Do đó, tất cả các quốc giakhông phân biệt trình độ đã và đang hình thành mối quan hệ gắn bó lẫn nhau.Đường biên giới quốc gia và khoảng cách địa lý trở nên mờ nhạt, các tổ chức kinh tếkh
Trang 1- -Hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách
quan của Việt Nam
Trang 2MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Phần 1 Cơ sở của đề tài 6
I Cơ sở lý luận 6
1 Lý luận triết học 6
2 Hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan của các nước trong giai đoạn hiện nay 7
II Cơ sở thực tế : 10
1 Tình hình quốc tế và khu vực làm nảy sinh và phát triển quá trình hội nhập 10
2 Hội nhập kinh tế với các nước đang phát triển 12
3 Sự hình thành tất yếu của chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta 16
4 Nhận định về những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế 18
4.1 Những cơ hội mà Việt Nam có được khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế 18 4.2 Những thách thức mà chúng ta gặp phải trên con đường hội nhập 19
5 Những quan điểm chỉ đạo trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta 22
Phần 2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 23
I Các bước đi của ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 23
II Các kết quả bước đầu đạt được của nước ta trong tiến trình hội nhập 24
III Những yếu kém và hạn chế còn tồn tại cần giải quyết trong thời gian tới 29
IV Các kiến nghị đề xuất trên phương diện triết học để hạn chế các nhược điểm và phát huy những mặt tích cực của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta 33
Lời kết 37
Tài liệu tham khảo 39
Mục lục 2
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ sau cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ ba (1913 – 1950),
sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã thúc đẩy sự phát triển nhanhchóng của lực lượng sản xuất vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia, mở rộng trênphạm vi toàn thế giới theo cả chiều rộng và chiều sâu Do đó, tất cả các quốc giakhông phân biệt trình độ đã và đang hình thành mối quan hệ gắn bó lẫn nhau.Đường biên giới quốc gia và khoảng cách địa lý trở nên mờ nhạt, các tổ chức kinh tếkhu vực và toàn cầu nối tiếp nhau ra đời Sự ra đời của các tổ chức lớn như WTO,APEC, NAFTA và gần đây là sự ra đời của các khu vực đồng tiền chung Euro đã là
ví dụ điển hình trong thiên niên kỉ mới này, cuộc cách mạng công nghệ tiếp tục đisâu, mở rộng ứng dụng công nghệ tin học sẽ là động lực chính thúc đẩy hơn nữa quátrình hội nhập kinh tế, toàn cầu hoá
Trước bối cảnh toàn cầu như vậy, công cuộc phát triển kinh tế của nước takhông thể đứng ngoài xu thế toàn cầu hoá Nhận thấy được tình hình kinh tế của đấtnước đang gặp khó khăn, tháng 12/1986 Đảng và Nhà nước quyết định chuyển đổinền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường theo định hướng xãhội chủ nghĩa Trong chiến lược phát triển kinh tế, vấn đề hội nhập nền kinh tế thếgiới, tăng cường hợp tác kinh tế các nước và các tổ chức quốc tế đang là vấn đề đượcquan tâm Với phương châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ” và “là bạn củatất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước và hầu hết các tổ chứcquốc tế và khu vực quan trọng Với việc gia nhập PECC (01/1995), ASEAN(07/1995), ký kết hiệp định chung về hợp tác kinh tế với EU (7/1995), tham giaAPEC (11/1998), và đang chuẩn bị tích cực cho các cuộc đàm phán gia nhập Tổ chứcthương mại thế giới (WTO) Việt Nam từng bước vững chắc hội nhập sâu rộng vàonền kinh tế khu vực và thế giới Ngày 27/11/2001, Bộ Chính trị đã ra Nghị Quyết về
Trang 5hội nhập kinh tế quốc tế nhằm cụ thể hoá một chủ trương lớn được nêu ra tại Đại hộilần thứ IX của Đảng là: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thầnphát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ vàđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững bản sắc văn hoá dântộc, bảo vệ môi trường”.
Những vấn đề nêu trên là những vấn đề mà em rất tâm huyết, rất quan tâm và
đó cũng là lí do, là sự thôi thúc em chọn đề tài: “Việt Nam trong xu thế hội nhập và phát triển dưới con mắt triết học”.
Và em hi vọng đề tài này sẽ giải đáp được phần nào thắc mắc về vấn đề hộinhập và toàn cầu hoá ở nước ta hiện nay
Trang 6Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có khácnhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duynhất, thống nhất – thế giới vật chất Nhờ có tính thống nhất đó, chúng không thể tồntại biệt lập, tách rời nhau, mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhautheo những quan hệ xác định Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳngđịnh rằng, mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự chuyển hoálẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiệntượng trong thế giới Do đó mọi mối liên hệ đều mang tính khách quan, là vốn có củamọi sự vật, hiện tượng.
