0.5 2 Gọi họ và tên bệnh nhân vào phòng chụp, tiếp xúc, giải thích động viên hướng dẫn bệnh nhân tháo bỏ đồ trang sức vùng ngực để bộc lộ vùng cần chụp.. 0.25 4 - Hướng dẫn, hỗ trợ bệnh
Trang 1CÂU HỎI TỰ LUẬN THI TUYỂN KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
I Đề I:
Câu 1: Trình bày quy trình kỹ thuật chụp X - Quang phổi đỉnh ưỡn tư thế trước – sau ?
Câu 2: Trình bày các chỉ định và quy trình kỹ thuật chụp CT – Scanner sọ não ?
II Đề II:
Câu 1: Trình bày quy trình kỹ thuật chụp Schuller một bên ?
Câu 2: Trình bày quy trình kỹ thuật chụp CT – Scanner ổ bụng có tiêm thuốc cản quang ?
ĐÁP ÁN
ĐỂ I Câu 1: Quy trình kỹ thuật chụp X-Quang phổi đỉnh ưỡn tư thế trước sau: (4 điểm)
1
Chuẩn bị dụng cụ:
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy, các hệ thống dây dẫn và cửa ra
vào
- Chuẩn bị phim và lưới chống mờ Cỡ phim: + Trẻ em: 24x30cm.
+ Người lớn: 30x40cm
- Chuẩn bị họ tên bệnh nhân, dấu (P) hoặc (T).
0.5
2
Gọi họ và tên bệnh nhân vào phòng chụp, tiếp xúc, giải thích động viên
hướng dẫn bệnh nhân tháo bỏ đồ trang sức vùng ngực để bộc lộ vùng cần
chụp
0.25
3 Đặt dọc phim và lưới chống mờ trên giá treo phim, chỉnh đường dọc giữa củachùm tia X đi vào giữa phim theo chiều dọc. 0.25
4
- Hướng dẫn bệnh nhân đứng trước giá treo phim, mặt quay về phía bóng
x-quang, lưng quay về phía giá treo phim cách giá treo phim khoảng 30cm
- Hai tay bệnh nhân chống vào hông, khuỷu tay gấp, mềm vai dung sức của
cánh tay đưa vai về phía trước sau đó hướng dẫn bệnh nhân ngả người về
phía sau để lưng tựa sát giá treo phim
- Chỉnh cằm bệnh nhân hơi ngửa, trục cột sống lưng vào giữa phim, chỉnh
cạnh trên Cassette cao hơn phần mềm vai 1,5-2cm sao cho cao hơn đỉnh phổi
khoảng 5cm
0.5
Trang 2Tia trung tâm:
- Bóng x-quang chiếu ngang vuông góc với phim.
- Tia trung tâm khu trú vào điểm giữa thân xương ức.
- Khoảng cách bóng – phim: 1,5m Khu trú chùm tia, đặt tên dấu (P),
(T)
0.5
6 Dặn bệnh nhân giữa nguyên tư thế cùng với đó là việc phối hợp theo nhịp hô (“hít vào - nín thở”, “thở bình thường”) qua loa điều khiển. 0.25
7
Tiêu chuẩn chụp:
- Chọn tiêu chuẩn thông số chụp trên bảng điều khiển đã mặc định theo
từng dòng máy
- Hoặc tiêu chuẩn hằng số chụp cơ bản U = 65-70 Kv, I = 30 mAs.
