1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Món ăn khi bị lở miệng, hôi miệng docx

5 297 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 164,69 KB

Nội dung

Món ăn khi bị lở miệng, hôi miệng Lở miệng (loét niêm mạc miệng) với cảm giác đau rát, miệng hôi khó chịu mỗi khi nói, khi ăn uống. Đây là bệnh rất thường gặp ở nước ta, nhất là khi thời tiết thay đổi thất thường. Vậy làm thế nào để giảm bớt những khó chịu trên? Xin giới thiệu một số món ăn – bài thuốc để bạn đọc tham khảo áp dụng. Các món ăn khi bị lở miệng Cháo mộc thông: mộc thông 12g, gạo lức 100g. Cho nước vào mộc thông đun kỹ, bỏ bã rồi cho gạo lức đã vo sạch vào nồi đun to lửa cho sôi rồi chuyển nhỏ lửa nấu thành cháo, có thể cho ít đường, ngày ăn 2 lần. Người không bị thấp nhiệt, khí nhược, đi tiểu nhiều lần không nên dùng. Tác dụng: tả hỏa, hành thủy, trị lở miệng, thủy thũng, hoàng đản, đi tiểu ra máu. Cháo đạm trúc diệp: đạm trúc diệp 15g, gạo lức 50g, muối ăn 2g. Cho nước vào đạm trúc diệp đun sôi, bỏ bã lấy nước rồi cho gạo đã vo sạch vào nấu cháo, cho muối vừa ăn, ăn hết trong ngày chia 2 lần. Tác dụng: thanh nhiệt, lợi thủy, thông lâm, trị viêm lợi, lở miệng, cảm, sốt, khát nước, đi tiểu ít, có máu. Canh ngân nhĩ nấu cà chua: ngân nhĩ 50g, cà chua 100g, đường vừa đủ. Ngân nhĩ ngâm nở, rửa sạch cho vào nồi đất nấu thành keo đặc; cà chua rửa sạch, gọt vỏ, giã nát cho vào keo ngân nhĩ và đường vừa đủ. Ngày ăn 2 lần sáng và tối. Tác dụng: bổ âm, giáng hỏa do hư hỏa thượng phù, trị lở mép. Canh bí xanh lá sen: lá sen tươi 1 lá, bí xanh 500g, muối vừa đủ. Lá sen rửa sạch cắt nhỏ, bí rửa sạch cắt miếng nhỏ, cho hai thứ vào nồi, nước vừa đủ, nấu chín, cho gia vị vớt bỏ lá sen. Ăn bí, uống canh. Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, trừ thấp, sinh tân, trị miệng lở loét, ho, khát nước. Canh ngân nhĩ cà chua tốt cho người bị lở mép do hư hỏa thượng phù. Khi miệng bị hôi, có thể dùng các món ăn – bài thuốc sau: Cháo lệ chi (vải): cùi vải (bỏ vỏ, hạt) 5 – 7 quả, gạo lức 50g, táo đỏ 5 quả… Đem 3 vị rửa sạch cho vào ấm đất với 500ml nước đun sôi, đến khi cháo nhuyễn là được. Ngày ăn 2-3 lần. Tác dụng: ích khí, sinh tâm, bổ phế, hòa tỳ, khai vị, hành khí, chỉ thống, trị răng đau, hôi miệng Cháo dưa chuột: dưa chuột 50g, gạo lức 100g. Dưa chuột thái lát, gạo vo sạch, cho hai thứ vào nồi thêm nước vừa đủ nấu thành cháo. Ngày ăn 2 lần. Tác dụng: thanh nhiệt, lợi thủy, giải độc, trị hôi miệng, họng sưng, khát nước, đau mắt đỏ. Cháo rễ lau: rễ lau tươi 30g, gạo lức 50g. Rễ lâu rửa sạch, cho 500ml nước ninh cạn còn 250ml. Cho gạo lức vào nước lau, nấu thành cháo. Ngày ăn 2 lần. Tác dụng: thanh nhiệt, sinh tân, trị miệng hôi, phòng ung thư thực quản. Canh hồi hương: mầm hồi hương tươi 50g, muối, bột ngọt. Nhặt sạch tạp chất trong mầm hồi hương, rửa sạch, cắt đoạn ngắn. Đun nước sôi rồi cho hồi hương vào với bột ngọt, gia vị, sôi là được. Dùng trong ngày. Tác dụng: ôn thận, tán hàn, trị hôi miệng, thận hư, tóc bạc, râu tóc khô cứng . Món ăn khi bị lở miệng, hôi miệng Lở miệng (loét niêm mạc miệng) với cảm giác đau rát, miệng hôi khó chịu mỗi khi nói, khi ăn uống. Đây là bệnh rất thường gặp ở nước ta, nhất là khi thời. nào để giảm bớt những khó chịu trên? Xin giới thiệu một số món ăn – bài thuốc để bạn đọc tham khảo áp dụng. Các món ăn khi bị lở miệng Cháo mộc thông: mộc thông 12g, gạo lức 100g. Cho nước. Canh ngân nhĩ cà chua tốt cho người bị lở mép do hư hỏa thượng phù. Khi miệng bị hôi, có thể dùng các món ăn – bài thuốc sau: Cháo lệ chi (vải): cùi vải (bỏ vỏ, hạt) 5 – 7 quả, gạo

Ngày đăng: 14/08/2014, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN