Tình hình phân cấp

Một phần của tài liệu Ngân hàng phát triển Việt Nam 25A Cát Linh - Đống Đa – Hà Nội (Trang 30 - 46)

- Thực hiện chủ trương đẩy mạnh tìm kiếm dự án mới trong năm 2007, các chi nhánh đã tích cực tuyên truyền, quảng bá chính sách mới đến rộng rãi các chủ đầu tư. Sau khi NHPT ban hành Quyết định số 342/QĐ-NHPT ngày 23/7/2007 về quy định phân cấp, uỷ quyền trong hoạt động tín dụng Nhà nước, 57/62 chi nhánh đã thẩm định và chấp thuận cho vay 209 dự án theo phân cấp

với số vốn vay theo báo cáo thẩm định gần 12.000 tỷ đồng. Tập trung vào hầu hết các ngành nghề: đóng tàu; dược phẩm; nuôi trồng, chế biến nông lâm thuỷ sản; vật liệu xây dựng; xã hội hoá y tế, giáo dục; thuỷ điện; đầu tư phương tiện vận tải; cấp thoát nước...

- Trên cơ sở báo cáo thẩm định của các chi nhánh, NHPT đã có văn bản cảnh báo đối với 73/209 dự án. Nội dung cảnh báo tập trung vào các vấn đề: tính khả thi của nguồn vốn tự có, cho vay vượt phân cấp, thời gian thu hồi vốn, mức vốn cho vay ...

- Một số tồn tại: hồ sơ, báo cáo chi nhánh gửi không đầy đủ nên NHPT hạn chế thông tin để thực hiện giám sát. Nội dung báo cáo thẩm định của nhiều chi nhánh còn sơ sài, không đính kèm bảng tính toán, chưa thực hiện đầy đủ các nội dung cần thẩm định. Một số chi nhánh chỉ gửi báo cáo thẩm định khi có văn bản đề nghị thông báo kế hoạch giải ngân mà không gửi ngay khi thẩm định xong.

- Số vốn giải ngân trong năm của các dự án mới được phân cấp khoảng 1.440 tỷ đồng, chiếm gần 10% số vốn giải ngân trong năm. Các chi nhánh không phát sinh dự án mới trong năm 2007: Đà Nẵng, Sở Giao dịch II.

* Riêng về Hỗ trợ sau đầu tư đạt kết quả như sau:

Đến nay, NHPT đã ký hợp đồng hỗ trợ SĐT 2.784 dự án với tổng số vốn hỗ trợ khoảng 3.533 tỷ đồng. Hiện tại, đang cấp hỗ trợ cho 1.850 dự án với số vốn hỗ trợ theo hợp đồng khoảng 3.340 tỷ đồng. Số vốn đã cấp từ đầu năm 260 tỷ đồng, đạt 65% kế hoạch được giao, bằng 95% kế hoạch NHPT đã thông báo, tăng 31% so với năm 2006. Số vốn cấp trong 15 ngày cuối tháng 12 chiếm hơn 50% số vốn cấp cả năm.

- Số vốn cấp hỗ trợ SĐT đạt thấp tập trung vào các dự án chuyển tiếp. Nguyên nhân:

+ Đối tượng hỗ trợ SĐT thu hẹp. Trong năm 2007 chỉ phát sinh 24 dự án mới. + Hiện nay còn nhiều dự án đang phải khắc phục tồn tại sau kiểm tra vì thế phải tạm dừng việc cấp hỗ trợ sau đầu tư.

+ Một số chủ đầu tư không trả được nợ cho tổ chức tín dụng theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký.