0.5
8
- Kiểm tra lại các thông số đã chọn cùng hệ thống các nút (núm) trên bảng
điều khiển
- Quan sát bệnh nhân qua cửa sổ kính chì, bật loa điều khiển yêu cầu bệnh
nhân thực hiện nhịp hô “hít vào – nín thở”
- Nhấn nút phát tia khi bệnh nhân đã hít vào tối đa và nín thở tuyệt đối
- Sau khi phát tia yêu cầu bệnh nhân thở bình thường
0.5
9
- Mời bệnh nhân thay đồ, mặc áo, kiểm tra đồ tư trang trước khi ra khỏi
phòng chụp
- Mời bệnh nhân ra ngoài phòng đợi kết quả và mang phim đi tráng rửa hoặc
tiến hành công việc in phim
- Ghi thông tin bệnh nhân vào sổ theo dõi chụp hằng ngày
0.25
10
Đánh giá một phim chụp đạt tiêu chuẩn:
- Xương đòn hai bên được đẩy lên cao ra khỏi lồng ngực và cân xứng hai
bên
- Thấy rõ đỉnh phổi, thùy giữa và chân rãnh liên thùy
- Phim có độ nét, độ tương phản, phim sạch, không bị trầy xước
- Phim có họ tên bệnh nhân, tuổi, giới, ngày tháng năm sinh, ngày tháng năm
chụp, dấu (P), (T)
0.5
Câu 2: Các chỉ định và kỹ thuật chụp CT- Scanner sọ não thường quy: (6 điểm)
Các chỉ định chụp CT- Scanner sọ não: (1 điểm)
- Các bệnh lý về xương hộp sọ.
- Các trường hợp tai biến mạch máu não như nhồi máu hoặc xuất huyết (0.25đ)
- Các bệnh lý về nhu mô não: U não, Áp-xe não, sán não, viêm não … (0.25đ)
- Khảo sát các trường hợp đau đầu kéo dài chưa rõ nguyên nhân (0.25đ)
Trang 3 Kỹ thuật chụp CT- Scanner sọ não: (5 điểm)
1
Chuẩn bị dụng cụ:
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy CT, máy in phim Kiểm tra các
hệ thống dây dẫn và cửa ra vào
- Check máy vào kKiểm tra đường truyền giữa máy chính và các hệ
thống máy trạm
0.5
2
Gọi họ và tên bệnh nhân vào phòng chụp, tiếp xúc, giải thích động viên,
hướng dẫn bệnh nhân tháo bỏ đồ trang sức như khuyên tai, kẹp tóc (nếu có)
vùng đầu để bộc lộ vùng cần chụp
0.5
3 Chọn giá chụp đối với bệnh nhân chụp sọ não cùng gối và tấm đệm chèn 0.25
4
- Hướng dẫn, hỗ trợ bệnh nhân nằm ngửa trên bàn chụp, đầu hướng vào
trong, chân quay ra ngoài, mắt nhìn thẳng, hai chân duỗi thẳng, hai tay xuôi
theo cơ thể, cằm bệnh nhân hơi gập nhẹ sao cho tia X không chiếu trực tiếp
vào mắt
- Sử dụng đai cố định thân người ngang phần khuỷu tay bệnh nhân
- Dùng tấm đệm chèn tương xứng 2 bên tai bệnh nhân và cố định đầu bệnh
nhân với giá chụp
- Nâng bàn chụp lên vị trí thích hợp nhấn nút bật đèn căn chỉnh trên gantry
- Sử dụng đai cố định ngang phần khuỷu tay bệnh nhân
0.5
5
Căn chỉnh bệnh nhân theo dèn tia chiếu:
- Nâng bàn chụp lên vị trí thích hợp, nhấn nút bật đèn căn chỉnh trên gantry
Sử dụng các nút điểu chỉnh bàn và căn chỉnh bệnh nhân sao cho tia dọc trùng
với mặt phẳng đứng dọc của bệnh nhân (đi qua đường nối giữa gian mày và
đỉnh mũi)
Tia ngang trung tâm vừa chớm tóc bệnh nhân (sao cho cách da đầu khoảng
1-1,5 cm)
Dùng tấm đệm chèn tương xứng 2 bên tai bệnh nhân và cố định đầu bệnh
nhân với giá chụp
0.5
6 Dặn bệnh nhân giữa nguyên tư thế trong suốt quá trình chụp 0.25
7 Nhập thông tin và chọn trình chụp:
- Nhập thông tin bệnh nhân trên cửa sổ thăm khám:
+ Họ và tên bệnh nhân, ngày tháng năm sinh, giới, … + Chẩn đoán lâm sàng
- Chọn trình thăm khám “Examination” Sọ não Tùy thuộc vào chẩn
đoán lâm sàng và hướng thăm khám để chọn trình chụp thích hợp
0.75
Trang 4(Phân biệt giữa bệnh nhân “Chấn thương” và các tổn thương nhu mô não khác
- Chọn tiêu chuẩn thông số chụp trên bảng điều khiển đã mặc định theo
từng dòng máy
- Hoặc tiêu chuẩn hằng số chụp cơ bản: Người lớn: U = 120 Kv, I = 380
mAs
8
Tiến hành chụp (thăm khám):
- Kiểm tra lại các thông số đã chọn cùng hệ thống các nút (núm) trên hộp
điều khiển để tiến hành thăm khám
- Quan sát bệnh nhân qua cửa sổ kính chì
- Thực hiện trình chụp định vị Nhấn nút phát tia trên hộp điều khiển khi máy
cho phép phát tia
- Đặt trình thăm khám vào vị trí thăm khám
- Các giới hạn của trình thăm khám :
+ Lấy hết phần mềm vùng đầu đối với giới hạn trước cvà sau
+ Giới hạn trên lấy hết bản ngoài xương sọ hoặc hết phần mềm vùng da đầu
nếu cần
+ Giới hạn dưới lấy hết vùng C2 tương ứng đối với bệnh nhân chấn thương
và hết vùng tiểu não đối với bệnh nhân thăm khám các bệnh lý khác
* Đối với máy CT đơn dãy: Sẽ có 2 trình thăm khám riêng biệt đối với vùng
trên lều và dưới lều tiểu não
- Trình chụp dưới lều tiểu não :
Chọn ma trận chụp với độ dày lát cắt từ 3-5 mm
- Trình chụp trên lều tiểu não:
Chọn ma trận chụp với độ dày lát cắt từ 5-10 mm
- Thực hiện nhấn nút phát tia chụp trên hộp điều khiển khi máy cho phép
phát tia
* Đối với máy chụp CT đa dãy: Chọn 1 trình chụp duy nhất với độ dày lát cắt
tùy chọn sao cho phù hợp với từng bệnh lý Thông thường ta chọn ma trận
chụp với độ dày lát cắt sau tái tạo là 1 mm
- Thực hiện tái tạo ảnh (nếu có):
+ Tái tạo cửa sổ nhu mô não và cửa sổ xương đối với các trường hợp chấn
thương và thăm khám bệnh lý về xương hộp sọ
+ Tái tạo cửa sổ nhu mô não đối với các trường hợp thăm khám bệnh lý liên
quan đến nhu mô não
1
9
- Mời bệnh nhân dậy, kiểm tra đồ tư trang trước khi ra khỏi phòng chụp
- Mời bệnh nhân ra ngoài phòng đợi kết quả và tiến hành công việc in phim
- Ghi thông tin bệnh nhân vào sổ theo dõi hằng ngày
0.25
10 Thực hiện in phim và tiêu chuẩn đánh giá một phim in đạt tiêu chuẩn:
- In phim không được bỏ sót tổn thương trên phim chụp Yêu cầu có đầy đủ
các thông tin về tỷ trọng, kích thước … của tổn thương trên phim chụp
0.5
Trang 5- Dựng hình 3D (nếu có) để mô phỏng tổn thương một cách trực quan trên
phim
- Các cửa sổ được đặt sao cho phin in thể hiện rõ tổn thương cũng như đạt
được dđộ nét, độ tương phản cao
Lưu ý: Trong quá trình chụp CLVT cho người bệnh, người thực hiện thăm
khám còn phải luôn quan sát bệnh nhân, cùng với bác sỹ xử lý kịp thời các
bất thường nếu có trong quá trình thăm khám
ĐỀ II Câu 1: Trình bày quy trình kỹ thuật chụp Schuller một bên: (4 điểm)
1
Chuẩn bị dụng cụ:
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy, các hệ thống dây dẫn và cửa ra
vào
- Chuẩn bị phim và lưới chống mờ Cỡ phim: + Trẻ em: 13x18cm.
