Kiểm tra thanh truyền cốt máy Thanh truyền cốt máy là một chi tiết quan trọng trong cụm chi tiết động cơ. Chúng ta cùng tìm hiểu việc Kiểm tra thanh truyền cốt máy a. Kiểm tra bạc đạn cốt máy: Khi bạc đạn còn nằm trong động cơ thì ta phải tháo catte đuôi cá ra. Nắm volant lắc qua lắc lại, lên, xuống. Nếu lắc được, có độ rơ thì bạc đạn đã mòn. Khi cốt máy đã tháo ra ngoài thì một tay giữ cốt máy, một tay nắm ngoài vòng bạc đạn lắc qua lại xem thử rơ nhiều hay ít. Nếu bạc đạn bị mòn động cơ chạy không đều có tiếng kêu, lửa lúc có lúc không, các chi tiết khác mau mòn. Thường khi tháo cốt máy ra khỏi catte. Ở xe 2 thì bạc đạn còn nằm trong catte, nếu ra theo là bạc đạn rơ, nồi bạc đạn quá rộng. Ở xe 4 thì bạc đạn ra theo và dính liền với cốt máy, nếu nằm lại thì bạc đạn rơ, cốt máy mòn. b. Kiểm tra phốt dầu: Trên động cơ 4 thì phốt dầu gắn nơi cốt máy phía mâm lửa có nhiệm vụ không cho dầu vào trong catte theo cốt máy ra ngoài làm ướt các chi tiết trên mâm lửa gây pan lửa. Trên động cơ 2 thì hai phốt dầu hai bên cốt máy rất quan trọng, ngoài việc không cho nhớt máy lọt từ catte ly hợp qua còn có nhiệm vụ để giữ pít - tông thật kín để lúc pít - tông chạy xuống thì ép hoà khí đưa lên xylanh. Nếu phốt hư động cơ chạy yếu, hao xăng đôi lúc không họat động được. Ta kiểm tra phốt phải ở trong tình trạng sau: – Phốt không được rạn nứt hay chai cứng, phốt ăn kín ngoài cốt máy, vòng ngoài khít với nồi bạc đạn. Nếu phốt cũ cao su còn mềm tốt, nhưng ôm không khít có thể là do lò xo phía trong bị giãn thì ta tháo ra cắt bớt là xo nối lại. Không được dùng vật nhọn, sắt để tháo ráp phốt. Nếu động cơ đang hoạt động, tháo volant ra nếu thấy có dầu ở mâm lửa chứng tỏ phốt dầu cốt máy bị hư, hở. c. Kiểm tra bạc thau, chân dên: Nếu trục pít - tông (ắc) với pít - tông khe hở còn nằm trong phạm vi cho phép (dưới 0.12mm) thì ta mới kiểm tra tiếp khe hở giữa chân dên va trục pít - tông. Đối với xe Honda phía trong chân dên tráng một lớp hợp kim. Xe Yamaha dùng bạc đạn kim. Các xe còn lại thường dùng bạc đạn thau. Thường độ rơ giữa chân dên và trục pít - tông là 0.08 - 0.10 mm nếu vượt quá phải thay thế để khỏi có tiếng kêu trục pít - tông. Thay thế thường có hai cách hoặc là thay trục pít - tông mới hoặc là đóng bạc thau mới ở chân dên tuỳ theo tình trạng cụ thể. d. Kiểm tra khe hở giữa trục tay quay và đầu lớn dên: Đẩy đầu lớn thanh truyền qua một bên và đo khe hở bên bằng thước lá hoặc đồng hồ so như hình vẽ. Kiểm tra khe hở giữa trục tay quay và đầu lớn dên Nếu khe hở này quá giới hạn động cơ sẽ có tiếng khua trong lúc vận chuyển, ta gọi là dên khua. Thường khe hở này thử theo kinh nghiệm như sau: – Tháo rời các chi tiết còn lại dên và cốt máy. – Tay trái nắm thân dên giơ lên để cốt máy treo dưới đầu dên. – Dùng mu bàn tay phải gõ mạnh lên đầu nhỏ dên. – Nếu có tiếng kêu kim khí phát ra thì phải đem đi ép dên, nếu không có tiếng kêu là còn tốt. Đôi lúc gặp dên quá rơ, ta lắc lên xuống, qua lại cũng biết được. – Khi đem đến tiệm ép dên ta chờ xem thử rế đựng đạn, trục tay quay còn dùng được hay phải thay luôn tuỳ theo tình trạng cụ thể. Vì các chi tiết này phải dùng máy . Kiểm tra thanh truyền cốt máy Thanh truyền cốt máy là một chi tiết quan trọng trong cụm chi tiết động cơ. Chúng ta cùng tìm hiểu việc Kiểm tra thanh truyền cốt máy a. Kiểm tra. nằm lại thì bạc đạn rơ, cốt máy mòn. b. Kiểm tra phốt dầu: Trên động cơ 4 thì phốt dầu gắn nơi cốt máy phía mâm lửa có nhiệm vụ không cho dầu vào trong catte theo cốt máy ra ngoài làm ướt các. chứng tỏ phốt dầu cốt máy bị hư, hở. c. Kiểm tra bạc thau, chân dên: Nếu trục pít - tông (ắc) với pít - tông khe hở còn nằm trong phạm vi cho phép (dưới 0.12mm) thì ta mới kiểm tra tiếp khe hở