2.2.2 Tín dụng xuất khẩu

- Doanh số cho vay: 9.563 tỷ đồng của 1.753 hợp đồng xuất khẩu, tăng 16% so với năm 2006. Cơ cấu doanh số cho vay như sau:

Bảng 2.2 Cơ cấu doanh số cho vay năm 2007

Theo thị trường Theo mặt hàng Theo loại hình DN Thị trường tỷ trọng Mặt hàng tỷ trọng Loại hình DN tỷ trọng

- Mỹ 11% -Nông-lâm-thuỷ sản 65% - DNNN 45% - Nhật 9% - Thủ công mỹ nghệ 7% - Công ty cổ phần 25% - Châu Âu 27% - Công nghiệp 11% - DN tư nhân 10% - Châu Á 18% - Máy tính 1% - Công ty TNHH 20% - Khác 35% - Gạo 16% - Hợp tác xã 0,05%

(Theo: Báo cáo tổng kết năm 2007 VDB)

- Thu nợ gốc: 6.900 tỷ đồng, giảm 1.500 tỷ đồng so với năm 2006; Thu nợ lãi: 173 tỷ đồng, tương đương năm 2006.

- Dư nợ bình quân: 2.878 tỷ đồng, đạt 115% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 95,8% kế hoạch do NHPT xây dựng.

- Nợ quá hạn 45 tỷ đồng, chiếm 0,8% dư nợ, giảm 58 tỷ đồng so với 31/12/2006. Nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở nhóm hàng nông lâm thuỷ sản (52%), loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH (62%).

Doanh số cho vay xuất khẩu đã được đẩy mạnh đáng kể, đặc biệt là 4 tháng cuối năm do NHPT đã thực hiện các hoạt động quảng bá hình ảnh, tiếp thị chính sách, phân cấp mạnh hơn cho các chi nhánh, đẩy mạnh cho vay theo hạn mức, đơn giản hoá thủ tục vay vốn. Số vốn giải ngân cho chương trình của Chính phủ chiếm tỷ trong lớn trong doanh số cho vay (23%).

Mặc dù NHPT đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tín dụng xuất khẩu năm 2007 do Thủ tướng Chính phủ giao, tuy nhiên doanh số cho vay của NHPT đối với lĩnh vực xuất khẩu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu (kể cả dầu thô của cả nước (1,25%); nếu không tính dầu thô thì tỷ lệ này là 1,5%; nếu chỉ tính trong các mặt hàng thuộc đối tượng NHPT cho vay thì tỷ lệ này là 5,4%. (Tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước khoảng 48.000 triệu USD, doanh số cho vay của NHPT khoảng gần 600 triệu USD).

Công tác thu hồi nợ quá hạn đã được thúc đẩy, quyết liệt và phù hợp với đặc điểm từng khoản nợ, từng doanh nghiệp nên nợ quá hạn đã giảm đáng kể (hơn 56% so với 31/12/2006), đặc biệt là các khoản nợ quá hạn kéo dài.

- Các chi nhánh hoàn thành vượt mức kế hoạch cao và không có nợ quá hạn: An Giang, Long An, Bình Phước, Khánh Hoà, Trà Vinh.

- Vẫn chưa đẩy mạnh được hoạt động cho vay xuất khẩu tại các tỉnh miền núi phía bắc là địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ lẻ và xuất khẩu chủ yếu theo đường tiểu ngạch.

- Lãi suất vay vốn tăng nên không hấp dẫn doanh nghiệp vay vốn.

- Về cơ chế bảo đảm tiền vay: vẫn gặp khó khăn trong quản lý hàng tồn kho, chuyển tiền thanh toán trực tiếp từ ngân hàng nước ngoài về NHPT, chưa có hệ thống xếp hạng khách hàng, hệ thống các biện pháp phòng ngừa rủi ro còn hạn chế.

- Các hoạt động nghiệp vụ chưa được đa dạng, đặc biệt các sản phẩm dịch vụ đi kèm nghiệp vụ cho vay, thanh toán quốc tế chưa triển khai do đó cũng hạn chế thu hút khách hàng.

- Trong năm 2007 mặc dù NHPT đã áp dụng các biện pháp linh hoạt, quyết liệt để thu nợ và giảm nợ quá hạn (giảm 58 tỷ đồng so với 31/12/2006), chiếm 0,8% dư nợ. Nhưng đến nay vẫn còn một số chi nhánh có nợ quá hạn kéo dài (Bắc Ninh, Lâm Đồng, Hà Tây...). Việc thu hồi nợ quá hạn gặp nhiều khó khăn do một số chi nhánh chưa có kinh nghiệm trong xử lý tài sản.

- Các chi nhánh nợ quá hạn kéo dài nhưng đã tích cực thu hồi, giảm nợ quá hạn đáng kể: Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Gia Lai, Đồng Nai, Sở Giao dịch I, Sở giao dịch II.

2.2.3 Cấp phát vốn uỷ thác:

- NHPT đã cấp phát ủy thác khoảng 4.479 tỷ đồng vốn ủy thác. của các Bộ, ngành và Tổng Công ty 2.072 tỷ đồng, Riêng Thủy điện Sơn la: 2.407 tỷ đồng. Số vốn cho vay uỷ thác từ đầu năm: 516 tỷ đồng. Số liệu cấp phát thủy điện Sơn La:

Bảng 2.3 Số liệu cấp phát thủy điện Sơn La Đơn vị: tỷ đồng TT Dự án KH vốn đã giao Lũy kế cấp đến 31/12/07 Cấp năm 2007 tỷ lệ cấp lũy kế /KH giao 1 Dự án nhà máy 5.041 3.800 1.342 75% Vốn TDĐT (4.000 tỷ) 1.620 1.194 2 Dự án di dân TĐC 3.654,5 1.870 969 51% 3 Đường tránh ngập 176 97 97 55% Tổng số 8.871 5.767 2.407

(Nguồn : Báo cáo tổng kết năm 2007 VDB)

Công tác cấp phát uỷ thác đã được các chi nhánh thực hiện theo đúng quy định về thủ tục đầu tư xây dựng và hướng dẫn của các Bộ, ngành, quy định của bên uỷ thác. Công tác kiểm tra và tự kiểm tra nghiệp vụ này cũng đã được chú trọng, tăng cường.

2.2.4 Cho vay lại vốn ODA

Đến nay, NHPT đang quản lý cho vay lại 357 dự án với số vốn vay theo hợp đồng tín dụng đã ký gần 6.700 triệu USD. Số vốn giải ngân từ đầu năm đến nay: 8.729 tỷ đồng, dư nợ: 50.607 tỷ đồng, nợ quá hạn: 276 tỷ đồng, chiếm 0,55% dư nợ, tăng 82 tỷ đồng so với 31/12/2006.

Giải ngân vốn ODA trong năm tăng 70% so với năm 2006, đạt 92% kế hoạch được giao, tốc độ giải ngân tháng cuối năm tăng mạnh.

Công tác thu hồi nợ đạt tốt, 2.330 tỷ đồng nợ gốc và 1.431 nợ lãi (trên 100% kế hoạch năm).

Đánh giá chung: Thời gian qua, các chi nhánh đã thực hiện tương đối tốt công tác quản lý cho vay lại vốn ODA, chấp hành nghiêm túc các quy chế, quy

trình nghiệp vụ. Việc thực hiện báo cáo, thống kê: số liệu chuẩn xác, đảm bảo đúng thời hạn; nhiều vướng mắc trong nghiệp vụ đã được xử lý kịp thời. Một số chi nhánh điển hình thực hiện tốt công tác quản lý cho vay lại vốn ODA: Sở Giao dịch II, Hải Dương, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Ngoài nguồn vốn ODA truyền thống, được sự tín nhiệm của các nhà tài trợ, hiện NHPT đang quản lý cho vay 4 quỹ quay vòng và 6 quỹ ủy thác. Trong đó có 3 tài khoản đặc biệt (dự án năng lượng nông thôn II, cấp nước vệ sinh nông thôn và cấp nước đô thị của WB) đang triển khai tốt. Quỹ đầu tư ngành giống và Quỹ Phà đã kết thúc, kết quả kiểm toán cho thấy NHPT đã thực hiện tốt nhiệm vụ được ủy thác, đảm bảo an toàn vốn và sử dụng vốn hiệu quả.

2.2.5 Cho vay thí điểm

- Số vốn giải ngân đến 31/12/2007: 1.040 tỷ đồng, dư nợ vay là 957 tỷ đồng, thu lãi là 9 tỷ đồng. Tỷ trọng cho vay các dự án/khoản vay như sau:

+ Cho vay để ổn định sản xuất ban đầu đối với các dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước tại NHPT chiếm tỷ trọng lớn (60%);

+ Cho vay bù đắp một phần phần vốn tự có thiếu hụt tạm thời để đầu tư dự án và bù đắp phần vốn huy động khác (20%);

+ Cho vay xuất khẩu các mặt hàng thuộc đối tượng vay TDXK của Nhà nước (1%);

+ Cho vay các đơn vị thi công các công trình/dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước tại NHPT (19%).

Bước đầu công tác cho vay thí điểm của NHPT có tác dụng đó hỗ trợ một phần cho các doanh nghiệp thực hiện các dự án vay vốn TDĐT và các hợp đồng

xuất khẩu theo chính sách của Nhà nước; giúp các Chủ đầu tư giảm áp lực về tài chính. Ngoài ra, công tác này đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhàn rỗi của NHPT, đa dạng hóa hoạt động, tạo nguồn thu để từng bước thực hiện mục tiêu giảm chi phí quản lý của NHPT, giảm sự hỗ trợ của NSNN; tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ trong toàn hệ thống.

Tuy nhiên, một số chi nhánh vẫn còn lúng túng trong việc triển khai thực hiện nghiệp vụ mới này. Cá biệt có Chi nhánh giải ngân khi chưa được thông báo kế hoạch.

Một số vấn đề cần quan tâm như:

- Việc đăng ký và thông báo kế hoạch, quản lý nguồn vốn cho vay thí điểm.

- Công tác giám sát phân cấp

- Lãi suất và cơ chế tiền lương trong công tác cho vay thí điểm

- Cho vay sản xuất ban đầu đối với dự án tín dụng đầu tư trong điều kiện biến động giá cả thị trường.

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.1 Kế hoạch thực hiện năm 2008

Một số chỉ tiêu lớn về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2008: - Tăng trưởng GDP: 8,5%-9%.

- Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội tăng 20%-22% so với năm 2007, chiếm 42% GDP. (Năm 2007 tổng nguồn vốn đầu tư: 464,5 nghìn tỷ đồng).

- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 20%-22% so với năm 2007. (Kim ngạch xuất khẩu năm 2007: 48 tỷ USD)

- Phát hành trái phiếu Chính phủ để đầu tư cơ sở hạ tầng: 35.000 - 38.000 tỷ đồng.

Trong năm 2008 dự báo NHPT sẽ gặp phải một số thách thức chủ yếu: cạnh tranh trong huy động vốn, nguồn nhân lực; yếu tố lạm phát ảnh hưởng đến các chỉ tiêu thẩm định dự án, tiến độ thi công công trình; năng lực quản lý mang tính chuyên ngành; trình độ ứng dụng công nghệ thông tin...

Chính vì thế, toàn hệ thống phải nỗ lực cao nhất để tranh thủ các cơ hội, vượt qua các khó khăn, thách thức, khắc phục các điểm yếu để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao.

Nguồn vốn tín dụng Nhà nước năm 2007, ngoài việc tập trung bố trí cho các dự án chuyển tiếp đã ký HĐTD sẽ chú trọng đầu tư các dự án: đầu tư cơ sở hạ tầng, cấp thoát nước, môi trường, vốn đối ứng cho các dự án ODA, các dự án xã hội hoá y tế, giáo dục, dự án hàng xuất khẩu. Một số chỉ tiêu cụ thể:

Bảng 3.1 Kế hoạch sử dụng vốn tại VDB năm 2008

Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu Kế hoạch TTCP giao Kế hoạch của NHPT Tổng số: 40.280 51.796 1. Tín dụng đầu tư

- Giải ngân (đã bao gồm 550 triệu USD Nhà máy Lọc dầu Dung Quất)

26.900 37.656

- Thu nợ gốc 8.500

- Thu nợ lãi 3.000

2. Cho vay lại vốn ODA

- Giải ngân 9.000 9.000

- Thu nợ gốc 3.000

- Thu nợ lãi 1.500

3. Tín dụng xuất khẩu

- Dư nợ bình quân 4.000 5.100 4. Hỗ trợ sau đầu tư 280 440 5. Bảo lãnh tín dụng đầu tư 100 100

(Nguồn : Báo cáo tổng kết năm 2007 VDB)

Theo dự toán chi ngân sách Nhà nước năm 2008, chi cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho VDB là 960 tỷ đồng.

Để hoàn thành tốt các chỉ tiêu đạt ra có các giải pháp sau

3.2.1. Công tác huy động và sử dụng vốn:

- Để thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao thì trong năm 2008 NHPT cần huy động trên 40.500 tỷ đồng, đảm bảo: Trả nợ vốn huy động đến hạn: 13.800 tỷ đồng; Cho vay tín dụng đầu tư: 18.900 tỷ đồng (gồm 17.000 tỷ đồng dự án chuyển tiếp); Cho vay tín dụng xuất khẩu: cho vay thêm 1.500 tỷ đồng (để đảm bảo dư nợ bình quân 4.000 tỷ đồng; Hỗ trợ sau đầu tư: 440 tỷ đồng (160 tỷ đồng chuyển tiếp và 280 tỷ đồng cấp mới); Dự trữ: 6.000 tỷ đồng.

- Cân đối nguồn để thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao: Vốn gối đầu từ năm 2007 chuyển sang: 11.700 tỷ đồng; Thu nợ: 8.500 tỷ đồng; Huy động mới: 20.000 tỷ đồng; Vốn cấp hỗ trợ sau đầu tư: 440 tỷ đồng. (Không tính 550 triệu USD tiếp nhận cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất và 3.800 tỷ đồng cho vay thí điểm, vốn huy động uỷ thác cho Ngân sách một số địa phương như An Giang, Kiên Giang...)

NHPT đã giao kế hoạch giải ngân tổng thể năm 2008 cho các đơn vị trong toàn hệ thống (28.856 tỷ đồng); để thực hiện được kế hoạch này thì cần thêm hơn 11.500 tỷ đồng. Số vốn này cần được tăng cường huy động từ phát hành Trái phiếu Chính phủ và các hình thức huy động khác của NHPT (Hội sở chính và các chi nhánh). Do vậy, toàn hệ thống cần đẩy mạnh huy động vốn ngay từ đầu năm và thực hiện tốt một số biện pháp sau:

- Hoàn chỉnh cơ chế chính sách và phương án liên quan đến huy động và điều hành vốn nội bộ: Cơ chế phát hành chứng chỉ tiền gửi, mua lại trái phiếu do NHPT phát hành trước hạn; Cơ chế quản lý, điều hành tập trung nguồn vốn gắn với lãi, phí, tiền lương; Cơ chế huy động và sử dụng vốn ngoại tệ.

- Tích cực triển khai ngay từ đầu năm việc huy động vốn trong và ngoài nước từ các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng.

- Tổng kết, đánh giá việc thực hiện huy động vốn thí điểm trong hệ thống, từ đó xây dựng phương án huy động - sử dụng vốn phù hợp với đặc điểm của hệ

Một phần của tài liệu Ngân hàng phát triển Việt Nam 25A Cát Linh - Đống Đa – Hà Nội (Trang 30 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w