1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Áp-xe thành sau họng, một bệnh nguy hiểm pps

5 440 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 143,75 KB

Nội dung

Áp-xe thành sau họng, một bệnh nguy hiểm Áp-xe thành sau họng là hiện tượng viêm nhiễm, hóa mủ nằm ở khoảng trống giữa thành sau của họng miệng và cân trước sống, đặc biệt với trẻ dưới 2 tuổi, khối áp-xe khu trú tại hạch có tên là Gillet (hạch này chỉ có ở trẻ em dưới 2 tuổi, sau đó hạch thoái triển dần). Áp-xe thành sau họng là hiện tượng viêm nhiễm, hóa mủ nằm ở khoảng trống giữa thành sau của họng miệng và cân trước sống, đặc biệt với trẻ dưới 2 tuổi, khối áp-xe khu trú tại hạch có tên là Gillet (hạch này chỉ có ở trẻ em dưới 2 tuổi, sau đó hạch thoái triển dần). Áp-xe thành sau họng nguy hiểm thế nào? Áp-xe thành sau họng được xếp vào nhóm bệnh nhiễm khuẩn vùng cổ sâu. Áp-xe thành sau họng là một bệnh nặng, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Áp-xe thành sau họng tuy là một cấp cứu ít gặp trong chuyên khoa tai – mũi – họng nhưng tỷ lệ tử vong lại cao, chiếm khoảng 15% các nguyên nhân tử vong của trẻ dưới 2 tuổi trong bệnh lý cấp cứu tai – mũi – họng. Áp-xe thành sau họng gặp do biến chứng từ những nhiễm khuẩn vùng tai – mũi – họng như viêm V.A, viêm mũi xoang, viêm amidan… không được điều trị hoặc do độc tính của vi khuẩn gây bệnh quá cao, bệnh dễ dàng xuất hiện hơn ở những trẻ suy giảm miễn dịch, cơ thể suy dinh dưỡng. Từ những ổ nhiễm khuẩn này, quá trình viêm xâm nhập vào các hạch bạch huyết ở khoang sau họng gây ra áp-xe thành sau họng. Nếu áp-xe thành sau họng hình thành ở người lớn thì nguyên nhân lại xuất phát từ các chấn thương vùng họng, do vi khuẩn đặc hiệu như lao, do dị vật đường ăn chui sâu vào thành sau họng hoặc bệnh nhân bị dị vật tự móc họng gây ra. Viêm amidan là một nguyên nhân dẫn đến áp-xe thành sau họng. Cách phát hiện bệnh Ca bệnh điển hình được mô tả ở một trẻ dưới 2 tuổi sau một tuần bị ngạt mũi, chảy mũi vàng xanh, ho có đờm đột nhiên xuất hiện sốt rất cao, 39- 40ºC, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, da xanh tái, mạch nhanh nhỏ, khó bắt. Trẻ không bú được, bỏ bú, quấy khóc nhiều. Trẻ quay cổ khó khăn. Tiếng khóc như bị chẹn ở họng hoặc giọng nói thay đổi như ngậm hạt thị (nếu là người lớn). Khi khối áp-xe quá to lan sâu xuống hạ họng-thanh quản sẽ xuất hiện khó thở, thở rít. Miệng xuất tiết nhiều nước dãi chảy ra ngoài, hơi thở có mùi rất hôi thối. Khám họng ở những trẻ này thấy niêm mạc họng, mũi đều đỏ rực, nhiều dịch tiết màu vàng xanh. Khối phồng quan sát ở ngay thành sau họng, to hay nhỏ tùy theo giai đoạn của bệnh. Xét nghiệm máu cho kết quả là bạch cầu đa nhân trong máu tăng cao nhất là bạch cầu đa nhân trung tính (trên 80%). Chụp Xquang cổ nghiêng quan sát được khối phồng ở ngay họng miệng, lan xuống hạ họng, đa số các trường hợp nhìn thấy hình ảnh mức nước mức hơi trên phim (một biểu hiện của khối áp-xe). Có thể tiến hành chụp cắt lớp vi tính vùng cổ nếu tình trạng bệnh nhân cho phép và ở cơ sở có điều kiện để có thể đánh giá được chính xác vị trí, kích thước, mức độ nặng của khối áp-xe. Chọc hút khối phồng là phương pháp vừa để chẩn đoán vừa để điều trị. Phương pháp cổ điển vẫn để trẻ nằm nghiêng rồi chích rạch dẫn lưu mủ từ trong khối phồng. Lấy mủ từ khối đó để nuôi cấy và làm kháng sinh đồ. Vi khuẩn được phát hiện chủ yếu là liên cầu, phế cầu, tụ cầu, Hemophilus influenzae và vi khuẩn yếm khí. Với sự phát triển mạnh mẽ của kháng sinh trong giai đoạn hiện nay, một số trường hợp nếu là ổ áp-xe mới hình thành, người ta có thể điều trị nội khoa và theo dõi tại bệnh viện. Trích rạch được thực hiện sau 3 ngày theo dõi mà bệnh không tiến triển tốt. Điều trị nội khoa kết hợp được thực hiện với kháng sinh liều cao, phổ rộng, có phối hợp các nhóm kháng sinh (trong đó có nhóm kháng sinh chống kỵ khí). Hạ sốt, giảm viêm, giảm đau, bồi phụ nước và điện giải hợp lý cho trẻ. Khi hóc xương không nên tự móc họng vì dễ gây áp-xe thành sau họng. Bệnh gây tử vong nếu điều trị muộn Bệnh không có khả năng tự khỏi. Nếu không được xử trí đúng và kịp thời, bệnh nhân tử vong do nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng, do chèn ép đường thở, áp-xe lan theo khoang sau tạng vào trung thất hoặc vỡ mủ vào trung thất. Nhưng nếu xử trí đúng, bệnh diễn biến tốt sau khi chích rạch từ 7 – 10 ngày. Phòng bệnh: Tư vấn cho người dân tại cộng đồng để họ biết sự nguy hiểm của bệnh áp-xe thành sau họng, khuyến cáo điều trị sớm và đúng đắn viêm mũi họng ở trẻ nhỏ tại các cơ sở y tế mà không nên tự chữa. Với những trường hợp bị hóc xương, khuyến cáo người bệnh không được móc họng. Xử trí tốt các chấn thương. Sau điều trị áp-xe thành sau họng ổn định nên tiến hành nạo V.A, cắt amidan cho trẻ. . thành sau họng nguy hiểm thế nào? Áp-xe thành sau họng được xếp vào nhóm bệnh nhiễm khuẩn vùng cổ sâu. Áp-xe thành sau họng là một bệnh nặng, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Áp-xe thành sau. Áp-xe thành sau họng, một bệnh nguy hiểm Áp-xe thành sau họng là hiện tượng viêm nhiễm, hóa mủ nằm ở khoảng trống giữa thành sau của họng miệng và cân trước. vào thành sau họng hoặc bệnh nhân bị dị vật tự móc họng gây ra. Viêm amidan là một nguy n nhân dẫn đến áp-xe thành sau họng. Cách phát hiện bệnh Ca bệnh điển hình được mô tả ở một trẻ

Ngày đăng: 14/08/2014, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN