1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận cứ khoa học của việc tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế đối ngoại

159 451 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 159
Dung lượng 4,93 MB

Nội dung

Trang 1

MỘT SỐ THAO TÁC CƠ BẢN

DOC TOAN VAN KQNC

©

dé doe ngay hương, Mue phi hop (uhdy chuét oào tên

Chuong, Jue muéu dow

& Su dung cae phim DageUp, PageDown,

inter, phim mai tén trén ban phim hode các biểu tuong

mii tén trén thanh: công cụ để lật trang:

Tools View Window

4Ø + [EI l4 4 b bị

dưới đây để phóng to/Hưt thỏ trang tài liệu:

Trang 2

He

c————mmmmyymrrmrrerxere

*

TẾ

492 H 2 JONG TRINH KHOA HOC CONG NGHE CAP NHA NUGC KX-03 :

ĐỔI MỚI VÀ HỒN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ

VA CO CHE QUAN LY KINH TE

BAO CAO NGHIEN CUU

DE TAI KX-03-12

LUẬN CỨ KHOA HỌC CỦA VIỆC TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ HỒN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH

VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Trang 3

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ KX-03 : ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ

VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ KINH TẾ

LUẬN CỨ KHOA HỌC CỦA VIỆC TIẾP TỤC ĐỔI MỚI -_ VÀ HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH

` R £ °” z A -

VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

ĐỀ TÀI MÃ SỐ KX-03-12

Co quan chu tri dé tai: Viện Kinh Tế Đối Ngoại

Bộ Thương Mại

Chủ nhiệm dề tài : PGS LƯU VĂN ĐẠT

Trang 4

LOI NOI DAU

Kinh tế đối ngoại có vi tri then chốt trong nền kinh tế quốc dân và có vai trò

khá quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 của nước ta

Phát triển kinh tế đối ngoại đúng hướng sẽ có tác dựng to lớn thúc đấu sự

nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước theo hướng cơ cấu lại nền kinh tế quốc dân đạt tới sự tăng trưởng cao và bền vững, làm cho dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh

Công cuộc đối mới đất nước đòi hỏi phải cấp bách đổi mới, hồn thiện các chính sách cũng như cơ chế quản lý kinh tế nói chung, trong đó có kinh tế đối

ngoại nói riêng

Kinh tế đối ngoại bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau như ngoại

thương, hợp tác và đầu tư nước ngoài, viện trợ phát triển (ODA), du lịch quốc tế và

các dịch vụ khác v.v Các hoạt động phong phú và đa dạng của kinh tế đối ngoại mang những sắc thái riêng và có những nét đặc thù so với các lĩnh vực hoạt động

khác trong nền kinh tế

Vì vậy, việc đổi mới, hoàn thiện các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế đối ngoại đòi hổi phải có sự tìm tồi cả về nội dung và hình thức phù hợp với đặc

điểm của lĩnh vực này, đồng thời thích ứng với điều kiện của đất nước đang phát triển nền kính tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có

„ sự quản lớ của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Cần phải nhấn

mạnh rằng Đẳng và Nhà nước ta đã thường xuyên có các Nghị quyết, Quyết định chỉ đạo công tác quản lý kinh tế đối ngoại

Dù vậy, đổi mới các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế đối ngoại ở nước ta vẫn là một công việc mới mẻ, phức tạp và có nhiều khó khăn, kinh nghiệm tích lượ của ta thì cịn rất hạn chế Chúng ta cũng chưa có được một hình mẫu nào đáng tin cậu để có thể đưa vào áp dụng Phép biện chứng của sự vật địi hỏi sự tìm

Trang 5

Công cuộc đổi mới này thực sự khơng có mơ hình để sao chép, nó địi hỏi

các nhà khoa học cũng như quấn lý và các nhà hoạt động thực tiễn phải tập trung trí tuệ nghiên cứu, tim tòi bằng phương pháp khoa học giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế đối ngoại của nước ta hôm nay và cả ngày mai

Chương trình khoa hoc - công nghệ cấp Nhà nước về đổi mới các chính

sách và cơ chế quan lý kinh tế (mã số KX.03) đã nêu lên những yêu cầu cụ thể cho việc nghiên cứu đổi mới, hồn thiện các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế đối

ngoa trong khuôn khổ một đề tài khoa học (mã số KX.03.12) thực hiện trong thời

gian 2 năm Luận cứ khoa học cho việc đổi mới, hoàn thiện các chính sách và cơ

chế quản lý là cái đích mà đề tài cần đạt đến Đây chính là những vấn đề tập trung nhất trong việc xác lập một hệ thống tương đối đầu đủ các quan điểm chỉ đạo thực hiện Có quan điểm rõ ràng và nhất quán sẽ khắc phục tốt hơn tính chấp vá và tắn mạn lâu nay, nâng cao tính hiệu quả của việc hoạch định các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế đối ngoại

Trong các chính sách và cơ chế cũ, một nguyên tắc có tính chất bao trùm và chỉ phối hết thảy là "Nhà nước độc quyền ngoại thương và mọi hoạt động kinh tế đối ngoại" Sự độc quyển như vậy là một trong những nguyên nhân làm trì trệ và cần trở sự phát triển của nền kinh tế nói chung và kinh tế đối ngoại nước ta nói riêng trong mấy thập kỷ Dấu ấn của chính sách và cơ chế đó đến nay vẫn còn khá

rõ, ta phải cố gắng đổi mới tư duy về quản lý và tiếp tục tìm cách tháo gỡ sự cẩn

trở này

Để thực hiện mục tiêu tổng quát như đã nêu trên, nội dung nghiên cứu của

đề tài nàu phải góp phần làm rõ thêm khái niệm về kinh tế đối ngoại, mong đạt tới sự thống nhất về lĩnh vực hoạt động nay Nhận thức thống nhất sẽ là điều kiện _ quan trọng bảo đảm tính đồng bộ và nhất quán trong hoạch định các chính sách và cơ chế quản lý Đáng tiếc là qua hoạt động thực tiễn có thể nhận ra rằng chúng

ta chưa có được nhận thức thống nhất

Đề tài cũng sẽ để cập đến một số vấn để lớ luận tác động đến đổi mới các

chính sách và cơ chế, nêu lên những dự báo về xu hướng phát triển của tình hình

thế giới và quan hệ quốc tế Một trong những nội dung quan trong ma dé tai phải thực hiện là phân tích và đánh giá thực trạng các chính sách và cơ chế quản ló kinh

Trang 6

vững chắc trên con đường Đổi mới Tham khảo, đối chiếu, so sánh kinh nghiệm của các nước trên thế giới đã thành cơng nhiều hay ít, thậm chí chưa thành cơng trong sự nghiệp cải cách kinh tế hay cơng nghiệp hố đất nước của họ cũng là việc làm cần thiết Hơn bất cứ lĩnh vực nào khác, chính ở đây phải tập trung xem xét,

phân tích các nhân tố bên trong và bên ngoài trong mối quan hệ tương tác hữu cơ

của chúng

Rết thúc quá trình nghiên cứu, đề tài cần đưa ra được những kiến nghị về phương hướng và nội dung tiếp tục đổi mới, hồn thiện các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế đối ngoại trong giai đoạn hiện tại cũng như những năm sắp đến

Cơng trình nghiên cứu nàu được một tập thể nhiều nhà khoa học và hoạt

động thực tiễn tham gia thực hiện Đó là những cán bộ chủ chốt hoạt động lâu

năm trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, trên cả phương diện nghiên cứu, quản lý và

đào tạo cán bộ chuyên ngành Đề tài nàu cũng là sự tiếp nối, kế thừa và phát triển

những vấn đề, những kết quả của một số cơng trình khoa học đã được thực hiện ở Viện Kinh tế đối ngoại và một số cơ quan khác Trong q trình nghiên cứu có tham khảo nhiều tài liệu của nước ngoài và của các tổ chức quốc tế có uy tín

Các tài liệu, số liệu sử dụng và trích dẫn trong cơng trình nghiên cứu được chọn lọc từ những nguồn có độ tin cậy tương đối cao

Sản phẩm khoa học chính của cơng trình nghiên cứu gồm có : 1 Báo cáo tổng hợp cơng trình

2 Báo cáo tóm tắt cơng trình

Trang 7

BAN CHU NHIEM DE TAI KX.03.12 :

- PGS Lưu Văn Đạt, Cố vấn Bộ trưởng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế đối

ngoại, Chủ nhiệm Đề tài

- PGS, PTS Lê Nhật Thức, Viện trưởng Viện Kinh tế Đối ngoại, Phó Chủ nhiệm

Đề tài

- PGS, TS Duong Van Long, Phé Viện trưởng Viên Kinh tế Đối ngoại, Phó Chủ

nhiệm kiêm Thu ky Dé tai

CHU NHIEM CAC DE TAI NHANH :

- PGS, PTS Tô Xuân Dân, chủ nhiệm Bộ môn kinh tế đối ngoại, Đại học KTQD Hà Nội, Chủ nhiệm Đề tài nhánh KX.03.12.01

-PGS, PTS Bùi Xuân Lưu, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, Chủ

nhiệm Đề tài nhánh KX.03.12.02

-PTS Lưu Bích Hồ, Viện trưởng Viện Kế hoạch dài hạn và PBLLSX, Chủ nhiệm Đề tài nhánh KX.03.12.03

-PTS Nguyén Tran Qué, Truéng phong, Vién Kinh tế thế giới, Chủ nhiệm Để tài nhánh KX.03.12.04

- Đ/c Trần Gia Hiền, Vụ trưởng Vụ Thương nghiệp và Kinh tế đối ngoại, Ban Kinh tế Trưng ương, Chủ nhiệm Đề tài nhánh KX.03.12.06

- PGS Nguyễn Anh Lân, Thiếu tướng, Viện trưởng Viện 70, Tổng cục lI,

Bộ Quốc phòng, Chủ nhiệm Đề tài nhánh KX.03.12.08

- Đề tài nhánh KX.03.12.05 và.03.12.07 do Ban chủ nhiệm Đề tài thực hiện

CÁC CỘNG TÁC VIÊN CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI KX.03.12 :

ˆ - Đc Võ Đông Giang, Nguyên Bộ trưởng Chủ nhiệm U ban Quan hệ kinh tế đối ngoại

- Đ/c Vũ Quang Tuyến, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương - PGS Dương Thông, Trung tướng, Bộ Nội vụ

Và nhiều đồng chí cộng tác viên trực tiếp tham gia nghiên cứu ở các đề tài

Trang 8

CHUONG I

MOT SO VAN DE LY LUAN TAC DONG DEN DOI MOI,

HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

L QUOC TE HOA DOI SONG KINH TE - MOT XU THE KHACH QUAN CUA

THO! DAI, MOT VAN DE CO TINH QUI LUAT

1 Quan điểm chung của nhiều học giả thế giới, xét dưới góc độ lực lượng

sẵn xuất, thời đại ngày nay mang dấu ấn sâu sắc của cuộc cách mạng khoa học -

công nghệ là thời đại từ nền văn minh công nghiệp chuyển sang nền văn minh hậu công nghiệp, trong đó, trí tuệ có ý nghĩa quyết định

Trong bối cảnh đó, quốc tế hoá đời sống kinh tế là một xu thế khách quan,

một vấn đề mang tính qui luật đối với mọi quốc gia

2 Quốc tế hoá đời sống kinh tế là một quá trình, xuất hiện kể từ khi các

quan hệ kinh tế vượt ra ngoài biên giới các quốc gia.(1)

Quốc tế hoá đời sống kinh tế gắn liên với sự phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế Các quan hệ nàu đã phát triển về chiéu rộng và chiều sâu, từ thấp đến

cao, từ đơn giản đến phức tạp

(1) Các Mác : "Không cịn nghỉ ngờ gì nữa, các cuộc cách mạng lớn diễn ra

trong thương nghiệp ở thế kỷ 16 và 17 gắn liền với sự phát triển về địa lý và dẫn

tới sự phát triển nhanh chóng thương nhân là một trong những yếu tố cơ bản thúc đẩy phương thức phong kiến chuyển mau sang phương thức sản xuất tư bản chủ

nghĩa"

Trang 9

Quan hệ mậu dịch quốc tế xuất hiện sớm nhất, đã phát triển nhanh chóng và đã có qui mơ tồn cầu

Từ lĩnh vực lưu thông, quan hệ kinh tế chuyển sang các lĩnh vực :

a) Sdn xuất quốc tế, trong đó, xuất khẩu tư bản, xuất khẩu công nghệ, lao động, đầu tư trực tiếp là những hình thức phổ biến ;

b) Tài chính - tín dụng quốc tế;

¢) Cac dịch tụ quốc tếtgìao thơng vận tải, thơng tin liên lac v.v )

3 Quốc tế hoá đời sống kinh tế do sự phát triển lực lượng sẵn xuất và sự

phân công lao động quốc tế quuết định là quá trình tập trung sẵn xuất một số sẵn

phẩm hoặc cung ứng một số dịch vụ nào đó vào một hoặc nhiều quốc gia nhất

định trên cơ sở những lợi thế của mình Tham gia sự phân công lao động quốc tế không những đáp ứng nhu cầu của quốc gia mình, mà cịn đáp ứng cả nhu cầu của

các quốc gia khác, thông qua sự trao đổi quốc tế

Trong thời kỳ đầu, sự phân công lao động quốc tế bất nguồn từ sự khác biệt về điểu kiện lý nhiên giữa các quốc gia (đất đai, tài nguyên thiên nhiên, khống sản, khí hậu ) Đó là #ể để qr nhiên của sự phân công lao động quốc tế và là cơ sở của sự trao đối hàng hoá giữa các quốc gia trong thời kỳ sơ khai Các

nước cung cấp cho nhau, trao đổi với nhau những nguyên liệu, những sản phẩm

đặc thù do các lợi thế tự nhiên mang lại

Trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất, giữa các quốc gia xuất hiện những khác biệt về trừnh độ kỹ thuật và công nghệ, nấu sinh sự chênh lệch về năng suất lao động, chất lượng và giá thành sản phẩm

Trong bối cảnh đó, một sự phân công lao động quốc tế mới ở trình độ cao

hơn lại được hình thành Mỗi nước, mỗi nền kinh tế quốc gia phát huy những lợi

thế mới đó để sẵn xuất những hàng hoá hoặc tạo ra những dịch vụ, có chất lượng

cao hơn với giá thành hạ nhằm trao đối với những hàng hoá và dịch vụ không tự

sẵn xuất ra được, hoặc nếu như phải sản xuất thì giá thành sẽ cao hơn hoặc chất

Trang 10

4 Yếu tố quan trọngtác động đến sự phân công lao động quốc tế là cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, động lực thúc đẫu quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới

Sự phân công lao động trong nội bộ ngành trở thành cơ sở chủ yếu của sự

phân công lao động quốc tế

Cách mạng khoa học - công nghệ thúc đấy sức sản xuất tang nhanh, làm

cho hàng hoá vượt nhanh ra khỏi biên giới quốc gia Sản xuất ngày càng được xã

hội hoá cao trên phạm vi thế giới

5 Phân công lao động quốc tế tất yếu dẫn đến sự chuuên môn hoá, hợp tác

hoá quốc tế Trạng thái vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, hai mặt đối lập của một thể

thống nhất, xuất hiện Giữa các nước, hình thành sự tườ thuộc lẫn nhau, với mức

độ khác nhau

Phân công lao động quốc tế càng mở rộng thì chuyên mơn hố, hợp tác

quốc tế càng sâu sắc, mậu dịch quốc tế càng có điều kiện phát triển nhanh

Do đó, sự kh) thuộc giữa các nên kinh tế quốc gia, là mét it yếu khách quan và là hệ quả của sự phát triển lực lượng sản xuất, phân công lao động quốc tế, gắn với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ (chủ yếu từ thế kệ thứ 17, khi chủ nghĩa tư bản ra đời) Tuy nhiên, sự tuỳ thuộc lẫn nhau #hông đồng nghĩa với lệ thuộc một chiều Nó khơng mâu thuẫn, không đối lập với độc lập và chủ quyền quốc gia, đặc biệt là với quyền các dân tộc được lựa chọn con

_ đường phát triển riêng của mùun Trái lại, nó phải gắn với độc lập chủ quyền trong một thể thống nhất Mức độ và tính chất của sự tu thuộc hoàn toàn do trình độ phát triển kinh tế, phát triển khoa học - công nghệ và đường lối chính sách của các

nước hữu quan quyết định

Bản thân sự tham gia phân công lao động quốc tế, tham gia chun mơn

hố và hợp tác quốc tế đã là sự phủ định quan điểm tự cấp tự tíc và chính sách

khép kín đóng cửa, là sự phủ định phương châm "tự lực cánh sinh" (hiểu theo nghĩa

Trang 11

đồng thời trong một ý nghĩa nhất định đó cũng là sự phủ định chiến lược "thay thế

nhập khẩu"

6 Từ lập luận trên, chúng tôi cho rằng :

a) Xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế là không thể đảo ngược được và

không một quốc gia nào có thể đứng ngồi sự trao đổi và phân công lao động

quốc tế mà có thể tồn tại và phát triển bình thường được

b) Đường lối, chiến lược, chính sách kinh tế đối ngoại có tác động sâu sắc

đến nhịp độ tăng trưởng kinh tế

Có thể khẳng định rằng nếu một nước có đường lối và chính sách thích

hợp, có những quyết sách đúng, sẽ có thể đưa quốc gia đó phát triển nhanh Lấy ví dụ như Nhật Bản là một nước khơng có mấy tài ngun thiên nhiên, kinh tế bị kiệt quệ sau Đại chiến lần thứ Hai, chỉ sau vài chục năm đã trở thành một cường quốc

kinh tế hàng đầu trên thế giới Hoặc những nước và lãnh thổ vốn lạc hậu về kinh tế và khoa học - kỹ thuật như Đài Loan, CHÍ Triểu tiên, Singapore đã trở thành những nước công nghiệp mới trong thời gian 20 - 25 năm

R6 ràng các nước và lãnh thổ kể trên đã biết dựa vào kinh tế thế giới, thị trường thế qiới, đã tham gia một cách sâu rộng vào sự trao đổi và phân cơng lao

động qc tế và trên cơ sở đó, họ đạt được nhịp đọ tăng trưởng kinh tế một cách

bền chắc, đồng thời vẫn giữ vững độc lập, chủ quyền và bản sắc dân tộc của mình c) Trong diéu kiện của nước ta khi trình độ phát triển kinh tế và khoa học -

kỹ thuật còn thấp, còn lạc hậu so với nhiều nước đang phát triển khác, đang tụt

_ hậu so với những nước và lãnh thổ công nghiệp mới (NIEs), ta cần căn cứ vào những vấn để có tính qui luật trong quan hệ kinh tế quốc tế đã được tổng kết như hợp tác và cạnh tranh, chuyên mơn hố và hợp tác quốc tế, tuỳ thuộc lẫn nhau v.v , để tìm cách đạt được nhịp độ tăng trưởng cao và bền vững, từng bước thu hẹp sự chênh lệch giữa nước ta và các nước khác về trình độ phát triển kinh tế và

khoa học - công nghệ Chính ở đâu việc phát triển ngoại thương, mở rộng kinh tế

đối ngoại phải được coi là một 'quốc sách, một chính sách lớn của Nhà nước, một

biện pháp cơ bân để phát triển kinh tế, xâu dựng đất nước, không những trước mắt

Trang 12

Nhằm mục tiêu trên, chính sách và cơ chế quản lý kinh tế đối ngoại phải đáp ứng yêu cầu :

- Tham gia sâu rộng vào sự trao đổi và phân công lao động quốc tế (thế giới và khu vực), một cách có biệu quả ;

- Hợp tác uà cạnh tranh, trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi với các đối thủ và đối tác trong khu vực và trên thế giới

Kính tế thế giới là một thể thống nhất do các nên kinh tế quốc gia và những thực thể kinh tế độc lập hợp thành Do đó, tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia về kinh tế và khoa học - công nghệ, hội nhập nên kính tế quốc gia vào nên kủnh tế thế giới là một tất yếu khách quan nhưng đồng thời ta phải bảo đảm độc lập, chỉ quuền, giữ gìn bắn sắc dân tộc và theo định hướng XHƠN, chống sự Ủ lại và lệ

thuộc vào nước ngoài như những thập kỷ vừa qua

II TOÀN CẦU HOÁ VÀ KHU VỰC HOÁ KINH TẾ

1 Quốc tế hoá đời sống kinh tế, phân công lao động quốc tế là én dé co’

bắn của sự ra đời kinh tế thế giới và thị trường thế giới

Là một phạm trù kính tếbao gồm các nên kinh tế quốc gia có quan hệ với

nhau, tuỳ thuộc và tác động lẫn nhau, thông qua các quan hệ kinh tế quốc tế, kh tế thế giới xuất hiện ở một giai đoạn lịch sử nhất định, trong những điều kiện kinh

tế - xã hội nhất định, khi lực lượng sẵn xuất và quan hệ sẵn xuất xã hội phát triển

trên qui mô thế giới

Cùng với sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật, sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự phân công lao động quốc tế, dần dân các quốc gia và lãnh thổ đều gia

nhập vào nền kinh tế thế giới, tham gia thị trường thế giới Hệ quả là các nền kinh tế quốc gia đều chịu sự tác động qua lại của nần kính tế thế giới và thị tường thế giới ở những mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm, trình độ phát triển kinh

Trang 13

2 Tồn cầu hố kinh tế là một khái niệm mới, chưa định hình và xung

quanh vấn để này còn những quan điểm khác nhau

Có quan điểm cho rằng tồn cầu hố là sự xác định chương trình hành

động thống nhất mang tính tồn cầu nhằm những mục tiêu nhất định và tuân theo những nguyên tắc thống nhất (ương trình hành động thống nhất này bao gỗm các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, phái phù hợp với các qui luật khách quan, trong

đó lực lượng sẵn xuất, với một trình độ khoa học - công nghệ cao, mang tính tồn cầu quyết định Chương trình hành động thống nhất không lệ thuộc vào chính

sách của bất kỳ một siêu cường kinh tế hoặc Trung tâm kinh tế lớn nào (như Mỹ,

Nhật, Tây Âu hoặc Nhóm G7)

€6 quan điểm khác cho rằng tồn cầu hố kinh tế khơng thể ¿ách rời chính

sách của các Trung tâm kinh tế lớn đang chỉ phối nền kinh tế thế giới

Chúng tơi quan niệm rằng tồn câu hoá kinh tế bắt nguồn từ xu thế quốc tế

hoá đời sống kinh tế, là một giai đoạn phát triển của quốc tế hoá đời sống kinh tế”

Đến giai đoạn này, đời sống kinh tế về nhiều mặt, không chỉ dừng lại ở qui mô khu

vực Nhiều vấn đề của đời sống kinh tế chỉ có thể giải quyết ở qui mơ tồn cầu mà thôi, trên cơ sở sự hợp tác của các quốc gia, không phân biệt trình độ phát triển,

khơng phân biệt chế độ chính trị - xã hội

Hệ quả là các quốc gia phải liên kết với nhau, với mức độ khác nhau, tuỳ

thuộc vào điều kiện của từng nước

Là một xu thế khách quan, tồn cầu hố kinh tế không thể phụ thuộc vào ý chí của các Trung tâm kinh tế lớn Tuy nhiên do vị trí đặc biệt của các Trung tâm ˆ này trong nền kinh tế thế giới và thị trường thế giới, nên chính sách của các Trung tâm đương nhiên có ảnh hưởng lớn đến chiều hướng và nội dung toàn cầu hố kinh tế

Nội dụng tồn cầu hố kính tếlà hình thành một thị tường thế giới thống

nhất, một hệ thống tài chính, tín dụng tồn cầu, là sự phát triển và mở rộng phân công lao động quốc tế theo chiều sâu ; là sự phát triển, mở rộng giao lưu kinh tế,

Trang 14

các vấn đề kinh tế - xã hội có fính tồn cầu như vấn đề dân số, tài nguyên thiên nhiên, bảo uệ môi trường sinh thái v.v

Phù hợp với nội dung toàn cầu hoá kinh tế là việc xác lập các định chế kinh

tế - tài chính quốc tế, với những qui tắc chung mà các quốc gia có thể chấp nhận

được ; là việc hình thành thành các /ố chức kinh tế - tài chính quốc tế, các công tụ da quốc gia

3 Khu vực hoá kinh tế, một xu thế xuất hiện từ thập kỷ 50, đã nhanh

chóng phát triển về chiều rộng và chiều sâu, với qui mô khác nhau, với hình thức

và nội dung liên kết đa dạng

Trong khi đồn câu hố kính tế được thực hiện trên qui mơ đồn cầu, mang

tính ống thể, có tính chất chỉ phối các quan hệ kinh lế giữa các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị - kinh tế - xã hội, không phân biệt trình độ phát triển

thì khư ưực hố kinh tế chỉ diễn ra trong một không gian nhất định

Khu vực hóa kinh tế, thực chất là sự liên kết kinh tế khu vực, thường diễn ra

đối với những quốc gia trong cùng một khu vực địa Jj, với mức độ hợp tác, liên kết kinh tế khác nhau, tuỳ thuộc vào chính sách của các quốc gia đó trong từng giai đoạn phát triển nhất định

Hình thức lên kết kinh tế khu vực rất phong phú và đa dạng, chẳng hạn như :khu vực mậu dịch tự do, đồng minh thuế quan, đồng mỉnh kinh tế, đồng minh

tiến tệ, thị trường chung v.v Điểm chung nhất của khu vực hoá kinh tế là nhằm

mục đích hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, từng bước xố bơ những cân

trở trong việc di chuyển tư bản, lực lượng lao động, hàng hoá,, dịch vụ , tiến tới #7

do hoá hoàn toàn những di chuuến nói trên giữa các thành viên trong khu vực

Hiện nay, đã hình thành nhiều khối lên kết khu vực và liên khu vực ở các

châu Trong đó, tiêu biểu là :

a) Công đồng kinh tế châu Âu (EEC) hoặc khối Thị trường chung, thành lập

Trang 15

đến 28,3% của GNP thế giới, doanh số ngoại thương (kể cả buôn bán giữa các

nước EEC) chiếm đến 39,5% tổng doanh số ngoại thương thế giới

Từ 1-1-1993, các nước hội viên EEC đã xoá bỏ hàng rào thuế quan, ty do hoá việc di chuyển hàng hoá, dịch vụ, tư bản, lao động giữa các nước thành viên và

đang xây dựng một điý tường tiên tệ thống nhất Hiện nay, EEC đã chuyển thành Liên minh châu Âu - (EU) ưới 12 thành viên và sắp tới có thể trở thành 16 thành

viên (đang xem xét kết nạp thêm 4 nước : Nauy, Thuy Điển, Phần Lan va Ao) b) H6i méu dich ty do chau Âu (EFTA) thành lập năm 1959, gồm 6 nước công nghiệp phát triển Bắc và Trưng Âu

Từ 1-1-1993, Liên hiệp thuế quan EEC và EFTA bắt đầu xây dựng “hông

gian châu Âu (EES) nhằm hình thành một thị trường thống nhất, gồm 380 triệu dân, chiếm trên 40% ngoại thương thế giới

c) Khu ưực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTAI) thành lập năm 1992, bao gồm Mỹ, Canada và Mêhicô

NAFTA từng bước xoá bỏ hàng rào thuế quan giữa 3 nước (trong vòng 15

năm), nhưng không xâu dựng thị trường tiền tệ thống nhất

d) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 6 thành viên

Hiệp hội ASEAN chủ trương thành lập một khu vực mậu dịch tự do trong vòng 15 năm (AFTA)

V.V

Giữa các nước đang phát triển đã hình thành lên 12 khối liên kết kinh tế,

trong đó có 4 khối ở châu Mỹ la tĩnh và 4 khối ở châu Phi

Sự liên kết kinh tế giữa các nước đang phát triển, ngoài mục tiêu hợp tác,

hỗ trợ nhau cùng phát triển, còn nhằm mục tiêu chống lại chính sách bảo hộ mậu

Trang 16

Gần đây, xuất hiện thêm xu hướng liên kết rộng lớn giữa các quốc gia có

trình độ phát triển khác nhau uà thể chế chính trị khác nhau như Diễn đàn hợp tác

kinh tế châu Á - Thái bình dutong (APEC) tiao gồm 17 nước

4 Khu vực hố kinh tế có mặt thống nhất nhưng cũng có mặt mâu thuẫn với tồn câu hố kinh tế, !uy nhiên không thẻ tách khỏi hoàn toàn cái này ra khỏi

cái kia l

Sự ra đời của khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), sự hình thành thị

Thị trường thống nhất của Liên minh châu Âu (EU) có khả năng làm cho mâu

thuẫn giữa 3 Trung tâm kinh tế thế giới thêm gay gắt

Tưy nhiên khu vực hoá kinh tế khơng thể tách biệt tồn cầu hoá kinh tế va

phải có sự kết hợp giữa tồn cầu hố và khu vực hoá kinh tế Có những vấn đề có tính toàn cầu, những qui tắc, luật chơi chung mà bất kỳ lên kết khu vực nào cũng phải tính đến Đồng thời, những vấn đề đặc thù có thể là đối tượng của sự liên kết

khu vực

5 Thực tế cuộc sống đã chứng minh rằng luận điểm thịnh hành trước đây ở các nước XHCN về việc phân chia thi trường thế giới thành 2 thị trường XHƠN và TECN là khiên cưỡng, khơng có cơ sở lớ luận và thực tiễn Đã là thị trường thì ở đó đều phải có sự vận động của hàng hố trên thực chất, có hành vi mua - bán, có sự

biệt lập giữa người bán và người mua, nghĩa là có sự hoạt động của những qui luật chung nhất về thị trường

6 Đối với nước †a, sự tham gia trao đổi và phân công lao động quốc tế còn ở giai đoạn sơ khai, chính sách và cơ chế quản lớ kinh tế đối ngoại vừa phdi tinh

đến xu hướng tồn cầu hố kinh tế vừa phải tính đến xu hướng khu vực hoá kinh t& dang diễn ra trong khu vực châu Á - Thái bình dương, đặc biệt trong khu vực

Đông Nam Á phải đổi mới các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế một cách thích

hợp và khẩn trương để có điêu kiện tốt tham gia các Công ước quốc tế (như Hiệp định GATT), gia nhập các tổ chức hợp tác và liên kết kinh tế quốc tế cũng như khu

vực (như Hiệp hội ASEAN) v.v

Tham gia các công ước và các tổ chức quốc tế là một tất yếu, đồng thời phù hợp với lợi ích quốc gia Tuy nhiên để hạn chế các mặt khơng có lợi, phải chuẩn bị

Trang 17

các tiên dé cần thiết Đó là điêu kiện để tham gia có hiệu quả vào các Công ước và tổ chức quốc tế

II LÝ THUYẾT "LỢI THẾ SO SÁNH"

1 Tư tưởng kinh tế về "Lợi thế tuyệt đốt"

Adam Smith (1723 - 1770) nha kinh tế học cổ điển tiêu biểu người Anh,

trong tác phẩm "Nghiên cứu bản chất và nguyên nhân sự giàu có của dân tộc",

phát hiện ra rằng lợi ích thương mại quốc tế mang lại cho các quốc gia bắt nguồn từ nguyên tắc phân công Là nhà kinh tế đầu tiên trên thế giới nhận thức chun mơn hóa (ơng gọi là phân công quốc tế), tiến bộ kỹ thuật và đầu tư là những động

lực của phát triển kinh tế Adam Smith đã phê phán những mặt hạn chế cửa lý

thuyết chủ nghĩa trọng thương và chứng minh rằng mậu dịch đã giúp cho các nước

tham gia qúa trình này tăng được giá trị tài sản của mình (hiểu theo nghĩa lợi tức

thu được) trên nguyên tắc phân công quốc tế Adam Smith cho rằng mỗi quốc gia cần chun mơn hố những ngành sản xuất mà họ có 7? thế muệt đốf"và quan niệm tiêu chuẩn quyết định cho sự lựa chọn ngành cần chun mơn hố trong phân công quốc tế /à những điêu kiện tự nhiên về địa lý và khí hậu chỉ nước đó mới

có mà thơi Nói cách khác,.theo ơng, sự khác nhau về điều kiện tự nhiên là nguuên

nhân của mậu dịch quốc tế và quuết định cơ cấu mậu dịch quốc tế

Cũng theo Adam Smith, mọi người đều có lợi khi tập trung vào sẵn xuất để

trao đổi các sản phẩm có lợi thế hơn người láng giềng và có thể dùng một phần

tiền bán các sẵn phẩm để mua sẵn phẩm cần thiết cho mình

Từ lập luận trên, Adam Smith chủ trương phải #7 do kính doanh Vì — mỗi cá nhân và doanh nghiệp đều có mục đích thu lợi nhuận tối đa, do vậy cho phép tự

do kinh doanh sẽ đem lại lợi ích cho toàn xã hội

Adam Smith cũng đã từng nhấn mạnh : nguồn gốc sự giàu có của nước Anh

khơng phải là ngoại thương, mà là công nghiệp, mặc dù ngoại thương cơ một vai

trị cực kỳ quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước Anh

2 Thuyết về "Lợi thế so sánh"

Trang 18

Năm 1815 (tức 40 năm sau), trong tác phẩm "Tiểu luận về buôn bán ngoại

- thương ngũ cốc", nhà kinh tế R Forrens đã phát triển tư tưởng "Lợi thế tuyệt đối" thành tư tưởng "Lợi thế tương đối" hoặc "Lợi thế so sánh”.Hai năm sau, David

