1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Cơm từ thịt ôi, cá ươn: Lẽ nào sinh viên bị đối xử như thế? pps

5 298 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 275,89 KB

Nội dung

Cơm từ thịt ôi, cá ươn: Lẽ nào sinh viên bị đối xử như thế? Chỉ cần một lần chứng kiến quy trình chế biến thực phẩm tại các quán cơm quanh trường ĐH, thực khách sẽ hiểu vì sao cơm sinh viên có giá rẻ đến thế… Cơm sinh viên nấu cạnh chuồng lợn Các quán cơm trong khu làng Đại học của ĐH Quốc gia TP.HCM (quận Thủ Đức, TP.HCM) – nơi tập trung rất nhiều trường đại học – ngày càng mọc lên như nấm nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu của hàng chục ngàn sinh viên đang theo học ở đây. Thúy An, SV năm 4 – khoa lịch sử, trường ĐH KHXH&NV TP.HCM tâm sự với phóng viên Khoa học Đời sống online: Hồi đầu lên đây học, mình cũng hãi cơm bụi lắm, luôn phải tìm quán nào sạch sẽ mới ăn. "Thế nhưng, có lần đi vệ sinh nhờ ở một quán cơm được coi là… khá sạch sẽ, mình thấy họ nấu ăn ngay cạnh chuồng lợn. Thế mới biết, mọi thứ chỉ là… khuất mắt dễ ăn thôi!". Ngổn ngang "hậu trường" một quán cơm sinh viên. Tại một quán cơm bình dân “vô danh” ở ngõ 377, Cầu Giấy (Hà Nội), đối lập với sự sạch sẽ bên ngoài, bên trong quán là nền xi măng cáu bẩn, tường đen xì nhày nhụa mỡ. Báo Sinh Viên Việt Nam ghi nhận: Khu bếp nhỏ hẹp chỉ độ khoảng 1.2m2 nhưng lại là nơi tập kết bát đĩa (cả sạch và bẩn) và cũng là địa điểm trung gian để khách có thể đến nhà vệ sinh. Chỗ rửa bát vỏn vẹn hai chậu rửa và một vòi nước duy nhất đặt ngay cạnh bồn cầu. Bát đĩa rửa xong được để luôn xuống nền xi măng nhòe nhoẹt đất cát. Thi thoảng có khách đi vệ sinh, nhân viên rửa bát phải cuống quýt bỏ bát đĩa đó mà tránh ra ngoài vì mùi hôi xông lên nồng nặc. Khách đi xong, người nhân viên tiiếp tục vô tư đặt bát đĩa tràn lên bệ đặt chân của bồn cầu. Trên blog cá nhân của một bạn trẻ có tên Tiến Dũng mô tả lại quá trình đột nhập vào một quán cơm trong một con hẻm quận Bình Thạnh (TP.HCM). Bạn Dũng viết: Quán cơm rộng chừng hơn 30m2 nhưng rất đông khách, đa số các bàn đã chật kín. Len lỏi trong đám đông, Tiến Dũng và người bạn là sinh viên trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM mới gọi được cho mình mỗi người một suất cơm với giá 15.000 đồng. Phía bên ngoài chiếc tủ kính đựng thức ăn trông có vẻ sạch sẽ, đám sinh viên nhao nhao tranh nhau gọi cơm, vẻ mặt người nào cũng nóng lòng vì đói, mệt. "Mình thấy họ nấu ăn ngay cạnh chuồng lợn. Thế mới biết, mọi thứ chỉ là… khuất mắt dễ ăn thôi!" Nhìn cảnh này ai còn muốn ăn cơm?! Nhưng khi đi vào “hậu trường” bên trong, Dũng mới ngỡ ngàng, sửng sốt. Trong khu vực bếp kiêm luôn nhiều chức năng: vừa chế biến, vừa rửa bát, cách đó chừng 4m là cửa nhà vệ sinh còn bỏ ngỏ, dưới nền đất nhầy nhụa nước bẩn, có 3 nhân viên nam đang làm việc. “Nhìn cái cách mà họ rửa bát đĩa thì tôi đã hết hồn rồi, chỉ trong thời gian ngắn mà cậu thanh niên làm trong quán rửa một lúc một chồng bát đĩa khổng lồ, với một cái xô chứa đầy xà bông, cậu thanh niên đó chỉ cần nhúng đĩa dơ vào rồi lấy ra, cho vào một thau nước ngà ngà đục, vớt lên lấy khăn lau bàn có màu cháo lòng lau sơ qua rồi đem ra đựng cơm cho mọi người chén" – Tiến Dũng than thở. Nguyên liệu là thịt lợn chết? 6 giờ sáng, phóng viên báo Sinh viên Việt Nam có mặt tại khu bán thịt lợn trong chợ đầu mối Đền Lừ (Hoàng Mai, Hà Nội). Giá thịt lợn tươi tại đây thấp hơn so với giá thị trường từ 25.000 đồng/kg tới 30.000 đồng/kg. Tuy nhiên, khi được ngỏ ý muốn đặt mối cho quán cơm sinh viên, một bà chủ hàng thịt vừa đưa ra một tảng ba chỉ mềm oặt, trắng nhợt vừa nhiệt tình tư vấn: “Bán cho sinh viên chỉ nên mua hàng lợn chết chưa lâu này, mã vẫn còn đẹp, không có mùi hôi, giá từ 60.000 đồng/kg đến 70.000 đồng/kg. Còn muốn loại 40.000 đồng/kg đến 50.000 đồng/kg cũng có nhưng thịt đã chảy nước và bốc mùi hôi gây”. Mấy ai biết được thịt trong bữa cơm sinh viên lại là thịt lợn chết?! Một chủ hộ khác tên Đạt – quê Hà Đông, kinh doanh thịt lợn tại chợ Đền Lừ đã nhiều năm xác nhận: “Các quán cơm sinh viên thường xuyên lấy lợn chết của anh để làm món rang, kho với giá dao động từ 60.000 đến 70.000 đồng/kg. Thịt xay giá thấp hơn, từ 40.000 đồng/kg đến 50.000 đồng/kg do . Cơm từ thịt ôi, cá ươn: Lẽ nào sinh viên bị đối xử như thế? Chỉ cần một lần chứng kiến quy trình chế biến thực phẩm tại các quán cơm quanh trường ĐH, thực khách sẽ hiểu vì sao cơm sinh viên. biết được thịt trong bữa cơm sinh viên lại là thịt lợn chết?! Một chủ hộ khác tên Đạt – quê Hà Đông, kinh doanh thịt lợn tại chợ Đền Lừ đã nhiều năm xác nhận: “Các quán cơm sinh viên thường. quán cơm sinh viên. Tại một quán cơm bình dân “vô danh” ở ngõ 377, Cầu Giấy (Hà Nội), đối lập với sự sạch sẽ bên ngoài, bên trong quán là nền xi măng cáu bẩn, tường đen xì nhày nhụa mỡ. Báo Sinh

Ngày đăng: 14/08/2014, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN