Kinh tế đầu tư
ĐỀ TÀI: M&A NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI PHẦN I: LÝ THUYẾT VỀ M&A NHTM 1. Khái niệm M&A 1.1.Khái niệm M&A ( Mergers and acquisitions): sáp nhập và mua lại +Merger (sáp nhập) là việc kết hợp hai hoặc nhiều công ty theo đó tài sản và công nợ của công ty bán sẽ chuyển về cho công ty mua. VD: thương vụ Sony và Ericson năm 2001 và tạo nên công ty và thương hiệu mới Sonyericsson. +Acqusition (mua lại hoặc thâu tóm) là việc một công ty mua lại một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc cổ phiếu công ty khác và sau đó có thể dành được quyền kiểm soát công ty đã mua lại đó. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, Điều 153 về Sáp nhập doanh nghiệp, khoản 1 Điều 152 về hợp nhất doanh nghiệp 1.2. Phân biệt mua bán & sáp nhập doanh nghiệp - Sự giống nhau: + Công ty bị sáp nhập thay đổi vị trí tồn tại trên thị trường, thay đổi chủ sử hữu, thay đổi ban lãnh đạo + Công ty sáp nhập sau quá trình M&A là một công ty lớn hơn công ty cũ về quy mô, về tiềm lực tài chính, về nhân sự … - Sự khác nhau: +Mua bán:Một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác và đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới + Sáp nhập diễn ra khi hai doanh nghiệp, thường có cùng quy mô, đồng thuận hợp nhất lại thành một công ty mới thay vì hoạt động và sở hữu riêng lẻ 2.Nguyên nhân M&A 2.1.Nguyên nhân từ môi trường vĩ mô -Hệ thống luật pháp trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng còn thiếu những quy định quan trọng - Tình trạng sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế còn rất cao - Chưa có những quy định chặt chẽ và các yêu cầu bắt buộc về minh bạch thông tin trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại - Sự điều hành của Nhà nước không kịp thời đối với các thị trường có liên quan đến ngân hàng 2.2.Nguyên nhân từ phía các Ngân hàng thương mại cổ phần - Số lượng lớn so với quy mô của nền kinh tế, vốn điều lệ bình quân thấp -Thủ tục cho vay còn rườm rà, nhiêu khê ;phương thức giao dịch chậm được cải tiến - Chất lượng tín dụng giảm, nợ quá hạn tăng, thu hồi nợ quá hạn chậm - Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa được chú ý đúng mức 3.Vai trò của M&A -Tích cực: + Lợi thế nhờ quy mô + Mở rộng thị trường, đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ + Giảm chi phí ra nhập thị trường + Gia tăng giá trị doanh nghiệp + Gia tăng giá trị về mặt tài chính -Tiêu cực: + Quyền lợi của các cố đông bị ảnh hưởng +Xung đột mâu thuẫn của các cổ đông lớn +Văn hoá doanh nghiệp bị ảnh hưởng +Xu hướng chuyển dịch nguồn nhân sự 4.Các dạng thức M&A ngân hàng -Xét về kênh giao dịch: Phát hành đại chúng lần đầu (IPO), Phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược, hợp tác đầu tư với đối tác chiến lược, chuyển nhượng dự án. -Xét về đối tượng giao dịch, M&A có thể chia đơn giản thành 2 loại là mua tài sản và trao đổi cổ phiếu. Mua tài sản Mua cổ phiếu Định nghĩa Là việc một cơng ty mua lại tồn bộ hoặc một phần tài sản của một cơng ty khác và đồng thời diễn ra việc chuyển quyền sở hữu. Là việc một cơng ty mua lại phần lớn hoặc tồn bộ cổ phiếu của một cơng ty khác và trở thành cổ đơng lớn nhất của cơng ty đó. Ưu điểm Trong hình thức này, người mua có thể chọn tài sản mua cũng như một số khoản nợ. Việc này tránh cho bên mua khỏi những khoản nợ khơng lường trước được. Người mua chỉ phải làm việc với người đại diện bên bán chứ khơng phải đàm phán với nhiều cổ đơng như hình thức mua cổ phiếu Do chỉ mua cổ phiếu của cơng ty bị mua lại nên sẽ khơng có sự pha lỗng cổ đơng như sáp nhập Nhanh chóng và dễ dàng hơn so với mua tài sản Nhược điểm Tốn kém về thời gian, cơng sức và chi phí để định giá nhiều loại tài sản, chuẩn bị thủ tục, giấy tờ để chuyển quyền sở hữu làm cho giao dich trở nên cồng kềnh. Người mua có thể gặp phải những khoản nợ có thể gây ra “ tranh chấp khơng dự tính được” ( mơi trường, thuế, kiện tụng) Mơ tả một vài phương thức +Mua cổ phiếu +Mua gom cổ phiếu +Hốn đổi/chuyển đổi cổ phiếu (stock swap +Mua lại một phần doanh nghiệp hoặc tài sản doanh nghiệp. +Mua lại một dự án bất động sản +Mua nợ 5.Quy trình M&A cơ bản Quy trình tiến hành M&A Quy trình M&A chia làm 3 giai đoạn là: Pha trước giao dịch Pha giao dịch Pha hợp nhất -Hoạch định chiến lược -Xác định kỳ vọng -Chuẩn bị nguồn lực -Kế hoạch lộ trình -Liên hệ và sàng lọc -Thẩm định mục tiêu -Giao dịch -Kết thúc giao dịch -Các khía cạnh hợp nhất -Tiến hành hợp nhất -Kiểm soát sau hợp nhất Về cách thức tiến hành Sẽ hiệu quả hơn nếu quá trình này diễn ra tự nguyện thay vì chịu sự ép buộc của các cơ quan quản lý. Đối với các ngân hàng hoạt động yếu kém, việc sáp nhập vào các ngân hàng lớn có vẻ là giải pháp tối ưu hơn cả. Đối với các ngân hàng mạnh, có uy tín, thương hiệu, việc liên kết, hợp nhất để tạo ra một thương hiệu mới sẽ là yếu tố cộng hưởng cho sự phát triển chung của các ngân hàng hợp nhất. 6.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động M&A 6.1.Các nhân tố tích cực - Xu thế hướng các công ty, tập đoàn đến việc liên kết tập trung nhằm tận dụng giá trị cộng hưởng từ thương hiệu, tài chính và thị trường đang phát triển mạnh mẽ. - Nhiều vụ M&A ngân hàng đã thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài. - Các ngân hàng, dù ít hay nhiều cũng đều có sự chuẩn bị trong kế hoạch M&A. - Sự chủ động tìm kiếm các nhà đầu tư của các NHTM 6.2. Các nhân tố gây ảnh hưởng tiêu cực -Tư duy và văn hóa. -Minh bạch và trung thực -Khía cạnh pháp lý -Định giá doanh nghiệp -Vốn tài trợ -Đội ngũ tư vấn -Hậu giao dịch PHẦN II. M&A NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG 1.Thực trạng hoạt động M&A ngân hàng ở Việt Nam Về số lượng thương vụ 2007-2008: có thể coi là giai đoạn bùng nổ của hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam với hơn 10 thương vụ M&A ghi nhận được. 2009-2010: số lượng thương vụ giảm đi rõ rệt. Sang những năm đầu thập kỷ thứ 2, không có sự gia tăng đáng kể về mặt lượng nhưng về chất thì đã tiến một bước dài với giá trị mỗi thương vụ đều lớn hơn hẳn. VD: Thương vụ Mizuho mua 15% cổ phần VietcomBank trị giá 567.3 triệu USD là thương vụ có giá trị lớn nhất năm 2011. Năm 2012 khép lại với thương vụ đạt giá trị kỷ lục 743 triệu USD cho 20% cổ phần VietinBank do Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ mua lại. Về đối tác tham gia trong các thương vụ Hầu hết các thương vụ M&A ngân hàng, nhất là các thương vụ lớn, diễn ra tại Việt Nam đều có liên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài Từ năm 2007 đến nay có tới hơn 15 thương vụ M&A có yếu tố nước ngoài và chủ yếu dưới hình thức mua cổ phần của các ngân hàng. 2. Các NHTM Việt Nam được và mất gì từ hoạt động M&A? Thuận lợi: -Thứ nhất, gia tăng quy mô vốn cũng như tổng tài sản Việc sáp nhập của Habubank vào SHB: Sau sáp nhập, tổng tài sản của SHB tăng 28% từ 80.985 tỷ lên 103.785 tỷ đồng và vốn điều lệ của SHB tăng gần gấp đôi lên 8.865 tỷ đồng rút ngắn chênh lệch với các ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Sáp nhập của 3 ngân hàng SCB, TinNghiaBank và FicomBank thành SCB :Vốn điều lệ của SCB tăng 2.5 lần từ 4 ngàn tỷ lên hơn 10 ngàn tỷ đồng giúp SCB “mới” vươn lên vị trí thứ 5 xét về quy mô vốn điều lệ, chỉ đứng sau EximBank, VietinBank, VietcomBank, BIDV và Agribank. Tương tự, việc bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng khiến tổng vốn điều lệ của các ngân hàng Việt Nam gia tăng đáng kể. Sau 2 thương vụ bán cổ phần cho đối tác chiến lược, vốn điều lệ Vietinbank giờ tăng lên 32.661 tỷ VND, tăng vốn tự có lên khoảng 45.000 tỷ VND đưa VietinBank sẽ trở thành ngân hàng thương mại có vốn điều lệ lớn nhất và cơ cấu cổ đông mạnh nhất ở Việt Nam. -Thứ hai, nâng cao vị thế ngân hàng nhờ vị thế của đối tác Việc IFC nắm giữ 10% hay Mitsubishi Tokyo UFJ nắm giữ 20% cổ phần, vị thế của VietinBank đã tăng lên đáng kể trong con mắt nhà đầu tư. Ngày 28/12/2012, Công ty xếp hạng danh tiếng Standard & Poor’s đã tăng mức xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành dài hạn của VietinBank từ B+ lên BB- với triển vọng “ổn định”. S&P cũng tăng mức xếp hạng dài hạn theo khu vực ASEAN của VietinBank từ “axBB” lên “axBB - Thứ ba, mở rộng mạng lưới chi nhánh và tiết kiệm chi phí hành chính Đối với thương vụ ngân hàng Liên Việt sáp nhập với công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC), bởi bản thân đối tác đã có hệ thống mạng lưới lớn nhất trong cả nước với hơn 10.000 điểm giao dịch tại các bưu cục, vì thế, sau khi sáp nhập họ đã trở thành một trong các ngân hàng có mạng lưới lớn nhất cả nước, lớn hơn rất nhiều so với con số 60 điểm giao dịch trên toàn quốc trước khi sáp nhập. Với việc sáp nhập với Habubank, số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của SHB tăng gấp rưỡi từ 141 chi nhánh và phòng giao dịch lên 211 chi nhánh và phòng giao dịch. -Thứ tư, tăng cơ sở khách hàng Từ thời điểm sáp nhập với Habubank ngày 28/8 đến ngày 28/9/2012, số lượng khách hàng cá nhân tại SHB tăng thêm là 9.611 khách hàng; số lượng khách hàng tổ chức tăng thêm là 182 khách hàng; số lượng tài khoản cá nhân tăng thêm là 115.592 tài khoản và tăng thêm 2.713 tài khoản của các tổ chức kinh tế. Hoạt động M&A còn đem lại cho ngân hàng lợi thế về đa dạng hóa hệ thống dịch vụ, chọn lọc nhân tài cũng như được hưởng những lợi ích về thuế. Chẳng hạn, sau khi Standard Chartered Bank trở thành cổ đông chiến lược của ACB, các khách hàng VIP của ACB sẽ được phục vụ trọn gói các yêu cầu giao dịch tài chính và tư vấn riêng theo phương thức đầu tư tài chính sinh lợi nhất tại Standard Chartered Bank cũng như có cơ hội nhận ưu đãi tại các địa điểm giao dịch của Standard Chartered Bank tại Singapore và Malaysia Khó khăn: -Thứ nhất, tổng tài sản tăng nhưng chất lượng tài sản sau M&A lại giảm do các khoản lỗ và nợ xấu Với việc sáp nhập Habubank, SHB phải xử lý khoản lỗ nghìn tỷ và hàng tỷ đồng nợ xấu. Sau khi sáp nhập với Habubank, lợi nhuận trước thuế 9 tháng của SHB lỗ 1.105 tỷ đồng, trong khi 6 tháng (thời điểm trước sáp nhập) ngân hàng này lãi hơn 600 tỷ đồng. Nợ xấu của SHB ở thời điểm 30/09/2012 đạt hơn 6.200 tỷ đồng, chiếm 13,23% tổng dư nợ, trong khi đầu năm trước khi sáp nhập, tỷ lệ nợ xấu của SHB chỉ ở mức 2,23%. -Thứ hai, ảnh hưởng tới niềm tin của khách hàng -Thứ ba, khó khăn trong việc tích hợp công nghệ thông tin - Thứ tư, bất ổn về nhân sự 3.Xu hướng M&A ở Việt Nam trong thời gian tới Hiện nay, các NHTM ở Việt Nam vẫn chưa mặn mà với hoạt động sáp nhập và muốn tự chủ kinh doanh . Ngược lại với xu thế sáp nhập để cải cách, thời gian tới, xu thế tìm kiếm các đối tác chiến lược nước ngoài vẫn là hướng đi quan trọng của các NHTM Việt Nam. KẾT LUẬN Có thể nói, là một phương thức quan trọng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, M&A mang lại những lợi ích không nhỏ nhưng cũng đặt ra những thách thức rất lớn đối với các ngân hàng. Ở thời điểm hiện tại, chưa thể có câu trả lời chính xác về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng sau M&A, song thực tế sẽ trả lời. Hy vọng rằng với những tác động từ phía NHNN cùng với nỗ lực của chính của mình, các ngân hàng sẽ tìm ra hướng phát triển tốt nhất cho mình, đóng góp cho sự phát triển ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung. 123doc.vn