Ricardo lai phat trién a tưởng "lợi thế so sánh" nàu thành “hưyết Tợi thế so sánh",

hoặc cũng được gọi là quí kiật Tợi thế tương đốf"(Những nguyên lý của kinh tế học chính trị và thuế khoái)

Cơ sở của lý thuyết nàu chính là luận điểm của D Ricardo về sự khác biệt

giữa các nước không chỉ uề điều kiện tự nhiên mà còn về điều kiện sẵn xuất nói

chung Điêu đó có nghĩa là về nguyên tắc, bất kỳ quốc gia nào cũng có thể tiến hành sản xuất mọi sẵn phẩm, dù có hau khơng có những điều kiện tự nhiên , khí

hậu phù hợp

Chính sự so sánh chỉ phí sản xuất của sẵn phẩm này với chỉ phí sản xuất

của sản phẩm khác đã cho phép kết luận rằng một quốc gia không nên sẵn xuất tất cả mọi sản phẩm, mà chỉ nên tập trung uào sẵn xuất một số sẵn phẩm có chí

phí uề các 'điều kiện sẵn xuất" thấp nhất Thông qua việc mở rộng sẵn xuất các

sẵn phẩm chun mơn hố, một nước có thể trao đổi những sản phẩm của mình với những sẵn phẩm của nước khác

Theo ý niệm của thuyết "Lợi thế so sánh", chun mơn hố quốc tế khơng nhất thiết địi hỏi phải có "lợi thế tuyệt đối", nó chỉ địi hỏi đạt được lợi thế tương

đối mà thôi

Luận thuyết Forrens - Ricardo về "lợi thế tương đối" mới chỉ ra cơ sở và

_ nguyên tắc của sự trao đổi và phân công lao động quốc tế, mà chưa chỉ ra được trên thực tế cơ chế hoạt động của nguyên Jú Tợi thế tương đối như thế nào

Vào những thập kở đầu của thế ký 20, dưới tác động của nhiều nhân tố,

trước hết là cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, kinh tế thế giới và phân công lao

động quốc tế có những biến đổi sâu sắc

Vào năm 1919 và năm 1935,hai nhà kinh tế Hers và Olin đã hoàn chỉnh lớ

thuyết "lợi thế so sánh", chỉ ra cơ chế hoạt động qui luật "lợi thế tương đối", bằng

Trang 19

định để về sự cân bằng giá cả của các yếu tố sẵn xuất Theo Hers và Olin, các yếu - tố sản xuất bao gồm : lao động, đất đai và tư ban (1)

Căn cứ vào các yếu tố sản xuất, ngày nay các ngành kinh tế được phân

thành 4 loại :

a) Ngành có hàm lượng lao động cao; bì Ngành có hàm lượng vật liệu cao;

c) Ngành có hàm lượng vốn đầu tư cao;

d) Ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ cao

Căn cứ vào yếu tố sẵn xuất, các quốc gia được phân thành 2 nhóm :

a) Nhóm các quốc gia có lợi thế về nguồn lao động và tư liệu sản xuất và

điều kiện tự nhiên (đất đai, tài nguyên thiên nhiên, năng lượng ); b) Nhóm các quốc gia có lợi thế về vốn, khoa học và công nghệ;

Căn cứ vào vai trò và hiệu quả sinh lợi, các ngành kinh tế được phân chia

thành 2 loại :

a) Ngành có khả năng tạo ra hiệu quả sinh lợï là những ngành có tác dụng thúc đấu sự phát triển của các ngành khác hoặc tạo ra sự tiến bộ kỹ thuật chưng của cả nước như các ngành điện tử, chế tạo máu, hoá chất, luyện kim v.v

Các ngành có hàm lượng lớn về uốn, khoa học - công nghệ là những ngành có khả năng tạo ra hiệu quả sinh lợï cao

bị Những ngành khơng có khả năng tạo ra hiệu quả nói trên như ngành

nông nghiệp, ngành công nghiệp khai thác v.v

(1) Theo Hers va Olin :

- Lao động gồm cả lao động bằng thể lực và lao động bằng trí lực

(bao gồm đội ngũ chuyên gia khoa học - kỹ thuật)

Trang 20

3 Luận thuyết về "lợi thế so sánh" lâu nay chưa được các nhà kinh tế của ta

quan tâm nghiên cứu đây đủ và phát triển sâu thêm

Chúng tôi cho rằng luận thuyết này là có căn cứ khoa học, nó đã được thực tiễn kiếm nghiệm và cần được nghiên cứu van dung một cách sáng tạo vào điều

kiện cụ thể của nước ta trong q trình đổi mới các chính sách ngoại thương và

kính tế đối ngoại và phải được coi đầu là một căn cứ quan trọng trong việc nghiên

cứu chuuển dịch cơ cấu xuất khẩu và nhập khẩu (hàng hoá và dịch vụ) , trong việc xem xét các dụ án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI,

TV LUẬN ĐIỂM VỀ NHÀ NƯỚC ĐỘC QUYỂN NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁC QUAN HỆ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHÁC

1 Trong mơ hình xây dựng chủ nghĩa xã hội trước đầu ở Liên Xô (cũ), nguyên tắc Nhà nước độc quyền ngoại thương là cơ sở cho việc vạch kế hoạch, chỉ

đạo thực hiện, quản lợ hoạt động và tổ chức kinh doanh ngoại thương

Nguyên tắc đó được ghi rõ trong Hiến pháp của Liên Xô (cũ) và Hiến pháp của hầu hết các nước thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) trước đâu

ˆ Điều đó có nghĩa là sự độc quyền của Nhà nước về ngoại thương được

khẳng định về mặt pháp lú Độc quyền của Nhà nước đối với ngoại thương đã trở thành một qui phạm pháp luật có tính bắt buộc

Chương trình tổng hợp về liên kết kinh tế XHCN từng được HĐTTKT thông qua ghi rõ :"Sự phát triển các mối quan hệ thương mại giữa các nước thành

viên HĐTTKT tiếp tục được thực hiện trên cơ sở Nhà nước độc quuên ngoại thương, song song với việc cùng cố và hoàn thiện nguyên tắc kế hoạch"

Ở nước ta, trong một thời kỳ dài, nguyên tắc Nhà nước độc quyền được mở rộng ra toàn bộ lĩnh vực KTĐN và được ghi vào Hiến pháp năm 1980 :

"Nhà nước giữ độc quyền ngoại thương và các quan hệ kinh tế khác với

nước ngoài" (Điều 21)

Trang 21

2 Về luận điểm Nhà nước độc quyên ngoại thương và việc vận dụng nó vào

thực tiễn trong thời kỳ dài trước khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (cũ) và ở các nước

Đông Âu sụp để, ở nước ta cũng như ở các nước XHCN, thành viên cũ của

HĐTTRT, đã xảy ra nhiều cuộc tranh luận

Có quan điểm cho rằng : Nhà nước độc quyên ngoại thương nghĩa là tồn

bộ cơng tác ngoại thương được giao hoàn toàn cho Bộ Ngoại thương phụ trách

(gồm cả công tác quản lý Nhà nước và hoạt động kinh doanh)

Quan điểm khác lập luận rằng : Nhà nước độc quyền ngoại thương khơng có nghĩa là sự độc quyên của Bộ Ngoại thương và cho rằng :bất kỳ xí nghiệp XHCN nào, bất kỳ đơn vị kinh doanh XHƠN nào cũng đều có quyền tiến hành

hoạt động ngoại thương

Dù sao cả 2 loại Ú kiến nêu trên về cơ bản đâu thừa nhận sự độc quuên của

Nhà nước trong kính doanh ngoại thương va chỉ khác nhau Ở cách thức thực hiện sự độc quuên kinh doanh ngoại thương này mà thôi

Luận điểm Nhà nước độc quyền ngoại thương đã tác động rất sâu sắc đến

việc tổ chức kinh doanh ngoại thương và xác định cơ chế quản lớ ngoại thương các nước trong hệ thống XHCN trước đâu

Mọi sự cải tiến về tổ chức và cơ chế quản lý ngoại thương ở các nước

XHCN trước đây đều không vượt được ra khỏi khuôn khổ nói trên

3 Trước đâu, ở nước ta cũng như nhiều nước thành viên HĐTTRT, chưa có van bản pháp lý nào qui định hoặc giải thích nội dụng chế độ Nhà nước độc quyền

ngoại thương và các quan hệ kinh tế đối ngoại

Tuy nhiên, về vấn để này có thể nêu lại ở đâu một tài liệu có giá trị tham

khảo : Đó là Nghị quyết của Hội nghị BCHTW Đẳng Cộng sản Bén-sé-vich Naa,

hop thang 10 - 1925 Văn kiện nay nêu rõ :"Nha nước tự tiến hành ngoại thương

thông qua cơ quan đặc biệt (Dân uỷ ngoại thương); qui định tổ chức nào, ngành

nào được tiến hành những nghiệp vụ ngoại thương trực tiếp, với khối lượng nào,

xuất phát từ nhiệm vụ phát triển kinh tế và xây dựng CNXH, thông qua kế hoạch xuất nhập khẩu; xác định cần phải xuất khẩu và nhập khẩu bao nhiêu thông qua

Trang 22

hệ thống giấy phép và kim ngạch xuất nhập khẩu Nhà nước trực tiếp điều chỉnh

xuất nhập khẩu và các nghiệp vụ của các tổ chức ngoại thương

Về mặt học thuật nhiều nhà kinh tế các nước XHƠN từng cho rằng Nhà nước độc quuền ngoại thương bao gồm 3 nội dung chủ yếu sau :

- Nhà nước độc quyên quản lứ ngoại thương ;

- Nhà nước độc quyền kinh doanh ngoại thương ;

- Nhà nước độc quyền về tài sản trong kinh doanh ngoại thương

Với quan niệm nói trên, trước đây công tác quản lý ngoại thương được tập

trung vào một số cơ quan Nhà nước, thông thường là Bộ ngoại thương (hoặc Bộ Kinh tế đối ngoại) có chức năng quản lý Nhà nước (hoạch định chính sách, soạn

thảo pháp luật, kiểm tra, giám sát các hoạt động ngoại thương ), đồng thời có

chức năng chỉ đạo các nghiệp vụ kinh doanh (ấn định danh mục hàng hoá xuất

nhập khẩu, thị trường, phương thức mua bán, giá cả xuất khẩu, nhập khẩu ), từ

đó dẫn đến sự lẫn lộn giữa chức năng quản lú Nhà nước, chức năng kinh doanh và quản lý kinh doanh

Hoạt động kinh doanh ngoại thương đã được tập trung vào tay mét số lượng hạn chế các công tụ và xí nghiệp quốc doanh được quyền kinh doanh xuất -

nhập khẩu Về mặt pháp lớ, đó là những tổ chức kinh doanh độc quyền về các mặt hàng xuất nhập khẩu hoặc các dịch vụ được giao nhiệm vụ thực hiện Tính độc

quyền của các doanh nghiệp Nhà nước trong kinh doanh ngoại thương rất cao,

hầu nhự truệt đối, trên thực tế, bằng cách đó, đã loại trừ sự cạnh tranh và đã làm

nẩy sinh chế độ "cửa quyên" trong kinh doanh

Với quan niệm và mô hình kinh doanh kiểu trên đây, các doanh nghiệp

thuộc các thành phần kinh tế khác không được quyền trực tiếp kinh doanh ngoại

thương

Do hoạt động kinh doanh ngoại thương chỉ tập trung vào các doanh nghiệp Nhà nước, tài sản phục vụ cho lưu thơng cũng như hàng hố xuất nhập khẩu thuộc

quyền sở hữu của Nhà nước Nhà nước hoàn toàn lãnh lấy trách nhiệm thực hiện chế độ bao cấp trong kinh doanh ngoại thương : lãi - các doanh nghiệp nộp cho

Ngân sách Nhà nước ; lỗ - Ngân sách Nhà nước cấp bù

Trang 23

4 Luận điểm về "Nhà nước độc quyền ngoại thương" có nguồn gốc từ nền

kinh tế được xây dựng trên cơ sở chế độ công hưũ và mơ hình kế hoạch hố tập

trung, chỉ huy từ một trung tâm và trong bối cảnh nước Nga phải chống lại sự bao vây của các nước đế quốc những năm đầu sau Cách mạng tháng 10 Nga (1)

Xét trên quan điểm lịch sử, luận điểm " Nhà nước độc quyền ngoại thương" có cơ sở lý luận và thực Hến của nó Trong nhiều thập kỷ luận điểm này đã được áp dụng trên thực tế với những hình thức về cơ bản giống nhau và cũng có được những kết quả nhất định

Tuy nhiên, thực tiễn ngoại thương nước ta cũng như các nước trong hệ

thống XHCN (rước đâu) chỉ rõ rằng luận điểm này gắn liền với mơ hình xây dựng

chủ nghĩa xã hội cụ thể trước đây và nó chỉ có thể thực hiện được trong những điều

kiện nhất định về lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội và quốc tế mà thơi

Do đó, một khí mơ hình xây dựng xã hội của ta đã thay đổi, nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường thì tất yếu không thể giữ lại tư tưởng và cơ chế quản ly theo kiểu Nhà nước độc quuên ngoại thương và phải xác

định cơ chế quản lý mới thích hợp

5 Chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo cơ chế thị

trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCƠN tà trong điều kiện quốc tế mới (sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu đã sụp

đổi thì Nhà nước vẫn phải thống nhất quản lý kinh tế đối ngoại, các doanh nghiệp

Nhà nước vẫn phải nắm những khâu then chốt trong kinh tế đối ngoại nhưng

chính sách và cơ chế quản lý ngoại thương của ta cần được đổi mới cho phù hợp

ˆ với những định hướng đã được xác định, theo các hướng dưới day :

a) Phát triển nền ngoại thương và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác, có

nhiều thành phần kinh tế tham gia ; khuyến khích mọi doanh nghiệp tham gia kinh doanh đối ngoại ; đa dạng hoá các chủ thể kinh doanh đối ngoại

(1) "Không chiếm được độc quyền này (tức độc quyền về ngoại thương) tự

chúng ta sẽ khơng thốt khỏi sự chi phối của tư sản nước ngoài”

(V.LLénin - Những nhiệm vụ trước mất của chính quyền Xơ Viết.)

Trang 24

b) Xoá bỏ tính chất độc quyền, cửa quyền của các công tự và các doanh nghiệp Nhà nước được quyền kinh doanh đối ngoại thông qua các chính sách và

cơ chế quản lớ thích hợp

Xố bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp, xác lập cơ chế thị

trường có sự quản lý của Nhà nước Phân biệt quản lý Nhà nước và quản lớ kinh

doanh Các doanh nghiệp phải kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, các cơ

quan Nhà nước phải quân lý theo chức năng được phân định và theo pháp luật Cần ghi nhận rằng kể từ văn kiện Đại hôi VII của Đảng và Hiến pháp nước

ta năm 1992, nguyên tắc Nhà nước độc quyền về ngoại thương và các quan hệ kinh tế đối ngoại đã khơng cịn được đề cập chính thức nữa

V TỰDO HỐ THƯƠNG MẠI VÀ BẢO HỘ MẬU DỊCH

1 Trong quan hệ thương mại quốc tế, ln ln có 2 khuynh hướng và 2 chính sách đối lập nhau : tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch

Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, nhằm mở rộng thị trường,

bành trướng kinh tế, các nước tư bản thực hiện chính sách tự do hoá thương mại

(thực chất là tự do hoá ngoại thương), đồng thời thực hiện bảo hộ mậu dịch, với mức độ khác nhau nhằm hỗ trợ cho nhau

Chính sách tự do hố thương mại có nguồn gốc từ nước Anh - cường quốc

công nghiệp quan trọng hàng đầu của thời kỳ đó và cũng xuất phát từ sự phát triển không đều về kinh tế giưã các nước Tư bản công nghiệp nước Anh không chỉ

quan tâm đến việc xoá bổ những trở ngại trong thương mại nội địa mà còn quan tâm đến việc xoá bỏ những trở ngại trong buôn bán với nước ngoài Tự do hoá thương mại là biện pháp để họ chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, củng cố địa vị của

mình trong nền kinh tế thế giới Chủ trương đó rõ ràng là khơng có lợi cho các bạn

hàng của nước Anh là những nước có nền kinh tế phát triển chậm hơn

Do đó, trong khi nước Anh có nhụ cầu thực hiện chính sách tự do hố

thương mại thì các rước có nên kinh tế phát triển chậm hon lúc đó như Pháp,

Đức, Nga, ngược lại thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch nhằm bảo vệ nên công

Trang 25

nghiệp nước mình trước sự cạnh tranh của nền công nghiệp Anh Nhưng một khi

nền công nghiệp các nước này phát triển đủ sức cạnh tranh thì họ lại chủ trương tự

do hoá thương mại thay cho chính sách bảo hộ mậu dịch

2 Trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, vào cuối thế kỷ thứ 19 đầu thế kỷ 20, với sự xuất hiện của các tổ chức tư bản lững đoạn và sự cạnh tranh ngày càng trở

nên gay gắt giưã các tổ chức này, các nước tư bản lại chuuển hừ chính sách tự do

hố thương mại sang chính sách bảo hộ mậu dịch có tính chất xâm lược, điều mà

V.I Lênin gọi là chính sách mậu dịch "siêu bảo hộ"

Đặc trưng của chính sách siêu bảo hộ là sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước vào hoạt động ngoại thương, thông qua một hệ thống biện pháp hạn chế

nhập khẩu, thúc đấy xuất khẩu, tạo điêu kiện cho các tổ chức tư bản lũng đoạn

bành trướng kinh tế ra nước ngồi (5ính sách bảo hộ mậu dịch từ chỗ có tinh ty vệ đã chuyển thành chính sách bảo hộ mậu dịch cực đoan nhằm mục tiêu bành

trướng, xâm lược

Đặc biệt trong thời kỳ giưã hai cuộc Đại chiến Ï va II, sự cạnh tranh trên thị

trường thế giới trở nên hết sức gay gắt và đã dẫn đến sự tăng cường những biện

pháp siêu bảo hộ

3 Sau Đại chiến lần thứ ll, trong điểu kiện quốc tế mới (hệ thống XHCN thế giới ra đời, hệ thống các-thuộc địa tan rã, xu hướng chun mơn hố và hợp tác hoá quốc tế mở rộng ) các nước tư bản /ạ chuuến từ chính sách siêu bảo hộ

sang chính sách tự do hoá thương mại (rước hết là giưã các nước trong các khối

liên kết kinh tế khu vực và liên khu vực), có sự kết hợp với chứnh sách bảo hộ mậu

_ dịch 'có điều kiện "(cịn gọi là bảo hộ "mậu dịch ơn hồ”)

Hai mặt tự do và bảo hộ được phản ánh tương đối rõ trong Hiệp định

chung về thuế quan và thương mại (GATT)

GATT là một hệ thống các quy định về mậu dịch quốc tế áp dụng với các nước tham gia Hiệp định (t? 25 nước năm 1948, tăng lên 113 nước năm 1998,

Trang 26

GATT v&n chap nhận chính sách bảo hộ sản xuất có tính chất tự vệ bằng biện

pháp thuế quan và dành cho các nước đang phát triển một số ưu đãi so với các

“nước đã phát triển

4.Điểm lại q trình thực hiện chính sách tự do hoá thương mại và chính

sách bảo hộ mậu dịch đã được các nước áp dựng trong quan hệ mậu dịch quốc tế, chúng tôi rút ra một số kết luận sau :

a) Tự do hoá thương mại phù hợp với xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế, toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế trên cơ sở lý thuyết "lợi thế so sánh" và trên

quan điểm nền "kinh tế mở", qui mơ tồn cầu cũng như khu vực, với chủ trương

gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, hội nhập kinh tế quốc gia với kinh tế thế giới và khu vực

Trên quan điểm đó, #r do hố thương mại là một tất uếu khách quan phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân

b) 7ự do hoá thương mại, với nội dung giảm thiểu, từng bước xoá bỏ hàng

rào thuế quan và phi thuế quan cản trở hoạt động ngoại thương nhằm mở rộng

giao lưu kinh tế và thương mại với các nước, là rnột mục tiêu cần đạt tới Cần

nhận thức rằng tự do hoá thương mại là một quá trình Trong q trình đó, bất kỳ

một quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, đã phát triển hay đang phát triển, đều phải xuấf

phát từ lợi ich bẫn thân, đều phải kết hợp cả 2 mặt đối lập: tự do và bảo hộ, trong

một thể thống nhất về chính sách ngoại thương với mức độ khác nhau, tườ thuộc

vào điều kiện cụ thể của mỗi nước trong mỗi thời kỳ

c) Tự do hoá thương mại, mà kết quả là mở cửa dễ dàng hơn thị trường nội

địa cho hàng hoá, công nghệ, dịch vụ nước ngồi, điều đó thơng thường có kg hơn

cho những nước có tiêm lực đáng kể về kinh tế khoa học uà công nghệ (phù hợp

với ý đồ mở rộng thị trường của họ) và có những mặt bất lợi cho những nước mà

tiềm lực đó cịn bị hạn chế

Điêu đó giải thích tại sao các nước phát triển cổ vũ mạnh mế cho chính

sách tự do hoá thương mại trong khi các nước đang phát triển lại dẻ dặt hơn với

chính sách nàu và nói chung họ đêu thực hiện chính sách bảo hộ mậu dich v6i

những mức độ khác nhau

Trang 27

5 Đối với nước ta, chính sách và cơ chế quản lý ngoại thương cần được đổi

mới nhanh chóng trên cơ sở xử ý thoả đáng và biện chứng cả 2 mặt đối lập: tự do và bảo hộ, phù hợp với điêu kiện của nền kinh tế và quan hệ kinh tế quốc tế trong

từng giai đoạn phát triển, đồng thời phù hợp với lợi ích quốc gia

Trong điều kiện phải nhanh chóng thực hiện cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá

đất nước, các sản phẩm trong nước còn chưa đủ sức cạnh tranh với các sẵn phẩm nước ngoài, ta cần từng bước tự do hoá thương mại trước mắt tự do hoá xuất khẩu, đồng thời vẫn kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu nhưng giảm thiểu những hạn chế về nhập khẩu tư liệu sẵn xuất phục vụ yêu câu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, đ đ/

với một chính sách bảo hộ mậu dịch tích cực va chủ động

Điều đó có nghĩa là chính sách bảo hộ mậu dịch của ta không chỉ mang tính tự uệ và thụ động, không chỉ hỗ trợ, bảo vệ các ngành sẵn xuất trong nước nhằm đối phó với sự cạnh tranh của bên ngồi mà cịn phổi tạo điêu kiện cho các ngành sẵn xuất trong nước vuon lên mạnh mẽ cạnh tranh được với các sẵn phẩm của bên ngồi, khơng chỉ ở thị trường trong nước mà cả thị trường ngoài nước, thị trường quốc tế, trên cơ sở không triệt tiêu mà vẫn phát huy tác dụng của cạnh tranh -

động lực quan trọng của sự phát triển trong nền kinh tế thị trường

Với quan niệm như vậy, khái niệm bdo hộ mậu dịch khơng hồn tồn đồng nhất với khái miệm bảo hộ sẵn xuất Bảo hộ mậu dịch có phạm vì bao quát rộng hơn, nó vừa bảo hộ sẵn xuất, vừa tạo điều kiện cho sản xuất cạnh tranh với các

sản phẩm của bên ngoài, nhất là về chất lượng và giá cả Đó cũng là biện pháp cơ bản để phát triển xuất khẩu, tăng nhịp độ và quy mô xuất khẩu

Trang 28

CHUONG II

BOI CANH THE GIGI VA QUAN HE KINH TẾ QUỐC TẾ ANH HUONG DEN KINH TE DOI NGOAI

(NHAN DINH VA DU BAO)

IL CỤC ĐIỆN CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI TRONG BỐI CẢNH QUỐC TẾ MỚI Thế giới đã và đang thay đổi Những diễn biến phức tạp của tình hình thế

giới và các quan hệ quốc tế từ cuối thập ký 80 đến nay cho thấu các dự báo chỉ có ý nghĩa tương đối

Tuy nhiên, để có cơ sở điều chỉnh chiến lược, đổi mới, hồn thiện các chính

sách và cơ chế quản lớ kinh tế đối ngoại, cần có những dự báo về chiều hướng, xu thế phát triển của tình hình thế giới quan hệ kinh tế quốc tế

1 Cục diện chính trị thế giới hình thành sau Đại chiến thế giới lần thứ lÏ

biến đổi hoàn toàn

Sau Đại chiến thế giới lần thir Il, Liên Xô cùng với Mỹ đã trở thành hai siêu

cường trên thế giới Cách mạng XHCN đã giành được thắng lợi ở một loạt các

nước châu Âu, châu Á và châu Mỹ la tỉnh Hệ thống XHCN chủ nghĩa ra đời

Cộng đồng XHCN tập hợp trong đó 10 nước và thơng qua hình thức liên kết kinh tế để thành lập nên Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) Đây là một tổ chức liên

chính phủ, hoạt động trong nhiều thập kỷ, đã từng giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau xâu

dựng đất nước

Trên thế giới, hình thành hai cực, hai phe, hai khối đối lập, do Liên Xô và

Mỹ đứng đầu, đối đầu nhau quyết liệt và chiến tranh lạnh đã diễn ra giữa hai khối

đó

Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu, sự tan rã của Liên bang cộng hoà XHCN Xô Viết xấu ra trong thời gian cuối thập kử 80 - đầu thập kỷ 90, việc giải thể Hội đồng tương trợ kinh tế bất nguồn từ cuộc khủng hoảng nghiêm

Trang 29

trọng ở các nước XHCN, đã phá vỡ hình thái hai cực, hai phe, hai hệ thống xã hội

thế giới, hai khối đối lập và cuộc chiến tranh lạnh cũng cơ bẩn kết thúc

Sự kiện có ý nghĩa tồn cầu nói trên đã đánh dấu một bước ngoặt trong

chiều hướng phát triển các quan hệ quốc tế

Cục diện chính trị thế giới đã thực sự biến đổi Thế giới bước vào giai đoạn phát triển của cục diện mới, trật tự thế giới mới

2 Thế cân bằng chiến lược tồn cầu, hình thành sau Đại chiến thứ hai, bý phá vỡ Thế so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc trên

phạm vi toàn cầu, cũng như đối với các nước XHCN (Việt Nam, Trưng Quốc, Cu

Ba, CHDCND Triểu Tiên) nghiêng uề phía chủ nghĩa đế quốc, khơng có lợi cho chủ nghĩa xã hội và các nước XHCN

Những biến động chính trị nói trên đã làm tan rã hoặc làm biến dạng những liên minh chính trị - quân sự hình thành trong thời kỳ chiến tranh lạnh và buộc các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội, điều chỉnh chiến lược, chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại cho thích hợp với tình hình quốc tế mới, tập hợp lại lực lượng, tìm những hình thức lên minh mới, những đối tác mới, tạo ra những đối

trọng mới, sự cân bằng mới, để giành vị trí có lợi

Trong cục diện chính trị mới, lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia là yếu tố cơ bản nhất, có vai trò quyết định đối với các quan hệ quốc tế

3 Trên thế giới, vẫn tôn tại nhiều nhân tố gâu mất ổn định : nhiều cuộc

_xung đột kéo dài, nhiều cuộc xung đột mới nấu sinh làm cho tình hình trở nên

căng thẳng ở nhiều khu vực

Sau khi cục diện hai cực, chiến tranh lạnh kết thúc, rmột mặt cuộc chạy đua

vũ trang, nguy cơ chiến tranh thế giới mới được đấu lùi một bước đáng kể Nhưng

Trang 30

tắt được hoặc chế ngự được Cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra ở Liên bang Nam Tư (cũ), những cuộc xung đột vũ trang giữa hoặc trong nội bộ các nước Cộng

hồ thuộc Liên Xơ (cũ) là những bằng chứng cụ thể

Theo báo cáo của Viện Quan hệ Quốc tế Pháp về tình hình thế giới, đến đầu năm 1994, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang và nội chiến vẫn diễn ra tại 36 nước, chiếm gắn 20% tổng số các nước trên thế giới

Những nghỉ kụ, hiểm khích về dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, những tranh chấp về lợi ích kinh tế gắn với tranh chấp về lãnh thổ giữa các nước láng giêng là những nhân tố tiểm tàng có khả năng gây mất ổn định, tạo ra những tình huống bất trắc,

khó dự báo

4 Trật nr thế giới cũ đã bị phá uỡ nhưng trật tự thế giới mới chua hình thành

Nếu trước đâu các quan hệ quốc tế (trật tự thế giới, sự tập hợp lực lượng thường lấy ý thức hệ làm chuẩn mực thì ngày nay, các quan hệ quốc tế, sự tập hợp

lực lượng diễn ra đa dạng, linh hoạt, lấu lợi ích quốc gia dân tộc làm chuẩn mực Trong quan hệ quốc tế ngày nay, hợp iác uà đấu tranh đan xen nhau do lợi ích quốc gia và dân tộc có những điểm trùng hợp nhưng cũng có những điểm lại khác biệt nhau, mâu thuẫn nhau

Trật tự thế giới mới chưa định hình và đang trong quá trình hình thành _ Nhiều nhân tố tạo ra trật tự thế giới mới còn biến động Nhiều quan hệ song

phương và đa phương tuy đã có định hướng nhưng chưa định hình

Trong bối cảnh đó, nhiều nước tiếp tục điều chỉnh chiến lược, chính sách

đối ngoại và kinh tế đối ngoại cho phù hợp với những diễn biến mau lẹ và phức tạp của tình hình quốc tế

5 Mâu thuẫn giữa các nước phương Tâu nổi lên

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, mâu thuẫn Đông - Tây, biểu hiện tập trung

ở quan hệ Xô - Mỹ, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quan hệ quốc tế

Trang 31

Sự tan rã của Liên Xô làm cho liên minh phương Tay chéng và kiểm chế đối thủ chưng khơng cịn ý nghĩa và cơ sở

Mâu thuẫn giữa các nước phương Tâu, chủ uếu giữa ba Thung tâm kính tế Mỹ - Nhật - Tâau Âu, trước đây lắng địu, ngày nay lại nổi lên Sự sưy yếu tương đối

của Mỹ trong lĩnh vực kinh tế, việc nhất thể hoá Tây Âu, sự nổi lên của Nhật Bản

trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ, làm cho giữa ba Trung tâm kinh

tế hình thành nên một sự cân bằng tương đối Mâu thuẫn và cạnh tranh giữa ba

Trưng tâm nàu ngày càng gau gắt, đặc biệt giữa Mỹ và Nhật Bản, Mỹ và Tây Âu

Mâu thuẫn này đã bộc lộ rõ trong vòng đàm phán kết thúc Hiệp U-ru-goay về Hiệp định GATT cuối năm 1993 và trong cuộc hợp thượng đỉnh tại Oa-sinh-tơn

tháng 2/1994 giữa Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Nhật Bản

Vì vậu, mặc dầu Mỹ là siêu cường duy nhất, muốn thống trị toàn thế giới, muốn áp đặt các mơ hình, các gía trị Mỹ cho các dân tộc, nhưng Nhật Bản, Tây Âu và nhiều nước phương Tây khác không dễ dàng chấp nhận trật tự thế giới kiểu Mỹ, do Mỹ lãnh đạo, không dễ dàng chấp nhận sự chỉ huy của Mỹ như trong thời

kỳ trước đâu Ngược lại, xu hướng độc lập với Mỹ, muốn có quan hệ bình đẳng với

Mỹ,trên đà phát triển

Do dé, hau như khơng có khá năng chỉ có một cực như Mỹ mong muối Sức mạnh và thực lực của Mỹ, kể cả về quân sự là có giới hạn Cục diện nhiều cực

trên thế giới một sự cân bằng mới đang trong quá trình hình thành

6 Mâu thuẫn Bắc - Nam tiếp tục phát triển VỊ trí chính trị các nước đang

phát triển được tăng cường

Trong bối cảnh quốc tế mới, mâu thuẫn Bắc - Nam không lắng dịu đi, mà cịn có khả năng phát triển ở mức cao hơn

Các nước phương Tây vốn có ưu thế về kinh tế, khoa học, công nghệ, ngày nay có điều kiện can thiệp sâu hơn vào các nước đang phát triển, dưới những

hình thức tỉnh vi hơn như thông qua Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế, các tổ

Trang 32

Vì vậy, ở nhiều nước đang phát triển, xu thế độc lập tự chủ chống lại sy chi

phối, áp đặt, lũng đoạn kinh tế của nước ngồi, có chiều hướng mạnh lên Nhiều hình thức tập trung lực lượng mới, nhiều hình thức lên minh mới từ thấp đến cao,

từ lỏng lẻo đến chặt chẽ, đã và đang hình thành, kể cả giữa các nước có chế độ

chính trị - xã hội khác nhau, thậm chí giữa các nước đã đối đầu nhau quyết hệt

trong nhiều thập kỷ

Đó là một hiện tượng chưa từng có trong thời kỳ chiến tranh lạnh

Tuy thực lực kinh tế, khoa học và công nghệ chưa lớn, nhưng với cố gắng vươn lên trên tỉnh thân độc lập, tự chủ, tự lực tự cường và do liên kết và hợp tác với nhau ngày càng chặt chẽ (Hợp tác Nam - Nam), tư #í chíah trị của các nước dang

phát triển nói chung không ngừng được tăng cường

Các nước phương Tây buộc phải tính đến vai trị và tác dụng ngày một tăng

của các nước đang phát triển, trong đó có cả Trưng Quốc, Ân Độ, các nước công

nghiệp mới, trong cục diện chính trị thế giới mới

Tuy nhiên, giữa các nước đang phát triển, sự chênh lệch về trình độ phát triển sẽ ngày càng tăng Một số nước đang phát triển có nguy cơ tiếp tục tụt hậu, chìm sâu vào cuộc khủng hoẳng kinh tế - xã hội, như một số nước châu Phí

Một số nước đang phát triển khác lại có triển vọng vươn lên thành những

nước công nghiệp mới, trên cơ sở khai thác những thành tựu của cuộc cách mạng

khoa học - công nghệ, những kinh nghiệm của các nước đi trước trên con đường

cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, như một số nước chau A

Trong quá trình đi lên, mâu thuẫn giữa họ và các nước phương Tây sé

không giảm đi mà còn tăng lên, thể hiện ở sự cạnh tranh ngàu càng gay gắt trên

thị trường quốc tế giữa các nước công nghiệp mới và các nước phương Tây

`7 Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội va những thế lực chống chủ nghĩa

Trang 33

Trước và sau chiến tranh lạnh, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và

những thế lực chống chủ nghĩa xã hội luôn luôn diễn ra, với những hình thức, qui

mô khác nhau

Sau chiến tranh lạnh, qui mô đấu tranh có giảm đi, hình thức có thau đổi, sự đối đầu có phần lắng xuống, nhưng #nñ chất cuộc đối đầu vẫn quyếf liệt như trước

Các nhà chiến lược Mỹ công khai tuyên bố chuyển từ chiến lược phòng ngự sang chiến lược phảẩn công chống các nước XHCN (Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba, CHDCND Triều Tiên), không dấu diém mut đồ xoá bỏ chế độ XHƠN, làm

chệch hướng XHCN ở các nước nay

Vì vậu, ý kiến cho rằng sau chiến tranh lạnh khơng cịn mâu thuẫn ý thức hệ, đấu tranh ý thức hệ đã tàn lụi là khơng có cơ sở lý luận và thực tiễn

Ngược lại, trong bối cảnh quốc tế mới, đối với các nước XHCN cuộc đấu

tranh với những thế lực chống chủ nghĩa xã hội có mặt có thể cịn gay gắt hơn

trước, chủ yếu phải chống lại "diễn biến hồ bình" được các thế lực thù địch thực

hiện dưới nhiều hình thức khác nhau

Chính sách "mở cửa" của các nước XHCN là cơ hội để các nước XHƠN

phát triển kinh tế, đồng thời là thời cơ cho các thế lực chống chủ nghĩa xã hội thực hiện "diễn biến hồ bình" Trong tình hình đó, cuộc đấu tranh ý thức hệ có mặt khó khăn, phức tạp hơn, dưới những hình thức tính vi, mang dấu ấn cuộc đấu

tranh trí tuệ Các nước XHƠN vừa phải tăng cường tiểm lực kinh tế vừa phải củng cố an ninh quốc phịng Do đó phải có chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại

_ khôn khéo, mềmdẻo, linh hoạt nhằm khai thác những mặt tích cực, hạn chế những

mặt tiêu cực của chính sách "mở cửa", nhằm đạt mục tiêu tăng trướng nhanh,

chính trị - xã hội ổn định, theo đúng định hướng chính trị đã lựa chọn

Trang 34

Xu thế này đang lôi kéo hầu hết các nước trong cộng đồng quốc tế Ngàu

nay, sức mạnh kinh tế được coi là nhân tố quan trọng nhất trong sức mạnh tổng

hợp của mỗi quốc gia và quyết định vị trí của quốc gia đó trong quan hệ quốc tế, trong nền kinh tế và thị trường thế giới

Do đó, chạy đua toàn cầu về kinh tế và khoa học - công nghệ sẽ diễn ra

quyết liệt Để giành thắng lợi và ít nhất khơng bị tụt hậu, các quốc gia đều cố gắng

giữ vững ổn định ở trong nước, huà tảnh, hữu nghị với nước ngoài, ưu tiên cho

phát triển kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc gia

Mỹ, dưới chính quyền Clinton, dang tap trung vào những vấn đề kinh tế

trong nước, nâng cao sức cạnh tranh về kinh tế để duy trì vai trò đứng đầu thế giới

Nhật Bản tiếp tục tăng cường sức mạnh kinh tế, củng cố ưu thế về khoa học - kỹ

thuật để vươn lên một vị trí chính trị thích đáng ở châu Á và trên thế giới Trung

Quốc tiếp tục cải cách, mở cửa, hiện đại hoá, với tham vọng và ý đồ trở thành một

siêu cường, không chỉ ở châu Á mà cả trên thế giới Công đồng châu Âu đã đi vào

nhất thể hoá ,thành lập Liên minh kinh tế - chính irị, cũng đang tập trung vào

những vấn đề nội bộ của liên minh châu Âu (EU) nhằm nàng cao sức mạnh kinh

tế, cạnh tranh với Mỹ và Nhật Bản Nước Nga và các nước thuộc SNG cũng ưu tiên

cho ổn định và phát triển kinh tế, làm cơ sở cho sự ổn định chính trị - xã hội

tai là, xu thế tăng cường hợp (tác quốc tế đặc biệt hợp tác khu vực, trên nguyên tắc uừa hợp tác vừa đấu tranh

Trong cuộc chạy đua và cạnh tranh kinh tế ngày càng gay gắt trên qui mơ tồn cầu, các nước đều coi trọng chính sách khu vực, về cả hai phương diện kinh

tế và chính trị

Chính sách khu vực đặt ưu tiên cho sự phát triển các quan hệ với các nước

láng giêng, đấy mạnh hợp tác và liê¡ bết khu vực, nhất là kinh tế, kể cả giữa các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau Nhiều Tổ chức và Diễn đàn khu vực

đã và đang được hình thành

Trang 35

thế tồn cầu hố nền kinh tế, trong mối quan hệ tương tác giữa khu vực hố và

tồn cầu hoá nền kinh tế

Do các đối tác có những lợi ích khác nhau, chồng chéo nhau, mâu thuẫn nhau, hợp tác với nhau nhưng không loại trừ đấu tranh Ngược lại, gia các nước,

đặc biệt giữa các nước có chế độ chính tị - xã hội khác nhau, tất uếu vừa có hợp

tác, uừa có đấu tranh Đó là hai mat đối lập trong một thể thống nhất

Ba À, xu thế đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại

Hệ thống kinh tế mở toàn cầu và khu vực, sự tưỳ thuộc lẫn nhau giữa các

nước về kinh tế và khoa học - công nghệ trong điều kiện đời sống kinh tế ngày

càng quốc tế hoá, sự trùng hợp về lợi ích (kể cả giữa các nước có chế độ chính trị -

xã hội khác nhau) và điều kiện quốc tế mới (không còn hai khối đối đầu) là tiến đẻ

của xu thế đa dạng hoá, đa phương hoá kinh tế đối ngoại, đối với tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội, trình độ phát triển kinh tế

Chính sách kinh tế đối ngoại của nước ta đã và đang được điều chỉnh cho

phù hợp với các xu thế đó

II CUC DIEN KINH TE THẾ GIỚI CUỐI THẾ KỶ 20, ĐẦU THE KY 21

1 Sano thế kỷ 21, theo nhiều dự báo, Zhế giới sẽ bước vào thời đại khoa

học công nuuệ cao, với đặc trưng công nghệ cao trở thành phương tiện quan

trọng nhất để nâng cao năng suất lao động và là công cụ chủ yếu để phát triển san

xuất, tăng trưởng kinh tế Với những thành tựu nhanh chóng được đưa vào cuộc sống, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ sẽ ảnh tướng quuết định đến chiều

hướng phát triển cục diện kinh tế thế giới

Trước cuộc khủng hoảng thế giới về dầu mỏ xấu ra những năm 1970, công

nghiệp thế giới ở thập kỷ 50 và 60 chủ yếu dựa vào các công nghệ gắn với giá dầu

mỏ thấp, như các hoá chất, plasHic, sợi nhân tạo và vào sự thay đổi độ bên các sản

phẩm tiêu dùng, đặc biệt là ô tô

Sau cú sốc về dầu mỏ nói trên, thời kỳ tăng trưởng mới mở màn bằng công

Trang 36

Trong thập kỷ 90 và thập kỷ tiếp theo, theo dự báo của nhiều nhà khoa học thế giới, cơng nghệ tí điện tử và công nghệ thông tín chắc chắn sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến công nghiệp thế giới Là những cơng nghệ có khả năng thâm nhập vào nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, công nghệ vi điện tử và tin học không chỉ tác động đến các lĩnh vực có liên quan trực tiếp như các chất bán dẫn, máy tính, viễn thơng, điện tử gia dụng mà còn tác động đến hầu hết các mặt của hoạt động kinh tế và đời sống xã hội