Mối liên hệ không chỉ mang tính khách quan, mà còn mang tính phổ biến Bởi
lẽ, bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật hiện tượng khác Không có
sự vật hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ Trong thời đại ngày nay không mộtquốc gia nào không có quan hệ, không có liên hệ với các quốc gia khác về mọi mặtcủa đời sống xã hội Chính vì thế mà hiện nay trên thế giới đã và đang xuất hiện xuhướng toàn cầu hoá, khu vực hoá mọi mặt của đời sống xã hội Nhiều vấn đề đã vàđang trở thành vấn đề toàn cầu như : đói nghèo, bệnh hiểm nghèo, môi trường sinhthái, dân số và kế hoạch hoá gia đình, chiến tranh và hoà bình…Ngoài ra, mối liên hệđược biểu hiện dưới những hình thức riêng biệt, cụ thể theo điều kiện nhất định Song,
dù dưới hình thức nào, chúng cũng chỉ là biểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất,chung nhất
Trang 7Mặt khác, mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tácđộng qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hoặc giữa các mặtcủa sự vật hiện tượng, mà sự vật hiện tượng luôn tồn tại và vận động không ngừngtheo nhiều cách thức khác nhau Do đó mà mối liên hệ còn mang tính đa dạng Vàtrong mỗi sự vật hiện tượng có thể bao gồm rất nhiều loại mối liên hệ, chứ khôngphải chỉ có một cặp mối liên hệ xác định
2 Hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan của các nước trong giai đoạn hiện nay
“Toàn cầu hoá” là một xu hướng phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại, màtrước hết là tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sôi động Cách đây hơn
150 năm, Các Mác đã dự báo xu hướng này và ngày nay đã trở thành hiện thực Theoông, toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế mới của quá trình phát triển kinh tế thịtrường, phản ánh trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội mà ở đó, phâncông lao động quốc tế và quốc tế hoá sản xuất trở thành phổ biến
Trong lịch sử, trước khi phương thức sản xuất TBCN ra đời, do trình độ lựclượng sản xuất thấp kém, giao thông chưa phát triển, việc sản xuất và trao đổi hànghoá còn bị giới hạn trong các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, năng suất thấp nên chưa cóthị trường thế giới theo nghĩa hiện đại Từ khi phương thức sản xuất TBCN ra đời,đặc biệt là từ khi diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp, đời sống kinh tế các nước có
sự thay đổi căn bản Tình trạng tự cấp, tự túc và bế quan toả cảng của các địaphương, các dân tộc trước kia được thay thế bằng sự sản xuất và tiêu dùng mang tínhquốc tế Tuy nhiên, cho đến trước Thế chiến thứ 2, hình thức quốc tế hóa chủ yếu vẫn
là phân công áp đặt trực tiếp, tức là các nước phát triển áp dụng chiến tranh xâm lược
và bạo lực để thống trị các nước lạc hậu, bóc lột, vơ vét tài nguyên và tiêu thụ hànghoá Trong đó, mỗi nước đế quốc có một hệ thống thuộc địa riêng, phân công laođộng và quốc tế hoá còn mang tính chất cát cứ, làm cho các nước lạc hậu không thoátkhỏi tình trạng khó khăn trì trệ
Trang 8Từ sau Thế chiến 2, do tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học – kỹ thuật,lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hết sức nhanh chóng.Thêm vào đó là thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc, làm cho hệ thống phâncông lao động quốc tế theo lối áp đặt trực tiếp phải sụp đổ và thay thế bằng hệ thốngphân công mới gọi là toàn cầu hoá kinh tế Toàn cầu hoá kinh tế là quá trình pháttriển mới của phân công lao động và hợp tác sản xuất vượt ra khỏi biên giới một quốcgia vươn tới qui mô toàn thế giới, đạt trình độ chất lượng mới
Như vậy, toàn cầu hóa kinh tế là kết quả tất yếu của quá trình xã hội hoá sảnxuất, của tốc độ phát triển nhanh của lực lượng sản xuất, bắt nguồn từ sự thúc đẩycủa khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại, nó là kết quả tất yếu của sự phát triểnsâu rộng nền kinh tế thị trường trên phạm vi toàn thế giới, sự gia tăng phân công laođộng quốc tế, sự mở rộng hơn nữa trong không gian và thời gian các mối quan hệgiao lưu phổ biến của loài người và sự hiện diện nóng bỏng của những vấn đề toàncầu cấp bách Nói cách khác, nó là kết quả của các quá trình tích luỹ về số lượng đãtạo ra một khối lượng tới hạn để số lượng biến thành chất mới; xu hướng quốc tế hóa,khu vực hoá đã chuyển thành xu hướng toàn cầu hoá trong thời đại ngày nay Nó làmột trong những xu thế lịch sử tất yếu do quy luật phát triển của lực lượng sản xuấtchi phối
Và trong đó đặc trưng nổi bật của toàn cầu hoá kinh tế là nền kinh tế thế giớitồn tại và phát triển như một chỉnh thế, trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận, cóquan hệ tương tác lẫn nhau, phát triển với nhiều hình thức phong phú Tham gia toàncầu hoá kinh tế, các quốc gia vẫn hoàn toàn độc lập về chính trị, xã hội, vẫn là cácchủ thế tự quyết định ý thức hệ, vận mệnh và con đường phát triển của mình Toàncầu hoá kinh tế làm cho các quốc gia ngày càng phụ thuộc vào nhau về vốn, kỹ thuật,công nghệ, nguyên liệu và thị trường Đến nay toàn cầu hoá kinh tế đã cuốn hút nhiềuquốc gia ở khắp các châu lục, đã có 27 tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu ra đời vàhoạt động [ Thẩm Kỳ Như – Trung Quốc không làm bất tiên sinh…Viện TTKH, Học
Trang 9viện CTQG HCM, H1999, tr358-359 ] Đây là sự phát triển mới chưa từng có Lịch sử
đã chứng tỏ không một quốc gia nào, dù lớn và giàu đến đâu, cũng không thể sảnxuất được tất cả các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế Chúng ta không quên 100 năm
về trước Trung Quốc đóng cửa nền kinh tế để rồi phải chịu sự thụt lùi về mọi mặt.Thành tựu có được như ngày nay là nhờ vào mở cửa kinh tế.Như vậy rõ ràng xu thếnày là xu thế phát triển tất yếu của thời đại không thể khác được Chỉ có những quốcgia nào nắm bắt nhịp xu thế này, biết tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức mới đứngvững và phát triển Cự tuyệt hay khước từ toàn cầu hoá kinh tế tức là tự gạt mình rangoài lề của sự phát triển
Trang 10II CƠ SỞ THỰC TẾ :
1 Tình hình quốc tế và khu vực làm nảy sinh và phát triển quá trình hội nhập.
Đại hội VIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ “mở rộng quan hệ kinh tế đốingoại, chủ động tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, củng cố và nâng cao vị thếnước ta trên trường quốc tế” Đại hội lần thứ IX khẳng định chủ trương “phát huy cao
độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tếquốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”.[Trích văn kiện Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ IX – trang 89] Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế được đề ratrong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn ra nhanh chóng, phức tạp, khólường trước được, với những đặc điểm sau:
Trong hơn thập kỉ qua, kinh tế thế giới nhìn chung phát triển không đồng đều.Trên thế giới đã xảy ra mấy cuộc khủng hoảng lớn, sâu rộng hơn cả là cuộc khủnghoảng kinh tế – tài chính nổ ra năm 1997 Vị thế các nước và các khu vực thay đổitheo hướng: kinh tế Mỹ phát triển nhanh và ổn định liên tục trong nhiều năm và đến
2002 bắt đầu suy giảm; kinh tế Tây Âu hiện không còn phát triển nhanh như các thập
kỉ trước; kinh tế Nhật suy thoái chưa có lối ra; các nước thuộc Liên Xô trước đây vànước Đông Âu rơi vào tình trạng suy thoái kéo dài, vài năm gần đây tăng trưởngtương đối khá; kinh tế Trung Quốc phát triển ngoạn mục; Đông Nam á và Đông áphát triển nhanh vào bậc nhất thế giới trong những thập kỷ trước, tuy nhiên vừa qua
đã rơi và suy thoái và nay đang hồi phục; Nam Á và Châu Phi vẫn chưa thoát khỏitình trạng trì trệ kéo dài; kinh tế Mỹ latinh có khá hơn song cũng không ổn định
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới phát triển như vũ bão.Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay đang tác động đến tất cả các nướctrên thế giới với những mức độ khác nhau, đưa lại những thành quả cực kỳ to lớn chonhân loại và những hậu quả xã hội hết sức sâu sắc Công nghệ thông tin đang là nhânlõi của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nó phản ánh giai đoạn mới
về chất của sản xuất, trong đó hàm lượng trí tuệ là thành phần chủ yếu trong sản
Trang 11phẩm Công nghệ sinh học là bước đột phá vào thế giới đầy bí hiểm của sự sống, tạo
ra một tiềm năng to lớn cho việc sản xuất các vật phẩm phục vụ cho nhu cầu của conngười như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và các vật liệu công nghiệp thoảmãn nhu cầu ngày càng tăng của con người Công nghệ vật liệu mới, công nghệ nănglượng mới, công nghệ hàng không vũ trụ … mở ra một tiềm năng mới cho loài ngườichinh phục tự nhiên, chinh phục vũ trụ Tự động hoá trong sản xuất ngày càng giảiphóng con người khỏi những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tạo ra nhiều sản phẩmphục vụ xã hội
Xu thế toàn cầu hoá kinh tế diễn ra mạnh mẽ, ảnh hưởng đến cuộc sống của tất
cả các dân tộc trên thế giới Ngày nay các nền kinh tế của các quốc gia gắn bó hữu cơ
và tuỳ thuộc vào nhau Tính thẩm thấu lẫn nhau của các nền kinh tế gia tăng Nền sảnxuất thế giới mang tính toàn cầu Phân công lao động quốc tế đạt tới trình độ ngàycàng cao Phương châm kinh doanh lấy thế giới làm nhà máy của mình, lấy các nướclàm phân xưởng của mình, qua đó phân công lao động quốc tế có thể lợi dụng ưu thế
kỹ thuật, tiền vốn, sức lao động và thị trường của các nước, thúc đẩy quá trình quốc
tế hoá sản xuất phát triển nhanh chóng Trong quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá,nổi lên xu hướng liên kết kinh tế dẫn tới sự ra đời, rồi hợp nhất của nhiều tổ chứckinh tế và thương mại, tài chính quốc tế và khu vực, như Tổ chức thương mại thế giới(WTO), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Liên minh Châu âu(EU), khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (AFTA)…
Hiện nay, các nước lớn, nhỏ đều giành ưu tiên cho phát triển kinh tế, theo đuổichính sách kinh tế mở Nay những nước có tiềm năng và thị trường lớn như TrungQuốc, Nga, ấn Độ, Mỹ…và cả một số nước vốn khép kín, theo mô hình tự cung tựcấp cũng dần dần mở cửa, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới
Mặt khác cộng đồng thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu màkhông một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa
Trang 12phương như: bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, đẩy lùi dịch bệnh hiểmnghèo, chống tội phạm quốc tế…
Tuy nhiên trong xu thế đó, các nước công nghiệp phát triển, đứng đầu là Mỹ,
do có ưu thế về thị trường, nắm được tiến bộ khoa học- công nghệ, có nền kinh tếphát triển cao, đã ra sức thao túng, chi phối thị trường thế giới, áp đặt điều kiện vớinhững nước chậm phát triển hơn, thậm chí dùng nhiều biện pháp thô bạo như bao vâycấm vận, trừng phạt, làm thiệt hại lợi ích của các nước đang phát triển và chậm pháttriển Trước tình hình đó các nước đang phát triển đã từng bước tập hợp nhau lại, đấutranh chống chính sách tăng cường quyền áp đặt của Mỹ để bảo vệ lợi ích của mình
có quan hệ quốc tế rộng rãi
Toàn bộ tình hình trên đem lại nhiều thuận lợi to lớn, đồng thời cũng đặt ranhiều thách thức gay gắt đối với nước ta trong quá trình phát triển đất nước nói chung
và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng
2 Hội nhập kinh tế với các nước đang phát triển
Thế giới ở vào thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ đang chứng kiến nhữngđổi thay sâu sắc trên tất cả mọi lĩnh vực, từ sản xuất vật chất đến đời sống tinh thần
xã hội Toàn cầu hoá nổi lên như một trong những xu hướng chủ đạo chi phối hệthống quan hệ quốc tế hiện đại Xét trên phương diện sản xuất vật chất xã hội, mộtgiai đoạn mới của lịch sử nhân loại đang từng bước quá độ từ xẫ hội gắn với nền vănminh công nghiệp lên nấc thang phát triển cao hơn Nấc thang phát triển này đượcđặc trưng bởi công nghệ và cơ cấu kinh tế mới – kinh tế tri thức, trên cơ sở áp dụng
Trang 13rộng rãi các thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến, các phương tiện truyền tin hiệnđại và máy tính.
Nhìn một cách tổng quát, toàn cầu hoá kinh tế là quá trình phổ biến theo hướngnhất thể hoá trên phạm vi toàn cầu những giá trị, tri thức, những hoạt động, những
mô hình – cấu trúc trong lĩnh vực kinh tế và cả khoa học, kỹ thuật Trong đó cácnước đang phát triển tham gia với động lực cơ bản là nhằm mở rộng thị trường xuấtkhẩu, tạo mối liên kết thương mại giữa các quốc gia, các khu vực với nhiều hình thứcphong phú, hoạt động có hiệu quả Và cho đến nay, một số các quốc gia đang pháttriển đã đạt được những tiến bộ vượt bậc ví như : ở khu vực Đông Nam á có TháiLan, Malayxia, Singapo đã chuyển mạnh sang kinh tế hướng về xuất khẩu và thuđược những thành quả tốt
Xét về việc mở rộng và đa dạng các mối liên kết thương mại thì chính sách tỷgiá, chính sách giảm thuế xuất nhập khẩu, bãi bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan
đã làm cho hoạt động thương mại tại các nước mở rộng thị trường và tăng khối lượnghàng hoá xuất nhập khẩu
Hơn nữa, trong quá trình hội nhập kinh tế,điều chúng ta thấy rõ là thị trườngvốn có mối liên kết chặt chẽ hơn nhiều Các nước đang phát triển có cơ hội hội nhậpvới thị trường tài chính toàn cầu Nhờ vậy mà loại bỏ việc kiểm soát đối với đồngvốn chảy vào, đồng thời cũng bãi bỏ dần những hạn chế trong thanh toán và giao dịchthông qua tài khoản Hiện nay, nhiều nước đã chấp nhận thả nổi đồng tiền, đã làmcho đồng vốn đổ vào các nước này tăng nhanh
Mặt khác, hội nhập kinh tế trong thời gian qua có tác động tích cực đến việc ổnđịnh kinh tế vĩ mô Nhiều quốc gia đang phát triển đã mở cửa thị trường thu hút vốn,một mặt thúc đẩy công nghiệp hoá, một mặt tăng tích luỹ từ đó cải thiện mức thâmhụt ngân sách Chính sự ổn định kinh tế vĩ mô này đã tạo niềm tin cho các chươngtrình phát triển hỗ trợ cho những quốc gia thành công trong cải cách kinh tế và mởcửa
Trang 14Ngoài ra, hội nhập kinh tế tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nâng cao mứcthu nhập tương đối của các tầng lớp dân cư
Chính những mặt thuận lợi này mà hội nhập kinh tế quốc tế có sức mạnh tolớn Nó kéo tất cả các quốc gia dù lớn, dù nhỏ, dù giàu hay nghèo đều bị cuốn vào.Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là chủ nghĩa tư bản hiện đại với ưu thế về vốn và côngnghệ đang ráo riết thực hiện ý đồ chiến lược biến quá trình toàn cầu hoá nói chung vàtoàn cầu hoá kinh tế nói riêng thành quá trình tự do hoá kinh tế và áp đặt chính trịtheo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa Bởi vậy, tất cả các nước, nhất là các nước đang pháttriển, đều phải tìm kiếm các đối sách để thích ứng với quá trình toàn cầu hoá đa bìnhdiện và đầy nghịch lý
Sau hàng thế kỷ đấu tranh kiên cường, anh dũng, các dân tộc thuộc địa và phụthuộc đã thoát khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, giành được độc lậpdân tộc và chủ quyền Mặc dù vậy, bức tranh kinh tế – xã hội của các nước chậm pháttriển và đang phát triển vẫn đang ngày càng có nhiều biểu hiện đáng lo ngại về sự tụthậu so với trình độ của các nước phát triển Khoảng cách ấy không những khôngđược khắc phục, rút ngắn mà còn thực sự trở thành nguy cơ chia cắt thế giới làm hainửa khác biệt: vài chục quốc gia tiên tiến đã vượt hơn 100 quốc gia thuộc “thế giớithứ ba” hàng vài thập niên phát triển hoặc gấp trăm lần chênh lệch về thu nhập bìnhquân GDP tính theo đầu người
Các nước này tuy đã giành được độc lập, đó là một thành quả vô cùng quantrọng, song các nước này hầu hết lại là các nước nghèo, còn lạc hậu Cho nên, họ vẫn
bị phụ thuộc vào hệ thống kinh tế của chủ nghĩa tư bản : từ khai thác – sử dụng tàinguyên, quy trình sản xuất, vốn, kỹ thuật – công nghệ đến thị trường tiêu thụ cũngnhư phân công lao động quốc tế… Các nước đang phát triển đang phải đối diện trướcthách thức của nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về kinh tế Bởi một cơ cấu kinh tế cònnhiều bất hợp lý, trong đó tỷ trọng công nghiệp nhỏ bé trong tổng giá trị thu nhậpquốc dân, cộng thêm với trình độ thấp kém về năng suất lao động, cho nên tốc độ
Trang 15phát triển kinh tế của đa số các nước đang phát triển thấp và bấp bênh Trong thậpniên 60, các nước đang phát triển đạt mức tăng trưởng 5,7%, thập niên 70 đạt 5,3%thì đến thập niên 80 là 2% và những năm vừa qua của thập niên 90 tuy tình hình cóđược cải thiện, song cũng chỉ đạt mức trên 4% trong khi tỉ lệ tăng dân số vẫn còn ởmức trên 2%/năm.
Không những thế vấn đề nợ nước ngoài cũng trở thành gánh nặng đối với cácnước đang phát triển Số liệu thống kê của Liên hợp quốc cho thấy, nợ nước ngoàicủa các nước này đã tăng hơn 300 lần trong 4 thập niên qua : từ 6 tỉ năm 1995 lêntrên 2000 tỉ đầu năm 2000 Trong đó, có những nước mà tổng số nợ đã vượt xa so vớitổng thu nhập quốc dân Những bi kịch về nợ nước ngoài của các nước đang pháttriển không chỉ được biểu hiện ở tổng số nợ khổng lồ mà còn là tình trạng nhiều nướckhông có khả năng thanh toán dù chỉ là lãi suất hằng năm, trong khi dó tốc độ của cáckhoản vay vẫn gia tăng và không hề có dấu hiệu giảm bớt
Cùng với nợ nần là tình trạng bất bình đẳng trong trao đổi mậu dịch – thươngmại giữa các nước đang phát triển và phát triển Chỉ tính riêng qua trao đổi khôngngang giá, các nước phát triển mỗi năm thu về món lợi hàng chục tỉ USD
Mặt khác, vẫn tiếp tục diễn ra sự phân biệt đối xử với hàng hóa – sản phẩm củacác nước đang phát triển khi thâm nhập thị trường các nước phát triển Qua conđường đầu tư, chuyển giao kỹ thuật – công nghệ, các cường quốc tư bản không chỉthu lợi do bán các thiết bị công nghệ lạc hậu và gây ô nhiễm mà còn khống chế nhiềuhuyết mạch kinh tế quan trọng của các nước đang phát triển Còn các nước đang pháttriển, do áp lực bức bách của nhu cầu cải thiện đời sống kinh tế, đã dễ dàng chấpnhận “chào đón” bất kỳ sự cải tiến kỹ thuật – công nghệ nào, bất kỳ nguồn vốn tư bảnnào Sự đơn giản dễ dãi này, mặc dù trước mắt có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,song rất có thể phải trả giá đắt bởi các hậu quả kinh tế xã hội khó lường Do vậy, lựachọn kỹ thuật – công nghệ, cơ cấu kinh tế, mô hình kinh tế – xã hội đang đặt ra
Trang 16những tiêu chuẩn phức tạp hơn để có thể tận dụng mọi cơ hội phát triển cho cả ngàymai, không chỉ vì những cái lợi tức thời trước mắt.
Đó là những vấn đề trên con đường hợp tác giữa các nước đang phát triển vàcác nước phát triển, vậy còn hợp tác giữa các nước đang phát triển với nhau thì sao?Con đường này cũng gặp nhiều trở ngại bởi lẽ các nước này đều có sự tương đồng vềtrình độ phát triển cũng như các lợi thế về nguồn tài nguyên, nhân lực và thị trường…trong khi tất cả đều thiếu vốn, kỹ thuật – công nghệ và tri thức quản lý hiện đại Hơnnữa, những lợi thế nêu trên dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ
và toàn cầu hoá hiện nay không còn có vai trò, ý nghĩa nổi bật như các thập niêntrước đây Điều đó cho thấy, các nước đang phát triển cần thiết phải có cách tiếp cậnmới trong hợp tác cùng nhau Chỉ có như vậy, khuôn khổ và cơ chế hợp tác mới thực
sự trở nên hữu ích và thiết thực đối với các nước đang phát triển Đồng thời, nó đónggóp và việc phối hợp các nỗ lực chung của các nước đang phát triển nhằm từng bướckhắc phục và hạn chế những hậu quả tiêu cực của toàn cầu hoá cũng như trong quátrình xúc tiến quan hệ với các nước phát triển
Hội nhập kinh tế là một vấn đề cấp bách và mang tính thời đại, nhưng đó cũng
là một bài toán hóc búa, đang thách đố các quốc gia, dân tộc đang phát triển, thôithúc họ tìm lời giải tối ưu Giữ vững độc lập dân tộc, phát huy nội lực và kết hợp vớichủ động mở rộng hội nhập quốc tế, trở thành một trong những điều kiện tiên quyết –chìa khoá hữu hiệu để giải mã bài toán này trong kỷ nguyên toàn cầu hoá hiện nay
3 Sự hình thành tất yếu của chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta
Thật ra, chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển đất nướckhông phải là một điều gì hoàn toàn mới đối với Đảng và Nhà nước ta Nó là sự kếthừa, phát triển và vận động sáng tạo vào hoàn cảnh hiện nay của đất nước, nhữngluận điểm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên ngay từ khi nước Việt Nam dân chủcộng hoà vừa mới ra đời sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 Trong bài trả lời
Trang 17phỏng vấn của các nhà báo ngày 23 tháng 10 năm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
“chúng ta hoan nghênh những người Pháp muốn đem tư bản vào xứ ta khai thácnhững nguồn nguyên liệu chưa có ai khai thác…Chúng ta sẽ mời những nhà chuyênmôn Pháp, cũng như Mỹ, Nga hay Tàu, đến đây giúp việc cho chúng ta trong côngcuộc kiến thiết quốc gia” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, T4, NXB Chính trị quốc gia, HN
1995, tr74)
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, ngay từ giữa những năm 70 của thế kỷ trước,nước ta đã gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), tích cực tham gia Phong tràokhông liên kết, Liên hợp quốc mà một trong những nội dung cơ bản là đấu tranh chomột trật tự kinh tế thế giới công bằng Bên cạnh mối quan hệ với các nước trong cộngđồng XHCN, nước ta đã ra sức thúc đẩy quan hệ hợp tác bình đẳng cùng có lợi vớicác nước tư bản chủ nghĩa mặc dầu lúc đó các thế lực thù địch thực hiện chính sáchbao vây về kinh tế, cô lập về chính trị đối với nước ta
Trong thời kì đổi mới, chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh
tế quốc tế càng được thể hiện rõ nét và được thực hiện tích cực hơn Đại hội lần thứ
VI của Đảng họp tháng 12 – 1986 đã chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nhằmđưa nước tar a khỏi cuộc khủng hoảng về kinh tế – xã hội Việc triển khai NghịQuyết Đại hội lại diễn ra trong bối cảnh tình hình Liên Xô, Đông Âu xấu đi nhanhchóng và tới đầu những năm 90 thì chế độ XHCN đã bị xoá bỏ tại các nước này, Liênbang Xô Viết tan rã, Hội đồng tương trợ kinh tế giải thể Để phục vụ cho việc thựchiện đường lối đổi mới, Đại hội và các hội nghị Trung ương tiếp theo, nhất là cácNghị quyết 13/5/1988 của bộ chính trị, Nghị quyết của Hội nghị Trung ương VIIItháng 3/1990, đã phân tích sâu sắc tình hình thế giới, đề ra các chủ trương và giảipháp ứng phó với những tiêu cực của tình hình với nội dung chủ yếu là đẩy lùi chínhsách bao vây kinh tế, cô lập về chính trị đối với nước ta, mở rộng quan hệ quốc tế.Cũng theo tinh thần đó, năm 1987 nước ta đã thông qua Luật đầu tư với nước ngoàivới những quy định khá thông thoáng
Trang 18Đại hội lần thứ VII họp vào tháng 6/1991 mở ra bước đột phá mới: thông quaCương lĩnh của Đảng và Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội 10 năm,đồng thời đưa ra những đường lối đối ngoại mở rộng với khẩu hiệu: “Với chính sáchđối ngoại rộng mở, chúng ta tuyên bố rằng: Việt Nam muốn làm bạn với tất cả cácnước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập phát triển” Hội nghịTrung ương lần thứ 3 khoá VII đã ra Nghị quyết về chính sách đối ngoại, trong đónêu ra tư tưởng chỉ đạo là “giữ vững nguyên tắc độc lập, thống nhất và CNXH, đồngthời phải rất sáng tạo Năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàncảnh cụ thể của nước ta cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phùhợp với từng đối tượng nước ta có quan hệ” Đồng thời nghị quyết cũng nêu ra bốnphương châm: bảo đảm lợi ích dân tộc, trong đó kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêunước với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân; giữ vững độc lập tự chủ, tự lực tựcường, đẩy mạnh đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ đối ngoại; nắm vững haimặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế; ưu tiên hợp tác khu vực đồng thời
mở rộng quan hệ với tất cả các nước
Đại hội lần thứ VIII họp tháng 6/1996 đã khẳng định chủ trương “xây dựngmột nền kinh tế mở”, “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới” Hộinghị Trung ương 4 khoá VIII nêu nhiệm vụ “tích cực chủ động thâm nhập và mởrộng thị trường quốc tế”, “tiến hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán Hiệp địnhthương mại với Mỹ”, “gia nhập APEC và WTO, có kế hoạch cụ thể để chủ động thựchiện cam kết trong khuôn khổ AFTA”
4 Nhận định về những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trên con đường
hội nhập kinh tế quốc tế.
