1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

kham pha phai dep docx

15 107 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 79 KB

Nội dung

KHÁM PHÁ ĐẶC TÍNH CỦA PHÁI ĐẸP Tính tình của người con gái Giữa nam và nữ ngoài sự khác biệt về tính cách, còn có sự khác biệt rất lớn về tình cảm và tâm lý. Nhưng đại đa số các chàng trai lại bỏ qua đặc điểm này. Nói chung họ không hiểu rằng tình cảm và tâm lý của phụ nữ vô cùng phức tạp do đó mà không biết cách thích ứng và chiều ý. Chỉ ấm ức trách móc đối phương yêu ghét thất thường, tiểu thư điệu bộ. Thái độ thiếu công bằng ấy quả là sai lầm. Nguyên do là sự phức tạp đan xen về tình cảm và tâm lý của phụ nữ hoàn toàn bắt nguồn từ đặc thù sinh lý. Hệ thống dây thần kinh và mạch máu trong cơ thể phụ nữ cũng khác nam giới. Năng lực hoạt động, tác dụng các khí quan và tổ chức tế bào cũng nhạy cảm hơn nam giới. Có lúc hưng phấn, có lúc ức chế và thường rơi vào trạng thái hỗn loạn. Các nhà sinh lý học hiện đại đã chứng minh rằng: Chất nhầy trong bộ phận của phụ nữ tiết ra mạnh hơn nam giới, chất nhầy tiết ra có tác dụng chi phối hoạt động của tư tưởng, vì vậy mức độ hành vi chịu sự tác động của tình cảm cũng mạnh hơn nhiều so với nam giới đó là điều dễ thấy. Có những nguyên nhân khác về sinh lý có thể làm tính tình người con gái thay đổi, như thời kỳ kinh nguyệt hoặc không thoả mãn về tình dục đều làm cho họ sinh ra cáu gắt hoặc trầm uất. Là người tình và người chồng, cần phải đặc biệt quan tâm đến điều đó. Khi gặp những lúc như vậy, cần ôn tồn, quan tâm và tìm cách đáp ứng yêu cầu của họ, như vậy không những làm dịu bớt được nỗi buồn phiền trong họ mà còn củng cố được tình yêu đôi lứa. Điều bí mật của nữ giới Phụ nữ có chung một điều thầm kín nhưng lại không phải là bí mật, đó là kinh nguyệt. Một hiện tượng tự nhiên mỗi tháng một lần. Điều đó người yêu không nên biết nhưng không thể không biết. Do nguyên nhân sinh lý trong thời kỳ kinh nguyệt, tình cảm của người con gái thường phức tạp hơn ngày thường, vui giận bất thường, tâm trạng bất an, hay cáu bẳn. Tóm lại tình cảm và hành động phần lớn đều không bình thường. Vì lẽ đó trong thời gian hành kinh, về mặt tình cảm người con gái rất dễ xung khắc với người tình. Họ rất nhạy cảm, đôi khi chỉ một câu nói thiếu tình cảm, một câu nói đột ngột, đều có thể gây hiểu lầm. Ví dụ: bạn mời người yêu đi chơi, cô bạn có thể vì mệt mỏi không muốn đi, bạn muốn tâm sự cô ấy có thể vì không hứng thú mà chỉ trả lời qua quýt. Cô ấy vì ngượng ngùng mà không chịu nói rõ nguyên nhân. Là người yêu; bạn không chịu đựng nổi vì cảm thấy cô bạn ngày thường không như vậy nhưng không thể đổ lỗi cho cô ấy vì lúc ấy cô đâu có thể làm chủ được bản thân. Sau hiểu lầm lần đầu tiên vốn dĩ có thể tha thứ được, là người tình thông minh, bạn đừng để lặp lại sự hiểu lầm lần thứ hai. Chỉ cần quan sát kỹ một chút là bạn có thể phát hiện ra trạng thái khác thường có tính chu kỳ này của phụ nữ. Bạn nên tự hiểu, nhẫn nại thông cảm và lượng thứ cho mọi biểu hiện không bình thường của người bạn gái. Cơ ấy có u bạn khơng? "Anh có u em khơng?" bạn sẽ trả lời như thế nào trước câu hỏi trên của cơ gái mà bạn đã từng tiếp xúc. Một phương pháp là: hãy chú ý quan sát biểu hiện trên hành động, giả dụ mỗi lần đến thăm, cơ ấy đều đến tiếp bạn với thái độ xã giao, còn khi bạn cáo từ ra về thì cơ ấy dặn với theo "nếu rỗi lại đến chơi", thế là điều nghi vấn của bạn đã được giải đáp một phần. Nếu bạn chưa tin hẳn vào khả năng phán đốn của mình thì hãy dùng cách khác, mời cơ ta cùng đi chơi, lúc đó bạn có thể mạnh dạn nói "anh u em!" Nếu đối tượng là một cơ gái gia giáo mà bạn lại q nhút nhát, nếu muốn thăm dò ý tứ của cơ ta, bạn chẳng cảm thấy rất khó khăn lắm sao? Nhưng nếu hai bên đã có quan hệ bạn bè từ trước, thì bạn hãy tạo ra các cơ hội trao đổi sách, vở cho nhau, rồi kẹp một bức thư thăm dò vào quyển sách cho cơ ta mượn, rồi kiên nhẫn chờ đợi và hãy đặt hy vọng và quyển sách mà cơ ta đọc xong trả lại bạn, bạn cũng sẽ nhận được lá thư trả lời kẹp vào quyển sách. Còn có một cách đơn giản khác dùng để kiểm tra thái độ của cơ ta đối với bạn. Nếu sau mỗi lần nhận dược thư của bạn cơ ta đều viết thư trả lời ngay, thì chứng tỏ cơ ta đã u bạn hoặc đang u bạn. Nhưng nếu cơ ta viết thư chậm, hoặc chẳng buồn viết thư, điều đó chứng tỏ hình ảnh của bạn q mờ nhạt, lúc đó bạn hãy qn đi cái "tham vọng" theo đuổi cơ ta. Tỏ ra đứng đắn Nói năng trau chuốt, hứng thú cao thượng, khơng bao giờ biết nói đùa, người phụ nữ loại này đường như đối với bất kỳ việc gì đều tỏ ra nghiêm chỉnh. Giả dụ như bạn bỡn cợt với cơ ta, cơ ta sẽ nghiêm mặt và tỏ ra tức giận. Nếu bạn lại nói "Vừa rồi tơi chỉ đùa cho vui thơi" thì cơ ta rất có thể càng giận dữ hơn. Loại hình tính cách này mang nặng tính chất lãng mạn, có tình người. Nhưng nhược điểm là bản vị ý chí yếu đuối, sức chịu đựng kém. Có thể nêu ra đây một số đặc điểm. ấn tượng lần đầu tiên gặp mặt rất tốt, ơn hồ, thân thiết như là rất mến bạn. Nhưng mối quan hệ qua lại càng phát triển thì những khuyết tật nêu ở trên càng dễ nhận ra. Đợi sau khi có con, thái độ của cơ ta quay ngược lại 180 độ. Thường xun nói trước mặt con "Sau này khơn lớn đừng bắt chước bố nhé, hoặc là con mẹ sau này sẽ làm bác sỹ v.v hồn tồn gửi gắm hy vọng vào đứa con. Dạng người kể trên thuộc loại phụ nữ đáng ghét. Chung quanh bạn chắc chắn sẽ có loại phụ nữ này, họ cố sức chạy theo tình yêu, kết quả vì quá say mê mà thất bại. Dùng tài nghệ của mình để lấn lướt cả những chàng trai trẻ hơn hoặc năng lực kém hơn mình. Tính cách của họ tương đối đơn điệu. Dễ bò lừa phỉnh bởi những lời đường mật, ưa nònh thích khen, song lại vụng về trong cách ứng xử. Khi tiếp xúc với loại phụ nữ này cần hiểu rõ những đặc điểm trên. Không quen đùa cợt Có một câu chuyện như thế này. Có một lần bạn tôi chủ trì một buổi họp. Nhìn thấy một cô gái đang say sưa mân mê chiếc khoá trên tay mà không tham gia thảo luận với người khác, anh bạn tôi liền nói "Này cô gái, cô nghiên cứu chiếc khoá kỹ thế chắc sau này cô muốn làm đạo trích". Sau cuộc họp anh bạn tôi bò bà mẹ cô gái gọi giật lại: "Tôi không cho phép anh nói con gái tôi sau này là kẻ trộm" và suýt nữa anh bạn tôi bò ăn đòn. Có một bà mẹ đưa con đến bác sỹ khám bệnh, con trai bà mặc rất nhiều quần áo. Bác só nói đùa "ồ cháu mặc nhiều quá, chắc là có bao nhiêu tài sản trong nhà đã quấn hết vào người cháu rồi". Thế là sau đó bà mẹ ấy không bao giờ mang con đến khám bác sỹ ấy nữa. Bà thầm nghó: "Tuy nhà tôi có nghèo cũng chỉ mặc thêm vài ba chiếc áo mà thôi vậy mà bảo quấn hết tài sản vào người thật khinh người quá đáng" . Một chuyện khác xảy ra ngay đối với chính tôi: Mười năm về trước, tôi thường cùng một cô bạn sinh viên đi hiệu kem hoặc cửa hàng giải khát. Một hôm trên đường gặp người bạn cô ta khoe "Tôi thường bắt thầy giáo phải khao " Tôi nói luôn: "Người nghèo chưa nhìn thấy tiền, hễ được khao là cảm thấy thú vò còn người sẵn tiền chẳng lấy gì làm lạ, vì vậy họ không thích tiêu tiền. Cô ta khinh khỉnh đáp lại: - "ừ thật như thế à?". Qua mấy ví dụ trên, chúng ta có thể nhận thấy: phụ nữ thường không quen "bông đùa" . Tại sao lại như vậy? Nói một cách khái quát, nhìn chung phụ nữ rất thực tế, hễ thấy việc gì là lập tức liên hệ và vận ngay vào bản thân mình, họ chỉ tính toán tới sự việc trước mắt. Câu chuyện thứ nhất có tình tiết của nó, cô gái bò nhà hàng xóm chê trách, vì vậy khi nghe anh bạn tôi bảo cô ta là đạo trích, thì bà mẹ lập tức liên tưởng tới hoàn cảnh của mình cho rằng anh bạn tôi mỉa mai châm biếm họ. Câu chuyện thứ hai: bà mẹ tưởng vò bác sỹ nói thật, liền liên hệ tới cuộc sống thực tại của gia đình mình. Câu chuyện thứ ba: cô bạn cho là tôi chê cô ta nghèo nên tỏ ra khó chòu. Tóm lại khi muốn bông đùa với phụ nữ, tốt nhất là nên chọn những đề tài để họ không thể liên tưởng tới thực tại của bản thân. Tất nhiên, nếu như chò em tự mình thay đổi được nếp suy nghó hẹp hòi ý thì thật là lý tưởng. Do dự, thiếu quyết đoán Những từ ngữ "Do dự, thiếu quyết đoán" "ỡm ờ lập lờ" hình như thường dành cho nữ giới. Vì trong hành động phụ nữ, hay bộc lộ thái độ do dự, thiếu quyết đoán như trù trừ - hoài nghi - lấp lửng. Có một lần, tôi đưa cô bạn gái đi sắm đồ, đứng trước quầy hàng cô ta do dự rất lâu mua hay không mua, mua cái này hay mua cái kia, quãng thời gian chờ cô bạn thì có thể thuộc lòng tên tất cả các nữ mậu dòch viên của công ty bách hoá ấy. Thì ra là như thế này: một chiếc áo len đen giá một trăm ngàn, nhưng chiếc áo loại một trăm năm mươi ngàn thì cô tai lại thích hơn, vậy thì nên mua loại nào? Cứ như thế cô ta suy đi tính lại không quyết đònh nổi. Nhưng chúng ta cũng không nên trách cứ tính cách thiếu quyết đoán ấy của chò em, vì trong nhiều trường hợp chò em phải tính toán tới túi tiền của mình, không thể muốn gì thì mua, mà phải liệu cơm gắp mắm. Trở lại ví dụ về mua hàng ở trên, giả dụ như chi em mua phải thứ hàng kém phẩm chất không dùng được thì cũng không thể dễ dàng mua cái khác thay thé - túi tiền của chi em không cho phép làm như vậy. Vì thế phải suy đi tính lại, lâu dần thói quen đó trở thành bản tính của nữ giới. Cái gì cũng muốn hỏi Khi đi tham quan, kiến tập, các cô gái vừa nghe người hướng dẫn giới thiệu, vừa liên tục hỏi các bạn trai cùng đi "Tại sao vậy?" "Vì cớ gì?" Thói quen dễ dãi và nhân nhượng với mình của chò em là do chòu sự tác động của hệ thống thông tin truyền thanh truyền hình của xã hội hiện đại ngày nay. Không biết bây giờ là mấy giờ? Chỉ cần bạn bỏ một đồng xu vào thùng điện thoại tự động và quay số một trăm mười bảy, bạn lập tức nhận được thông tin ngay. Cứ như thế, hệ thống thông tin hiện đại làm cho "tính lười" "ỷ lại" "ứng phó" "nhân nhượng" của chò em phát triển. Còn nam giới thì khác hẳn, đa số các chàng trai không tuỳ tiện hỏi người khác, đại để cũng vì cái "sỹ diện hão", còn các cô gái hay gạn hỏi mà không cảm thấy ngượng thì lại hỏi nhiều. Có lẽ tính cách đó của chò em đã góp phần làm cho ngành tư vấn hướng dẫn phát triển. Tất nhiên thói quen "cái gì cũng muốn hỏi" của chò em cũng bắt nguồn từ lòng ham hiểu biết, còn các chàng trai khi được hỏi thì có thể sẽ trả lời ngay, nhưng không hài lòng, họ cho rằng các cô gái lười suy nghó, chỉ trông chờ vào giải đáp của người khác. Nhẹ dạ, cả tin Công tước Phi-rút nước Anh đã từng miêu tả về phụ nữ trong đoạn văn sau: "Đứng trước cô gái xinh đẹp hoặc một cô gái xấu xí thì nên khen ngợi trí tuệ của họ. Nhưng trước cô gái bình thường không đẹp không xấu thì nên ca ngợi họ xinh đẹp, vì rằng một cô gái đẹp thì không cần người khác tán dương sắc đẹp của mình, còn đối với cô gái xấu xí, dù bạn có khen cô ta đẹp thì cô ta cũng không tin. Chỉ có những cô gái trung bình, bạn ca ngợi, phỉnh phờ một chút thì các cô đã sung sướng muôn phần". Đoạn văn trên thực sự đã thể hiện khá rõ nét tâm lý của nữ giới. Các cô gái bình thường nêu ra ở đây tiêu biểu cho đa số phụ nữ, họ không thể đánh giá chuẩn xác dung mạo - năng lực và tính cách của mình. Còn những cô gái tuyệt đẹp hoặc xấu xí mà công tước Phi-rút miêu tả ở trên chính là các cô gái có đặc điểm nổi bật và khách quan, họ tin vào sự đánh giá của người khác, đối với chính mình, họ cũng biết rất rõ mình có "ưu thế gì". Các cô gái chưa có dòp bò thứ thách nghiệt ngã về năng lực, chưa kinh qua sự rèn dũa làm thế nào để ứng xử và đánh giá đúng về mình thì thường thiếu tự tin. Vì thế mà họ ghi nhờ hết lời bình phẩm của người khác và thể hiện rõ tâm trạng phấp phỏng. Khi được tâng bốc, những điều tâng bốc đó có phù hợp với mình hay không, thì họ cũng chưa tìm được bất cứ một chuẩn mực nào để đối chiếu so sánh, vì không thể tự đánh giá, họ sẽ nghó: "Lời khen của anh ta tuy chưa đúng một trăm phần trăm, nhưng cũng có thể chính xác tới tám mươi phần trăm". Ngược lại, một cô gái bò đánh giá không chính xác, thấp hơn thực tế, thì cô ta sẽ như thế nào đây" Thí dụ: một cô gái có nhan sắc bình thường nhưng mọi người luôn chê bai: "cô không đẹp đâu, trông thường thôi" . Lời nhận xét đó cứ lặp đi lặp lại, cô gái sẽ cho rằng mình đúng là xấu thật, cho tới khi trưởng thành, cô ta luộn cảm thấy sợ mọi cái, nghi ngờ hết thảy rồi trở nên mặc cảm với nhan sắc của mình. Tóm lại, trong việc đánh giá nhận xét các cô gáií chúng ta không được phép tuỳ tiện, các câu nói bỡn cợt hoặc tâng bốc quá mức đều ảnh hưởng lớn tới cuộc đời họ. Lắm điều Các chàng trai, khi nói về người bạn đời lý tưởng của mình thì họ ngán nhất là loại phụ nữ lắm điều, the thé suốt ngày. Một thanh niên công chức mới lấy vợ thường phàn nàn rằng anh ta khó có được một ngày chủ nhật thoải mái ở nhà, muốn được ngủ đẫy giấc, nhưng bà vợ vẫn cứ như ngày thường hết quét chỗ này lại lau chỗ kia, làm mất giấc ngủ của anh ta, có bà vợ bắt chồng làm đủ mọi việc mà vẫn luôn mồm léo nhéo. Phát hiện thấy hộp quẹt lạ trong túi áo chồng thì mặt biến sắc, thấy khăn tay của chồng có vệt son thì tra khảo bằng được không để cho chồng được yên thân, mất hàng giờ đồng hồ giải thích, các ông chồng đều trách vợ mình là không tâm lý. Các chàng trai cùng cảnh ngộ nhất đònh trong lòng sẽ nghó: Ông chồng bò vợ rày la nọ sẽ giương to đôi mắt ngái ngủ nhìn thấy bà vợ cầm hộp quẹt nói: " Anh có thể lăng nhăng bên ngoài, nhưng đừng để cho tôi biết". Lúc đó, họ sẽ ước ao có một bà vợ biết điều chiều chuộng theo ý chồng. Nhưng những người đàn ông nào trên thế giới muốn xa lánh các phụ nữ lắm điều mà ngưỡng mộ những người biết chiều ý người khác thì quả là quá thiển cận. Trên thực tế những phụ nữ lắm điều hay ca cẩm lại là những người tính tình cẩn thận thích gọn gàng sạch sẽ. Nhà cửa, không quét dọn sắp xếp gọn gàng là không chòu nổi. Họ cần mẫn làm hết mọi việc bản thân lại rất qui củ ngăn nắp, không muốn trông thấy ai bày bừa". Vì không biết nói dối, không biết cách thuyết. phục người khác, nên thường làm người khác khó gần. Ngược lại, loại phụ nữ biết chiều ý người khác rất khéo nói, rất thông minh, người khác có suy nghó gì, có yêu cầu gì là họ biết ngay và có thể làm đối phương thoả mãn, lời nói và thái độ cũng thay đổi theo ý của đối phương, rất dễ bò lầm tưởng lả mẫu người dòu dàng và đáng yêu. Loại phụ nữ này có thật lý tưởng như vậy không? Không, cô ta có thể lợi dụng sự khôn ngoan của mình thỉnh thoảng bòa ra vài chuyện, ngay cả chồng cũng không biết. Bỏ việc nhà không làm nhưng lại chống chế bằng các câu nói rất chính đáng, cứ như thế, lâu dần, thành thói quen, chưa biết chừng cô ta sẽ làm những việc mà không ai ngờ tới. Do có sở trường ấy, cô ta có thể phản bội chồng, nhưng trước mặt chồng vẫn làm ra vẻ trinh tiết như xưa. Tóm lại đối với đàn ông thì loại phụ nữ nào mới là lý tưởng. Tất nhiên thò hiếu của mỗi người khác nhau. Nhưng ít ra thì người đàn bà lắm điều hay ca cẩm thực ra là người ngay thẳng. Mau nước mắt Đàn bà dù sống đến bao nhiêu tuổi đều hay khóc như trẻ con. Phụ nữ hay khóc là để kìm nén nỗi xúc động trong lòng. Bet Rit nói: "Phụ nữ hay khóc là vì cuộc sống của họ luôn rơi vào tình trạng phải chống đỡ. Đó là quan điểm cho rằng sự yếu ớt khi phản kháng thuộc về đặc thù riêng trong cuộc sống của phụ nứ, nó hoàn tòàn giống với quan điểm cho rằng phụ nữ khóc là làm dòu bớt nỗi căng thẳng. Nhưng phụ nữ hay khóc như trẻ con còn có một số nguyên nhân khác. Một nhà điện ảnh chuyên nghiệp nói: các diễn viên nam khi muốn khóc đều phải dùng thuốc làm chảy nước mắt (trừ một số ít: diễn viên có hạng) còn nữ diễn viên chính lại không cần như vậy. Điều đó chứng minh rất rõ: phụ nữ có khả năng đóng kòch để biểu lộ tình cảm. Do phụ nữ có thể bắt chước vẻ đau khổ và dễ dàng tạo ra thứ tình cảm bi thương nên trong lúc diễn xuất họ có thể tạo ra nước mắt dễ dàng chảy ràn rụa. Còn nam giới thì không làm được như thế, khi phải đóng cảnh đau lòng, mà trong lòng không xúc động, muốn nặn ra nước mắt để khóc cũng chòu. Trong cuốn sách "Nửa mặt lên" - Aurytơ Linni viết: "Phụ nữ dễ khóc hơn nam giới, nhưng sự việc làm họ phải khóc luôn ghi nhớ trong lòng, mãi mãi không quên". Mau nước mắt là một đặc tính của nữ giới, họ có thể lợi dụng đặc tính đó để lặp đi lặp lại nhiều hành động tự tạo, chỉ cần khóc oà lên là vẻ đau lòng có thể ập tới và tăng lên gấp bội. Phần lớn nam giới không thể ngăn được những dòng nước mắt và vẻ đau buồn của họ, họ đã khóc thì khó mà kìm lại được. Gặp phải hoàn cảnh này, ngoài việc nhìn họ "khóc thảm thiết ra thì các chàng trai cũng chòu, không có cách nào giải quyết nổi. Thích nói ra thành lời Khi chúng ta đọc các tiểu thuyết trinh tham, bỗng chúng ta đặc ra một câu hỏi "Tại sao các thám tử nổi tiếng đều là nam