Công nghệ sinh học đã và sẽ tác động chủ yếu đến việc sản xuất ra những

loại dược phẩm mới, đến việc tạo ra những động vật và thực vật mới Do đó nó sẽ gốp phần quan trọng vào sự phát triển của nông nghiệp

Đối với công nghệ vật liệu mới, phạm vi ứng dụng của nó có phần hạn chế so với công nghệ điện tử, tin học, sinh học

Trong bối cảnh đó, vào cuối thập kỷ 80, Nhật Bản đã nổi lên như một cường quốc cơng nghiệp có ưu thế trong lĩnh vực điện tử

2 Cách mạng khoa học và công nghệ đã và đang làm thay đổi các uếu tố và điêu kiện sẵn xuất

Do tác động của cách mạng khoa học và công nghệ, các quốc gia, khơng

phân biệt chế độ chính trị - xã hội, trình độ phát triển, đứng trước uêu cầu cấu túc

lại nên kinh tế theo các hướng dưới đây :

a) Phat triển nhanh những ngành công nghiệp có hàm lượng cơng nghệ

cao, đặc biệt các công nghệ mới (điện tử, thông tin, sinh học, vật liệu mới), điều đó

địi hỏi một đội ngũ lao động phải được đào tạo đầu đủ và có tay nghề cao, trên cơ

sở của một qui trình giáo dục và đào tạo thích hợp

b) Giảm tỷ trọng trong nền kinh tế của nông nghiệp và công nghiệp khai thác, tăng tỷ trọng của các ngành chế tạo và chế biến

c) Thay thế các vật liệu truyền thống bằng các vật liệu mới có hiệu quả kinh

†ế cao ; giảm tiêu hao năng lượng, nguyên liệu trong một đơn vị sẵn phẩm

Trang 37

d) Phat triển mạnh mẽ kinh tế dịch vụ (kinh tế mềm) ; tăng nhanh tỷ trọng

giá trị các dịch vụ

Trên thế giới, quá trình cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng hiện đại hố

cơng nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ ở các nước công nghiệp phát triển, các nưỚc công nghiệp mới, đồng thời các nước nàu cũng chuyến giao công nghệ đã sử dựng

cho các nước có trình độ phát triển thấp hơn

Quá trình cấu trúc lại nền kinh tế quốc gia được tiến hành song song với

việc tổ chức lại sản xuất và kinh doanh theo hai hướng :

+ Hình thành các cơng tụ quốc gia tâm cỡ quốc tế, các công †y đa quốc gia trên cơ sở tập trưng, liên kết các xí nghiệp đã hình thành nhằm khai thác các thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ

+ Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm thích ứng với những biến

đổi về công nghệ và đáp ứng yêu câu của thị trường thế giới

Đối với các quốc gia, sự cấu trúc lại nên kính tế có Ú nghĩa quan trọng trong

việc tăng cường sức mạnh kính tế Sức mạnh kinh tế không chỉ quyết định địa vị kinh tế mà còn quyết định địa vị chính trị của quốc gia đó trên thế giới

Ngày nay, căn cứ để đánh giá sŒ mạnh kinh tế của một quốc gia không chỉ là giá trị tổng sản phẩm trong nước (GDP), thu nhập quốc dân tính theo đầu người mà còn là t øí của nước đó ong nền kinh tế thế giới uà thị tường thế giới (thể

_hiện ở tỷ trọng của nước đó trong nền thương mại thế giới, trong đầu tư quốc tế ) Căn cứ vào những điều trình bẫy trên, nển kính tế thế giới va thị tường thế

giới trong giai đoạn trước mắt, chủ uấu uẫn do các nước công nghiệp phát triển,

đặc biệt các nước thuộc nhóm G7, chí phối Những nước này đang nắm hấu hết

các công tự xuyên quốc gia (hoặc đa quốc gia) đang hoạt động mạnh mẽ và có sức chi phối lớn

Các công tụ xuyên quốc gia đã chiếm 56% giá trị sản lượng công nghiệp thế

Trang 38

trị quyền chuyển nhượng công nghệ thế giới va đã kiểm soát 50% tổng doanh số

thương mại thế giới

3 Uệc cấu trúc lại các nên kính tế quốc gia tác động sâu sắc đến chiêu hướng phát triển và cơ cấu của thương mại thế giới

a) Các loại hình dịch vụ Guất khẩu vô hình) và các quyền sở hữu trí tuệ khơng ngừng tăng về giá trị và tỷ trọng trong tổng doanh số thương mại thế giới

b) Các sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao, có gía trị gia tăng cao cũng không ngừng tăng về giá trị và tỷ trọng trong doanh số xuất khẩu hàng hố (xuất khẩu hữu hình) “ế giới

Ngược lại, các sản phẩm sơ cấp, những sản phẩm cơng nghiệp có hàm

lượng lao động và nguyên liệu cao, những sản phẩm thủ công nghiệp (trừ các sản

phẩm độc đáo có trình độ mỹ thuật va tay nghề cao) có giá trị gia tăng thấp, tiếp

tục giảm về tủ trong trong doanh số xuất khẩu hàng hoá thế giới

Các sản phẩm cơng nghiệp kích cỡ nhỏ, trọng lượng nhẹ, hình thức đẹp có

xu hướng phát triển

cì Gính kéo giá cả giữa giá các sản phẩm sơ cấp, bao gồm nông sản và

nguyên liệu và giá các sản phẩm công nghiệp, đặc biệt các sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao trên thị trường thế giới, vẫn có xu hướng khơng ngừng mở

rộng Điều đó khơng có lợi cho các nước xuất khẩu sản phẩm sơ cấp

Mặt khác, giá nông sẵn (gạo, cà phê, hạt tiêu ) thường xuyên không ổn định, gâu khó khăn cho các nước và những nhà xuất khẩu nông sẵn

d) Sự cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu, giữa các nhà xuất khẩu các nước

với nhau, cũng như sự cạnh tranh giữa hàng nhập khẩu và các sản phẩm sản xuất

trong nước diễn ra ngày càng gay gất Điêu đó buộc nhiều nước, đặc biệt các nước

đang phát triển, phải áp dụng một loạt chính sách nhằm bảo hộ, hỗ trợ nền sản

xuất nội địa đồng thời khuyến khích, hỗ trợ xuất khẩu

Trang 39

4 Cùng với việc mở rộng lưu thông hàng hoà và dịch vụ, vốn cũng sẽ di

chuyển với qui mô và tốc độ cao, đi đôi với sự phát triển các thị trường tài chính

quốc tế

5 Trong cục diện kinh tế mới, sự phát triển lực lượng sẵn xuất trên thế giới

diễn ra không đồng đều, tính năng động và chính sách của các quốc gia cũng khác

nhau nhiều Do đó, sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia

và các khu vực không những khơng thu hẹp mà cịn mở rội.g thêm

Theo những dự báo của nhiều Trung tâm nghiên cứu và các nhà kinh tế, có nhiều khả năng thế ⁄ 27 sẽ là thế kỷ của châu Á - Thái bình dương Khu vực này

vẫn là khu vực năng động nhất về phát triển kinh tế, là khu vực thu hút sự quan tâm của thế giới, đặc biệt của ba Trưng tâm kinh tế và là đối tượng tranh dành ảnh hưởng về kinh tế và chính trị của các nước lớn, chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc

Trong thập kỷ 90, nhiều dự báo cho rằng các nước và lãnh thổ Đông Á,

Đông - Nam Á , vòng cung Đơng A-nam Thái bình dương, trong đó có Việt nam,

tiếp tục tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao và bền vững, từ 7% đến 9%/ năm, ít

nhất cũng cao gấp 4 đến 5 lần so với sự tăng trưởng kinh tế của toàn thế giới 6 Trong thời kỳ chuyển tiếp sang cục diện mới, cuộc đấu tranh cho một

tật tự kinh tế thế giới mới, công bằng và hợp lọ, sẽ diễn ra phúc tạp, trong một

thế so sánh lực lượng chưa có lợi cho các nước đang phát triển

Đồng thời, thế giới phải đối phó với nhiều vấn đề gay gắt có tính tồn cầu

như vấn đề tăng dân số, môi trường sinh thái xuống cấp, vấn đề nợ của các nước

đang phát triển Đó là những mới /o lớn của tất cả các quốc gia trong thập kỷ 90 và những thập kỦ tiếp theo

(1) Nam 2010, châu Á - Thái bình dương có triển vọng chiếm 35% sản

xuất của thế giới (hiện nay, đã chiếm 24%)

Trang 40

I QUAN HE KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI GIAN TỚI (KHẢ NĂNG VÀ TRIỂNVỌNG ˆ

A Nhận định chung :

Tháng 5 - 1988, Bộ Chính trị Trung ương Đẳng đã ra Nghị quyết về đối

ngoại, định hướng cho mọi hoạt động đổi ngoại trong thời kỳ đổi mới Tháng 3 -

1992, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 3 (khoá VI ra Nghị quyết số

03NQ/HNTVW về chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại trong đó đã phát triển và làm sâu thêm những vấn đề mà Nghị quyết tháng 5 - 1988 của Bộ Chính trị đã nêu lên

Quá trình thực hiện những định hướng mới này đã đem lại nhiều kết quả

tích cực, mở đầu cho một thời kỳ mới phát triển kinh tế đối ngoại

Từ cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90, có nhiều sự kiện trên trường quốc tế đã tác động sâu sắc đến kinh tế đối ngoại của nước ta Nổi lên một số sự kiện

mang tính chất tiêu biểu dưới đây :

a) Đối với các nước Đông Nam Á, từ trạng thái đối đầu đã chuyển sang trạng thái đối thoại và hợp tác ; thông qua đối thoại để giải quyết những vấn đề tồn tại hoặc do lịch sử để lại hoặc do thực tế nấu sinh đồng thời mở rộng sự hợp tác vì

mục đích bảo đảm hồ bình, phát triển và an ninh khu vực

b) Ta đã thiết lập quan hệ hữu nghị, hợp tác mới với Chính phủ Vương quốc

_ Campuchia

c) Quan hệ kinh tế - thương mại hai nước Việt - Trung trên một số lĩnh vực đã được khơi phục

d) Chính phủ Nhật Bản mở lại viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt

Nam tạo điều kiện thúc đấy quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước phát triển

mạnh mẽ

e) Mở rộng quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam với các nước Tây

Âu và Bắc Âu và hợp tác đa phương với Cộng đồng châu Âu (EC) dưới những

Ngày đăng: 23/08/2014, 09:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w