Phát triển kinh tế trang trại (KTTT) là bước đi tất yếu, phổ biến của tất cả các nền sản xuất nông nghiệp trên thế giới. Ở Việt Nam, phong trào phát triển trang trại đã và đang được đẩy mạnh tại tất cả các địa phương trong toàn quốc. Vấn đề đặt ra là cần định hướng phát triển trang trại theo hướng nào: quy mô lớn hay nhỏ, sản xuất chuyên canh hay đa canh? Ở nước ta, trang trại đã hình thành và phát triển từ rất sớm nhưng có những giai đoạn việc phát triển loại hình kinh tế này đã không được coi trọng. Tuy nhiên từ khi có chủ trương đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp theo nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chính sách khuyến khích phát triển nên số lượng trang trại tăng lên nhanh chóng, hình thức tổ chức sản xuất và cơ cấu thành phần chủ trang trại cũng ngày càng đa dạng. I. Khái niệm KTTT Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản. II. Tiêu chí xác định KTTT: Theo THÔNG TƯ SỐ 27/2011/TT-BNNPTNT NGÀY 13 THÁNG 04 NĂM 2011 CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHÍ VÀ THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KINH TẾ TRANG TRẠI Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau: 1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt: a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: - 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; - 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại. b) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm. 2. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên; 3. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên. III.Các đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại 1. Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá với quy mô lớn cho thị trường. Tỷ suất hang hóa thường đạt 70-80% trở lên. 2. Quy mô sản xuất trang trại trước hết là quy mô đất đai phải được tập trung đến mức đủ lớn theo yêu cầu của tổ chức hàng hóa, chuyên canh và thâm canh. Mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơn hẳn (vượt trội) so với sản xuất của của nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất như: đất đai, đầu con gia súc, lao động, giá trị nông sản thuỷ sản hàng hoá. 3. Chủ trang trại là chủ kinh tế cá thể nắm 1 phần quyền sở hữu và toàn bộ quyền sở dụng đối với ruộng đất, tư liệu sản xuất, vốn và sản phẩm làm ra. Là người có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật. 4.Cách thức tổ chức và quản lý đi dần vào phương thức kinh doanh song trực tiếp, đơn giản và gọn nhẹ vừa mang tính gia đình vừa mang tính doanh nghiệp. IV. Kết quả phát triển kinh tế trang trại Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triền nông thôn, đến nay cả nước có khoảng 150.000 trang trại với diện tích đất sử dụng khoảng 900.000 ha. Các trang trại chuyên trồng cây nông nghiệp chiếm 55,3%, chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm 10,3%, lâm nghiệp chiếm 2,2%, nuôi trồng thuỷ sản chiếm 27,3% và sản xuất kinh doanh tổng hợp chiếm 4,9%.Trong những năm gần đây, kinh tế trang trại ở Việt Nam phát triển nhanh về số lượng và mở rộng về quy mô. Hàng năm các trang trại tạo ra hơn 10.000 tỷ đồng (trong đó 87% là hàng hoá), thu hút và tạo việc làm ổn định cho hơn 443.000 lao động nông nhàn ở nông thôn.Bình quân mức thu nhập một trang trại đạt hơn 35 triệu đồng/năm và mỗi lao động đạt khoảng 500.000 đồng/tháng. Hiện nay, trang trại đã bắt đầu được hình thành theo đặc điểm của từng vùng. Các trang trại thủy sản chủ yếu tập trung ở những vùng ven biển nơi có nhiều sông, hồ như Đồng bằng sông Hồng, ven biển miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long. Trang trại trồng cây lâu năm tập trung ở vùng có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp như Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Trang trại chăn nuôi tập trung ở các tỉnh gần thành phố lớn và khu công nghiệp, nơi có thị trường tiêu thụ sản phẩm mạnh như ngoại ô Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai V. Định hướng phát triển chăn nuôi trang trại ( vì mô hinh trang trại của mình là về bò sữa ) 1. Vùng phát triển Hiện nay, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá ngày càng nhanh tại các khu vực đồng bằng, do vậy về lâu dài việc chuyển dịch chăn nuôi trang trại, tập trung đến các vùng trung du, miền núi là xu thế tất yếu. Trước mắt tại các vùng đồng bằng cần sớm đưa chăn nuôi tập trung ra khỏi khu dân cư, đồng thời phát triển chăn nuôi TT tập trung phải đi đôi với đầu tư xử lý chất thải và bảo vệ môi trường. - Chăn nuôi lợn, gia cầm Phát triển trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm cần được ưu tiên đầu tư tại các vùng trung du, gò đồi, vùng đồng bãi ở đồng bằng xa khu dân cư nhằm giải quyết được vấn đề đất đai và ô nhiễm môi trường. - Chăn nuôi gia súc lớn Đối với trang trại chăn nuôi gia súc lớn, gia súc ăn cỏ hướng phát triển chính vẫn là vùng trung du miền núi phía Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đây là những khu vực có tiềm năng về quỹ đất để phát triển đồng cỏ và trồng thức ăn thô xanh. 2. Các hình thức chăn nuôi trang trại ( trang trại bò sữa nhóm mình thuộc hình thức nào ?) Tuỳ theo điều kiện sinh thái và tình hình thực tiễn của các địa phương, có thể lựa chọn các hình thức chăn nuôi trang trại khác nhau. Theo đó, có các loại hình sau: - Trang trại chăn nuôi hộ gia đình theo quy hoạch (chỉ một chủ trang trại đầu tư). Khuyến khích phát triển loại hình này. - Trang trại gắn với khu chăn nuôi tập trung (có nhiều chủ trang trại đầu tư); - Trang trại chăn nuôi hỗn hợp (vừa chăn nuôi vừa trồng trọt kết hợp nuôi trồng thuỷ sản). Tuy vậy, tất cả các loại hình chăn nuôi trang trại đều phải nằm trong vùng quy hoạch lâu dài của các địa phương, xa khu dân cư, xa khu công nghiệp, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường sinh thái. 3. Một số mục tiêu chủ yếu 1. Đến năm 2008, các tỉnh lập xong quy hoạch tổng thể về phát triển chăn nuôi trang trại, tập trung. 2. Mức tăng trưởng số lượng trang trại chăn nuôi hàng năm đạt 30%/năm; phấn đấu đ- ạt tỷ trọng sản phẩm hàng hóa chăn nuôi trang trại, tập trung trong cả nước đạt 45- 50% vào năm 2010 và 60-65% vào năm 2015 trong tổng sản phẩm ngành chăn nuôi. 3. Năng suất vật nuôi và chất lượng sản phẩm chăn nuôi đạt xấp xỉ với các nước tiên tiến; giá thành sản phẩm hạ, sản phẩm chăn nuôi có tính cạnh tranh cao; kiểm soát đư- ợc chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái khi Việt Nam mở cửa thị trường theo quy định của WTO. 4. Chủ động kiểm soát, khống chế dịch bệnh, đặc biệt là dịch cúm gia cầm và dịch LMLM; phát triển chăn nuôi bền vững. 4. Các giải pháp 4.1. Quy hoạch đất đai cho trang trại - Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, các địa phương cần triển khai quy hoạch lâu dài, ổn định các vùng chăn nuôi công nghiệp, tập trung, trang trại đến tận huyện, xã. Khuyến khích chuyển đổi, chuyển nhượng, dồn điền, đổi thửa tạo quỹ đất để giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư khả thi đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả, nhất là tại các vùng trung du, đồi gò sang phát triển chăn nuôi trang trại. 4.2. Chính sách ưu đãi đầu tư Các địa phương cần cụ thể hóa các chính sách này và huy động ngân sách địa phương khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi đầu tư hợp lý, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu chăn nuôi tập trung; miễn giảm tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân nông dân sản xuất hàng hoá lớn, có thu nhập cao từ các sản phẩm chăn nuôi trang trại trong những năm đầu kinh doanh 4.3. Tín dụng cho chăn nuôi trang trại - Đổi mới về hình thức vay tín dụng như tăng hình thức cho vay trung hạn, dài hạn. Chủ trang trại có thể thế chấp bằng tài sản hình thành sau đầu tư để vay vốn từ các tổ chức tín dụng. 4.4. Phát triển chăn nuôi gắn với giết mổ, chế biến - Chăn nuôi trang trại, tập trung sẽ tạo nguồn hàng hóa lớn. Vì vậy, song song với đẩy mạnh chăn nuôi, phải có chính sách ưu tiên đầu tư xây dựng ngành công nghiệp chế biến, giết mổ. - Tổ chức thực hiện tốt Quyết định 