+ Người lớn: 24x30cm
- Chuẩn bị họ tên bệnh nhân, dấu (P) hoặc (T).
0.5
2
Gọi họ và tên bệnh nhân vào phòng chụp, tiếp xúc, giải thích động viên
hướng dẫn bệnh nhân tháo bỏ đồ trang sức vùng đầu để bộc lộ vùng cần
chụp
0.25
3
Đặt dọc phim và lưới chống mờ trên bàn chụp, chỉnh đường bóng x-quang
chếch 28-30 độ theo hướng đầu-chân Chỉnh đường dọc giữa của chùm tia X
đi vào giữa phim theo chiều dọc và tia ngang đi ngang giữa phim
Cố định bóng – phim
0.25
4 - Hướng dẫn bệnh nhân nằm sấp trên bàn chụp, 2 tay chống tương ứng trên
bàn
- Chỉnh mặt bệnh nhân quay về phía không cần chụp, tay bên cần chụp xuôi
theo cơ thể, tay bên không cần chụp chống tương ứng trên bàn chụp, cằm
bệnh nhân gập
- Gập vành tai bên cần chụp áp sát với phim
- Chỉnh mặt phẳng (đứng dọc) Mp tưởng tượng đi qua 3 điểm: Ụ lồi củ chẩm,
đỉnh mũi và đường nối gian mày song song với phim
- Chỉnh mặt phẳng đứng ngang vuông góc với phim
0.5
Trang 6- Lót đệm vào vùng ngực – vai phía bên không cần chụp.
5
Tia trung tâm:
- Bóng x-quang chiếu chếch 28-30 độ với phim theo hướng đầu – chân.
- Chỉnh bệnh nhân sao cho tia trung tâm khu trú vào điểm giữa trên lỗ
tai ngoài phía bên không cần chụp 7cm
- Khoảng cách bóng – phim: 0.8 - 1 m Khu trú chùm tia, đặt tên dấu
(P),(T)
0.5
6 Dặn Đề nghị bệnh nhân giữ nguyên tư thế trong quá trình chụp 0.25
7
Tiêu chuẩn chụp:
- Chọn tiêu chuẩn thông số chụp trên bảng điều khiển đã mặc định theo
từng dòng máy
- Hoặc tiêu chuẩn hằng số chụp cơ bản U = 80 Kv, I = 65 mAs
- Khu trú chùm tia vào vùng tai cần chụp (đóng bớt diaphragm)
0.5
8
- Kiểm tra lại các thông số đã chọn cùng hệ thống các nút (núm) trên bảng
điều khiển
- Quan sát bệnh nhân qua cửa sổ kính chì, bật loa điều khiển yêu cầu bệnh
nhân giữ nguyên tư thế
- Nhấn nút phát tia
0.5
9
- Mời bệnh nhân dậy kiểm tra đồ tư trang trước khi ra khỏi phòng chụp
- Mời bệnh nhân ra ngoài phòng đợi kết quả và mang phim đi tráng rửa hoặc
tiến hành công việc in phim
- Ghi thông tin bệnh nhân vào sổ theo dõi chụp hằng ngày
0.25
10
Đánh giá một phim chụp Schuller đạt tiêu chuẩn:
- Phim sáng rõ hệ thống xoang bào chũm không tổn thương.
