8 lời khuyên bảo mật thông tin trong giao dịch online Mua hàng trực tuyến là cách thức hiệu quả để tiết kiệm thời gian và công sức, nhưng cũng ẩn chứa không ít rủi ro. Dưới đây là một vài điều cần lưu ý giúp bạn tránh khỏi những rủi ro có thể gặp phải khi mua sắm trực tuyến. 1. Kiểm tra đường link trang web bán hàng một cách kỹ càng: Nhiều người dùng đã bị đánh lừa bởi những trang web giả mạo giao diện của các trang web quen thuộc, cũng như đường link liên kết nếu không chú ý có thể dễ dàng bị nhầm lẫn. Chẳng hạn, với địa chỉ download.com, những tên lừa đảo trực tuyến có thể thay thế bằng địa chỉ dovvnload.com (2 chữ v thay cho chữ w), hay download.com-i.com… Do vậy, chú ý kỹ địa chỉ trang web mình ghé thăm không bao giờ là thừa trước khi bắt đầu các giao dịch trực tuyến. 2. Chỉ thanh toán trên các trang web sử dụng giao thức https: Hacker có thể dễ dàng lấy thông tin (tên, số tài khoản, số thẻ tín dụng…) khi bạn khai báo trên các trang web sử dụng giao thức http thông thường, thay vì mã hóa bằng giao thức https (SSL – Secure Socket Layer). Do vậy, hãy đảm bảo chỉ tiến hành các giao dịch trên các trang web đã được mã hóa an toàn (bằng cách nhìn vào thanh địa chỉ của trình duyệt, sẽ thấy giao thức https ở đầu trang web, đồng thời sẽ có biểu tượng ổ khóa xuất hiện trên trình duyệt, như hình minh họa bên dưới). 3. Chỉ mua sản phẩm từ các trang web có uy tín: Trước khi quyết định mua sản phẩm từ 1 website, nên tìm hiểu kỹ thông tin về website đó. Hãy tìm xem các thông tin về địa chỉ, thông tin liên lạc… hoặc tham khảo về uy tín của trang web đó từ Internet. Nếu bạn mua sản phẩm từ các website nước ngoài, các trang web thường đặt các link liên kết xác nhận về uy tín của mình từ các tổ chức đánh giá có uy tín (Thường là BBBonline.org và Truste.com hay Verisign) dưới dạng các biểu tượng. Biểu tượng xác nhận uy tín trang web của BBBonline và TRUSTe Nhấn vào các biểu tượng để xác nhận xem các đánh giá có đúng thật hay chỉ là các biểu tượng lừa đảo được gắn vào nhằm qua mắt khách hàng. 4. Không bao giờ nhấn vào đường link của các email spam: Các spam mail thường gửi đến khách hàng những lời mời chào hấp dẫn, những sản phẩm khuyến mãi với giá cả giảm nhiều lần so với giá gốc, kèm theo đó là đường link để người dùng có thể khai báo thông tin tài khoản và đặt mua hàng. Tuyết đội không bao giờ nhấn vào các đường link này, và cách tốt nhất đó là phớt lờ các email quảng cáo dạng này. 5. Chỉ sử dụng máy tính và Internet tại nhà để giao dịch: Không bao giờ khai báo các thông tin cá nhân trên các máy tính và mạng Internet công cộng. Bạn không biết chắc máy tính đó có cài đặt phần mềm gián điệp và mạng Internet công cộng đang bị ai theo dõi hay không. Chỉ thực hiện các giao dịch tại nhà và trên các máy tính mà mình tin tưởng. 6. Không ghi các thông tin tài khoản ra giấy hoặc lưu trên máy tính: Số tài khoản hay số thẻ là một dãy số khá dài và khó nhớ, nhưng hãy tìm cách nào đó để ghi nhớ chúng hoặc lưu trữ chúng một cách an toàn và đảm bảo, đặc biệt là mã PIN hay security code. Nếu lưu trên máy tính và khi máy tính của bạn bị một ai đó xâm nhập vào, chắn hẳn bạn đã biết kết cục. Đặc biệt, có một số dịch vụ trực tuyến với lời quảng cáo cho phép lưu trữ thông tin tài khoản, cho phép người dùng thực hiện các thanh toán trực tuyến nhanh chóng hơn… Tốt nhất, hãy tự mình bảo vệ mình và đừng giao những thông tin này cho ai khác. 7. Sử dụng trình duyệt bản mới nhất để thanh toán trực tuyến: Các trình duyệt web phiên bản cũ có thể vẫn còn các lỗ hồng bảo mật chưa được khắc phục và hacker có thể dựa vào đó để đánh cắp thông tin người dùng. 8. Sử dụng tường lửa và các phần mềm bảo mật: Các phần mềm bảo mật và tường lửa trên máy tính sẽ giúp ngăn chặn các phần mềm gián điệp và hacker xâm nhập vào máy tính, đánh cắp các thông tin tài khoản của người dùng khi họ khai báo để mua sắm online. Dĩ nhiên, các phần mềm bảo mật không thể triệt để bảo vệ bạn, do vậy, hãy tự bảo vệ chính mình bằng những lời khuyên đã có ở trên. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm “10 cách để máy tính trở nên an toàn hơn” mà Dân Trí đã từng giới thiệu tại đây để không xảy ra các trường hợp đáng tiếc. . 8 lời khuyên bảo mật thông tin trong giao dịch online Mua hàng trực tuyến là cách thức hiệu quả để tiết kiệm thời gian. còn các lỗ hồng bảo mật chưa được khắc phục và hacker có thể dựa vào đó để đánh cắp thông tin người dùng. 8. Sử dụng tường lửa và các phần mềm bảo mật: Các phần mềm bảo mật và tường lửa. các thông tin tài khoản của người dùng khi họ khai báo để mua sắm online. Dĩ nhiên, các phần mềm bảo mật không thể triệt để bảo vệ bạn, do vậy, hãy tự bảo vệ chính mình bằng những lời khuyên