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung và phát triển cơ sở chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp để có chính sách cụ thể tại địa phương nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư vào ngành chăn nuôi và là hướng chuyển đổi kinh tế cơ bản trong nông nghiệp hiện nay. - Hỗ trợ các cơ sở giết mổ, chế biến xây dựng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm (HACCP, ISO, GMP ) để từng bước quốc tế hoá tiêu chuẩn thịt, trứng, sữa - Tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm, chất lượng thức ăn chăn nuôi, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở chăn nuôi, giết mổ và chế biến. 4.6. Về tổ chức sản xuất - Tiếp tục khuyến khích thành lập các hiệp hội chăn nuôi trang trại, hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi. - Củng cố phát triển các hình thức liên kết chăn nuôi giữa các doanh nghiệp và trang trại. Khuyến khích hình thức chăn nuôi gia công giữa các chủ trang trại và các doanh nghiệp chăn nuôi, sản xuất thức ăn, giết mổ, chế biến và xuất khẩu thịt. 4.7. Giải pháp kỹ thuật Chăn nuôi trang trại tập trung đòi hỏi sự đầu tư đồng bộ về con giống, chuồng trại, thiết bị và thức ăn chăn nuôi công nghiệp có chất lượng cao. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi cần tập trung giải quyết một số vấn đề về kỹ thuật sau: - Về giống vật nuôi: Tiếp tục sử dụng con giống có năng suất và chất lượng tốt. - Về thức ăn chăn nuôi: Các cơ sở chăn nuôi trang trại cần hợp đồng chặt chẽ với các nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp để bảo đảm cung cấp ổn định về số lượng và chất lợng thức ăn có giá cả hợp lý. Các cơ quan quản lý chuyên ngành tăng cường kiểm tra giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi. - Về công nghệ chuồng trại: Chăn nuôi trang trại tập trung đòi hỏi phải có sự đầu tư thích hợp về chuồng trại và thiết bị chăn nuôi, nhất là đối với lợn và gia cầm. Để khai thác tiềm năng con giống, người chăn nuôi cần xem xét đánh giá những ưu điểm, như- ợc điểm của các mẫu chuồng trại, thiết bị chăn nuôi đã và đang sử dụng để có hướng cải tiến và khắc phục, áp dụng những tiến bộ mới về chuồng trại, máng ăn, máng uống phù hợp - Về đào tạo tập huấn: Cần có chính sách hỗ trợ đào tạo, các khoá tập huấn chuyên đề cho các chủ trang trại về kỹ thuật cũng như nghiệp vụ quản lý kinh tế trang trại; đồng thời các chủ trang trại cần có biện pháp thu hút cán bộ, công nhân có trình độ chuyên môn giỏi về làm việc lâu dài và ổn định cho các trang trại của mình. 4.8. Quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại Chăn nuôi trang trại là mô hình sản xuất có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Để loại hình này phát triển và phát huy được lợi thế cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, ngành. Trước mắt các địa phương cần: - Tổ chức thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước đã ban hành về kinh tế trang trại, tạo hành lang pháp lý cho kinh tế trang trại phát triển. Huy động cao tiềm năng về đất đai, nguồn vốn trong đầu tư, phát triển sản xuất nông nghiệp và để kinh tế trang trại phát triển đúng hướng. - Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra các chủ trang trại có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý giống vật nuôi, VSATTP và bảo vệ môi trường sinh thái. - Coi trọng và tổ chức thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý kinh tế trang trại. . s ng, hồ như Đ ng b ng s ng H ng, ven biển miền Trung và Đ ng b ng s ng Cửu Long. Trang trại tr ng cây lâu năm tập trung ở v ng có khí hậu và thổ như ng phù hợp như Tây Bắc, Đ ng Bắc, Tây Nguyên,. trang trại phát triển. Huy đ ng cao tiềm n ng về đất đai, nguồn vốn trong đầu tư, phát triển sản xu t n ng nghiệp và để kinh tế trang trại phát triển đ ng hư ng. - T ng cư ng c ng tác hư ng dẫn,. c ng ngày c ng đa d ng. I. Khái niệm KTTT Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xu t h ng hoá trong n ng nghiệp, n ng thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở r ng quy mô và n ng cao