giới? Tuy cũng có nữ thám tử nhưng không mấy gây hứng thú, vì phụ nữ luôn câu nệ vào "bằng chứng". "Nếu như anh yêu em thì hãy chứng minh đi". Nếu như anh thực sự quan tâm tới em thì hãy thể hiện. Tóm lại người hay đòi hỏi phải có chứng cứ thường là phụ nữ. Nam giới có thể bằng lòng với những điều mang tính trừu tượng, còn phụ nữ thì không như vậy, họ muốn mọi thứ phải có thực, phải nhìn được tận mắt. Ví dụ, quan hệ giữa hai người sắp đi tới hôn nhân, nếu trong lần gặp nhau bạn không khoác vai, nắm tay thì cô ta sẽ nghi ngờ bạn không còn yêu cô ta nữa, thậm chí có cô gái còn huỷ bỏ hôn ước vì lý do đó. Khi thưởng thức các món ăn vợ làm, mà đức ông chồng không nói năng gì, các bà vợ rất muốn hỏi: - Có ngon không? - Chắc không ngon? Khi mới làm đầu, hoặc mặc bộ quần áo mới, mà chồng không biết hoặc không khen một câu thì vợ sẽ cảm thấy phật ý. Nam giới cho rằng, vợ chồng chung sống với nhau lâu ngày, ngôn ngữ, tình cảm, hành động quá quen thuộc, vợ chồng hiểu và thông cảm với nhau, không cần thiết, nhất nhất cái gì cũng phải nói ra, còn nữ giới không như vậy, họ muốn mọi thứ phải rõ ràng, nếu lời nói và thái độ chưa rõ ràng thì họ không thể yên tâm. Một nhóm giáo sư thuộc đại học công nghiệp Tôkyô tiến hành điều tra tình hình ly hôn ở Nhật, khi tìm hiểu nguyên nhân ly hôn do phái nữ đưa ra, họ đã phát hiện ra một điều bất ngờ. Lý do ly hôn không phải vì chồng không có khả năng kinh tế như: điều kiện sinh hoạt, ăn-mặc, ở, cũng không phải vì chồng có chuyện trăng gió. Gạn hỏi, cuối cùng vì sao ly hôn, điều phiền muộn gì thôi thúc cô ta phải ly hôn, cô ta giãi bày: - Anh ấy chưa bao giờ nói: Nhờ có em anh yên tâm làm việc, anh cám ơn em. - Anh ấy không tôn trọng tôi, anh ấy hầu như không để ý tới sự có mặt của tôi. Đó là lý do duy nhất để người phụ nữ ấy làm đơn ly dò. Thực ra trong lòng người chồng luôn thầm cảm ơn vợ nhưng anh ta chưa tiện nói ra, vì thế mà họ không hiểu nhau kết cục dẫn đến đổ vỡ. Rõ ràng đó không phải là trường hợp ngoại lệ, nữ giới có "mong ước được thừa nhận" như đã nói ở trên, điều mong ước đó của họ thật là mãnh liệt. Phụ nữ luôn mong rằng bằng các giác quan cụ thể như mắt nhìn, tai nghe, cảm nhận được mình là người không thể thiếu được của anh ấy, đó chính là điều mong ước được thừa nhận. Thông qua lời nói và việc làm cụ thể để chồng khẳng đònh giá trò tồn tại của bản thân tâm lý của nữ giới thường là như vậy. Thích lặp lại Khi đang yêu thì khỏi phải nói, ngay cả sau khi cưới phụ nữ cũng vẫn thích hỏi: "Anh yêu, anh có yêu em không?" và luôn mong được trả lời rằng" "Anh rất yêu em" . Ngược lại nam giới cho dù có yêu nàng đến mức nào đi nữa, câu "Anh yêu em" họ cũng không muốn nhắc lại lần thứ hai, còn như anh có yêu em không thì từ những hành động cụ thể em có thể đoán ra. Tuy nhiên đối với phụ nữ thì lời nói quan trọng hơn hành động. Còn nếu như người chồng không lặp lại những câu nói yêu thương đằm thắm bên tai thì họ cho rằng trái tim không cùng chung một nhòp đập. Đa số phụ nữ đều muốn thông qua những lời nói lặp đi lặp lại kiểu đó để khẳng đònh thêm trạng thái ổn đònh hiện tại của họ, có như thế chò em mới yên lòng. Đặc trưng tâm lý này của nữ giới chính là "bản tính thích lặp lại". Cũng chính vì thế mà họ không cảm thấy chán khi phải lặp lại những sự việc tương tự. Bản tính