1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Xử trí “sự cố” khi trẻ chỉnh răng pptx

5 305 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 121,83 KB

Nội dung

Xử trí “sự cố” khi trẻ chỉnh răng Ths.BS Nguyễn Quốc Dũng, Phó Trưởng Khoa Răng- Hàm-Mặt Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM sẽ giúp phụ huynh loại bỏ được phần nào nỗi lo trong quá trình nắn chỉnh răng cho con. Xử trí tại nhà Nếu răng trẻ bị đau nhiều trong tuần lễ đầu tiên bắt đầu mang khí cụ, có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau như acetaminophen (acemol, Tylenol) hay ibuprofen (nếu trẻ không bị dị ứng với các loại thuốc này). Nên cho trẻ dùng thức ăn mềm và súc miệng bằng nước muối ấm. Nếu nướu trẻ sưng hoặc chảy máu thì có thể do vệ sinh răng miệng không kỹ. Khi trẻ mang khí cụ, hệ thống mắc cài và dây cung làm gia tăng khả năng bám dính của mảng bám và vôi răng trong miệng, trẻ chải răng khó khăn hơn, mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, không vì thế mà các bậc phụ huynh lơ là việc vệ sinh răng miệng ở trẻ vì điều này sẽ giúp trẻ phòng ngừa sâu răng, viêm nướu và hôi miệng. Trong trường hợp trẻ bị giắt thức ăn vào răng, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ dùng bàn chải kẽ răng hoặc dùng một đoạn chỉ tơ nha khoa để lấy thức ăn bị mắc. Cũng có nhiều trường hợp trẻ bị kích thích ở môi, má, lưỡi và xuất hiện một hoặc nhiều điểm lở loét ở niêm mạc môi, má, lưỡi gây khó chịu cho trẻ. Các bậc phụ huynh có thể dùng 1 lượng nhỏ sáp chuyên dùng trong chỉnh nha, se sáp thành cục tròn bằng hạt đậu nhỏ, bóp dẹp viên sáp tròn và đặt phủ lên vùng mắc cài gây kích thích, sau đó trẻ có thể ăn uống bình thường. Khi răng trẻ bị tuột ra khỏi mắc cài, hoặc đầu dây cung lòi ra phía sau gây kích thích miệng hay đâm vào mặt trong của má, các bậc cha mẹ có thể dùng dụng cụ bấm móng tay bén để cắt bỏ đoạn dây cung lòi ra. Khi cắt có thể dùng gạc đặt quanh đoạn dây cung cần cắt để giảm tai nạn cho trẻ. Sau đó, có thể dùng sáp phủ lên chỗ đầu dây lòi ra để tạo sự dễ chịu cho vùng bị kích thích. Khi nào đến gặp bác sĩ? Tại các phòng khám nha khoa hiện nay, ngoài các mắc cài thường bằng kim loại còn có một số loại mắc cài thẩm mỹ làm bằng sứ, hoặc composite có màu như men răng. Khi trẻ ăn thức ăn dính hoặc cứng có thể làm sút hay vỡ mắc cài. Đa số các trường hợp sút mắc cài không có vấn đề gì lớn, vì chỉ xoay và trượt nhẹ mắc cài có thể về vị trí nằm giữa bề mặt răng. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ nuốt phải mắc cài hoặc làm tổn thương mô xung quanh thì cần gặp bác sĩ để gắn mắc cài lại càng sớm càng tốt. Trong trường hợp nuốt phải khí cụ chỉnh nha chu, trẻ sẽ không có hiện tượng ho hay khó thở nào xảy ra. Cách xử lý thông thường là nuốt vào và để tự nhiên, phụ huynh trẻ nên báo cho bác sĩ và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ. Với trường hợp mảnh khí cụ rơi vào đường thở (rất hiếm gặp), trẻ có thể ho quá mức hoặc khó thở nhiều. Lúc này cha mẹ cố gắng giữ bình tĩnh và lấy mảnh khí cụ nếu có thể nhìn thấy. Tuy nhiên, không nên quá cố gắng nếu thấy khó khăn và nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế. Để phòng tránh một số tình huống khẩn cấp dù rất ít xảy ra trong điều trị chỉnh nha ở trẻ em nhưng sẽ ảnh hưởng đến thời gian và kết quả của việc điều trị, các bậc cha mẹ và trẻ cần tuân thủ các hướng dẫn, lời dặn của bác sĩ; luôn tái khám đúng hẹn để theo dõi và điều chỉnh khí cụ. Nếu có một số xáo trộn đối với trẻ mà không xử lý tại nhà được thì báo cho bác sĩ ngay. Theo Ths.BS Nguyễn Quốc Dũng Phó Trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi đồng 1/ GD&XH Hệ thống chỉnh nha gồm có các bộ phận sau: - Các mắc cài, khâu được gắn cố định vào răng. - Dây cung thẳng được đặt trong các họng mắc cài để liên kết các mắc cài với nhau. - Khâu kim loại là những vòng kim loại dẹp được dán quanh răng trụ để tạo ra một chỗ tựa để giữ dính mắc cài chắc hơn. - Móc đàn hồi được dùng để gắn băng thun liên hàm giúp kéo các răng về đúng vị trí của nó. - Thun kéo liên hàm được gắn vào móc trên mắc cài ở hàm trên và hàm dưới để kéo các răng về vị trí mong muốn. - Các loại thun đàn hồi có nhiều màu sắc được gắn vào mắc cài để giữ dây cung vào các mắc cài và khâu, đồng thời tạo lực trên dây và răng. Các mắc cài, khâu và dây cung thường được làm bằng kim loại. . Xử trí “sự cố” khi trẻ chỉnh răng Ths.BS Nguyễn Quốc Dũng, Phó Trưởng Khoa Răng- Hàm-Mặt Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM sẽ giúp phụ huynh loại bỏ được phần nào nỗi lo trong quá trình nắn chỉnh. nào nỗi lo trong quá trình nắn chỉnh răng cho con. Xử trí tại nhà Nếu răng trẻ bị đau nhiều trong tuần lễ đầu tiên bắt đầu mang khí cụ, có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau như acetaminophen. trẻ không bị dị ứng với các loại thuốc này). Nên cho trẻ dùng thức ăn mềm và súc miệng bằng nước muối ấm. Nếu nướu trẻ sưng hoặc chảy máu thì có thể do vệ sinh răng miệng không kỹ. Khi trẻ

Ngày đăng: 14/08/2014, 15:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w