4.1 Những cơ hội mà Việt Nam có được khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình “mở cửa” nền kinh tế, đưa các doanhnghiệp trong nước tham gia tích cực vào cạnh tranh, quốc tế Hội nhập kinh tế quốc
Trang 19tế chúng ta có cơ hội tích luỹ được những tiền đề, những điều kiện cho một trình độphát triển mới Trước hết chúng ta có cơ hội thu hút vốn, khoa học, kỹ thuật côngnghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý kinh tế từ bên ngoài và mở rộng thị trường đểđẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất nước ra khỏi tình trạngkém phát triển Tiếp đó hội nhập kinh tế tạo khả năng mở rộng thị trường ra nướcngoài trên cơ sở các hiệp định thương mại đã ký kết với các nước, trong khu vực vàtoàn cầu Tạo cơ hội giao lưu các nguồn lực của nước ta với các nước, bởi chúng ta
có nguồn nhân lực dồi dào, nhưng nếu không hội nhập thì việc sử dụng trong nước sẽ
bị lãng phí, kém hiệu quả Thông qua hội nhập ta có thể xuất khẩu lao động qua hợpđồng gia công hàng xuất khẩu Đồng thời tạo cơ hội để nhập khẩu lao động kỹ thuậtcao, các công nghệ mới, các phát minh sáng chế mà ta chưa có Mặt khác, mở cửa vàhội nhập quốc tế sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh hơn nữa quá trình cải cách, đổi mới xãhội, nhất là những cải cách về phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, về thểchế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, điều chỉnh cơ cấu sản xuất trongnước, tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế để tham gia ngày càng nhiều hơn vào phâncông lao động quốc tế và mở rộng quá trình dân chủ hoá xã hội Với một nền kinh tếyếu kém, nếu không tranh thủ được những cơ hội do toàn cầu hoá mang lại – dù làtoàn cầu hoá đang do chủ nghĩa tư bản chi phối – thì chúng ta không thể xây dựngchủ nghĩa xã hội được Chỉ riêng vấn đề “học hỏi” chủ nghĩa tư bản chứ chưa nói đếntranh thủ những nguồn lực, phương tiện vật chất cần thiết, đã là một tất yếu kháchquan, một yêu cầu bắt buộc đối với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước chậmphát triển và đang phát triển nói chung và ở nước ta nói riêng Bởi vì như Lênin đãnói : “chúng ta không hình dung một thứ chủ nghĩa xã hội nào khác hơn là chủ nghĩa
xã hội dựa trên cơ sở những bài học mà nền văn minh lớn của chủ nghĩa tư bản thuđược” ( V.I Lênin, Toàn tập, NXB Tiến bộ, M, 1977, tr334)
4.2 Những thách thức mà chúng ta gặp phải trên con đường hội nhập
Trang 20Tuy nhiên, toàn cầu hoá là một quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh vô cùngphức tạp Nó không chỉ đem đến cho chúng ta những cơ hội thuận lợi mà còn có cảnhững thách thức và khó khăn mới nảy sinh
Thách thức lớn nhất với nước ta là tình trạng thấp kém của nền kinh tế, khoảngcách về trình độ phát triển giữa ta với các nước trong khu vực và trên thế giới còn rất
xa Học thuyết tự do mới về toàn cầu hóa đòi hỏi các quốc gia phải mở toang cửa nềnkinh tế đất nước, phải thực hiện triệt để tự do hoá thị trường bên trong và bên ngoài,phải thả nổi tiền tệ, phải tư nhân hoá, phải giảm mạnh vai trò kiểm soát của Nhà nướctheo hướng: “Nhà nước tối thiểu, thị trường tối đa” Vì vậy các doanh nghiệp trongnước phải chấp nhận tư cách thành viên cạnh tranh ngang bằng các nước khác Mà xuhướng tự do hoá thương mại quốc tế càng phát triển thì cạnh tranh quốc tế ngày càngkhốc liệt Điểm đặc biệt là ta phải cạnh tranh ngay từ đầu, trên tất cả các mặt trận, vớinhững thế lực mạnh hơn nhiều về thực lực và trình độ Tại diễn đàn Kỳ họp thứ 6,Quốc hội khoá XI, Thủ tướng Phan Văn Khải cũng nhiều lần nhấn mạnh : “Sức cạnhtranh của các doanh nghiệp Việt Nam và nền kinh tế thua kém nhiều nước xungquanh là điều bất lợi lớn nhất khi hội nhập kinh tế quốc tế” Hội nhập kinh tế quốc tế,chúng ta đứng trước yêu cầu phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đầu tư theo chiều sâu đểnền kinh tế đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế Bên cạnh đó, chúng ta đứngtrước khó khăn rất lớn trong việc điều chỉnh hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sáchlàm sao vừa bảo đảm cho đổi mới thành công, nền kinh tế phát triển bền vững; vừaphù hợp với cam kết quốc tế; lại có khả năng khắc phục những tiêu cực, rủi ro do hộinhập đem lại Nhìn chung, nếu không vượt qua được những thách thức này, chúng takhông thể có chủ nghĩa xã hội trong thực tế Mặt khác, toàn cầu hoá đang bị chủnghĩa tư bản chi phối trên các lĩnh vực : thị trường, khoa học – công nghệ và vốn.Các nước tư bản đang mưu toan ding những lợi thế này để gây sức ép đối với chúng
ta Thực tế này đe doạ tấn công vào chủ quyền quốc gia, là xói mòn các giá trị vănhoá truyền thống của dân tộc, đe doạ sự ổn định về kinh tế và xã hội của đất nước