thích lặp đi lập lại của nữ giới cũng giống như qui trình sản xuất, nó bắt nguồn từ cấu tạo tâm lý của nữ giới. Sau nhiều lần thể nghiệm thì thấy trạng thái tinh thần của nữ giới được thư giãn, ổn đònh thì có thể giúp họ sống yên ổn, nếu họ cảm thấy thấp thỏm thì yêu cầu được nghe lại "Anh yêu em" những chứng cớ của sự yên ổn càng trở nên bức xúc. Nam giới thích chụp ảnh, còn nữ giới thì lại thích dán ảnh vào an bum, xem đi xem lại vẫn cảm thấy thích thú, đó cũng là biểu hiện của bản tính thích lặp lại. Nhất là khi tình cảm vợ chồng bò rạn nứt, người vợ thường mang ra xem lại những tấm ảnh chụp lúc yêu nhau hay trong ngày cưới, xem rất lâu; xem nhiều lần vẫn không cảm thấy chán. Vì lúc đó yêu cầu cấp bách nhất về tâm lý của họ là "Sự trấn an". Không nghe được câu "Anh yêu em" thì có thể tìm thấy sự hiện diện của từ "yêu" đó. Vì vậy người chồng phải có trách nhiệm thoả mãn đòi hòi chính đáng của vợ mình. Tóm lại, đánh giá người chồng cũng cần xem xet tới khả năng đáp ứng yêu cầu trên của vợ mình, câu nói "Anh yêu em" có thể nói là điều mong mỏi được nghe nhất đối với phụ nữ. Thích được hôn Nghe nói nụ hôn có kỷ lục dài nhất là mười ba giờ bốn mươi phút. Người lập kỷ lục là cô nữ sinh người Mỹ. Sau trận "khổ chiến" cô nói bằng "đôi môi sưng mọng "Kỷ lục vinh quang của chúng tôi thuộc về sự chiến thắng của tình yêu". Khuynh hướng biểu thò tình cảm bằng nụ hôn được biểu hiện rõ nét nhất ở phụ nữ. Như mọi người đều biết làn môi và bộ phận sinh dục của nữ giới do niêm mạc rất nhạy cảm tạo thành. Khác với nam giới, vùng xúc cảm của nữ giới phân bố khắp toàn thân, đặc biệt là vùng môi là vùng tập trung nhất, vì vậy khi bộ phận này tiếp xúc với nhau thì mức độ bò kích thích và khoái cảm của nữ giới mạnh hơn của nam giới nhiều. Nhưng hôn và sinh hoạt tình dục về bản chất không có gì khác biệt lớn, vì đối với nữ giới, hôn và sinh hoạt tình dục đều tượng trưng cho giá trò của tình yêu. Mục đích cuối cùng là đỉnh cao của sự ham muốn tình dục là sinh hoạt tình dục. ở khía cạnh khác mục đích cuối cùng của hôn nhau không phải là để thoả mãn về tình dục, tuy cặp môi có khoái cảm: nhưng ý nghóa về tinh thần thì mạnh mẽ hơn nhiều, vì vậy sinh hoạt tình dục là tượng trưng cho tình yêu xác thòt, còn nụ hôn là tượng trưng cho tình yêu về tinh thần. Các cô gái bán hoa có thể hiến thân nhưng không chòu hôn, khách làng chơi. Họ gọi "hôn nhau" là "yêu" vì vậy nếu không phải là người mà họ yêu thì họ, sẽ không dễ gì mà hôn người đó. Điều đó chứng minh rằng nụ hôn là tượng trưng cho tình yêu về mặt tinh thần. Những cô gái này bán rẻ thể xác, nhưng không chòu bán rẻ linh hồn. Vì thế chúng ta có thể thấy rằng, khi nữ giới mong muốn được hôn chính là họ muốn thể hiện tình yêu của mình chứ không phải muốn, thoả mãn về tình dục. Dễ thân mật, gần gũi Chúng ta thường bắt gặp cảnh mẹ dắt tay con đi chợ hoặc lúc tan học các em nữ tay nắm tay về nhà. Cảnh tượng ấy làm người ta cảm thấy tình cảm của họ rất chan hoà. Còn nam giới ít thể hiện ra như vậy tại sao nữ giới lại có biểu hiện thân mật như vậy. Nữ giới khi đã có cảm tình với người nào đó thì thường thích dắt tay, dựa sát vào nhau biểu thò sự âu yếm. Phụ nữ cũng giống như đứa trẻ hễ yêu ai thì thường thích tiếp xúc bằng sự gần gũi. Về ý nghóa đó mà xét thì phụ nữ và trẻ con