- Thấy rõ bờ thành lỗ tai trong và lỗ tai ngoài chồng lên nhau và tròn
trên phim chụp
- Phim có độ nét, độ tương phản, phim sạch, không bị trầy xước.
- Phim có họ tên bệnh nhân, tuổi, giới, ngày tháng năm sinh, ngày tháng năm
chụp, dấu (P), (T)
0.5
Câu 2: Kỹ thuật chụp CT – Scanner ổ bụng có tiêm thuốc cản quang: (6 điểm)
1 Chuẩn bị dụng cụ:
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy CT, máy in phim Kiểm tra các
hệ thống dây dẫn và cửa ra vào
- Kiểm tra hệ thống máy tiêm (nếu có), thuốc, tủ thuốc, tủ sấy thuốc
(bao gồm cả thuốc cản quang và thuốc chống sốc phản vệ)
- Check máy vào kKiểm tra đường truyền giữa máy chính và các hệ
0.5
Trang 7thống máy trạm.
2
- Gọi họ và tên bệnh nhân vào phòng chụp, tiếp xúc, giải thích động viên
hướng dẫn bệnh nhân tháo bỏ đồ trang sức vùng cần chụp
- Khai thác tiền sử bệnh nhân, giải thích về việc tiêm thuốc cản quang cho
bệnh nhân
- Cho Đề nghị bệnh nhân thay áo phòng chụp
0.5
3 Chọn giá chụp đối với bệnh nhân chụp ổ bụng và gối đầu cho bệnh nhân 0.25
4
- Hướng dẫn bệnh nhân nằm ngửa trên bàn chụp, thường ưu tiên tư thế chân
vào trước (foot first) hơn là đầu vào trước (head first), chân hướng vào trong,
đầu quay ra ngoài, mắt nhìn thẳng, hai chân duỗi thẳng, hai tay đưa thẳng lên
đầu đặt lên gối tựa
- Nâng bàn chụp lên vị trí thích hợp nhấn nút bật đèn căn chỉnh trên gantry
- Sử dụng đai cố định ngang phần hông bệnh nhân
0.5
5
Căn chỉnh bệnh nhân theo dèn tia chiếu:
- Sử dụng các nút điểu chỉnh bàn và căn chỉnh bệnh nhân sao cho tia dọc
trùng với đường trắng giữabụng
- Tia ngang trung tâm ngang tương ứng 2 núm vú hoặc trên vòm hoành
khoảng 2-3 cm
0.5
6
- Tập thở cho bệnh nhân theo nhịp hô “hít vào-nín thở” Yêu cầu bệnh nhân
phải nín thở tuyệt đối sau nhịp hô nín thở cho đến khi hô bệnh nhân “thở
bình thường”
- Dặn Đề nghị bệnh nhân giữa nguyên tư thế trong suốt quá trình chụp
- Khai thác tiền sử bệnh nhân, giải thích về việc tiêm thuốc cản quang cho
bệnh nhân
- Thực hiện thử test thuốc cản quang (???)
0.25
7
Nhập thông tin và chọn trình chụp:
- Nhập thông tin bệnh nhân trên cửa sổ thăm khám:
+ Họ và tên bệnh nhân, ngày tháng năm sinh, giới, …
+ Chẩn đoán lâm sàng
- Chọn trình thăm khám “Examination” Ổ bụng có tiêm thuốc cản
quang Tùy thuộc vào chẩn đoán lâm sàng và hướng thăm khám để
chọn trình chụp thích hợp
- Chọn tiêu chuẩn thông số chụp trên bảng điều khiển đã mặc định theo
từng dòng máy
- Hoặc tiêu chuẩn hằng số chụp cơ bản: Người lớn: U = 120 Kv, I = 200
mAs
0.75
8 Tiến hành chụp (thăm khám):
- Kiểm tra lại các thông số đã chọn cùng hệ thống các nút (núm) trên hộp
điều khiển để tiến hành thăm khám
- Quan sát bệnh nhân qua cửa sổ kính chì
- Thực hiện trình chụp định vị Nhấn nút phát tia trên hộp điều khiển khi máy
2
Trang 8cho phép phát tia.
