thuận bảo lãnh, VDB kýkết hợp đồng bảo lãnh tín dụng đầu tư với chủ đầu tư về việc bảo lãnh dự án đãđược chấp thuận, trong đó quy định rõ thời hạn, mức bảo lãnh và trách nhiệmcủa các bên

Mức bảo lãnh và phí bảo lãnh Mức bảo lãnh tương ứng với mức vốn vay,nhưng không vượt quá tổng mức đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưuđộng) Chủ đầu tư được bảo lãnh không phải trả phí

Trách nhiệm tài chính khi chủ đầu tư không trả được nợ

Trường hợp chủ đầu tư không trả được nợ vay theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký thì:

- Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày khoản vay đến hạn, chủ đầu tư không trả được nợ, tổ chức tín dụng có yêu cầu bằng văn bản gửi Ngân hàng Phát triển Việt Nam trả nợ thay

Trang 20

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm trả nợ cho tổ chức tín dụng thay chủ đầu tư phần vốn vay quá hạn đã nhận bảo lãnh khi nhận được yêu cầu trả nợ thay

- Chủ đầu tư phải nhận nợ bắt buộc và có trách nhiệm trả nợ cho Ngânhàng Phát triển Việt Nam về số tiền trả nợ thay với lãi suất phạt bằng 150% lãisuất vay vốn của tổ chức tín dụng

1.4.2.2 Tín dụng xuất khẩu

* Cho vay xuất khẩu

Điều kiện cho vay

 Thuộc đối tượng vay vốn: Nhà xuất khẩu có hợp đồng xuất khẩu và nhà

nhập khẩu có hợp đồng nhập khẩu hàng hoá thuộc Danh mục mặt hàng

vay vốn tín dụng xuất khẩu được ban hàng kèm theo Nghị định 151/2006/NĐ-CP

 Nhà xuất khẩu đã ký kết hợp đồng xuất khẩu Nhà nhập khẩu có hợp đồngnhập khẩu đã ký kết với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế Việt Nam

 Phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả được Ngân hàng Phát triểnViệt Nam thẩm định và chấp thuận cho vay

 Nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân

sự đầy đủ

 Ngoài 4 điều kiện trên còn có:

- Nhà xuất khẩu phải thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay tại Nghịđịnh này; phải mua bảo hiểm tài sản tại một công ty bảo hiểm hoạt động hợp

Sử dụng quy cách Bullets

& Numbering khác

Trang 21

pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảohiểm bắt buộc trong suốt thời hạn vay vốn;

- Nhà nhập khẩu phải được Chính phủ hoặc Ngân hàng trung ương của

nước bên nhà nhập khẩu bảo lãnh vay vốn

Mức vốn cho vay Mức cho vay tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu,nhập khẩu đã ký hoặc giá trị L/C đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc trị giáhối phiếu hợp lệ đối với cho vay sau khi giao hàng

Thời hạn cho vay

- Thời hạn cho vay xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm của từng hợp đồng xuất khẩu và khả năng trả nợ của nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu nhưng không quá 12 tháng

- Trường hợp cần thiết, thời hạn cho vay trên 12 tháng thì nhà xuất khẩu mới đủ điều kiện thực hiện hợp đồng xuất khẩu, Ngân hàng Phát triển Việt Nam

đề nghị Bộ Tài chính xem xét, quyết định

Lãi suất cho vay:

- Lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại

tệ tự do chuyển đổi, giao Bộ Tài chính quyết định theo nguyên tắc phù hợp với lãi suất thị trường

- Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn theo hợp đồngtín dụng

*Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu

Trang 22

Gần giống với bảo lãnh tín dụng đầu tư, đối tượng bảo lãnh là nhà xuấtkhẩu có hợp đồng xuất khẩu hàng hoá thuộc Danh mục mặt hàng vay vốn tíndụng xuất khẩu, nhưng không vay vốn tín dụng xuất khẩu của nhà nước

Thời hạn bảo lãnh Thời hạn bảo lãnh phù hợp với thời hạn vay vốn theo Hợpđồng tín dụng đã ký giữa nhà xuất khẩu với tổ chức tín dụng nhưng tối đa là 12tháng

Mức bảo lãnh, phí bảo lãnh

- Mức bảo lãnh cho nhà xuất khẩu vay vốn không quá 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu hoặc giá trị L/C

- Nhà xuất khẩu được bảo lãnh phải trả phí bảo lãnh bằng 1%/năm trên số

dư tín dụng được bảo lãnh

Trách nhiệm tài chính khi nhà xuất khẩu không trả được nợ: giống với hình thức Bảo lãnh tín dụng đầu tư

Trên đây là một vài nét sơ lược về hoạt động cơ bản của Ngân hàng pháttriển Ngoài ra còn phải kể đến hoạt động cấp vốn ủy thác và cho vay lại vốnODA

Trang 23

CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA

NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM NĂM 2007

2.1 Huy động vốn

Trong năm 2007, tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 464,5nghìn tỷ đồng; huy động vốn của các ngân hàng tăng 39% so với năm 2006.NHPT huy động được 35.339 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là huy động từ pháthành trái phiếu Chính phủ: 24.095 tỷ đồng (68%) và huy động từ các chi nhánh:6.756 tỷ đồng (19%) Trong năm 2007 NHPT đã cân đối đủ nguồn vốn để thựchiện nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao; Tuy nhiên công tác nguồnvốn vẫn bộc lộ một số tồn tại:

- Nguồn vốn huy động chưa đa dạng, chủ yếu tập trung từ phát hành tráiphiếu Chính phủ, một số nguồn truyền thống đang có xu hướng giảm (Tiết kiệmbưu điện, Bảo hiểm xã hội).Các hình thức huy động mới như: chứng chỉ tiền gửi,

Ngày đăng: 25/03/2013, 14:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 Tóm tắt kết quả đạt được năm 2007 - Ngân hàng phát triển Việt Nam 25A Cát Linh - Đống Đa – Hà Nội
Bảng 2.1 Tóm tắt kết quả đạt được năm 2007 (Trang 24)
Bảng 2.2 Cơ cấu doanh số cho vay năm 2007 - Ngân hàng phát triển Việt Nam 25A Cát Linh - Đống Đa – Hà Nội
Bảng 2.2 Cơ cấu doanh số cho vay năm 2007 (Trang 32)
Bảng 2.3 Số liệu cấp phát thủy điện Sơn La - Ngân hàng phát triển Việt Nam 25A Cát Linh - Đống Đa – Hà Nội
Bảng 2.3 Số liệu cấp phát thủy điện Sơn La (Trang 35)
Bảng 3.1 Kế hoạch sử dụng vốn tại VDB năm 2008 - Ngân hàng phát triển Việt Nam 25A Cát Linh - Đống Đa – Hà Nội
Bảng 3.1 Kế hoạch sử dụng vốn tại VDB năm 2008 (Trang 39)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w