nặng về tình cảm hơn nam giới, các cô gái chưa biết biểu đạt tình cảm bằng lời nói thì tiếp xúc bằng da thòt là biện pháp biểu lộ tình cảm tốt nhất của họ. Cách suy nghó của phụ nữ là "cảm giác" chứ không phải là "lý trí" vì cái mà họ dễ cảm nhận được của người bạn khác giới là động tác tiếp xúc chứ không bằng lời nói. Đó là "ngôn ngữ xúc cảm" nó là loại ngôn ngữ xúc cảm, là biện pháp "giao tiếp" của phụ nữ. Nữ giới với tư duy cảm tính mạnh hơn tư duy lý tính, biểu lộ tình cảm bằng sự thân mật chứ không cần dùng đến lời nói. Vì vậy trong nữ giới với nhau hoặc giữa nữ và nam khi giao tiếp thì dùng mắt để lónh hội được ý của nhau hơn là dùng tai. Nữ giới có đặc tính không thích dùng lời nói để thổ lộ tình yêu, có lúc khóc lóc, có khi nũng nòu khủng khỉnh hoặc có lúc hờn dỗi, họ luôn triệt để lợi dụng vũ khí này để bộc lộ tình cảm của mình. Luôn đề phòng Có những chàng trai đối xử rất ân cần với phụ nữ, trong phòng ăn thì kéo ghế giúp, sang qua đường thì dắt tay chú ý an toàn cho chò em, song chò em lại thấy ngờ vực, đề phòng, các chàng trai không thể không lưu ý về điều này. Thông thường chò em nghi ngờ về động cơ của các chàng trai họ cho rằng các cử chỉ thân mật gần như là phỉnh phờ mang tính "ép buộc" và được che giấu bằng dáng vẻ đàng hoàng và thân mật, đó là những "suy nghó không lành mạnh" và có ý đồ. Một khi mà chò em đã có ý nghó như vậy, thì chàng trai nào đi nước cờ đó, chắc chắn sẽ thất bại. Trên thực tế, niềm nở ân cần của các chàng trai không phải là quan tâm thực sự đối với chò em mà chỉ là giả tạo. Những chàng trai chân thành, thực lòng thì luôn có khả năng khám phá nhạy bén để hiểu được các cô gái cần gì? Và các cô gái cũng cảm thấy không cưỡng nổi trước tình cảm chân thành của chàng trai đó chính là sự hấp dẫn của một đấng nam nhi tiêu biểu. Một chàng trai như vậy sẽ không làm cho chò em phật lòng. Nếu như muốn thể hiện sự quan tâm của mình thì các chàng trai có thể mang giúp chò em các vật nặng, hoặc khoác chiếc áo ngoài cho họ khi giá rét. Nói qua ánh mắt Người ta cho rằng cô gái có đôi mắt to thì sống nặng về tình cảm, mắt nhỏ thì càm xúc sự kín đáo, điều đó đại để là kinh nghiệm rút ra từ ấn tượng. Người ta còn ca ngợi các cô - gái có đôi mắt sáng: "Hãy xem kìa, đôi mắt sáng của cô ta hình như đang nói đấy. Đó là những điểm lý thú chúng ta có thể nghiên cứu. Nếu như bạn biết trong mắt cô ta đang nói điều gì thì bạn sẽ không cần phải hỏi tai sao? Qủa thực đôi mắt các cô gái, biết nói lên rất nhiều điều. - Tròng mắt ngước lên nhìn bạn, có nghóa là trong lòng cô ta đang nói "Anh yêu ơi! Em đã đủ dòu dàng và tôn thờ đối với anh chưa?" - Mắt không chớp nhìn bạn đắm đuối nghóa là trong đầu cô ta đang nghó "Anh thật tuyệt vời". - Đôi mắt không dám nhìn thẳng vào bạn, có nghóa là trong thâm tâm cô ta đang tự hỏi "Những chuyện cũ của mình không hiểu anh ấy có biết gì không?" Khi trong đôi mắt tràn đầy yêu thương thì lòng cô ta đang muốn nói "Anh yêu, anh làm em mê mẩn, em yêu anh đến điên cuồng". - Khi đôi mắt cụp xuống và đôi mày chau lại thì cô đang phân vân "Anh ta ngang ngược quá, liệu có đối xử với bố mẹ mình như thế không?". - Đôi mắt đảo quanh, có nghó là cô ta lo lắng "Liệu anh ấy có biết được mình đang cố ý lừa anh ấy không?". Nụ cười lấp lửng

Ngày đăng: 14/08/2014, 11:20

w