Viêm V.A ở trẻ em có nguy hiểm? Các bậc cha mẹ khi đưa con đi khám bệnh thường hay nghe bác sĩ nói con mình bị viêm V.A. Vậy khi trẻ bị viêm V.A thì có những biểu hiện gì, có thể gây biến chứng không, điều trị viêm V.A thế nào và nhất là có nên nạo V.A cho trẻ? Triệu chứng của viêm V.A V.A được viết tắt từ chữ vegetation adenoide, có hai dạng viêm V.A: Viêm V.A cấp: Thường xảy ra ở trẻ từ 6 – 7 tháng tuổi đến 4 tuổi nhưng cũng có khi gặp ở trẻ lớn hơn. Trẻ bị sốt 38 – 39oC, cũng có thể sốt cao hơn, chảy mũi, lúc đầu chảy mũi trong, loãng, những ngày sau thường chảy mũi nhầy, mủ. Trẻ cũng bị nghẹt mũi, dấu hiệu này được thấy rõ hơn khi trẻ ngủ, ở những trẻ còn bú mẹ, dấu hiệu nghẹt mũi còn thấy khi trẻ muốn bú mẹ nhưng ngậm vú thì không thở được nên trẻ lại phải nhả vú mẹ ra để thở, và tất nhiên là trẻ sẽ khóc. Bệnh thường kèm theo ho, nếu có biến chứng viêm phế quản, ho sẽ trở nên trầm trọng hơn nhiều. Ngoài ra có thể thấy trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc, hơi thở hôi . Viêm V.A mạn tính: Hai dấu hiệu chủ yếu là chảy mũi và nghẹt mũi mạn tính, nước mũi trong hoặc nhầy hay mũi mủ (bội nhiễm), chảy mũi kéo dài. Nghẹt mũi có nhiều mức độ, ít thì chỉ nghẹt về đêm, nhiều thì suốt ngày, thậm chí tắc mũi hoàn toàn, trẻ phải thở bằng miệng, trẻ thường ngáy to khi ngủ với những cơn ngừng thở khi ngủ hết sức nguy hiểm. Nếu viêm V.A mạn tính kéo dài không được điều trị, trẻ bị thiếu oxy mạn tính có thể gây nên những biến đổi đặc trưng trên khuôn mặt của trẻ (bộ mặt V.A). Các biến chứng của viêm V.A Viêm phế quản: Là biến chứng thường gặp nhất của viêm V.A, sau vài ngày sốt, chảy mũi và ho, trẻ sốt cao hơn, ho nhiều dữ dội, thở khò khè và nhanh, nếu nặng trẻ có thể khó thở, tím tái, gặp trường hợp này cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Viêm tai giữa: Cũng là một biến chứng thường gặp của V.A, có hai loại: Viêm tai giữa cấp mủ là biến chứng của viêm V.A cấp. Viêm tai giữa thanh dịch hoặc mủ nhầy là biến chứng của viêm V.A mạn tính, loại viêm tai này ít nguy hiểm hơn loại viêm tai giữa mủ. Ngoài hai biến chứng thường gặp này, viêm V.A còn có một số biến chứng khác như: viêm thanh quản hạ thanh môn, áp-xe thành sau họng… Trong đó loại sau tuy hiện nay hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể gây tử vong. Điều trị viêm V.A Các đợt viêm V.A cấp ở lứa tuổi từ 6 tháng đến vài ba tuổi ở một tần suất vừa phải dường như là một sự tất yếu, tuy nhiên mỗi khi trẻ bị một đợt viêm V.A cấp thì vẫn cần được điều trị, viêm V.A không biến chứng sẽ được điều trị bằng thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt cao trên 38oC, các thuốc làm loãng đờm giảm ho, các thuốc nhỏ mũi (nước muối sinh lý hoặc argyrol 1% hoặc 2% có tác dụng sát khuẩn và làm khô). Ngoài ra, việc làm sạch mũi thường xuyên là rất quan trọng. Dùng kháng sinh chỉ được thầy thuốc chỉ định trong những trường hợp nặng, có biến chứng hoặc đe dọa biến chứng. Các trường hợp đã có biến chứng như: viêm phế quản, viêm tai giữa… nhất thiết phải đưa trẻ đến khám ở các thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng để được xử lý triệt để. Có nên nạo V.A cho trẻ không? Nhiệm vụ của V.A là nhận biết và định dạng các yếu tố gây bệnh xâm nhập cơ thể và giúp cơ thể sản xuất ra các kháng nguyên bảo vệ cơ thể, nhưng nó cũng thường xuyên bị tấn công. Một số người cho rằng, V.A cũng có chức năng bảo vệ cơ thể và không nên nạo đi, ngay cả khi nó bị viêm nặng. Đó thực sự là những quan niệm hết sức sai lầm. Tuy V.A có chức năng như đã nói ở trên nhưng không phải là cơ quan duy nhất thực hiện chức năng này. Mặt khác, khi V.A đã bị bệnh, viêm đi viêm lại nhiều lần thì nó cũng không còn khả năng để thực thi chức năng của mình nữa, V.A bị quá phát sẽ làm bít tắc lỗ mũi sau, cản trở đường thở bằng mũi, làm ứ đọng dịch và mủ ở mũi. Những hiện tượng này gây ra rất nhiều hậu quả tai hại cho trẻ: thiếu oxy não, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ. Bản thân một V.A bị viêm nhiễm nhiều còn là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn gây bệnh, để rồi từ đó gây ra các viêm nhiễm ở các khu vực lân cận như: mũi, xoang, họng, tai giữa, phế quản… Các chỉ định nạo V.A bao gồm: - Viêm V.A tái đi tái lại nhiều lần trong năm: nhiều hơn 5 lần/1 năm. - V.A bị quá phát gây bít tắc cửa mũi sau (phát hiện qua nội soi). - Viêm V.A đã gây biến chứng. Nạo V.A là một thủ thuật khá đơn giản, có thể được thực hiện dưới gây mê hoặc gây tê tại chỗ, thủ thuật chỉ diễn ra trong vòng vài phút và bệnh nhi có thể về nhà sau đó chừng nửa giờ. Trẻ sau nạo V.A có thể ăn uống bình thường, không cần kiêng nói. Viêm V.A có những biến chứng nguy hiểm nhưng bệnh có thể phòng ngừa được nếu như chúng ta biết giữ vệ sinh mũi họng cho trẻ, thường xuyên nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý có tác dụng vệ sinh mũi họng tốt. Điều trị sớm và đúng cách mỗi khi trẻ bị viêm mũi họng hay viêm V.A . điều trị viêm V. A thế nào v nhất là có nên nạo V. A cho trẻ? Triệu chứng c a viêm V. A V. A được viết tắt từ chữ vegetation adenoide, có hai dạng viêm V. A: Viêm V. A cấp: Thường xảy ra ở trẻ từ. c a viêm V. A cấp. Viêm tai gi a thanh dịch hoặc mủ nhầy là biến chứng c a viêm V. A mạn tính, loại viêm tai này ít nguy hiểm hơn loại viêm tai gi a mủ. Ngoài hai biến chứng thường gặp này, viêm. Viêm V. A ở trẻ em có nguy hiểm? Các bậc cha mẹ khi đ a con đi khám bệnh thường hay nghe bác sĩ nói con mình bị viêm V. A. V y khi trẻ bị viêm V. A thì có những biểu hiện gì, có thể gây