- Đặt trình thăm khám vào vị trí thăm khám
- Các giới hạn của trình thăm khám toàn ổ bụng:
+ Lấy hết phần mềm vùng bụng đối với giới hạn 2 bên (phải, trái)
+ Giới hạn trên lấy hết vòm hoành 2 bên
+ Giới hạn dưới lấy hết vùng khớp mu
* Đối với máy CT đơn dãy: Sẽ có 2 trình thăm khám riêng biệt đối với vùng
ổ bụng trên và ổ bụng dưới (vùng tiểu khung)
- Thực hiện thăm khám ổ bụng trên để khảo sát các tạng như: Gan, mật, tụy,
lách, thận …
- Thực hiện thăm khám ổ bụng dưới để khảo sát các tổn thương vùng tiểu
khung như bằng quang, tiền liệt tuyến (nam), tử cung & buồng trứng (nữ) …
* Đối với máy chụp CT đa dãy: Chọn 1 trình chụp duy nhất với độ dày lát cắt
tùy chọn sao cho phù hợp với từng bệnh lý Thông thường ta chọn ma trận
chụp với độ dày lát cắt sau tái tạo là 1 mm
* Thực hiện trình chụp khảo sát các tổn thương trước tiêm
Sau chụp khảo sát trước tiêm báo bác sĩ đọc kết quả test thuốc cản quang
Nếu bệnh nhân đủ điều kiện tiêm thuốc cản quang, tiến hành việc tiêm thuốc:
- Đặt đường truyền tĩnh mạch bằng kim luồn 18 G
- Có thể thực hiện tiêm tay hoặc tiêm máy Thể tích thuốc tiêm (ml)= “Trọng
lượng cơ thể (kg)” x (1 hoặc 1,5) (ml) Tốc độ trung bình 2.5 – 3ml/s
- Đặt các trình chụp vào vùng cần thăm khám
- Theo y lệnh của bác sỹ đọc phim dựa trên chẩn đoán lâm sàng và tổn
thương nghi ngờ mà quyết định thời gian và số lần phát tia sau khi tiêm thuốc
cản quang.Thực hiện phát tia ngay sau tiêm thuốc cản quang Trung bình:
+ Thì động mạch được chụp sau khoảng 25-30s kể từ khi bắt đầu tiêm thuốc
+ Thì tĩnh mach được chụp sau khoảng 45-560s kể từ khi bắt đầu tiêm thuốc
+ Thì muộn: từ trên 2 phút, tùy theo yêu cầu cần chẩn đoán
- Thực hiện tái tạo ảnh (nếu có): tái tạo ảnh trên nhiều bình diện (MPR), ba
chiều (3D), nhu mô, xương hoặc hệ tiết niệu tùy yêu cầu chẩn đoán
+ Tái tạo cửa sổ phần mềm và cửa sổ xương (nếu cần)
9
- Mời bệnh nhân dậy thay quần áo, kiểm tra đồ tư trang trước khi ra khỏi
phòng chụp
- Mời bệnh nhân ra ngoài phòng đợi kết quả và tiến hành công việc in phim
- Ghi thông tin bệnh nhân vào sổ theo dõi hằng ngày
0.25
10
Thực hiện in phim và tiêu chuẩn đánh giá một phim in đạt tiêu chuẩn:
- In phim không được bỏ sót tổn thương trên phim chụp Yêu cầu có đầy đủ
các thông tin về tỷ trọng, kích thước … của tổn thương trên phim chụp
- Dựng hình 3D (nếu có) để mô phỏng tổn thương một cách trực quan trên
phim
- Các cửa sổ được đặt sao cho phinm in thể hiện rõ tổn thương cũng như đạt
được dđộ nét, độ tương phản cao
0.5